Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing nhằm thu hút khách lưu trú tại khách sạn ParkRoyal Sài Gòn
lượt xem 42
download
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing nhằm thu hút khách lưu trú tại khách sạn ParkRoyal Sài Gòn nhằm dựa vào lý thuyết về Marketing để phân tích và đánh giá những hoạt động Marketing của khách sạn ParkRoyal Saigon, từ đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm thu hút khách lưu trú hiệu quả hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing nhằm thu hút khách lưu trú tại khách sạn ParkRoyal Sài Gòn
- BỘ GI ÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KỸ TH UẬT CÔ NG NGHỆ TP. HCM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM THU HÚT KHÁCH LƯU TRÚ TẠI KHÁCH SẠN PARKROYAL SAIGON Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Chuyên ngành: Quản Trị Nhà hàng – Khách sạn Giảng viên hướng dẫn : ThS. Lê Thị Ngọc Hằng Sinh viên thực hiện : Hứa Huyền Ngọc Kim MSSV: 107405080 Lớp: 07DQKS02 TP. Hồ Chí Minh, Năm 2011
- Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Hằng LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Ngày nay cùng với sự phát triển vư ợt bậc của nền kinh t ế đất nước, du lịch được xem là ngành tổng hợp mang tính chất chính trị, kinh t ế, văn hoá, xã hội. Sự phát triển của ngành du lịch cũng kéo theo sự phát triển của nhiều ngành khác, chính vì thế mà hàng năm lợi nhuận mà ngành “công nghiệp không khói” này mang lại cho mỗi quốc gia là không hề nhỏ. Khi nền kinh tế đất nước đ ã có nhữ ng bư ớc chuyển mới, với những thành quả đạt được cùng với sự tiến bộ về trình độ văn hoá, nhận thứ c thì đời sống nhân dân cũng đư ợc nâng cao. Chính vì vậy mà nhu cầu của con người cũng đư ợc nâng cao, đặc biệt là đối với các ngành dịch vụ, trong đó có du lịch nói chung và kinh doanh khách sạn nói riêng. Không chỉ là nhu cầu “cơm no áo ấm ” nữa mà là nhu cầu “ăn ngon mặc đẹp”, đư ợc mọi người tôn tr ọng, kính nể. Do vậy m à đ òi hỏi về chất lượng đối với sản phẩm hàng hoá nói chung và nhữ ng dịch vụ nói riêng ngày càng cao. Kinh doanh khách sạn ngày nay không phải chỉ đơn thuần là đáp ứng nhu cầu chỗ ngủ nghỉ nữa mà phải đáp ứng đư ợc y êu cầu đa dạng của khách hàng như được ngủ nghỉ trong phòng sạch sẽ an toàn, thoải mái, t iện nghi sang trọng, có phong cảnh đẹp để ngắm nhìn và đặc biệt là chất lượng dịch vụ lưu trú phải t hật tốt. Yêu cầu đối với người phục vụ phải biết đáp ứng tốt đầy đủ nhu cầu của khách và phải luôn tạo được cảm giác thoả m ãn tối đa cho khách, như vậy mới có thể tạo được sức hút và giúp khách tiếp tục sử dụng dịch vụ của khách sạn. Hiện nay khách sạn đư ợc thành lập tại Thành phố Hồ chí Minh là khá nhiều, sự cạnh tranh luôn trong t ình trạng căng thẳng. Do vậy nâng cao hiệu quả kinh doanh lư u trú là một bài toán mà bất cứ một khách sạn nào cũng phải cân đo đong 1
- Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Hằng đếm và thực hiện chính xác. Do tính cần thiết của bài toán này và với mong muốn áp dụng nhữ ng kiến thức mà các t hầy cô đã truyền đạt khi còn ngồi trên giảng đường em đã chọn nghiên cứ u đề tài “Giải pháp M arketing nhằm thu hút khách lưu trú tại khách sạn ParkRoyal Sài Gòn”. Trong quá trình làm bài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong thầy, cô thông cảm và quan tâm, góp ý đến bài viết để em học hỏi và rút kinh nghiệm . 2. Mục đích nghiên cứ u: Dựa vào lý thuyết về Marketing để p hân tích và đánh giá những hoạt động Marketing của khách sạn ParkRoyal Saigon, từ đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm t hu hút khách lư u trú hiệu quả hơn. 3. Nhiệm vụ nghiên cứ u: - Thu thập dữ liệu về t ình hình hoạt động M arketing của khách sạn Parkroy al Saigon. - Phân tích dữ liệu thu được từ khách sạn và từ các nguồn bên ngoài - Phân tích môi trường bên trong và bên ngoài của khách sạn - So sánh đánh giá các hoạt động Marketing của khách sạn và đư a ra giải pháp, kiến nghị. 4. Phư ơng pháp nghiên cứu: - Dựa vào kiến thức trong các giáo trình mà thầy cô truyền đạt. - Dựa vào tài liệu khách s ạn cung cấp. - Kiến thứ c thu được qua quá trình quan sát và học hỏi thự c t ế khi thực tập. 2
- Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Hằng - Tập hợp và xử lý dữ liệu thu thập được kết hợp với việc phân tích, chọn lọc những thông tin và kiến thức liên quan tới ngành nghề trên Internet. Từ đó sắp xếp dữ liệu để hoàn thành khoá luận. 5. Phạm vi nghiên cứu: Tình hình khách lư u trú tại khách sạn Parkroyal Saigon không bao gồm khách đến dùng các dịch vụ ẩm thực khác tại khách sạn với số liệu doanh thu trong 3 năm 2008-2010. 6. Kết cấu của đề t ài: gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận. Chương 2: Thực trạng hoạt động Marketing tại khách sạn Parkroyal Saigon. Chương 3: Giải pháp và kiến nghị. 3
- Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Hằng CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 - Lịch sử hình thành và phát triển ngành lưu trú, những định hướng mới của ngành lưu trú: 1.1.1 – Lị ch sử hình thành và phát triển ngành: Với sự xuất hiện của tiền tệ vào thế kỷ XVI trước Công N guyên, người ta có cơ hội để trao đổi ngoại thương và du lịch. Ngành lưu trú xuất hiện đầu t iên ở Ai Cập cổ đại, trang bị thô sơ, đối tượng chủ yếu là khách bộ hành. Vào t hời Hy Lạp và La M ã cổ đại có nhà trọ công cộng và nhà trọ tư nhân, xuất hiện khách công vụ, nhà trọ phục vụ chỗ ngủ, thức ăn và đồ uống đơn giản. Ở Châu Âu thời phong kiến đã có sự phân cấp cơ sở lưu trú dành cho giới quý tộc v à khách thông thư ờng. Cho đến khi cuộc Cách mạng kỹ nghệ ở Anh năm 1790 m ới có nhữ ng dấu hiệu của sự tiến bộ và những ý tưởng mới về kinh doanh nhà trọ. Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX đặt dấu bư ớc ngoặc của h oạt động kinh doanh lư u trú. Năm 1794, ở Mỹ khách sạn N ew York City là khách sạn đầu tiên với quy mô 73 phòng.Vào năm 1800, nước Mỹ được xem là dẫn đầu về sự phát triển kỹ nghệ khách sạn vì họ là người tích cực bành trư ớng. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX được xem là “ kỷ nguyên vàng” khi số lượng các khách sạn sang trọng gia tăng ở thủ đô các nư ớc trên thế giới, nhiều khách sạn được mở rộng và hiện đại hoá, số lượng khách sạn dành cho khách công vụ và khách có khả năng thanh toán trung bình cũng gia tăng đáng kể. Những năm từ 1900 đến 1930, các nhà doanh nghiệp về khách sạn đã biết nghiên cứu thị trường, nắm bắt thị hiếu của khách. Khách sạn Buffalo Statler đư ợc xây dựng năm 1908 do một gia đình có đầu óc kinh doanh khách sạn. Khách sạn này có nhiều cải tiến thêm như có hệ thống phòng ch áy, báo chí cũng đã được cung cấp hằng ngày cho khách. Đội ngũ phục vụ cũng đã đư ợc huấn luyện tốt hơn. Khách sạn này đã đư ợc coi là một kiến trúc kiểu m ẫu thời bấy giờ. 4
- Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Hằng Thời kỳ chiến trang thế giới I và II bùng nổ, ngành lưu trú bị ngưng trệ và chịu tổn thất nặng nề, một số khách sạn bị phá hủy hoặc bị biến thành trại lính, viện phục vụ quân đội. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng nặng nề đến nghề kinh doanh khách sạn. Những năm 1950 đến 1960, khách sạn trở lại thịnh vượng với công suất phòng bình quân là 90%, ở Bắc M ỹ phát sinh loại khách sạn Motel (kết hợp của 2 từ Motor và Hotel) nằm dọc theo các xa lộ, thư ờng có chỗ đậu xe, tuy nhiên M otel không phục vụ ăn sáng, điển hình là “Motel 6”, một thương hiệu nổi tiếng do t ập đoàn Accor của Pháp quản lý. Từ nhữ ng năm 1 960 đến nay, khoa học kỹ thuật phát triển mạnh, giao lưu trên thế giới với phương tiện hàng không càng phát triển dẫn đến sự p hát triển m ạnh mẽ của ngành du lịch và ngành khách sạn. Ngày nay, các khách s ạn dần dần tr ở thành các trung tâm giao dịch cho các thương khách, ngoài chức năn g là chỗ cư ngụ cho họ, còn phải có những tr ang bị hiện đại về thông tin liên lạc thuận tiện cho khách. Khách sạn không chỉ thuần túy phục vụ du khách như xưa kia m à còn cung cấp tất cả các t iện nghi cần thiết trong quá trình xa nhà như : hồ bơi, mass age, sauna, phòng t ập thể dục… 1.1.2 – Nh ững định hướng mới của ngành lưu trú: Ngày càng nhiều khách sạn áp dụng công nghệ m ới, tự động hoá quy trình phục vụ nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trư ờng. Số lư ợng cơ sở lưu trú trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng ngày một gia tăng. Cơ cấu các loại hình lư u trú cũng có sự thay đổi, khách sạn hạn g trung, 2-3 sao phát triển mạnh. Cạnh tranh giữa các nư ớc truy ền thống và các nước mới phát triển. 5
- Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Hằng Xu hướng liên kết ngang: các khách sạn có thứ hạng thấp liên kết với nhau thành cụm lấy thương hiệu chung, giúp đỡ nhau cùng phát triển trở thành đối thủ của khách sạn lớn. Ví dụ như ở Thành phố Hồ Chí Minh có khách sạn Quê Hương, các khách sạn t huộc tập đoàn Saigontourist... 1.2 – Khái niệm cơ bản về khách sạn và cơ cấu tổ chức của một khách sạn: 1.2.1 – Khái niệm: Theo Wikipedia, Khách sạn là một cơ sở phục vụ nhu cầu chỗ ở ngắn của du khách. Tùy theo nội dung và đối tượng sử d ụng mà phân loại khách sạn tạm trú, du lịch, nghỉ dư ỡng, hội nghị, v.v... Theo mứ c độ tiện nghi phục vụ, khách sạn đư ợc phân hạng th eo số lượng sao (từ 1 đến 5 sao).Khách sạn thư ờng nằm gần các khu nghỉ mát phục vụ khách nghỉ dưỡng hay các trung tâm thành phố phục vụ khác công vụ hoặc các hoạt động giải trí. Hoặc: Khách sạn là cơ sở k inh doanh lưu trú phổ biến trên thế giới, đảm bảo chất lượng và t iện nghi cần thiết phục vụ kinh doanh lưu trú, đáp ứng m ột số yêu cầu về nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác trong suốt thời gian khách lưu trú tại khách sạn, phù hợp với động cơ, mục đích chuy ến đi. Hoặc: Th eo Quy định về tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn du lịch (Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2001/QĐ -TCDL ngày 27 tháng 4 năm 2001): Khách sạn là công trình kiến trúc đư ợc xây dựng độc lập, có quy mô từ 10 buồng ngủ trở lên, bảo đảm chất lư ợng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch. Tuy có nhiều cách h iểu khác nhau nhưng có th ể tổng hợp lại cùng một cách hiểu về khách sạn như sau: Khách sạn trước hết là một cơ sở lưu trú điển hình đư ợc xây dự ng tại một đ ịa điểm nhất định và cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho khách 6
- Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Hằng nhằm thu lợi nhuận. Sản phẩm d ịch vụ khách sạn ngày nay không chỉ bao gồm sản phẩm lưu trú mà còn bao gồm ăn uống, vui chơi giải trí, t hương mại, thẩm mỹ... 1.2.2 – Cơ cấu tổ chức của một khách sạn: Cơ cấu tổ chức là sự sắp xếp về nhân sự và phân công nhiệm vụ, trách nhiệm giúp khách sạn hoạt động thống nhất và hiệu quả. Một khách sạn gồm nhiều bộ phận khác nhau phối hợp cùng làm việc đem lại kết quả tốt nhất cho khách sạn.Cơ cấu tổ chức của một khách sạn phụ thuộc vào quy m ô của lớn nhỏ khác nhau của từng khách sạn. Các bộ phận bao