intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – PGD Bạch Đằng

Chia sẻ: Cẩn Ngữ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:65

79
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài tập trung vào các nội dung sau: Khẳng định vai trò của nghiệp vụ kế toán huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của NH TMCP Sài Gòn Thương Tín – PGD Bạch Đằng; đánh giá thực trạng hoạt động của nghiệp vụ kế toán huy động vốn nhằm rút ra những thành tựu đạt được cũng như hạn chế và nguyên nhân; đưa ra các đề xuất, giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện nghiệp vụ kế toán huy động vốn tại PGD Bạch Đằng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – PGD Bạch Đằng

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HỒ CHÍ MINH CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƢƠNG TÍN– PGD BẠCH ĐẰNG SVTH: TRẦN LÊ UYÊN THỤC MSSV: 0854042376 NGÀNH: KẾ TOÁN GVHD: PGS.TS VŨ HỮU ĐỨC Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2012 1
  2. LỜI CẢM ƠN  Viết một khóa luận tốt nghiệp là một trong những việc khó khăn mà chúng em phải hoàn thành từ trƣớc đến nay. Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã gặp nhiều khó khăn và bỡ ngỡ. Nhờ có sự giúp đỡ và sự động viên của chân thành của nhiều ngƣời mà em có thể hoàn thành tốt khóa luận này. Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Vũ Hữu Đức, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, tạo điều kiện cho em có cơ hội đƣợc tìm hiểu sâu sắc những kiến thức trong lĩnh vực kế toán ngân hàng nói chung và trong nghiệp vụ kế toán huy động vốn nói riêng. Bằng kiến thức chuyên môn sâu rộng cùng sự nhiệt tình, thầy đã giúp em sáng tỏ nhiều vấn đề và đặc biệt đã hƣớng dẫn em hoàn thành khóa luận này và cho em nhiều ý kiến quý báu. Em xin chân thành cảm ơn đến các cô chú anh chị tại Sacombank đã tạo điều kiện để em đƣợc thực tập tại Ngân hàng. Đặc biệt là các anh chị tại Sacombank – PGD Bạch Đằng – đã tạo điều kiện và giúp đỡ em để em đƣợc tiếp xúc với công việc tại Ngân hàng cũng nhƣ đã giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực tế vừa qua. Trên con đƣờng góp nhặt những kiến thức quý báu của ngày hôm nay, các Thầ y Cô trƣờng Đại học Mở TP. HCM là những ngƣời đã cho em những kiến thức quý báu nhƣ ngày hôm nay. Em xin chân thành cảm ơn. 2
  3. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU .................................................................................3 1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƢƠNG TÍN (SACOMBANK) .........................................................3 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.......................................................3 1.1.2 Giới thiệu về Sacombank ..................................................................5 1.1.3 Nhiệm vụ, chức năng và định hƣớng phát triển .............................7 1.1.4 Giới thiệu sơ đồ cơ cấu tổ chức và nhân sự tại Sacombank .........9 1.2 ĐÔI NÉT VỀ PHÒNG GIAO DỊCH BẠCH ĐẰNG............................12 CHƢƠNG 2: KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NG ÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƢƠNG TÍN – PGD B ẠCH ĐẰNG ...............13 2.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG ...................................................................................................13 2.1.1 Hoạt động huy động vốn tại ngân hàng .........................................13 2.1.2 Kế toán huy động vốn .......................................................................15 2.1.3 Kiểm soát nội bộ đối với hoạt động huy động vốn........................22 2.2 KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHTMCP SÀI GÒN THƢƠNG TÍN-PGD BẠCH ĐẰNG ..............................................................26 2.2.1 Kế toán hoạt động huy động vốn .....................................................26 2.2.2 Kiểm soát nội bộ hoạt động huy động vốn ....................................33 2.3 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HUY ĐỘNG VỐN NĂM 2011 TẠI PGD BẠCH ĐẰNG ..................................................................................40 2.3.1 Đánh giá cơ cấu nguồn vốn huy động .............................................40 2.3.2 Tài khoản tiền gửi các tổ chức kinh tế ..........................................41 5
  4. 2.3.3 Tiền gửi tiết kiệm..............................................................................42 2.3.4 Tiền gửi thanh toán .........................................................................44 CHƢƠNG 3: G IẢI PHÁP VÀ KIẾN NG HỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KẾ TO ÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHTMCP SÀI G ÒN THƢƠNG TÍN – PGD B ẠCH ĐẰNG ..................................................................................46 3.1 KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI PGD BẠCH ĐẰNG ......................................................................46 3.1.1 Kiến nghị với Nhà nƣớc ..................................................................46 3.1.2 Kiến nghị với PGD Bạch Đằng........................................................47 3.2 GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN .....................................................................................48 3.2.1 Nâng cao bộ máy kế toán .................................................................48 3.2.2 Cải tiến quy trình kế toán và phát triển đội ngũ nhân sự ..............49 3.2.3 Hoàn thiện công nghệ thông tin .......................................................50 3.2.4 Vấn đề bảo mật thông tin ..................................................................50 3.2.5 Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ ...........................................51 KẾT LUẬN .............................................................................................................54 6
  5. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG 3 NĂM 2009, 2010, 2011 ................................................................................................................11 Bảng 2.1: LƢU ĐỒ QUY TRÌNH THU TIỀN MẶT KHÁCH HÀNG TẠI QUẦY .......................................................................................................................28 Bảng 2.2: LƢU ĐỒ QUY TRÌNH CHI TIỀN MẶT VỚI KHÁCH HÀNG TẠI QUẦY .......................................................................................................................30 Bảng 2.3: PHÁT HÀNH KÌ PHIẾU ...................................................................31 Bảng 2.4: THANH TOÁN KỲ PHIẾU (TRƢỚC HẠN, ĐẾN HẠN, TRỄ HẠN) .........................................................................................................................33 Bảng 2.5: NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG..............................................................41 Bảng 2.6: TÌNH HÌNH TIỀN GỬI CỦA CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ ..........42 Bảng 2.7: TÌNH HÌNH TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TRONG DÂN CƢ..............43 7
  6. PHẦN MỞ ĐẦU  1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nền kinh tế nƣớc ta đang trong giai đoạn phát triển mạnh, cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thƣơng mại thế giới thì các tổ chức, cá nhân trong nƣớc sẽ cần nhiều vốn hơn nữa để mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh c ủa mình. Vì vậy, hệ thống Ngân hàng thƣơng mại đóng vai trò vô cùng quan trọng, vừa thực hiện vai trò trung gian trong quá trình luân chuyển vốn, đồng thời vừa là nhà đầu tƣ, là đòn bẩy thúc đẩy nền kinh tế xã hội. Các ngân hàng thƣơng mại ngày đa dạng hóa các hoạt động nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của thị trƣờng, một trong những hoạt động cơ bản quan trọng nhất đối với mỗi ngân hàng là hoạt động huy động vốn. Nguồn vốn huy động là cơ sở cho phát triển hoạt động tín dụng, đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng nói chung. Ngoài nguồn vốn chủ sở hữu, các nguồn vốn huy động của NHTM có thể nói là rất đa dạng, phong phú về quy mô, chi phí huy động vốn, kỳ hạn, do vậy việc theo dõi nắm bắt những thay đổi trong nghiệp vụ huy động vốn để ghi chép thông tin, cung cấp cho các nhà lãnh đạo ngân hàng cũng nhƣ các đối tƣợng bên ngoài những số liệu cần thiết là công việc quan trọng của kế toán. Bên cạnh đó, hệ thống kiểm soát nội bộ là một bộ phận không thể thiếu trong ngân hàng, đóng vai trò chủ chốt đối với kiểm soát công tác huy động vốn đạt kế hoạch, đạt hiệu quả, phòng ngừa rủi ro lãi suất. Chính vì vậy qua học tập, khảo sát thực tế và nghiên cứu em thấy rằng vấn đề cơ bản về kế toán huy động vốn của Ngân Hàng là rất quan trọng và cần thiết, nên em chọn đề tài: “Kế toán huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – PGD Bạch Đằng” để nghiên cứu. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu nghiên cứu của đề tài tập trung vào các nội dung sau: - Khẳng định vai trò của nghiệp vụ kế toán huy động vốn trong ho ạt động kinh doanh của NH TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín – PGD Bạch Đằng. 8
  7. - Đánh giá thực trạng hoạt động của nghiệp vụ kế toán huy động vốn nhằm rút ra những thành tựu đạt đƣợc cũng nhƣ hạn chế và nguyên nhân. - Đƣa ra các đề xuất, giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện nghiệp vụ kế toán huy động vốn tại PGD Bạch Đằng. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn ở một hoạt động cụ thể là tình hình thực hiện nghiệp vụ kế toán huy động vốn tại NH TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín – PGD Bạch Đằng trong giai đoạn 2009 -2011. 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phƣơng pháp nghiên cứu: Sử dụng các kiến thức đƣợc học tại trƣờng và thu thập thông tin từ bên ngoài nhƣ báo đài, tạp chí, tƣ liệu của các chuyên gia, nhà kinh tế, của các khách hàng của NH. Tìm hiểu, quan sát thực tế các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày. Số liệu đƣợc phân tích theo phƣơng pháp thống kê, tổng hợp, so sánh qua các năm 2009, 2010, 2011. 5. KẾT CẤU KHÓA LUẬN Tên khóa luận: “Kế toán huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – PGD Bạch Đằng” Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm ba chƣơng: Chƣơng 1: Giới thiệu về NH TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín và PGD Bạch Đằng. Chƣơng 2: Kế toán hoạt động huy động vốn tại NH TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín - PGD Bạch Đằng. Chƣơng 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kế toán huy động vốn tại NH TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín - PGD Bạch Đằng. 9
  8. CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƢƠNG TÍN (SACOMBANK) 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín đƣợc thành lập ngày 21/12/1991 với số vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng. Qua 20 năm hoạt động và phát triển, đến nay Sacombank đã đạt số vốn điều lệ khoảng 10.739 tỷ đồng và trở thành ngân hàng TMCP hàng đầu ở Việt Nam với 366 điểm giao dịch, trong đó có 67 Chi nhánh/Sở Giao dịch, 295 Phòng giao dịch và 01 tại Lào và 01 chi nhánh tại Campuchia (tính đến thời điểm 31/12/2010). 1991: Sacombank là một trong những ngân hàng thƣơng mại cổ phần (TMCP) đầu tiên đƣợc thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ việc hợp nhất 04 tổ chức tín dụng. 1993: Là ngân hàng TMCP đầu tiên của TP.HCM khai trƣơng chi nhánh tại Hà Nội, phát hành kỳ phiếu có mục đích và thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh từ Hà Nội đi TP.HCM và ngƣợc lại, góp phần giảm dần tình trạng sử dụng tiền mặt giữa hai trung tâm kinh tế lớn nhất nƣớc. 1995: Tiến hành Đại hội đại biểu cổ đông cải tổ, đồng thời hoạch định chiến lƣợc phát triển đến năm 2010. Ông Đặng Văn Thành đƣợc tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng. Đại hội là bƣớc ngoặt mở ra thời kỳ đổi mới quan trọng trong quá trình phát triển của Sacombank. 1997: Là ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng với mệnh giá 200.000 đồng/cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 71 tỷ đồng với gần 9.000 cổ đông tham gia góp vốn. 1999: Khánh thành trụ sở tại 278 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TP.HCM, là thông điệp khẳng định Sacombank sẽ gắn bó lâu dài, cam kết đồng hành cùng khách hàng, cổ đông, nhà đầu tƣ và các tổ chức kinh tế trên bƣớc đƣờng phát triển. 2001: Tập đoàn Tài chính Dragon Financial Holdings (Anh Quốc) tham gi a góp 10% vốn điều lệ của Sacombank, mở đƣờng cho việc tham gia góp vốn cổ phần 10
  9. của Công ty Tài chính Quốc tế (International Finance Corporation – IFC, trực thuộc World Bank) vào năm 2002 và Ngân hàng ANZ vào năm 2005. Nhờ vào sự hợp tác này mà Sacombank đã sớm nhận đƣợc sự hỗ trợ về kinh nghiệm quản lý, công nghệ ngân hàng, quản lý rủi ro, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực từ các cổ đông chiến lƣợc nƣớc ngoài. 2002: Thành lập Công ty trực thuộc đầu tiên - Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản Sacombank-SBA, bƣớc đầu thực hiện chiến lƣợc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ tài chính trọn gói. 2003: Là doanh nghiệp đầu tiên đƣợc phép thành lập Công ty Liên doanh Quản lý Quỹ đầu tƣ Chứng khoán Việt Nam (VietFund Management - VFM), là liên doanh giữa Sacombank (nắm giữ 51% vốn điều lệ) và Dragon Capital (nắm giữ 49% vốn điều lệ). 2004: Ký kết hợp đồng triển khai hệ thống Corebanking T-24 với công ty Temenos (Thụy Sĩ) nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động, quản lý và phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử. 2005: Thành lập Chi nhánh 8 Tháng 3, là mô hình ngân hàng dành riêng cho phụ nữ đầu tiên tại Việt Nam hoạt động với sứ mệnh vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam hiện đại. 2006: - Là ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam tiên phong niêm yết cổ phiếu tại HOSE với tổng số vốn niêm yết là 1.900 tỷ đồng. - Thành lập các công ty trực thuộc bao gồm: Công ty Kiều hối Sacombank- SBR, Công ty Cho thuê tài chính Sacombank-SBL, Công ty Chứng khoán Sacombank-SBS. 2007: - Thành lập Chi nhánh Hoa Việt, là mô hình ngân hàng đặc thù phục vụ cho cộng đồng Hoa ngữ. - , Nam Trung Bộ và Tây nguyên. 11
  10. 2008: - Tháng 03, xây dựng và đƣa vào vận hành Trung tâm dữ liệu (Data Center) hiện đại nhất khu vực nhằm đảm bảo tính an toàn tuyệt đối hệ thống trung tâm dữ liệu dự phòng. - Tháng 11, thành lập Công ty vàng bạc đá quý Sacombank-SBJ. - Tháng 12, là ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam khai trƣơng chi nhánh tại Lào. Đây đƣợc xem là bƣớc ngoặt trong quá trình mở rộng mạng lƣới của Sacombank với mục tiêu tạo ra cầu nối trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tài chính của khu vực Đông Dƣơng. Đến năm 2008, Sacombank cũng là ngân hàng Việt Nam tiên phong công bố hình thành và hoạt động theo mô hình Tập đoàn tài chính tƣ nhân với 5 công ty trực thuộc và 5 công ty liên kết. 2009: - Tháng 05, cổ phiếu STB của Sacombank đƣợc vinh danh là một trong 19 cổ phiếu vàng của Việt Nam. Suốt từ thời điểm chính thức niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM, STB luôn nằm trong nhóm cổ phiếu nhận đƣợc sự quan tâm của các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. - Tháng 06, khai trƣơng chi nhánh tại Phnôm Pênh, hoàn thành việc mở rộng mạng lƣới tại khu vực Đông Dƣơng, góp phần tích cực trong quá trình giao thƣơng kinh tế của các doanh nghiệp giữa ba nƣớc Việt Nam, Lào và Campuchia. - Tháng 09, chính thức hoàn tất quá trình chuyển đổi và nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi (core banking) từ Smartbank lên T24, phiên bản R8 tại tất cả các điểm giao dịch trong và ngoài nƣớc. 2010: Kết thúc thắng lợi các mục tiêu phát triển giai đoạn 2001 - 2010 với tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt 64%/năm; đồng thời thực hiện thành công chƣơng trình tái cấu trúc song song với việc xây dựng nền tảng vận hành vững chắc, chuẩn bị đủ các nguồn lực để thực hiện tốt đẹp các mục tiêu phát triển giai đoạn 2011 - 2020. 12
  11. 1.1.2 Giới thiệu về Sacombank - Tên tổ chức : NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƢƠNG TÍN. - Tên giao dịch quốc tế: SAIGON THUONG TIN COMMERCIAL JOINT STOCK BANK. - Tên viết tắt: SACOMBANK - Trụ sở chính : 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh - Điện thoại: (84-8) 39 320 420 - Fax: (84-8) 39 320 424 - Website : www.sacombank.com.vn - Logo - Vốn điều lệ: 10.739.681.130.000 đồng - Giấy phép thành lập: Số 05/GP-UB ngày 03/01/1992 của UBND TP. Hồ Chí Minh. - Giấy phép hoạt động: Số 0006/GP-NH ngày 05/12/1991 của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. - Giấy CNĐKKD : Số 0301103908 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tƣ TP. HCM cấp (đăng ký lần đầu ngày 13/01/1992, đăng ký thay đổi lần thứ 32 ngày 16/11/2010). - Tài khoản: Số 4531.00.804 tại Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh. - Mã số thuế: 0301103908 - Công ty trực thuộc và công ty con: Công ty trực thuộc của Sacombank đƣợc Hội đồng quản trị thành lập theo đề nghị của Tổng giám đốc khi Sacombank có đủ điều kiện về nguồn vốn tự có và nguồn nhân lực. Sacombank hiện có 04 công ty trực thuộc là Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Sài Gòn Thƣơng Tín (Sacombank- SBA), Công ty Kiều hối Ngân hàng Sài Gòn Thƣơng Tín (Sacombank- SBR), Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Sài Gòn Thƣơng Tín (Sacombank- SBL), Công ty Vàng bạc đá quý Ngân hàng Sài Gòn Thƣơng Tín (Sacombank- SBJ). Và hai công ty con mà Sacombank có cổ phần chi phối là Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thƣơng Tín (Sacombank-SBS). - Hệ thống mạng lƣới chi nhánh của Sacombank: Sacombank đã xây dựng mạng lƣới phủ khắp 45/63 tỉnh, thành trong cả nƣớc và nƣớc ngoài (tại Lào và Campuchia). Tính đến 31/12/2010, Sacombank 13
  12. có 366 điểm giao dịch, bao gồm 01 Sở giao dịch, 67 Chi nhánh và 295 PGD trong nƣớc, cùng 01 Chi nhánh tại Lào, 01 Chi nhánh và 1 PGD tại Campuchia. Chiến lƣợc phát triển mạng lƣới của Sacombank đã và đang thực hiện thành công và bƣớc đầu phát huy hiệu quả, nhanh chóng tận dụng cơ hội để chiếm lĩnh, mở rộng thị phần, tạo ra lợi thế cạnh tranh trong tƣơng lai. Việc đầu tƣ xây dựng, phát triển và nâng cấp các chi nhánh ở nƣớc ngoài sẽ khai thác hiệu quả tiềm năng thị trƣờng còn bỏ ngõ và nâng cao uy tín, thƣơng hiệu của Sacombank trong Khu vực. 1.1.3 Nhiệm vụ, chức năng và định hƣớng phát triển 1.1.3.1 Nhiệm vụ - Hoạt động chính của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín là huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi; - Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tƣ; nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nƣớc; cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thƣơng phiếu; công trái và các giấy tờ có giá; - Đầu tƣ vào các tổ chức kinh tế; - Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; - Thanh toán quốc tế; - Đầu tƣ chứng khoán; - Hoạt động bao thanh toán - Cung cấp các dịch vụ về đầu tƣ, các dịch vụ về quản lý nợ và khai thác tài sản, cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác. 1.1.3.2 Chức năng - Chức năng trung gian tín dụng Sacombank đóng vai trò là c ầu nối giữa ngƣời thừa vốn và ngƣời có nhu cầu về vốn.Với chức năng này, Sacombank vừa đóng vai trò là ngƣời đi vay, vừa đóng vai trò là ngƣời cho vay và hƣởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: ngƣời gửi tiền và ngƣời đi vay. - Chức năng trung gian thanh toán Thực hiện các thanh toán theo yêu c ầu của khách hàng nhƣ trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài 14
  13. khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Cung cấp cho khách hàng nhiều phƣơng tiện thanh toán tiện lợi nhƣ séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phƣơng thức thanh toán phù hợp. - Chức năng tạo tiền Sử dụng số vốn huy động đƣợc để cho vay, số tiền cho vay ra lại đƣợc khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dƣ trên tài kho ản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn đƣợc coi là một bộ phận của tiền giao dịch, đƣợc sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ... 1.1.3.3 Định hƣớng phát triển - Phấn đấu trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam và khu vực Đông Dƣơng. - Tối đa hóa giá trị cho Khách hàng, Nhà đầu tƣ và đội ngũ Nhân viên, đồng thời thể hiện cao nhất trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng. - Nâng cao khả năng thích ứng; - Tăng cƣờng năng lực cạnh tranh; - Củng cố và hoàn thiện chất lƣợng dịch vụ; - Chú trọng tăng nhanh tổng tài sản và vốn chủ sở hữu nhằm nâng cao năng lực tài chính; phát huy và cải thiện năng lực quản trị điều hành; đẩy mạnh tái cấu trúc mọi lĩnh vực hoạt động của Sacombank, trong đó nhanh chóng hoàn thiện tái cấu trúc bộ máy và định biên nhân sự, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực; tiếp tục tái cấu trúc cơ chế chính sách; tái cấu trúc hoạt động kinh doanh và tái cấu trúc cơ cấu tài sản và danh mục tài chính; hoàn thiện công nghệ ngân hàng và tiếp tục mở rộng mạng lƣới có trọng điểm để chiếm lĩnh thị trƣờng, tăng thị phần, triển khai các sản phẩm dịch vụ mới và nâng cao năng lực quản lý rủi ro. - Gia tăng hiệu quả các lĩnh vực hoạt động để tăng tốc phát triển trong giai đoạn 2011-2015 theo cơ chế phát huy năng lực, tính chủ động sáng tạo, nâng cao tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tất cả các đơn vị và toàn thể CBNV tạo lực đẩy và lực hút hƣớng về hai trung tâm là Khách hàng & Lợi nhuận, đảm bảo hài hòa hai mục tiêu: KINH DOANH HIỆU QUẢ và PHÁT TRIỂN AN TOÀN – BỀN VỮNG. 15
  14. 1.1.4 Giới thiệu sơ đồ cơ cấu tổ chức và nhân sự tại Sacombank 1.1.4.1 Cơ cấu tổ chức 16
  15. 1.1.4.2 Cơ cấu bộ máy quản trị Sacombank Đại hội đồng cổ đông 17
  16. Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Sacombank, quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn đƣợc Luật pháp và Điều lệ Sacombank quy định. Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị của Sacombank, có toàn quyền nhân danh Sacombank để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Sacombank, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Ban kiểm soát Ban kiểm soát là cơ quan kiểm tra hoạt động tài chính; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ Sacombank. Hội đồng đầu tƣ tài chính Là cơ quan xem xét và ra quyết định các khoản đầu tƣ tài chính của Ngân hàng; Hội đồng tín dụng Là cơ quan xem xét, ra quyết định cấp tín dụng đối với các khoản vay có giá trị lớn theo quy định. 1.1.4.3 Cơ cấu bộ máy điều hành Sacombank Tổng giám đốc Tổng giám đốc là ngƣời có trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt động của Sacombank theo đúng pháp luật Nhà nƣớc, các quy định của ngành, điều lệ, quy chế, quy định của Sacombank, đồng thời là ngƣời tham mƣu cho HĐQT về mặt hoạch định các mục tiêu, chính sách. Giúp việc cho Tổng giám đốc có các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trƣởng và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ. Các Phòng nghiệp vụ Ngân hàng Trên cơ sở các chức năng nhiệm vụ đƣợc quy định tại Quy chế tổ chức điều hành, các Phòng nghiệp vụ Ngân hàng có thể đƣợc Tổng giám đốc ủy nhiệm giải quyết một số công tác hàng ngày và ủy quyền thực hiện một số công việc cụ thể. 18
  17. Bảng 1.1:Tình hình hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2009, 2010, 2011 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 % Tổng tài sản 98.437.97 141.798.73 140.136.97 (0.99)% Vốn điều lệ 6.700.35 9.179.23 10.739.68 16.99% Tổng vốn huy động 86.334.82 126.203.45 117.217.534 (0.93)% Lợi nhuận trƣớc thuế 1.901.01 2.425.85 2.740.230 12.96% Thuế 416.599 627.299 707.045 12.71% Lợi nhuận sau thuế 1.484.41 1.798.56 2.033.186 13.04% Nguồn: BCTC kiểm toán 2009, 2010, BCTC chưa kiếm toán 2011 của Sacombank Trong năm 2011, tình hình kinh tế vẫn chƣa thực sự thuận lợi cho ngành ngân hàng qua nhiều biến động phức tạp về lãi suất và tỷ giá , d ẫn đ ế n ảnh hƣ ở ng khô ng t ốt t ới kết quả ki nh do anh c ủa Saco m bank . Đến cuối năm 2011, tổng tài sản đạt 140.136 tỷ đồng, giảm 1.662 tỷ đồng, tƣơng ứng giảm 0.99% so với năm 2010. Tổng huy động vốn đạt 117.217 tỷ đồng, gi ảm 8 .98 5 tỷ đồng, tƣơng ứng giảm 0.93% so với năm 2010. Đến đầu 2012, tình hình kinh doanh của Ngân hàng không có biến động đáng kể so với thời điểm cuối năm 2011. Các chỉ tiêu tổng tài sản và huy động vốn tại thời điểm 31/12/2011 giảm nhẹ so với cuối năm 2010. Nhìn chung, tình hình kinh tế vĩ mô đầu năm 2012 chƣa thật thuận lợi cho hoạt động của ngành Ngân hàng. Trong bối cảnh khó khăn chung, tình hình hoạt động của Sacombank nhƣ vậy là đáng khích lệ. 19
  18. 1.2 ĐÔI NÉT VỀ PHÒNG GIAO DỊCH BẠCH ĐẰNG 28/11/2008 – Khai trƣơng Phòng giao dịch Quận 3 trực thuộc Sacombank Sở giao dịch TP.HCM tại địa chỉ 258 Nam Kỳ Khởi Nghĩa P.8 Q.3 TP.HCM. Kể từ ngày 06/02/2012 - Phòng Giao Dịch Quận 3 chính thức đổi tên thành Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Sở Giao Dịch Tp.HCM - Phòng Giao Dịch Bạch Đằng nhằm mục đích hỗ trợ hệ khách hàng trong khu vực Phƣờng 2, Quận Tân Bình, Tp.HCM nói riêng và các khu vực lân cận nói chung. - Địa chỉ mới: Tầng trệt, tòa nhà Số 121-123 đƣờng Bạch Đằng, Phƣờng 2, Quận Tân Bình,Tp.HCM. - Điện thoại: (84.8) 35.474.200 - (84.8) 35.474.201 - (84.8) 35.474.203 - (84.8) 35.474.204 - Fax: (84.8) 35.474.202. Chức năng và nhiệm vụ của Phòng Giao dịch: - Tiếp thị o Quản lý, thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các s ản phẩm cụ thể. o Tiếp thị và quản lý khách hàng. o Chăm sóc khách hàng. o Chức năng khác. - Thẩm định o Thẩm định các hồ sơ cấp tín dụng. o Chức năng khác. - Chăm sóc khách hàng o Thực hiện công tác chăm sóc khách hàng. o Thu thập, tiếp nhận, xử lý và phản hồi thông tin về các đóng góp, thắc mắc, khiếu nại của khách hàng. 20
  19. CHƢƠNG 2: KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƢƠNG TÍN – PGD BẠCH ĐẰNG 2.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG 2.1.1 Hoạt động huy động vốn tại ngân hàng 2.1.1.1 Các hoạt động chủ yếu để huy động vốn - Nhận tiền gửi thanh toán Tiền gửi không kì hạn: Là khoản tiền gửi mà ngƣời gửi tiền có quyền rút ra sử dụng bất cứ lúc nào và Ngân hàng phải thoả mãn yêu cầu đó của khách hàng. Đây là nguồn vốn có tính ổn định thấp, song chí phí ho ạt động lại tƣơng đối rẻ. Hầu hết nguồn vốn này đƣợc sử dụng vào mục đích thanh khoản, sử dụng rất hạn chế cho vay và đầu tƣ. Tiền gửi có kì hạn: đây là khoản tiền đƣợc gửi xác định thời hạn rút tiền. Mục đích của ngƣời gởi tiền là hƣởng lãi, ít quan tâm đến những tiện ích thanh toán do Ngân hàng cung c ấp. Với đặc tính ổn định của tiền gửi có kì hạn, Ngân hàng có thể chủ động kế hoạch việc sử dụng vốn, tìm kiếm những khoản đầu tƣ có thời gian hợp lý và đạt đƣợc lợi nhuận cao. Về nguyên tắc thì khách hàng không đƣợc phép rút tiền khi chƣa đến hạn, song thực tế thì Ngân hàng cho phép khách hàng rút tiền trƣớc thời hạn khi họ có nhu cầu, nhƣng với điều kiện họ chỉ đƣợc hƣởng lãi suất không kì hạn. - Nhận tiền gửi tiết kiệm: đây là kho ản tiền nhàn rỗi của cá nhân, ngƣời lao động chƣa sử dụng cho mục đích tiêu dùng, nên họ gửi vào Ngân hàng với mục đích tích luỹ tiền an toàn và đƣợc hƣởng 1 khoản lãi trên kho ản tiền đó. Về mặt kĩ thuật, dạng tiền gửi này ngƣời gởi đƣợc Ngân hàng cấp cho một sổ dùng để gởi tiền vào và rút tiền ra đồng thời nó còn xác nhận số tiền đã gởi. Ngoài ra Ngân hàng không cung cấp các dịch vụ trung gian thanh toán cho khách hàng gởi tiết kiệm. - Phát hành giấy tờ có giá: Bên cạnh phƣơng thức nhận tiền gửi và nhận tiền gửi tiết kiệm, các NHTM còn thực hiện phát hành giấy tờ có giá nhƣ: chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu để huy động vốn. Trong đó Chứng chỉ tiền gửi là phiếu 21
  20. nhận nợ ngắn hạn với mệnh giá đã đƣợc quy định, trái phiếu là giấy nhận nợ trung và dài hạn. Tuy nhiên phát hành trái phiếu là hình thức huy động vốn có chi phí cao do lãi suất cao vì đây là hoạt động huy động vốn chỉ tiến hành khi Ngân hàng thiếu vốn mà vốn tự có và vốn huy động tiền gửi không đáp ứng kịp. Tóm lại, vốn huy động là công cụ chính đối với các hoạt động kinh doanh của NHTM. Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Nếu Ngân hàng có thể sử dụng tốt nguồn vốn này thì không những nguồn lợi Ngân hàng đƣợc tăng lên mà còn tạo cho Ngân hàng uy tín ngày càng cao. Qua đó, Ngân hàng có thể mở rộng đƣợc vốn và quy mô hoạt động kinh doanh c ủa mình. 2.1.1.2 Nhân tố ảnh hƣởng - Nhân tố mang tính khách quan Điều kiện kinh tế: Khi nền kinh tế phát triển ổn định, đảm bảo đƣợc giá trị của đồng tiền từ đó tiền gửi của khách hàng vào Ngân hàng đƣợc bảo toàn, tạo đƣợc sự yên tâm về tâm lý cho khách hàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng thu hút đƣợc nguồn vốn, mở rộng phạm vi đầu tƣ, lĩnh vực kinh doanh cho NHTM. Khi nền kinh tế phát triển ổn định, các doanh nghiệp cũng gặp thuận lợi trong quá trình sản xuất kinh doanh, sản phẩm sản xuất ra đƣợc tiêu thụ nhanh chóng. Doanh nghiệp có doanh thu, tăng lợi nhuận, qua đó khả năng thanh toán c ủa Doanh nghiệp đƣợc đảm bảo, tạo ra môi trƣờng an toàn và lành mạnh cho hoạt động kinh doanh của NHTM. Ngƣợc lại khi nền kinh tế phát triển không ổn định, sản xuất bị đình trệ, nhân công bị thất nghiệp, lạm phát gia tăng…Các doanh nghiệp gặp khó khăn và rủi ro trong sản xuất kinh doanh. Cá tầng lớp dân cƣ sẽ mất lòng tin vào giá trị của đồng tiền…sẽ dẫn tới mất an toàn và rủi ro cho đồng vốn kinh doanh c ủa NHTM và khả năng huy động vốn của Ngân hàng cũng bị thu hẹp. Cơ chế chính sách pháp luật của Nhà nước: Cơ chế chính sách pháp luật động bộ, chặt chẽ, các định hƣớng phát triển kinh tế xã hội mang tính ổn định lâu dài sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo ra sự ổn định về mặt tâm lý cho các nhà đ ầu tƣ…qua đó giúp NHTM mở rộng đƣợc thị trƣờng huy động vốn, cũng nhƣ thị trƣờng đầu tƣ kinh doanh và ngƣợc lại. Các nhân tố khác nhƣ điều kiện chính trị xã hội, sự tiến bộ khoa học kĩ thuật, phong tục tập quán v.v... 22
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2