intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp ngành Thông tin thư viện: Những ưu điểm của quá trình áp dụng cổng tìm kiếm siêu dữ liệu Metalib tại Trung tâm Thông tin- tư liệu Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:88

32
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của đề tài nghiên cứu là tìm hiểu thực tế quá trình áp dụng cổng tìm kiếm Siêu dữ liệu Metalib tại TTTT-TL Viện KHCNVN, những ưu điểm của quá trình áp dụng thực tiễn cổng tìm kiếm Siêu dữ liệu Metalib và tìm ra những định hướng nhằm nâng cao hiệu quả của phần mềm này tại Trung tâm nói riêng cũng như các cơ quan TT-TV Việt Nam nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp ngành Thông tin thư viện: Những ưu điểm của quá trình áp dụng cổng tìm kiếm siêu dữ liệu Metalib tại Trung tâm Thông tin- tư liệu Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

  1. Khoá luận tốt nghiệp ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN KHOA THÔNG TIN - THƢ VIỆN -----000----- ĐỖ THỊ THANH TỊNH NHỮNG ƢU ĐIỂM CỦA QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG CỔNG TÌM KIẾM SIÊU DỮ LIỆU METALIB TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƢ LIỆU VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH : THÔNG TIN –THƢ VIỆN Hệ đào tạo : Chính quy Khóa học : QH 2008 - X HÀ NỘI, 2012
  2. Khoá luận tốt nghiệp LỜI CAM ĐOAN * * * Tôi xin cam đoan khóa luận là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của ai. Nội dung khóa luận có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin đƣợc đăng tải trên các tạp chí, các sách báo chuyên ngành và các trang tài liệu trực tuyến đều đƣợc liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo của khóa luận . Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với một đề tài tƣơng đối mới chắc chắn không tránh khỏi những khó khăn đặc biệt là về kiến thức và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học. Song trong quá trình nghiên cứu tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ, hƣớng dẫn hết sức tận tình của Ths. Phạm Tiến Toàn , ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi. Sự giúp đỡ, những ý kiến nhận xét của Thầy đã giúp tôi có thể hoàn thành đề tài này. Bên cạnh đó là sự giúp đỡ từ các thầy cô trong khoa Thông tin thƣ viện - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm thông tin –tƣ liệu Viện Khoa học và công nghệ nơi tôi tiến hành khảo sát, con xin nói lên lòng biết ơn sâu sắc đối với Ông Bà, Cha Mẹ đã chăm sóc, nuôi dạy con thành ngƣời. Bạn bè cùng lớp đã đóng góp ý kiến giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Với lòng biết ơn sâu sắc tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những giúp đỡ quý báu đó. Trong quá trình thực hiện đề tài do còn nhiều hạn chế về thời gian cũng nhƣ kinh nghiệm nên cũng khó tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong đƣợc sự quan tâm, chỉ bảo cũng nhƣ những đóng góp của thầy cô và các bạn.