gồm: Bộ phận Kinh Doanh Tiếp Thị (Sales and M arketing Department) Bộ phận Ẩm Thự c (Food and Beverage Departm ent) Bộ phận Bếp (Kitchen Section) Bộ phận Tiền Sảnh (Front Office Dep artment) Bộ phận Quản Gia (Housekeeping D epartment) Bộ phận Tài Chính (Fiance Department) Bộ phận Kỹ Thuật (Maint enance Dep artment) Bộ phận Bảo Vệ (Security Department) Bộ phận Nhân Sự (Hum an Resources Department) Các khách sạn nhỏ thư ờng có nguyên tắc hoạt động tư ơng tự nhau. Cơ cấu tổ chức đơn giản nên thư ờng có một Giám đốc điều hành mọi bộ phận còn nhân viên phải làm nhiều công việc khác nhau theo nghề nghiệp. Ví dụ, ngoài việc làm t hủ t ục check in và check out cho khách thì nhân viên lễ tân còn phải trực điện t hoại, làm thư ký và thậm chí còn mang vác hành lý. Đối với các khách sạn loại vừ a, cơ cấu quản lý v à chất lượng dịch vụ đư ợc chuyên m ôn hoá ở mứ c đủ để giúp hoạt động giám sát và điều hành có hiệu quả. Cơ cấu tổ chức của khách sạn có thể phân thành các phòng ban, bộ phận rõ ràng và các 7
- Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Hằng công việc được chia và bố trí thành các khu vự c cụ thể và tất cả đư ợc điều hành bởi bộ phận giám sát. Mức độ biên chế nhân sự t ăng lên theo quy mô và các loại dịch vụ có ở khách sạn. Ở khách sạn lớn, ngư ời ta dễ dàng việc chuyên môn hoá. Loại hình khách sạn này thường thuê G iám đốc làm việc nên khách hàng có thể thấy rõ s ự chuyên môn hoá trong các phòng ban, bộ phận. hai bộ phận có doanh thu lớn nhất là Housekeeping và F&B. Sơ đồ 1.1 - Cơ cấu tổ chức của m ột khách sạn lớn Tổng giám đốc Trợ l ý tổng giám đốc Gi ám đốc Gi ám đốc Giám đốc Gi ám đốc Gi ám đốc Gi ám đốc Gi ám đốc Tiếp thị Phòng Bộ phận An ninh & bán kế t oán buồng hàng Phòng Ẩm Kỹ Tiền nhân s ự thực thuật sảnh Nhân viên Nhân vi ên Nhân vi ên Nhân viên Nhân vi ên Nhân vi ên Nhân vi ên Nhân vi ên (Nguồn:Giáo trình nghiệp vụ phục vụ buồng khách sạn - Trư ờng THNV Du lịch & Khách sạn TPHCM) 8
- Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Hằng 1.3 – Lý thuyết về Ma rketing: 1.3.1 – Khái niệm về Marketing: Trước chiến tranh thế giới II Market ing chỉ giới hạn trong lĩnh vự c thương mại với nhiệm vụ chủ yếu là tiêu thụ những loại hàng hoá, dịch vụ đã có sẵn nhằm mục đích thu lợi nhuận. Tuy nhiên, sau chiến tranh thế giới II Marketing hiện đại có đặc trưng cơ bản là “bán cái thị trường cần”. Theo Viện Marketing Anh: “M arketing là quá trình quản trị nhằm nhận biết, d ự đoán và đáp ứng nhữ ng nhu cầu của k hách hàng một cách hiệu quả và có lợi”. Viện M arketing Mỹ AMA thì cho rằng : “Marketing là một quá trình lập ra kế hoạch và thự c hiện các chính sách sản phẩm, giá, phân phối, xúc t iến và hỗ trợ kinh doanh của của hàng hoá, ý tưởng hay dịch vụ để tiến hành hoạt động trao đổi nhằm thoả m ãn mục đích của các tổ chứ c và cá nhân”. Và theo cá nhân Phillip Kotler thì: “M arketing là tiến trình qua đó cá nhân và tổ chức có thể thoả mãn đư ợc nhu cầu và mong muốn thông qua sáng tạo và trao đổi sản phẩm và giá trị giữa các bên”. 1.3.2 – Mục tiêu và chức năng của Marketing: Marketing hướng đến ba mục tiêu chủ yếu là thỏa m ãn khách hàn g, chiến t hắng trong cạnh tranh và lợi nhuận lâu dài. Chức n ăng cơ bản của M arketing là dựa trên sự phân tích m ôi trường để quản trị M arketing, cụ thể là phân tích môi trường và n ghiên cứu Marketing; mở rộng phạm vi hoạt động; phân tích người tiêu thụ; hoạch định sản phẩm, phân phối, xúc tiến, định giá; thực hiện kiểm soát và đánh giá Marketing. 9
- Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Hằng 1.3.3 – Sự cần thi ết của vi ệc vận dụng Marketing trong kinh doanh khách sạn: Marketing đóng vai trò quan trọng trong cuộc s ống hàng ngày của chúng ta. Mỗi ngày có hàng ngàn sản phẩm t iêu dùng được tiếp thị bởi các nhà kinh doanh. Mỗi khi mu a một hàng hóa thì chính ta đã thanh toán cho cả khoản chi phí tiếp thị này. Marketing có nhiệm vụ thỏa mãn khách hàng và từ đó làm tăng mứ c sống và chất lượng cuộc sống của chúng ta. Chiến lược Market ing có hiệu quả là nhân tố quan trọng cho sự thành công của tổ chức, cho dù hoạt động vì lợi nhuận hay vì phi lợi nhuận, hoạt động trong nư ớc hay ngoài nước. Đối với một khách sạn, Marketing là một hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng, nó là chiếc cầu nối giữ a khách hàng (ngư ời tiêu dùng) với khách sạn (nơi sản xuất và bán các hàng hóa, dịch vụ) thông qua hoạt động Marketing, các đơn vị kinh doanh dịch vụ có t hể hiểu biết thêm về bản thân doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh trên cơ sở nắm bắt và đ áp ứng kịp thời những nhu cầu, mong muốn, th ị hiếu và sở thích của người tiêu dùng xuất phát từ một thị trư ờng không ổn định. Khách sạn sẽ ngày càng nâng cao đư ợc khẳ năng sinh lợi. Marketing không chỉ được coi là “bộ óc” mà còn là “trái tim” của toàn bộ hệ thống sản xuất kinh doanh của khách sạn. 1.3.4 - Marketing Mix: Marketing M ix (Hỗn hợp Market ing) là tập hợp nhữ ng công cụ Marketing mà công ty sử dụng để đ ạt được các m ục tiêu trong một thị trường đã chọn. Các công cụ được pha trộn và kết hợp với nhau thành m ột thể thống nhất để ứng phó với những khác biệt và thay đổi trên thị trư ờng. Các công cụ Marketing được gọi là 4P gồm có: Product (Sản phẩm): là thành phần cơ bản nhất trong Marketing Mix Đó có thể là sản phẩm hữu hình của công ty đưa ra thị trừơng bao gồm ch ất . 10
- Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Hằng lư ợng sản phẩm, hình dáng thiết kế, đặc tính, bao bì và nhãn hiệu... Sản phẩm cũng bao gồm khía cạnh vô hình như các ngành dịch vụ, du lịch... Price (Giá cả): bao gồm giá bán sỉ, giá b án lẻ, chiết khấu, giảm giá,...Giá phải tương xứng với giá trị nhận đựơc của k hách hàng và có khả năng cạnh tranh. Place (Phân phối): là những hoạt động làm cho s ản phẩm có t hể tiếp cận với khách hàng mục tiêu. Công ty phải hiểu rõ, t uyển chọn và liên kết những nhà trung gian để cung cấp sản phẩm đến thị trư ờng mục t iêu một cách có hiệu quả. Promot ion (Xúc t iến): gồm nhiều hoạt động nhằm thúc đ ẩy sản phẩm đến thị trư ờng m ục t iêu như quảng cáo, quan hệ công chúng, Marketing trực tiếp... 11
- Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Hằng Chương 2 - THỰC TRẠN G HOẠT ĐỘNG MARKETIN G TẠ I KHÁ CH SẠN PARKROYAL SAIGON 2.1 - Tổng quan về Pa rkroyal Saigon: 2.1.1 - Lịch sử hình thành và phát triển khách sạn: Parkroyal Saigon được thành lập ngày 15/2/1997 với tên gọi đầu tiên là Garden Plaz a, là m ột khách sạn lớn gồm 157 phòng đạt chất lư ợng 4 sao. Garden Plaza t huộc liên doanh giữ a Quân khu 7 và tập đoàn Singapore.Trải qua tình hình khủng hoảng kinh tế từ 1997-1998 đã có m ột số thay đổi và đến năm 2000, Garden Plaza đã đư ợc đổi tên là là Garden Plaz a Parkroyal với 100% vốn nư ớc ngoài (Singapore), đư ợc quản lý bởi tập đoàn SPST (Úc). Đến năm 2006, khách sạn thêm một lần nữa đổi tên là là Novot el Garden Plaza Saigon. Và đến nay khách sạn chính thứ c m ang tên là Parkroya Saigon đư ợc 12
- Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Hằng quản lý bởi tập đoàn Parkroy al Hotel & Resort. Khách sạn thuộc Công ty TNHH Garden Plaz a 100% vốn Singapore đạt chuẩn 4 sao với 193 phòng. ParkroyaL Saigon tọa lạc tại số 309B – 311 Nguyễn Văn Trỗi, P hư ờng 1, Quận Tân Bình, trong vành đai trung tâm T hành phố. Điện thoại: +84 8 3842 1111 Fax: +84 8 3842 4365 Email: enquiry@sgn.parkroyalhotels.com Website: ww w.parkroyalhotels.com 2.1.2 - Cơ cấu tổ chức của khách sạn: Khách sạn Parkroy al Saigon gồm nhiều bộ phận khác nhau cùng phối hợp làm việc nhằm m ang lại dịch vụ tốt nhất cho khách: Bộ phận Kinh Doanh Tiếp Thị (Sales and M arketing Department) Bộ phận Ẩm Thự c (Food and Beverage Departm ent) Bộ phận Bếp (Kitchen Section) Bộ phận Tiền Sảnh (Front Office Dep artment) Bộ phận Quản Gia (Housekeeping D epartment) Bộ phận Tài Chính (Fiance Department) Bộ phận Kỹ Thuật (Maint enance Dep artment) Bộ phận Bảo Vệ (Security Department) Bộ phận Nhân Sự (Hum an Resources Department) 13
- Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Hằng Sơ đồ 2.1 –Cơ cấu tổ chức của khách sạn ( Nguồn: Tài liệu khách sạn cung cấp ) Reception - Cashi er ROOMS DIVIS ION MANAGER Trans portation CUM R EVENUE MANAGER Orchi d L ounge Ms. Lưu H ồng Minh Health C entre Reservat ion Housekeeping EXEC UTIVE Operator HOUS EKEEP ER Public Area Concei rge Ms. Nguyễn Thị Mỹ Nga Laundry- Li nen Minibar Acounti ng Purchasing FINANC E C ONTROLLER Store Ms.Pann atho rn Jaisuksai Payroll Audit Cashier Steward EDF EXECUTIVE C HEF Asian Kit chen Mr. Ngu yễn T rung Tâm GENERAL Western Kit chen MANAGER Mr.Lion el Pastry Garden R est aurant Moinard F&B MANAGER Lotus Bar Mr.Đặng Mạnh Tấn Lobby L ounge Banquet CHIEF E NGI NEER Mainten ance Sal es Mr. Hoàng Trán g Dương DIRECT OR OF SALES Ms. Grace F.A gatep Sal es Clini c HUMAN RES OURCES Personnel Ms.Nguyễn Thị Khánh Trai ning Thù y Staff canteen CHIEF SECURITY Staff l ocker Securit y Mr. Trần Thế Hùn g 14
- Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Hằng 2.1.3 – Các tiện nghi và dịch vụ chung: Xe bus đưa đón khách từ Khách sạn đến Trung t âm Thành phố ( Bưu Điện Thành phố) và ngư ợc lại cách nhau 1 giờ 30 phút. X e có t hể dừ ng lại bất cứ điểm quan nào khách yêu cầu. Dịch vụ văn phòng, phòng họp, dịch vụ Internet. Đặt và xác nhận chuyến bay. Bãi đậu xe du lịch và xe gắn m áy an toàn và thuận lợi cho khách. Dịch vụ đổi t iền. Health Center gồm phòng tập thể dục, Sauna, Steam bath, Massage. Hồ bơi với hệ thống lọc nước t uần hoàn 24/24 đảm bảo vệ sinh. Nhà hàng Garden Rest aurant mở cửa 24/24, phục vụ buffet điểm t âm, ăn trưa, ăn tối và phục vụ À la cart các món ăn Âu, Á. Nhà hàng Garden Rest aurant m ở rộng phục vụ các buổi ăn, hội nghị. Lotus Bar phục vụ “ Coffee Around The World” , Tea’s Corner, T apas, Snack, Ice Cream, Cigar, Cocktail. Hai phòng họp Orchid 1 và Orchid 2 có thể nối nhau thành 01 phòng họp lớn Orchid Ball Room. Phòng họp M imosa. Orchid Lounge đặc b iệt dành cho khách lưu trú tại Orchid Club Executive Floor t ầng 8, tầng 9, tầng 10, check-in, check out, ăn sáng, hội họp. Lobby Lounge rộng rãi nằm ngay sảnh của k hách sạn, phục vụ các loại nước uống và snack. 2.1.4 - Tình hình kinh doanh lưu trú tại khách sạn: Theo báo cáo của Savills tại TPHCM , doanh thu khách sạn quý 2/2011 giảm cả ở TPHCM lẫn Hà Nội. Quý 2 là thời gian thấp điểm của ngành du lịch, mặc dù tỷ lệ khách quốc tế đến Việt Nam trong 6 tháng đầu năm tăng so với cùng kì năm ngoái nhưng vẫn thấp hơn so với các quý khác trong năm n ên doanh thu khách sạn 15
- Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Hằng trong quý này giảm mạnh. Công suất thuê trung bình đạt 60%, giảm 21 điểm phần trăm so với quý trư ớc và 6 điểm phần trăm so với quý 2/2010. Giá phòng trung bình đạt 83 USD/phòng/đêm , giảm 12% so với Q1/2011 và 6% so với Q2/2010. Trong tương lai, TPHCM dự kiến có khoảng 6.200 phòng từ 25 dự án khách sạn tương lai từ 3 sao đến 5 sao sẽ gia nhập vào thị trường trong thời gian tới. Những dự án này tập trung chủ yếu tại quận 1, quận 3, quận 7 và quận T ân Bình. Trong năm 2012, dự kiến có khoảng 1.500 phòng mới. Trong đó có 750 phòng đạt chuẩn 5 sao, 630 phòng 4 sao và 170 phòng 3 sao. Tuy nhiên, do chính sách kinh tế vĩ mô không thu ận lợi với thị trư ờng bất động sản sẽ làm ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành của một số dự án tương lai. Ông Trư ơng An Dương, Trư ởng bộ phận nghiên cứu thị trường Savills Thành phố Hồ Chí M inh nhận định: MICE - loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty...là phân khúc tiềm năng cho thị trư ờng khách sạn Thành phố Hồ Chí M inh, tăng từ 15% lên đến 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Và đó cũng là lợi thế để Parkroyal Saigon đạt đư ợc doanh số cao. 2.1.4.1 - Kết quả kinh doanh: Bảng 2.2 – Tổng doanh thu trong 3 năm của khách sạn (Đvt: USD) Năm 2008 2009 2010 Doanh thu 8.952.640 8.583.400 11.591.040 ( Nguồn: Tài liệu khách sạn cung cấp ) 16
- Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Hằng Bảng 2.3 - Tình hình doanh thu theo cơ cấu dịch vụ (Đvt: USD) Bộ phận 2008 2009 2010 2009/ 2010/ Doanh thu Tỷ lệ Doanh thu Tỷ lệ Doanh thu Tỷ lệ 2008 2009 % % % Buồn g 3.795.902 42,4 3.622.194 42,2 4.828.900 41,7 95,4 133,3 Nhà 3.607.897 40,3 3.450.526 40,2 4.612.140 39,8 95,6 133,7 hàng Dịch v ụ 1.548.799 17,3 1.510.678 17,6 2.150.000 18,5 97,5 142,3 khác ( Nguồn: Tài liệu khách sạn cung cấp ) Nhận xét: Tổng doanh thu năm 2009 giảm 369.000USD so với năm 2008 do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế tuy nhiên năm 2010 ngành du lịch đã dần hồi phục v à p hát triển khả quan nên doanh thu đã tăng m ạnh 3.008.000USD. Qua 3 năm 2008-2010 có thể nhận thấy rằng doanh thu của bộ phận buồng luôn chiếm tỷ lệ phần trăm cao nhất trong tổng doanh thu của khách sạn, lần lư ợt là 4 2,4%, 42,2%, 41,7%. T uy nhiên sự chênh lệch tỷ lệ giữ a bộ phận buồng và bộ phận nhà hàng là không nhiều. Nguy ên nhân là do chất lư ợng ẩm thực của khách sạn luôn đư ợc khách hàng đánh giá khá cao cộng th êm dịch vụ tổ chức tiệc Outside của khách sạn đã đem về m ột khoản doanh thu không nhỏ. Giai đoạn 2008-2009 với khủng hoảng tài chính kinh tế thế giới đã ảnh hưởng rất nhiều đến ngành du lịch thế giới nói chung và du lịch Việt Nam nói riêng, làm cho hoạt động kinh doanh lưu trú cũng bị tổn thất nặng nề, giảm doanh thu đáng kể. Tuy nhiên, bước qua năm 2010 m ặc dù vẫn còn dư âm nhưng tình hình kinh doanh đã dần khôi phục, nhìn chung là khả quan và p hát triển mạnh hơn rất nhiều. Đó cũng là tình hình chung của các khách sạn 4,5 sao tại Thành phố Hồ Chí Minh. 17
- Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Hằng 2.1.4.2 - Cơ cấu nguồn k hách: Dựa vào cơ cấu khách quốc tế đến Việt Nam năm 2010 và 7 tháng năm 2011 có thể thấy cơ cấu nguồn khách của khách sạn cũng chịu ảnh hư ởng không nhỏ. Khách quốc tế đến Việt Nam năm 2010: Kinh tế phục hồi cùng với nhiều hoạt động thu hút du khách được tổ chức tốt trên địa bàn cả nước đã nâng tổng số khách quốc tế đến Việt Nam năm 2010 lên 5 triệu lượt ngư ời, tăng 34,8% so với năm trước, trong đó khách đến với mụ c đích du lịch, nghỉ dư ỡng đạt 3,1 triệu lượt người, tăng 38,8%; đến vì công việc trên 1 triệu lượt ngư ời, t ăng 37,9%; thăm thân nhân đạt 574,1 nghìn lượt ngư ời, tăng 10,9%; khách đến với mục đích khác đạt 341,7 n ghìn lượt ngư ời, tăng 38,6%. M ột số nước và vùng lãnh thổ có lư ợng khách đến nư ớc ta tăng cao so với năm trư ớc là: Khách đến từ Trung Quốc 905,4 nghìn lư ợt ngư ời, tăng 74,5%; Hàn Quốc 495,9 nghìn lư ợt người, t ăng 37,7%; Nhật Bản đạt 442,1 nghìn lư ợt ngư ời, tăng 24%; Mỹ đạt 431 nghìn lượt người, tăng 6,9%; Đài Loan 334 nghìn lượt người, tăng 23,7%; Úc 278,2 nghìn lượt người, tăng 28,1%; Campuchia đạt 254,6 nghìn lượt người, tăng 87,4% . 18
- Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Hằng Bảng 2.4 - Bảng thống kê và so sánh khách quốc tế đến Vi ệt Nam năm 2010 Tháng 12 tháng 12/2010 Tháng Ước tính 2010 so 12 tháng so với 12/2010 so tháng với c ùng năm 2010 tháng với tháng 12/2010 kỳ năm trước 12/2009 trước (%) Tổng số 449.570 5.049.855 105,0 119,0 134,8 Chia theo phương tiện đến Đường khôn g 365.070 4.061.712 104,8 119,1 134,2 Đường biển 4.500 50.500 112,5 104,7 76,6 Đường bộ 80.000 937.643 105,3 119,5 143,0 Chia theo mục đích ch uyến đi Du lịch, nghỉ 258.689 3.110.415 105,1 109,3 138,8 ngơi Đi công việc 91.129 1.023.615 102,7 125,5 137,9 Thăm thân nhân 53.841 574.082 108,2 112,7 110,9 Các mục đích 45.911 341.743 105,0 221,5 138,6 khác Chia theo một số thị trường Trung Quốc 72.279 905.360 117,9 152,5 174,5 Hàn Quốc 45.529 495.902 99,4 134,9 137,7 Nhật Bản 43.517 442.089 100,9 135,9 124,0 Mỹ 35.585 430993 95,3 98,2 106,9 Đài Loan 27.455 334.007 100,5 110,9 123,7 Úc 26.803 278.155 118,2 106,1 128,1 Cam puchia 20.839 254.553 127,7 1.517,8 215,2 Thái Lan 21.459 222.839 105,9 117,2 139,7 Malaysia 23.818 211.337 117,2 116,6 127,6 Pháp 17.058 199.351 78,5 113,1 115,3 Các thị trường 115.228 1.275.269 102,8 93,5 126,9 khác ( Nguồn: Tổng cục thống k ê ) 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam vào hệ thống Logistics toàn cầu (2010)
97 p | 220 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, chi nhánh Chợ Lớn - Nguyễn Thị Mỹ Duyên
105 p | 205 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối lốp ô tô tại Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng
75 p | 159 | 26
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp xây dựng và phát triển ngành công nghiệp phụ trợ hàng dệt may Việt Nam
86 p | 184 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại xã Võ Lao, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai
104 p | 58 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
81 p | 134 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp hoàn thiện hoạt động markeing mix cho Công ty TNHH Jollibee Việt Nam chi nhánh Hải Phòng
63 p | 24 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại Hạnh Huyên
105 p | 14 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam tại phòng giao dịch Lạch Tray
73 p | 13 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing giúp phát triển Trung tâm Anh ngữ Newton
66 p | 15 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại Công ty TNHH Hợp Tác Kinh Tế Đại Việt
68 p | 21 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thương mại và Thiết bị xây dựng Hoàng Minh trên thị trường nội địa
80 p | 11 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách Marketing Mix tại Công ty cổ phần DOHA Logistics
87 p | 13 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp thúc đẩy hoạt động Marketing mix tại Công ty TMCP Ngũ Phúc
75 p | 12 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp thúc đẩy hoạt động marketing tại Công ty giải trí Vhunter
97 p | 11 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Nước mắm Lương Hải
77 p | 16 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp thu hút nguồn nhân lực tuyển dụng cho các doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Tìm kiếm và Phát triển nguồn nhân lực Gjobs
78 p | 9 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động marketing tại Nhà hàng lẩu nướng Gogi House Lê Hồng Phong
72 p | 13 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn