Khoá luận tốt nghiệp: Phát triển du lịch biển ở xã Hải Thịnh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
lượt xem 6
download
Khoá luận "Phát triển du lịch biển ở xã Hải Thịnh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu và đánh giá thực trạng trong việc phát triển du lịch biển ở xã Hải Thịnh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định; Đưa ra những giải pháp nhằm định hướng phát triển du lịch biển ở xã Hải Thịnh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp: Phát triển du lịch biển ở xã Hải Thịnh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA: QUẢN LÝ XÃ HỘI TÊN ĐỀ TÀI : PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN Ở XÃ HẢI THỊNH, HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Trần Thị Huế Mã sinh viên: 2005VDLA027 Lớp: Văn hóa Du lịch 20A Giảng viên hướng dẫn: Ths. Lê Thị Thanh Tuyền Hà Nội – Năm 2024
- LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan Báo cáo Khóa luận tốt nghiệp đề tài “Phát triển du lịch biển ở xã Hải Thịnh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định” là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân. Những lý thuyết được trình bày trong khóa luận đều được sử dụng từ các tài liệu mà tôi đã tham khảo và được trích rõ ràng ở phần tài liệu tham khảo đã có trong khóa luận. Tất cả các số liệu, kết quả trình bày trong khóa luận hoàn toàn trung thực, chính xác và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác trước đây. Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 21 tháng 4 năm 2024. Sinh viên Huế Trần Thị Huế
- LỜI CẢM ƠN Trong suốt 4 năm học tập trên ghế nhà trường và trải qua quá trình trải nghiệm và tiếp xúc thực tế tại xã Hải Thịnh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Em đã học hỏi được rất nhiều kiến thức, kĩ năng cần thiết và hữu ích. Đặc biệt quan trọng nhất đó là em đã hoàn thành xong bài nghiên cứu báo cáo tốt nghiệp của mình. Để có được kết quả đó chính là nhờ sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô, các anh chị trong nhà trường và địa phương. Em xin tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất! Em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Lê Thị Thanh Tuyền giảng viên hướng dẫn báo cáo tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn cô vì cô đã tạo điều kiện hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận. Cảm ơn cô vì cô đã dành những tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt cho em rất nhiều kiến thức quý báu. Luôn động viên và thông cảm cho em trong suốt quá trình làm. Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cô, các chú, các anh chị tại địa bàn xã Hải Thịnh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Cảm ơn mọi người đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn và cung cấp những tài liệu cần thiết để em hoàn thanh báo cáo khóa luận đúng thời hạn, đúng yêu cầu. Sau cùng em xin chúc sức khỏe thầy cô học tại Học viện Hành chính quốc gia, khoa Quản lý xã hội, các cô chú, anh, chị tại địa bàn xã Hải Thịnh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam định luôn mạnh khỏe, thành công và hạnh phúc. Bài báo cáo của em tuy đã hoàn thành song vẫn còn tồn tại thiếu sót và hạn chế, rất mong nhận được sự đánh giá và đóng góp ý kiến của các thầy cô để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn !
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2. 1. Cơ sở lưu trú ở biển Hải Thịnh từ năm 2018-2023.......................................... 28 Bảng 2. 2. Lượng khách và tổng thu từ khách du lịch đến với biển Hải Thịnh giai đoạn 2018 – 2023 ....................................................................................................................... 34
- DANH MỤC VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt DL Du lịch KTB Kinh tế biển VH – TT và DL Văn hóa – Thể thao và Du lịch LĐ – TB và XH Lao động – Thương binh và Xã hội
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ...................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 5 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 6 4.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................. 6 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 6 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 6 6. Đóng góp mới của đề tài.................................................................................................. 7 7. Bố cục của đề tài .............................................................................................................. 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ......................... 8 1.1. Những khái niệm ....................................................................................................... 8 1.1.1. Khái niệm du lịch................................................................................................ 8 1.1.2. Khái niệm du lịch biển ........................................................................................ 9 1.1.3. Đặc điểm của du lịch biển .................................................................................. 9 1.2. Ý nghĩa kinh tế - xã hội của phát triển du lịch biển ................................................ 10 1.2.1. Ý nghĩa kinh tế của phát triển du lịch biển ....................................................... 10 1.2.2. Ý nghĩa xã hội của phát triển du lịch biển ........................................................ 11 1.3. Nội dung phát triển du lịch biển.............................................................................. 11 1.3.1. Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch biển ................................................................. 11 1.3.2. Phát triển sản phẩm du lịch biển ....................................................................... 12 1.3.3. Phát triển nguồn nhân lực du lịch biển ............................................................. 12 1.3.4. Phát triển công tác quản lý và khai thác tài nguyên du lịch biển ..................... 13 1.3.5. Phát triển công tác xúc tiến và quảng bá du lịch biển ...................................... 13 1.3.6. Phát triển công tác bảo vệ môi trường biển ...................................................... 14 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch biển................................................. 15 1.4.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................................. 15 1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 16 1.4.3. Tình hình chính trị và các điều kiện an toàn đối với du khách ......................... 18 1.5. Kinh nghiệm phát triển du lịch biển tại Nha Trang tỉnh Khánh Hòa ...................... 19
- Tiểu kết chương 1 ............................................................................................................ 21 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN Ở XÃ HẢI THỊNH, HUYỆN HẢI HẬU , TỈNH NAM ĐỊNH ....................................................................... 22 2.1. Khái quát về xã Hải Thịnh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định ................................. 22 2.1.1. Giới thiệu chung về huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định ....................................... 22 2.1.2. Giới thiệu chung về du lịch biển ở xã Hải Thịnh ............................................. 25 2.2. Thực trạng phát triển du lịch biển ở xã Hải Thịnh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định ........................................................................................................................................ 26 2.2.1. Phát triển cơ sở vật chất và hạ tầng du lịch biển .............................................. 26 2.2.2. Phát triển sản phẩm du lịch biển ....................................................................... 29 2.2.3. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch ....................................................... 31 2.2.4. Phát triển công tác quản lý và khai thác tài nguyên du lịch ............................. 33 2.2.5. Phát triển công tác xúc tiến và quảng bá du lịch .............................................. 34 2.2.6. Phát triển công tác bảo vệ môi trường .............................................................. 37 2.3. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch biển ở xã Hải Thịnh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. ...................................................................................................................... 38 2.4.1. Mặt tích cực ...................................................................................................... 38 2.4.2. Mặt hạn chế ....................................................................................................... 39 2.4.3. Nguyên nhân ..................................................................................................... 40 Tiểu kết Chương 2 ........................................................................................................... 42 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN Ở XÃ HẢI THỊNH, HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH ........................................................................ 43 3.1. Định hướng phát triển du lịch biển ở xã Hải Thịnh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. ............................................................................................................................... 43 3.2. Một số giải pháp phát triển du lịch biển ở xã Hải Lý, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định ................................................................................................................................ 44 3.2.1. Đầu tư và cải thiện cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng du lịch biển.......................... 44 3.2.2. Tăng cường thu hút vốn đầu tư cho phát triển du lịch biển .............................. 45 3.2.3. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch biển và hướng tới sản phẩm có giá trị cao 46 3.2.4. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch ........................................................ 46 3.2.5. Bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch biển ..................................................... 47 3.2.6. Tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng tổ chức thực hiện du lịch biển ... 47
- 3.2.7. Đẩy mạnh xúc tiến và quảng bá du lịch ............................................................ 48 3.3. Một số đề xuất và kiến nghị .................................................................................... 49 3.3.1. Đối với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định ............................. 49 3.3.2. Đối với UBND huyện Hải Hậu......................................................................... 49 3.3.3. Đối với cộng đồng địa phương ......................................................................... 50 3.3.4. Đối với Doanh nghiệp....................................................................................... 50 3.3.5. Đối với khách du lịch........................................................................................ 51 Tiểu kết Chương 3 ........................................................................................................... 52 KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 54 PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 56
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Du lịch là ngành có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế tổng hợp tại Việt Nam, đây chính là ngành dịch vụ không khói, ít gây ô nhiễm môi trường, có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động đồng thời mở ra những dịch vụ, trải nghiệm giúp khách du lịch trong và ngoài được vừa được nghỉ ngơi, vừa được khám phá những điều hay mới lạ tại các khu du lịch khác nhau, vừa là cơ hội mở cửa ngoại giao hội nhập với các nước trên thế giới. Vừa là cầu nối giao lưu văn hóa đa quốc gia. Bước tới kỷ nguyên toàn cầu hóa, hội nhập và phát triển không ngừng như hiện nay, Việt Nam ngày càng mở rộng nhiều chính sách ngoài giao đa phương, thúc đẩy sự phát triển của du lịch, con người Việt Nam ngày càng có nhiều cơ hội giới thiệu, tận dụng mọi lợi thế của quốc gia về an ninh, chính trị ổn định, con người Việt Nam mến khách, cần cù, hiền hậu, đặc biệt tài nguyên do mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho dải đất hình chữ S. Những cánh rừng vàng, biển bạc, núi sông hùng vĩ, thảm thực vật đa dạng phong phú về cả núi, rừng, biển đảo, sông suối, thêm vào đó là các món ăn ngon, nhiều gia vị, ẩm thực dồi dào, nhiều phong tục truyền thống văn minh, lâu đời, văn hóa dân tộc đậm đà bản sắc... Với thương hiệu du lịch quốc gia "Việt Nam - Điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn, nhân văn, hiếu khách, thuận lợi". Đây chính là cơ hội để mỗi tỉnh thành, con người khai thác nguồn tài nguyên du lịch nhân văn, đưa ra nhiều hình thức, sản phẩm du lịch tới cộng đồng, phát huy được các giá trị văn hóa dân tộc, hấp dẫn mọi du khách. Góp phần thúc đẩy sự phát triển của du lịch, đưa đất nước Việt Nam, con người Việt Nam ra giới thiệu với thế giới và đưa thế giới đến với Việt Nam. Trong chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 của Ban Chấp hành Trung ương đảng tại Nghị quyết 36/NQ-TW đã xác định, du lịch là một trong những ngành kinh tế chủ lực của ngành kinh tế biển, hình thành văn hóa sinh thái biển; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trường biển, tình trạng sạt lở bờ biển và biển xâm thực; phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển quan trọng. 1
- Ờ vùng ĐBSH, Nam Định là tỉnh đồng bằng ven biển nằm ở trung tâm vùng Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, phía Đông giáp tỉnh Thái Bình, phía Tây giáp tỉnh Ninh Bình, phía Nam và Đông Nam giáp biển Đông, phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam. Hiện nay, với thế mạnh về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, Nam Định đang đầu tư phát triển nhiều loại hình du lịch trong đó du lịch văn hóa, du lịch sinh thái và du lịch biển đảo đang là các hướng đi được nơi đây ưu tiên phát triển. Với lợi thế bờ biển dài 72km bắt đầu từ cửa sông Ba Lạt là nơi dòng sông Hồng chảy về với biển Đông đến cửa sông Đáy với hai bãi biển là Thịnh Long (huyện Hải Hậu), Quất Lâm (huyện Giao Thủy). Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định, quý I năm 2024, có khoảng 715 nghìn lượt khách tới các điểm tham quan du lịch của tỉnh, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng thu từ du lịch ước đạt 164 tỷ đồng, tăng 33,3% so với cùng kỳ năm 2023. Kết quả này cho thấy Nam Định đã tận dụng nguồn tài nguyên của mình để quảng bá, lan tỏa mạnh mẽ các giá trị lịch sử, văn hóa, tiềm năng du lịch, tận dụng thế mạnh của vùng đất, đưa con người Nam Định đến với du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì Nam Định vẫn còn nhiều những tiềm năng chưa được khai thác hết, những vấn đề liên quan tới ôi nhiễm môi trường, trình độ nhân lực còn hạn chế… Là một sinh viên khoa Quản lý xã hội, ngoài những kiến thức ở trường đã được học tập và rèn luyện, trong quá trình tham gia khảo sát tại tỉnh và là một người con của tỉnh Nam Định, nhận thức được vấn đề phát triển du lịch cần phải có chính sách, chiến lược và khả năng đánh giá thực trạng các vần đề để có phương án và định hướng trong việc phát triển du lịch biển. Nhận thức được tầm quan trọng của ngành du lịch cũng như sự phát triển của du lịch biển đảo trong việc khai thác, bảo tổn và gìn giữ các giá trị tài nguyên du lịch, với mong muốn đóng góp một phần nao đó trong việc xây dựng ngành du lịch biển đảo đối với quê hương mình, em xin chọn đề tài: “Phát triển du lịch biển ở xã Hải Thịnh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định” làm đề tài cho bài Khóa luận tốt nghiệp của mình. 2
- 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Nhóm tài liệu nghiên cứu về phát triển du lịch biển: 1. Bài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của tác giả Phan Công Nhựt (2015) đã nghiên cứu về đề tài: "Nghiên cứu sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam". Bài nghiên cứu đã thu thập và đánh giá về mức độ quan trọng và mức độ hài lòng của các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam với các tiêu chí: Tài nguyên du lịch biển đảo; Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ, môi trường; Trải nghiệm các sản phẩm du lịch biển đảo; Chính sách quản lý, quảng bá, xúc tiến du lịch biển đảo… đồng thời thu thập thông tin cá nhân của khách du lịch tại vùng biển đảo Quảng Nam để đánh giá về mức độ hài lòng của các yếu tố về sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam với 5 mức độ: không hài lòng, ít hài lòng, bình thường, hài lòng và rất hài lòng. Từ những kết quả này, tác giả đưa ra các giải pháp tăng cường chất lượng và đa dạng các sản phẩm du lịch biển đảo của Quảng Nam trong thời gian tới. Đầu tư về công tác tuyên truyền và quảng bá sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam. Việc phát triển biển đảo còn phải gắn liền với an ninh quốc gia, an toàn biển đảo và thể hiện chủ quyền biển đảo của đất nước[6] 2. Bài nghiên cứu Luận văn tốt nghiệp của tác giả Nguyễn Thị Thúy (2011) về đề tài: "Phát triển bền vững du lịch biển Hải Phòng" đã nghiên cứu vấn đề du lịch biển trên địa bàn thành phố Hải Phòng trên những quan điểm phát triển bền vững. Các vấn đề được đưa ra trong nghiên cứu này là: • Những vấn đề chủ yếu trong việc phát triển bền vững du lịch biển • Thực trạng và những vấn đề du lịch biển Hải phòng theo hướng bền vững • Từ đó đề xuất các định hướng và một số giải pháp nhằm phát triển bền vững du lịch biển ở Hải Phòng[7] 3. Bài nghiên cứu Luận án tiến sĩ học của tác giả Lâm Thị Thúy Phượng (2021) đã nghiên cứu đề tài: "Phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên" đã nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch biển đảo tỉnh Phú Yên, trong đó tập trung và tài nguyên du lịch biển đảo. Ngoài ra, tác giả phân tích thực trạng phát triển du lịch biển đảo tỉnh Phú Yên dưới góc độ Địa lý học theo các tiêu chí (khách du lịch, doanh thu du lịch, 3
- lao động du lịch, cơ sở vật chất...). Theo lãnh thổ: tập trung vào một số hình thức tổ chức du lịch biển đảo cấp tỉnh...Trong luận án, tác giả đã đánh giá và phân tích thực trạng phát triển du lịch biển đảo tỉnh Phú Yên và từ đó đề xuất định hướng cũng như những giải pháp nhằm phát triển du lịch biển đảo đến năm 2025 và tầm nhìn 2030[9] 4. Bài nghiên cứu của tác giả Lê Văn Tấn trong Tạp chí Khoa học Đại học Hạ Long Số. 10 (2023): Số đặc biệt: Văn hóa - Du lịch trong thế giới hội nhập về đề tài:"Phát triển một số loại hình du lịch tại Sơn Hào, Quan Lạn, Vân Đồn, Quảng Ninh". Bài nghiên cứu tập trungvào ba loại hình du lịch phù hợp với thực tiễn tiềm năng của điểm đến: du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng. Bài nghiên cứu đưa ra giải phap ưu tiên việc điều phối, tổ chức và sắp xếp cho khách đến Quan Lạn theo hình thức nhóm nhỏ (dưới 10 người) và liên kết chặt chẽ với chính quyền địa phương của điểm đến để việc đưa khách du lịch đến được thuận lợi nhất. Điểm đến có mật độ dân cư thưa thớt, bãi tắm còn hoang sơ cũng là một gợi ý được nhiều du khách lựa chọn. Với cách làm như vậy, du lịch Sơn Hào sẽ có những khởi sắc bền vững trong vài năm tới đây, góp phần khẳng định thương hiệu du lịch Vân Đồn nói riêng và du lịch biển đảo Quảng Ninh nói chung[8] 5. Tác giả Trần Thị Lan cũng đã quan tâm đến các điều kiện phát triển du lịch đảo Lý Sơn cùng với việc bảo vệ chủ quyền quốc gia qua việc nghiên cứu đề tài: “Các điều kiện để phát triển du lịch Lý Sơn để khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam”[11] 6. Tác giả Hà Văn Siêu cũng đã quan tâm đến những điều kiện, tiềm năng phát triển du lịch vùng duyên hải Miền Trung với việc nghiên cứu đề tài: “Những vấn đề và điều kiện để tạo những bước đột phá trong thu hút đầu tư phát triển du lịch các tỉnh/thành phố vùng duyên hải miền Trung.”[10] 7. Tác giả Phạm Trung Lương (2008), cũng đã quan tâm đến những vấn đề về: “Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo vệ môi trường du lịch với sự tham gia của cộng đồng góp phần phát triển du lịch bền vững trên đảo Cát Bà – Hải Phòng”. Từ đó đưa ra các biện pháp và định hướng để du khách và cộng đồng cùng thực hiện những biện pháp để 4
- phát triển du lịch lịch bền vững trên đảo Cát Bà[4] 8. Nhóm tài liệu nghiên cứu phát triển du lịch biển ở tỉnh Nam Định: Tác giả Trần Thị Ngoan (2016) tập trung nhiên cứu các hoạt động phát triển kinh tế của biển Nam Định trong một số ngành thủy hải sản, du lịch biển,... với đề tài: “ Phát triển kinh tế biển ở tỉnh Nam Định.”[5] Như vậy, đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu về phát triển du lịch biển đảo nói chung, và phát triển du lịch biển ở tỉnh Nam Định nói chung. Tuy nhiên, qua góc nhìn của bản thân, em nhận thấy rằng các công trình nghiên cứu đã đóng góp tích cực trong việc nghiên cứu phát triển du lịch, các giải pháp đưa ra đều giúp cho địa phương phát triển kinh tế, người dân có thêm việc làm, khách du lịch có nhiều trải nghiệm và ấn tượng với địa điểm du lịch. Mặc dù do bị giới hạn về kiến thức, tài liệu… Một số công trình đã nghiên cứu lâu đã không còn đúng với tình hình hiện tại, một số công trình còn khái quát và sơ lược, còn nhiều khía cạnh chưa được phân tích, làm rõ, đánh giá… điển hình là trong thời gian gần đây chưa có đề tài nào đề cập và đi vào chuyên sâu nghiên cứu về giải pháp pháp triển du lịch biển huyện Hải Hậu, Nam Định. Từ những góc nhìn, đánh giá của bản thân, tôi nhận thấy cần thiết phải có những công trình nghiên cứu sâu sắc về vấn đề này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Du lịch biển ở xã Hải Thịnh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định Phạm vi nghiên cứu: - Thời gian: Dữ liệu được tổng hợp và phân tích trong giai đoạn 2021 – 2023. - Không gian: xã Hải Thịnh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định - Nội dung: Bài nghiên cứu phân tích cơ sở lý luận trong phát triển du lịch biển. Nghiên cứu và đánh giá thực trạng phát triển du lịch biển ở xã Hải Thịnh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Từ đó tác giả đưa ra những giải pháp nhằm định hướng phát triển du lịch biển ở xã Hải Thịnh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định 5
- 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu và đánh giá thực trạng trong việc phát triển du lịch biển ở xã Hải Thịnh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. - Đưa ra những giải pháp nhằm định hướng phát triển du lịch biển ở xã Hải Thịnh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu đề ra, khóa luận tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: - Tổng quan các nguồn lại liệu, công trình nghiên cứu trong nước nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch biển. - Phân tích thực trạng phát triển du lịch biển của xã Hải Thịnh - Đề xuất định hướng và một số giải pháp nhằm phát triển du lịch biển của xã Hải Thịnh đến năm 2025 và tầm nhìn 2030. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháo khảo sát thựa địa: Sử dụng phương pháp này để quan sát và tìm hiểu thông tin từ địa bàn nghiên cứu để áp dụng việc nghiên cứu lý luận gắn với thực tiễn, bổ sung cho lý luận ngày càng hoàn chỉnh, tác giả có cái nhìn cụ thể, sử dụng các thiết bị quay chụp ghi lại thông tin cảnh vật, cuộc sống, hoạt động của người dân, dễ dàng quan sát, đánh giá, ghi chép lại các số liệu, hình ảnh thực tế... - Phương pháp thu thập tài liệu: tác giả tìm hiểu và dựa trên nhiều nguồn thông tin trong nước và quốc tế, các bài báo, tạp chí, nguồn số liệu của Tổng cục thống kê, Tổng cục du lịch, …liên quan tới việc phát triển du lịch để xây dựng cơ sở luận cứ để chứng minh giả thuyết, từ dó đưa ra quan điểm cá nhân, tiến hành xử lý và phân tích nhằm đánh giá thực trạng, tình hình vấn đề đang nghiên cứu. Đồng thời tác giả cũng sẽ đến trực tiếp địa bàn nghiên cứu để đánh giá, phân tích thực trạng hiện tại của vấn đề đang được nghiên cứu. - Phương pháp tổng hợp phân tích: tác giả dựa vào những lý thuyết đã thu tập được, sau đó phân tích thành nhiều khía cạnh, những mặt khác nhau để đưa ra một lý thuyết 6
- logic, có chọn lọc, đảm bảm những thông tin cần thiết được tổng hợp, phù hợp, phục vụ cho đề tài nghiên cứu. 6. Đóng góp mới của đề tài Qua việc nghiên cứu khảo sát thực tế địa phương và đánh giá thực trạng trong việc phát triển du lịch biển của xã Hải Thịnh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Đề tài mong muốn giúp cho người đọc hiểu biết sâu sắc hơn về phát triển du lịch biển của xã Hải Thịnh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, cũng như mong muốn sẽ là một nguồn phương tiện quan trọng cho những ai quan tâm tới du lịch biển Hải Thịnh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. 7. Bố cục của đề tài Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được kết cấu 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch biển Chương 2. Thực trạng về phát triển du lịch biển ở xã Hải Thịnh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Chương 3. Giải pháp về phát triển du lịch biển ở xã Hải Thịnh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. 7
- CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN 1.1. Những khái niệm 1.1.1. Khái niệm du lịch Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) - một tổ chức thuộc Liên hợp quốc: “Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư”[12] Theo từ điển Bách khoa toàn thư của Việt Nam (1995), “Du lịch có hai nghĩa: một là, du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa nghệ thuật. Hai là, du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước. Đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình. Về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn, có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ. Hầu như nước nào cũng coi trọng phát triển hoạt động du lịch.”[2] Theo khoản 1 Điều 3 Luật Du lịch 2017: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.[3] 8
- Trong Giáo trình kinh tế du lịch của nhóm tác giả Nguyễn Văn Đính, Trần Minh Hòa (2006) có đưa ra định nghĩa: “Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế chính trị - xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp”.[1] 1.1.2. Khái niệm du lịch biển Theo Cục du lịch quốc gia Việt Nam: “Du lịch biển là hoạt động du lịch được tổ chức phát triển trên lãnh thổ vùng ven biển và vùng biển ven bờ (bao gồm cả các đảo ven bờ), vì vậy hoạt động phát triển du lịch biển chủ yếu dựa vào đặc điểm tự nhiên và tiềm năng du lịch của lãnh thổ địa lý này” “Du lịch biển là loại hình du lịch gắn liền với biển, thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động tắm biển, nghỉ dưỡng, thể thao biển (bóng chuyền bãi biển, lướt ván...).”[13] 1.1.3. Đặc điểm của du lịch biển • Phân bố Đặc điểm chính là tính phân bổ của của du lịch biển, nguồn tài nguyên này được phân bổ ở những nơi có tài nguyên biển đảo. Hiện nay, biển đảo của nước ta kéo dài từ Móng Cái – Quảng Ninh đến Hà Tiên tỉnh Kiên Giang, tổng chiều dài đường bờ biển là 3260 m, với số lượng hòn đảo lớn nhỏ lên tới 3000 hòn, hơn 1 triệu km2 mặt nước biển được phân bố và trải dài các đảo lớn nhỏ hầu hết các tỉnh phía Bắc tới phía Nam. • Tính mùa vụ Đặc điểm khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Chính vì vậy mà yếu tố khí hậu có tác động cực kỳ lớn tới hoạt động du lịch biển. Thông thường, vào mùa hè, khi khí hậu nóng bức thì đây là khoảng thời gian xu hướng du lịch biển, nghỉ dưỡng tăng cao, cao điểm. Ngược lại, mùa đông lại là mùa thấp điểm của du lịch biển đảo nhất là đối với các tỉnh miền Bắc do chịu ảnh hưởng của không khí lạnh, không thích hợp cho các loại hình tắm biển và nghỉ dưỡng. Đặc biệt, Việt Nam nằm trong phạm vi chịu ảnh hưởng của bão nhiệt đới, thời tiết diễn biến thất thường nên làm gián đoạn hoạt động du lịch biển đảo. 9
- • Sự đa dạng về các loại hình du lịch Đặc điểm đa dạng là nổi trội vì, du lịch biển đảo có thể đa dạng rất nhiều loại hình du lịch khác nhau như lướt sóng, thể thao, trekking, lặn biển thám hiểm, kết hợp với những chuyeetsn nghỉ dưỡng, cắm trại…. đáp ứng tất cả các nhu cầu của khách hàng mỗi dịp hè về. 1.2. Ý nghĩa kinh tế - xã hội của phát triển du lịch biển 1.2.1. Ý nghĩa kinh tế của phát triển du lịch biển - Tăng cường GDP và thu nhập quốc gia: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng du lịch biển đóng góp một phần đáng kể vào GDP của các quốc gia có bờ biển. Việc thu hút khách du lịch đến các điểm du lịch biển không chỉ tạo ra thu nhập trực tiếp từ dịch vụ du lịch mà còn kích thích các lĩnh vực khác như khách sạn, nhà hàng, mua sắm và vận tải. - Tạo việc làm và nâng cao năng suất lao động: Phát triển du lịch biển tạo ra cơ hội việc làm cho cộng đồng địa phương, từ nhân viên lễ tân, hướng dẫn viên du lịch đến người làm vệ sinh và nhà hàng. Điều này giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp và tăng cường thu nhập cho người lao động, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống. - Kích thích đầu tư hạ tầng: Phát triển du lịch biển đòi hỏi việc đầu tư vào hạ tầng như đường bộ, cầu cảng, sân bay và các cơ sở vật chất khác. Việc này không chỉ cải thiện môi trường kinh doanh mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp khác. -Thúc đẩy tiêu dùng và sản xuất nội địa: Du lịch biển tạo ra một nhu cầu tiêu dùng mới, từ dịch vụ lưu trú, ẩm thực địa phương đến mua sắm sản phẩm địa phương. Điều này thúc đẩy sản xuất nội địa và tạo ra các cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp địa phương. - Cải thiện đời sống và phân phối thu nhập: Phát triển du lịch biển không chỉ tạo ra thu nhập cho các doanh nghiệp và người lao động mà còn giúp cải thiện đời sống của 10
- cộng đồng địa phương. Thu nhập từ du lịch có thể được sử dụng để đầu tư vào giáo dục, y tế và hạ tầng, từ đó tạo ra một môi trường sống tốt hơn và phân phối thu nhập một cách công bằng. 1.2.2. Ý nghĩa xã hội của phát triển du lịch biển Hoạt động du lịch biển đóng góp một vai trò không thể phủ nhận trong việc nâng cao đời sống của cộng đồng, cung cấp công ăn việc làm ổn định, và mở rộng kiến thức về văn hóa xã hội cho cả du khách trong và ngoài nước. Nó tạo ra những trải nghiệm quý báu cho du khách quốc tế, thúc đẩy giao lưu văn hóa, và gìn giữ các truyền thống dân tộc, tăng cường tình đoàn kết và tình hữu nghị giữa các khu vực và quốc gia. Hiệu quả kinh tế - xã hội của ngành du lịch biển là một bước tiến lớn trong việc kiểm soát sự đô thị hóa không cân đối, một tác động phổ biến của các nền kinh tế phát triển. Nó cung cấp hàng ngàn công việc, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm thủ công, làm tăng khả năng tiêu thụ trong cùng một khu vực. Sự phát triển của dịch vụ du lịch biển tạo ra nhiều cơ hội việc làm và nâng cao thu nhập cho cộng đồng địa phương, đồng thời giúp bảo tồn và phát triển các lễ hội, làng nghề, đồng thời tạo điều kiện cho việc giao lưu văn hóa đa dạng. Hơn nữa, phát triển du lịch biển còn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cấp cơ sở hạ tầng ở các vùng nông thôn chưa phát triển, giúp cân bằng sự phân bố dân cư và giảm tốc độ đô thị hóa ở các khu vực đô thị. 1.3. Nội dung phát triển du lịch biển 1.3.1. Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch biển Để thúc đẩy sự phát triển của du lịch biển, không thể không đề cập đến cơ sở hạ tầng, một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo cho hoạt động sản xuất và kinh doanh, cũng như đóng góp vào sự phát triển của ngành du lịch. Quá trình cải thiện cơ sở vật chất và hạ tầng du lịch biển bao gồm các phương tiện di chuyển thuận tiện và dễ dàng, đường bộ và hàng không tiện lợi, các trung tâm thương mại đáp ứng nhu cầu mua sắm và giải trí theo các tiêu chuẩn cao, các khu chợ nổi tiếng 11