  3. Khoá luận tốt nghiệp Tôi xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, tháng 02 năm 2012 Đỗ Thị Thanh Tịnh
  4. Khoá luận tốt nghiệp DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Giải thích 1 CNTT Công nghệ thông tin 2 CAS Server Central Authentication Service ( Hệ thống chứng thực tập trung) 3 CSDL Cơ sở dữ liệu 4 HTML HyperText Markup Language (Ngôn ngữ Đánh dấu Siêu văn bản) 5 HTTP The Hypertext Transfer Protocol ( Giao thức truyền tải siêu văn bản) 6 ISSN International Standard Serial Number (Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ) 7 KH&CNVN Khoa học và Công nghệ Việt nam 8 MARC Metadata Authority Description ( Khổ mẫu biên mục máy tính đọc đƣợc) 9 TTTV Thông tin- thƣ viện 10 TVS Thƣ viện số 11 TT-TL Thông tin- tƣ liệu 12 W3C The World Wide Web Consortium (Tiêu chuẩn thiết kế web) 13 SFX Context sensitive linking Máy chủ xƣ̉ lý nố i kế t gốc – chuyể n giao dịch vụ nố i kế t trong môi trƣờng học thuâ ̣t 14 XML Extensible Markup Language (Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng) Đỗ Thị Thanh Tịnh 1 K53 Thông tin –thư viện
  5. Khoá luận tốt nghiệp DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trung tâm ..................................................... 13 Hình 2: Cấu trúc hệ thống thư viện số ........................................................... …13 Hình 3: Metalib giúp nhiều nguồn tài nguyên hiển thị qua SFX ........................ 20 Hình 4: MetaLib tích hợp với SFX để chuyển giao tài nguyên ........................... 22 Hình 5: Giao diện hiển thị tìm kiếm tài nguyên trong Metalib ........................... 34 Hình 6: Đăng nhập theo tên và mật khẩu truy cập ............................................. 35 Hình 7: Giao diện truy cập biểu ghi trong SFX .................................................. 36 Hình 8: Giao diện hiển thị tìm kiếm tạp chí điện tử ............................................ 37 Hình 9 : Giao diện tìm kiếm Cơ sở dữ liệu ........................................................ 39 Hình 10: Giao diện tìm kiếm nhiều Cơ sở dữ liệu .............................................. 40 Hình 11 : Giao diện kết quả tìm kiếm nhiều cơ sở dữ liệu .................................. 42 Hình 12 : Tài nguyên trong metalib được hiển thị thành các bộ sưu tập ........... 47 Hình 13 : Thống nhất giao diện tìm kiếm ............................................................ 49 Hình 14: Tìm kiếm đồng thời trên nhiều Cơ sỡ dữ liệu khác nhau ................... 50 Hình 15: Các KnowledgeBase trong Metalib ..................................................... 52 Hình 16 : Cập nhật thông tin mô tả ..................................................................... 55 Hình 17 :Cập nhật thông tin chức năng .............................................................. 56 Hình 18 : Giao diện tạo lập khu vực nghiên cứu riêng ....................................... 61 Hình 19: Phân quyền truy cập tài nguyên đối với người dùng ........................... 62 Đỗ Thị Thanh Tịnh II K53 Thông tin – Thư viện
  6. Khoá luận tốt nghiệp MỤC LỤC MỞ ĐẦU .........................................................................................................6 1.Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................6 3. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................8 4. Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................8 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................8 6. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................9 7. Đóng góp của đề tài .....................................................................................9 8. Bố cục của khóa luận ...................................................................................9 NỘI DUNG ................................................................................................... 10 CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TRUNG TÂM THÔNG TIN TƢ LIỆU VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM, TỔNG QUAN VỀ CỔNG TÌM KIẾM SIÊU DỮ LIỆU METALIB .............................................................. 10 1.1 Khái quát về Trung tâm Thông tin tƣ liệu Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam ............................................................................................................... 10 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................... 10 1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm .................................................. 11 1.1.3 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ của Trung tâm ................................ 13 1.1.4 Nguồn tài nguyên .................................................................................... 16 1.1.5 Đặc điểm Người dùng tin và Nhu cầu tin của Trung tâm .................. 18 1.2 Tổng quan về cổng tìm kiếm siêu dữ liệu Metalib ................................. 19 1.2.1 Giải thích một số khái niệm .................................................................. 19 1.2.2 Lịch sử ra đời ...................................................................................... 21 Đỗ Thị Thanh Tịnh III K53 Thông tin – Thư viện
  7. Khoá luận tốt nghiệp 1.2.3 Những tính năng nổi bật ...................................................................... 21 1.2.4 Những lợi ích của việc sử dụng cổng tìm kiếm.................................... 23 1.2.5 Tình hình áp dụng trên thế giới ........................................................... 24 CHƢƠNG 2: NHỮNG ƢU ĐIỂM CỦA QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG CỔNG TÌM KIẾM SIÊU DỮ LIỆU METALIB TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN –TƢ LIỆU VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM ................................... 28 2.1 Sơ bộ về về tình hình áp dụng cổng tìm kiếm siêu dữ liệu Metalib tại Trung tâm ................................................................................................................ 28 2.1.1 Cơ sở áp dụng phần mềm .................................................................... 28 2.1.2 Lộ trình áp dụng tại Trung tâm ........................................................... 30 2.1.3 Thực trạng quá trình áp dụng tại Trung tâm. ..................................... 32 2.2 Những ƣu điểm của quá trình áp dụng Metalib trong việc tìm kiếm cơ sở dữ liệu điện tử tại Trung tâm ............................................................................. 45 2.2.1 Hướng tới lợi ích người dùng và các cấp chuyên gia ......................... 45 2.2.2 Dễ dàng quản lý .................................................................................. 47 2.2.3 Tìm kiếm liên hợp ................................................................................ 50 2.2.4 Khả năng xác thực truy cập tới nguồn tài nguyên thông tin ............... 51 2.2.5 Quản l‎ý tài nguyên thông tin thuận tiện với Cơ sở dữ liệu KnowledgeBase 52 2.2.6 Tùy biến và cá biệt hóa danh mục tài nguyên thông tin ...................... 59 2.2.7 Đặc tính phân quyền quản trị truy cập ................................................ 61 2.2.8 Hỗ trợ tiêu chuẩn thông tin thư viện.................................................... 64 CHƢƠNG 3 : MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG CỔNG TÌM KIẾM SIÊU DỮ LIỆU TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN TƢ LIỆU VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM66 3.1 Phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm ......................................... 66 3.1.1 Tăng cường đầu tư kinh phí ................................................................ 66 Đỗ Thị Thanh Tịnh IV K53 Thông tin – Thư viện
  8. Khoá luận tốt nghiệp 3.1.2 Lập kế hoạch sát sao và ưu tiên đầu tư cho việc thu thập, xử lý và xây dựng nguồn cơ sở dữ liệu điện tử tại cơ quan . ..................................................... 68 3.1.3 Các vấn đề bảo quản, khai thác và bản quyền............................................61 3.2 Đào tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng ................................................... 72 3.2.1 Đào tạo Người dùng tin ....................................................................... 73 3.2.2 Đào tạo cán bộ Trung tâm có trình độ làm chủ công nghệ tiên tiến .. 73 3.3 Khai thác triệt để ứng dụng phần mềm tại cơ quan ................................ 74 3.3.1 Tích hợp với các cổng thông tin chung ............................................... 74 3.3.2 Tích hợp các dịch vụ thuật ngữ ........................................................... 75 3.3.3 Xây dựng tiêu chuẩn cho kết quả tìm kiếm liên hợp ............................ 75 KẾT LUẬN................................................................................................... 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 78 PHỤ LỤC ................................................................................................................................... 72 Đỗ Thị Thanh Tịnh V K53 Thông tin – Thư viện
  9. Khoá luận tốt nghiệp MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thế kỷ XXI là thế kỷ của nền kinh tế tri thức. Tri thức với sức mạnh đã, đang và sẽ là công cụ, là động lực cho mọi sự phát triển. Tri thức đƣợc xem là một lực lƣợng sản xuất tạo ra của cải vật chất cho xã hội và giúp bảo tồn, phát huy và nâng cao sức mạnh của nhân loại. Trong xã hội hiện nay, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ đang diễn ra với quy mô rộng lớn trên toàn thế giới. Khi khoa học ngày càng trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp của xã hội thì thông tin thực sự trở thành nguồn lực quan trọng cho mỗi quốc gia và toàn nhân loại vững bƣớc trên con đƣờng phát triển. Đồng thời, thế kỷ XXI cũng chứng kiến những thành tựu của khoa học công nghệ đã và đang góp phần vào sự phát triển cũng nhƣ sử dụng, bảo tồn và phát huy các giá trị đó là một nhu cầu tất yếu. Thƣ viện – nơi bảo quản và phân phối tri thức là đối tƣợng cần áp dụng khoa học và công nghệ nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động. Với mục đích hoàn thiện quy trình nghiệp vụ, tăng cƣờng khả năng phục vụ ngƣời dùng tin, các thƣ viện và cơ quan thông tin đã từng bƣớc tin học hóa, tự động công tác phục vụ ngƣời dùng đọc . Đảng và Nhà nƣớc ta đang rất quan tâm tới nguồn lực thông tin và nhận thấy đƣợc vai trò của các cơ quan thông tin - Thƣ viện trong việc quản lý các nguồn lực thông tin đó là không thể thiếu Nghị quyết 16/NQTW của Bộ Chính trị về khoa học và công nghệ trong thời kỳ đổi mới đã nêu rõ : “Xây dựng hệ thống thông tin hiện đại hoá về khoa học và công nghệ kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan lãnh đạo và quản lý, các cơ quan nghiên cứu, các cơ sở sản xuất, dành quỹ ngoại tệ thích đáng để mua các tư liệu thông tin cần thiết từ nước ngoài, nhất là các nước có trình độ phát triển cao”. 6
  10. Khoá luận tốt nghiệp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện chức năng nghiên cứu cơ bản về khoa học tự nhiên và phát triển công nghệ theo các hƣớng trọng điểm của Nhà nƣớc . Trung tâm thông tin- tƣ liệu (TT-TL) Viện KHCNVN là một bộ phận vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của Viện. Đặc biệt trong những năm gần đây, với sự quan tâm của Viện KHCNVN Trung tâm đã kịp thời áp dụng những thành quả của Thƣ viện số trong hoạt động của trung tâm. Ứng dụng mới đây nhất tại Trung tâm TT-TL năm 2009 đó việc đƣa cổng tìm kiếm siêu dữ liệu Metalib vào vận hành thành công. Nhằm nâng cao nhận thức về ƣu điểm của cổng tím kiếm siêu dữ liệu Metalib trong việc khai thác nguồn tài nguyên số tại Trung tâm, cũng nhƣ tìm kiếm tài nguyên thông tin trong các CSDL tại các cơ quan TT-TV trên thế giới mà Trung tâm đƣợc cấp quyền truy cập nhằm cung cấp luận cứ khoa học cho công tác quản lý khoa học, công nghệ và xây dựng chính sách, chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ có trình độ cao cho đất nƣớc. Nắm bắt đƣợc điều đó với xu thế tất yếu của thời đại, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài khóa luận của mình là : “ Những ƣu điểm của quá trình áp dụng cổng tìm kiếm siêu dữ liệu Metalib tại Trung tâm Thông tin- tƣ liệu Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2. Lịch sử nghiên cứu Ứng dụng CNTT trong lĩnh vực thông tin- tƣ liệu là một xu hƣớng tất yếu Chính vì vậy, vấn đề ứng dụng CNTT nói chung và ứng dụng phần mềm tìm kiếm dữ liệu nói riêng đã đƣợc nhắc đến trong một số hội nghị, hội thảo ngành thông tin- thƣ viện trên thế giới và mới đây tại một số cơ quan TT-TV Việt nam, do đây là một phần mềm tƣơng đối mới và tại Trung tâm TT- TL Viện KH&CN là nơi đầu tiên áp dụng phần mềm này. Đây là một phần mềm khá quan trọng trong quá trình xây dựng Thƣ viện số tuy nhiên chƣa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào tại Việt Nam lấy cổng tìm kiếm Siêu dữ liệu Metalib làm đối tƣợng nghiên cứu .Với mong muốn đƣợc hiểu biết và tập dƣợt nghiên cứu một 7
  11. Khoá luận tốt nghiệp vấn đề mới trong lĩnh vực thông tin thƣ viện, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài : “ Những ƣu điểm của quá trình áp dụng cổng tìm kiếm siêu dữ liệu Metalib tại Trung tâm Thông tin- tƣ liệu Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam" Đề tài có sự tham khảo và chắt lọc ‎ý kiến trên một số phƣơng tiện thông tin đại chúng. Phần mềm tìm kiếm Siêu dữ liệu Metalib là một phần mềm mới xuất hiện trên thị trƣờng Việt Nam, hứa hẹn mang tính cạnh tranh cao so với các phần mềm ứng dụng khác. 3. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực tế quá trình áp dụng cổng tìm kiếm Siêu dữ liệu Metalib tại TTTT-TL Viện KHCNVN , những ƣu điểm của quá trình áp dụng thực tiễn cổng tìm kiếm Siêu dữ liệu Metalib và tìm ra những định hƣớng nhằm nâng cao hiệu quả của phần mềm này tại Trung tâm nói riêng cũng nhƣ các cơ quan TT-TV Việt Nam nói chung. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu lý luận : Nghiên cứu tổng thể lý thuyết về cổng tìm kiếm Siêu dữ liệu trong lĩnh vực TT-TV nói chung cũng nhƣ hệ thống các cơ quan TT-TV nói riêng, đặc biệt là những luận điểm nghiên cứu của các nhà khoa học về cổng tìm kiếm Siêu dữ liệu Metalib. Nghiên cứu thực tiễn: Khóa luận nghiên cứu, phân tích ƣu điểm của việc áp dụng Cổng tìm kiếm Siêu dữ liệu Metalib tại Viện KH&CN VN qua đó đƣa ra những định hƣớng nâng cao hiệu quả quá trình áp dụng cổng tìm kiếm Siêu dữ liệu Metalib Trung tâm TT-TL viện KH&CN VN trong thời gian tới. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu : Cổng tìm kiếm Siêu dữ liệu Metalib 8
  12. Khoá luận tốt nghiệp Phạm vi nghiên cứu: Tại Trung tâm TT-TL Viện KH&CN VN 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã sử dụng một số phƣơng pháp sau: - Khảo sát thực tế - Phân tích và tổng hợp tài liệu - Quan sát - Phỏng vấn 7. Đóng góp của đề tài Đề tài nêu bật những tính năng quan trọng cũng nhƣ những lợi ích của việc sử dụng cổng tìm kiếm siêu dữ liệu Metalib. Phân tích vai trò và ‎ý nghĩa của việc ứng dụng phần mềm tại một số nƣớc trên thế giới. Đồng thời nhìn nhận thực trạng ứng dụng cổng tìm kiếm tại Trung tâm TT-TL Viện KH&CN, một phần quan trọng trong việc xây dựng thƣ viện số tại Trung tâm, dựa trên cơ sở đó đi sâu nghiên cứu những ƣu điểm của phần mềm nhằm hỗ trợ ngƣời dùng tin cũng nhƣ thủ thƣ trong việc tìm kiếm tài nguyên số tại Trung tâm. Đƣa ra những định hƣớng quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng cổng tìm kiếm trong thời gian tới. 8. Bố cục của khóa luận Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận đƣợc chia làm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Khái quát về Trung tâm thông tin tƣ liệu Viện Khoa học và Công nghệ Việt nam, tổng quan về cổng tìm kiếm siêu dữ liệu Metalib. Chƣơng 2: Những ƣu điểm của quá trình áp dụng cổng tìm kiếm siêu dữ liệu Metalib tại Trung tâm thông tin tƣ liệu Viện Khoa học và Công nghệ Việt nam 9
  13. Khoá luận tốt nghiệp Chƣơng 3: Một số định hƣớng nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng cổng tìm kiếm siêu dữ liệu Metalib tại Trung tâm thông tin – tƣ liệu Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam NỘI DUNG CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TRUNG TÂM THÔNG TIN - TƢ LIỆU VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM, TỔNG QUAN VỀ CỔNG TÌM KIẾM SIÊU DỮ LIỆU METALIB 1.1 Khái quát về Trung tâm Thông tin tƣ liệu Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Tên cơ quan : Trung tâm Thông tin tƣ liệu viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Địa chỉ: A11-18 đƣờng Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà Nội Cơ quan chủ quản: Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Trung tâm Thông tin khoa học nay là Trung tâm Thông tin – Tƣ liệu đƣợc thành lập theo Quyết định số 595/VKH-TCCB ngày 12 tháng 10 năm 1982 của Viện Khoa học Việt Nam. 10
  14. Khoá luận tốt nghiệp Theo Quyết định số 2178/QĐ-KHCNVN ngày 30/12/2008 của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Trung tâm Thông tin – Tƣ liệu là đơn vị tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định tại Nghị định 43/2006/NĐ-CP, là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Viện KH & CN 1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Chức năng: Trung tâm Thông tin tƣ liệu (sau đây gọi tắt là Trung tâm) có chức năng giúp Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam thống nhất quản lý mạng lƣới thông tin – tƣ liệu khoa học và công nghệ ở mọi dạng thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Viện KH&CN VN) : thu thập, lƣu trữ, xử lý, tuyên truyền và phổ biến kiến thức, kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển thị trƣờng khoa học và công nghệ. Nhiệm vụ Trung tâm có các nhiệm vụ chủ yếu sau:  Quản trị, cập nhập và đƣa vào khai thác các nguồn thông tin khoa học và công nghệ đƣợc lƣu trữ, bảo quản tại Trung tâm.  Tổ chức quản lý, xây dựng kết nối nguồn tài nguyên điện tử và xây dựng môi trƣờng tích hợp tài nguyên thân thiện với ngƣời dùng.  Tổ chức xây dựng và khai thác các cơ sở dữ liệu (CSDL) của Trung tâm thông tin tƣ liệu (sách, tạp chí, báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu khoa học, bài báo trích, bộ sƣu tập chuyên đề…)  Cung cấp thông tin về thành tựu khoa học và công nghệ mới cho lãnh đạo Viện và các cán bộ khoa học thuộc Viện KH&CN VN. 11
  15. Khoá luận tốt nghiệp  Cung cấp các thông tin liên quan đến các hoạt động Sở hữu trí tuệ (Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích ...và các văn bản pháp lý mới có liên quan).  Lƣu trữ các kết quả nghiên cứu khoa học cấp nhà nƣớc và cấp Viện KH&CN VN  Thực hiện các đề tài nghiên cứu số liệu lịch Việt Nam và thế giới. Cung cấp số liệu lịch Việt Nam cho các nhà xuất bản trong cả nƣớc theo sự uỷ quyền của lãnh đạo Viện KH&CN VN.  Đào tạo nâng cao chất lƣợng hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thông tin – tƣ liệu trong mạng lƣới thƣ viện các viện chuyên ngành thuộc Viện KH&CN VN, tập trung vào hiện đại hoá hệ thống thông tin khoa học và công nghệ, xây dựng thƣ viện điện tử, xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế vào hoạt động thông tin - tƣ liệu.  Cung cấp các dịch vụ và thực hiện hợp tác quốc tế về thông tin – tƣ liệu khoa học.  Thông tin tuyên truyền về các hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ của Viện KH&CN VN trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng và quảng bá các sản phẩm khoa học và công nghệ của các đơn vị thuộc Viện KH&CN VN.  Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam giao cho theo qui định của pháp luật. 12
  16. Khoá luận tốt nghiệp 1.1.3 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ của Trung tâm BAN LÃNH ĐẠO TRUNG TÂM Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng quản lý Lƣu trữ nghiên thông thƣ thông tin thông tin tin sở tổng viện cứu khoa học hữu hợp‎ khoa học lịch công nghiệp Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trung tâm Các phòng ban của Trung tâm Thông tin tƣ liệu  Phòng Quản lý tổng hợp Là cơ quan giúp việc Giám đốc quản lý nhà nƣớc mọi mặt hoạt động của Trung tâm, có các bộ phận về tổ chức, hành chính, tài vụ, tài sản, kế hoạch, đào tạo cán bộ, thông tin tuyên truyền và hợp tác quốc tế. Phòng hiện có 6 cán bộ trong biên chế và 1 hợp đồng.  Phòng Thư viện 13
  17. Khoá luận tốt nghiệp Bổ sung, phân loại, quản lý và tổ chức khai thác, sử dụng hợp lý các loại sách báo, tạp chí khoa học của Viện. Đồng thời còn tổ chức quản lý, xây dựng kết nối nguồn tài nguyên điện tử và xây dựng môi trƣờng tích hợp tài nguyên thân thiện với ngƣời dùng. Đào tạo nâng cao chất lƣợng hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thông tin – tƣ liệu trong mạng lƣới thƣ viện các viện chuyên ngành thuộc Viện KH&CN VN. Hợp tác, trao đổi về thƣ viện học với các thƣ viện khác của nhà nƣớc và các ngành, các Bộ. Phòng hiện có 9 cán bộ trong biên chế và 2 hợp đồng.  Phòng Lưu trữ thông tin khoa học Lƣu trữ các tài liệu không công bố, các tƣ liệu khoa học kỹ thuật khác, nhƣ các báo cáo khoa học, tham quan khảo sát, thực tập, các luận án tiến sĩ, tiến sĩ khoa học, tài liệu điều tra cơ bản, phim ảnh, băng từ,... Tiến hành thu thập, phân loại, xử lý, bảo quản và tổ chức khai thác tài liệu khoa học kỹ thuật, lƣu giữ các tài liệu mật theo quy chế hiện hành. Thực hiện việc lập hồ sơ, tài liệu lƣu trữ của Trung tâm. Góp phần đào tạo cán bộ thuộc lĩnh vực lƣu trữ. Phòng hiện có 5 cán bộ trong biên chế.  Phòng Nghiên cứu Lịch Tổ chức nghiên cứu các vấn đề Lịch ở Việt Nam. Giúp Chủ tịch Viện tổ chức thẩm định, đánh giá các công trình nghiên cứu về Lịch Việt Nam. Tính toán và cung cấp bảng số liệu Lịch hàng năm cho Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và các Nhà xuất bản để giúp Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc về công tác xuất bản Lịch; thành lập Bảng đối chiếu âm 14
  18. Khoá luận tốt nghiệp lịch và dƣơng lịch chính thức của Nhà nƣớc. Theo dõi và tham gia cải cách Lịch thế giới. Phòng hiện có 3 cán bộ trong biên chế.  Phòng Thông tin khoa học Nhiệm vụ của phòng chủ yếu là thu thập, xử lý, phân tích, tổng hợp các loại hình tin có liên quan đến các lĩnh vực khoa học của Viện KH&CN VN. Ngoài ra tiến hành biên tập, xuất bản theo định kỳ các bản tin khoa học kỹ thuật: Bản tin Vật lý, bản tin Toán - Cơ, bản tin Sinh học, bản tin Hoá học, bản tin Các khoa học về Trái đất, bản tin Kỹ thuật nhiệt đới, bản tin Năng lƣợng, bản tin Điện tử, bản tin Khoa học và kỹ thuật thế giới, các bản tin chuyên đề, những thành tựu khoa học kỹ thuật đƣa vào sản xuất, tổ chức quản lý, các bản thông báo khoa học... Theo dõi, giúp đỡ các cơ sở xuất bản các ấn phẩm thông tin khoa học. Nghiên cứu, cải tiến nghiệp vụ hoạt động thông tin khoa học. Phòng hiện có 5 cán bộ trong biên chế.  Phòng Thông tin sở hữu công nghiệp Cung cấp các giải pháp kỹ thuật, các bản mô tả sáng chế đã công bố ở trong nƣớc và quốc tế. Cung cấp thông tin sáng chế có chọn lọc, định kỳ hàng tháng theo từng lĩnh vực mà Viện KH&CN VN đã và đang tiến hành nghiên cứu theo từng lĩnh vực mà Viện KH&CN VN đã và đang tiến hành nghiên cứu dƣới mọi dạng thông tin. Hƣớng dẫn các thủ tục cần thiết cho hoạt động đăng ký Sở hữu trí tuệ (Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích...). Hƣớng dẫn sử 15
  19. Khoá luận tốt nghiệp dụng thông tin tƣ liệu sáng chế trong các hoạt động nghiên cứu - triển khai, phòng hiện có 4 cán bộ trong biên chế. 1.1.4 Nguồn tài nguyên Trung tâm TT- TL Viện KH&CN VN đã và đang có các CSDL khoa học và công nghệ sau: Cơ sở dữ liệu:  CSDL Sách: gồm gần 20.000 đầu tên sách, mới cập nhập khoảng 9.000 biểu ghi thƣ mục.  CSDL tạp chí : ScienceDirect của NXB Elsevier gồm 2156 đầu tạp chí nằm trong 14 chủ đề, 7 tạp chí của Hiệp hội Vật lý Mỹ AIP - APS , 66 tạp chí của Viện Vật lý Anh – IOP, cùng với 1200 đầu tạp chí của NXB Springer, các tạp chí của ProQuest Central cũng nhƣ các tạp chí Science Online and Science Now của NXB American Asociation for the Advancement of Science và sắp tới là 34 tạp chí điện tử của Amerian Chemical Society và 11 tạp chí điện tử của American Institute of Physics, trong đó có 652 tên tạp chí tiếng Latinh, 144 tên tạp chí tiếng Slavơ, với hơn 107.000 biểu ghi, các cán bộ nghiên cứu Viện KH&CN VN có thêm nguồn dữ liệu phong phú, giá trị phục vụ cho công tác chuyên môn cũng nhƣ nghiên cứu của mình. o SCIDOC Tiếng Việt: Tập hợp những bài báo của cán bộ nghiên cứu của Viện KH & CN Việt Nam đăng trên các tạp chí trong và ngoài nƣớc, các hội thảo, hội nghị khoa học trong nƣớc và quốc tế do Viện tổ chức, các tuyển tập, sách của các tác giả thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Đây là CSDL đƣợc xây dựng từ năm 1994 với số lƣợng biểu ghi trên 20.000 biểu, trên phần 16
  20. Khoá luận tốt nghiệp mềm ISIS for Windows. SCIDOC tiếng Việt là CSDL thƣ mục đa ngành về khoa học Trái đất…, đƣợc xây dựng khá công phu và có chất lƣợng. o SCIDOC phiên bản tiếng Anh: Nội dung bao quát giống nhƣ SCIDOC phiên bản tiếng Việt. SCIDOC tiếng Anh đƣợc xây dựng từ 2001, số lƣợng biểu ghi hiện có khoảng 6000 biểu. SCIDOC tiếng Anh cũng đƣợc xây dựng trên phần mềm ISIS for Windows, với cấu trúc cũng tƣơng tự nhƣ SCIDOC tiếng Việt. o ĐTCB (điều tra cơ bản): Hệ CSDL ĐTCB cập nhật các kết quả nghiên cứu về tài nguyên, điều kiện tự nhiên và môi trƣờng thuộc các lĩnh vực địa lý, địa chất, vật lý địa cầu, hải dƣơng học... Kinh phí cho nguồn tài nguyên điện tử chủ yếu từ ngân sách nhà nƣớc và đƣợc chú trọng bổ sung, tăng cƣờng hàng năm. Tăng cƣờng nguồn tài nguyên điện tử có đƣợc bằng chia sẻ, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nƣớc. Trọng tâm bổ sung tài nguyên thuộc các lĩnh vực nghiên cứu trọng điểm của Viện KH &CNVN nhƣ: Công nghệ thông tin và tự động hoá, Nghiên cứu biển và công trình biển, Phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, Các chất có hoạt tính sinh học, Công nghệ môi trƣờng, Điện tử. Cơ điện tử. Công nghệ vũ trụ, Khoa học vật liệu, Sinh thái và tài nguyên sinh vật, Công nghệ sinh học. Các bản tin khoa học Hàng năm xuất bản Bản tin điện tử “Tóm tắt các patent đã đƣợc công bố trong nƣớc và quốc tế” theo các hƣớng nghiên cứu trọng điểm của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Có thể hỗ trợ các dịch vụ sau đây: Cung cấp thông tin về các giải pháp kỹ thuật, các sáng chế đã công bố trong và ngoài nƣớc theo các hƣớng nghiên cứu trọng điểm của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, bản tin “Thông tin khoa học và công nghệ”. 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1