- và gian hàng lưu niệm, cũng như các khu vui chơi giải trí phức hợp. Hệ thống nhà hàng và quán ăn phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, còn các cơ sở lưu trú phải đảm bảo an toàn và thoải mái. Đồng thời, sự tham gia của các doanh nghiệp trong quá trình đầu tư, xây dựng và phát triển hạ tầng du lịch biển cũng là yếu tố không thể thiếu. 1.3.2. Phát triển sản phẩm du lịch biển * Phát triển số lượng sản phẩm du lịch biển, bằng cách: Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, đồng thời xen kẽ các hoạt động du lịch thành những gói combo, ưu đãi về giá cả, liên kết các sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch thành những gói sản phẩm trọn gói để hấp dẫn mọi du khách. Ví du: Nghỉ dưỡng - teambuilding - mua sắm; du lịch trải nghiệm - nghỉ dưỡng - tắm biển; nghỉ dưỡng - thể thao - hội thảo; Thể thao - nghỉ dưỡng;.... Kết hợp nhiều loại hình trong việc thúc đẩy du lịch biển kết hợp tham qua văn hóa, công vụ để quảng bá văn hóa, truyền thống của dân tộc tới du khách, ngoài việc phát triển và đa dạng những sản phẩm mới thì đồng thời tham gia vào việc cải thiện những phảm trước đó đã có để nâng cao chất lượng dịch vụ. Ngoài việc nâng cao chất lượng những sản phẩm du lịch biển để chúng thân thiện, hợp lý, dộc đáo và mang tính bản sắc riêng thì những nơi du lịch còn phải sạch sẽ, không gian thân thiện, thiên nhiên hoang sơ, không khí trong làng, mang lại sự hài lòng và thỏa mãn cho khách du lịch. Mỗi du khách khi du lịch sẽ ghi nhớ những trải nghiệm khó quên, ấn tượng với những dịch vụ được hưởng thụ, thích thú và có cái nhìn thiện cảm, ấm áp với các sản phẩm du lịch biển nói chung và con người, đất nước Việt Nam nói riêng. Nhóm chỉ tiêu phản ánh phát triển sản phẩm du lịch biển: - Gia tăng số lượng các dịch vụ du lịch biển. - Gia tăng mức độ hài lòng của khách du lịch biển. 1.3.3. Phát triển nguồn nhân lực du lịch biển Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng dịch vụ du lịch và là yếu tố chủ chốt trong sự phát triển bền vững của nền kinh tế biển. Để đáp ứng nhu cầu này, cần cải cách cơ cấu và tạo điều kiện cho nguồn nhân lực, đồng thời nâng cao kiến thức thực tiễn trong các tổ chức đào tạo để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng và 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển du lịch làng nghề truyền thống tại làng hoa giấy Thanh Tiên thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
12 p | 940 | 133
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển loại hình du lịch homestay tại đảo Bình Ba, thành phố Cam Ranh
129 p | 606 | 85
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển hoạt động môi giới tại công ty cổ phần chứng khoán VNS
114 p | 310 | 79
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển du lịch nông thôn tại tỉnh Ninh Bình
22 p | 550 | 77
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Con Cuông tỉnh Nghệ An
9 p | 464 | 75
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển hoạt động bán lẻ hiện đại - triển vọng cho các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài và giải pháp cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam
110 p | 210 | 60
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển công nghiệp phụ trợ nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
113 p | 270 | 59
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Đồng Mô, Sơn tây, Hà Nội
87 p | 303 | 45
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp của Công ty Cổ phần Thương mại Huy Anh trên thị trường Hà Nội
48 p | 250 | 38
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển tư nhân ở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp
100 p | 179 | 36
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển sản phẩm du lịch tại vịnh Bái Tử Long
9 p | 192 | 28
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển hoạt động marketing trực tuyến cho Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Camelia
73 p | 90 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế
112 p | 137 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển công nghiệp phụ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
113 p | 131 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển thương hiệu điện tử cho website Enhat.com của Công ty Cổ phần Công nghiệp E Nhất
61 p | 29 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong lĩnh vực Ngân hàng
117 p | 141 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển du lịch cộng đồng tại bản Lô Lô Chải, Hà Giang
81 p | 14 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển hoạt động Marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty vận tải Hà Anh
71 p | 14 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn