Khoá luận tốt nghiệp Sư phạm Vật lí: Nghiên cứu, cải tiến thiết bị thí nghiệm Vật lí THCS- THPT phần cảm ứng điện từ
lượt xem 15
download
Khoá luận "Nghiên cứu, cải tiến thiết bị thí nghiệm Vật lí THCS- THPT phần cảm ứng điện từ" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu việc thiết kế và cải tiến những dụng cụ thí nghiệm trong bộ thí nghiệm Vật lí THCS- THPT để thay thế những đồ dùng khác trên cơ sở những thí nghiệm sao cho phù hợp với thực tế, giúp học sinh tự lực hoạt động nhận thức theo phương pháp thực nghiệm góp phần nâng cao chất lượng học tập, phát huy năng lực sáng tạo của học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Sư phạm Vật lí: Nghiên cứu, cải tiến thiết bị thí nghiệm Vật lí THCS- THPT phần cảm ứng điện từ
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN NGÔ THỊ THU NGHIÊN CỨU, CẢI TIẾN THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM VẬT LÍ THCS- THPT PHẦN CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Sư phạm Vật lí Hà Nội, tháng 5 năm 2019
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN NGÔ THỊ THU NGHIÊN CỨU, CẢI TIẾN THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM VẬT LÍ THCS- THPT PHẦN CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Sư phạm Vật lí Giảng viên hướng dẫn: TS. Tạ Anh Tấn Hà Nội, tháng 5 năm 2019
- Được sự phân công của quý thầy cô khoa Khoa học tự nhiên Trường Đại Học Đại học Thủ đô Hà Nội, sau gần ba tháng em đã hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp “Chuyên ngành Sư phạm Vật lý”. Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, ngoài sự nỗ lực học hỏi của bản thân còn có sự hướng dẫn tận tình của thầy cô, bạn bè. Em chân thành cảm ơn thầy giáo – T.S Tạ Anh Tấn, người đã hướng dẫn cho em trong suốt thời gian thực tập. Mặc dù thầy bận công tác nhưng không ngần ngại chỉ dẫn em, định hướng đi cho em, để em hoàn thành tốt nhiệm vụ. Một lần nữa em chân thành cảm ơn thầy và chúc thầy dồi dào sức khoẻ. Xin cảm ơn tất cả các bạn bè, thư viện đã giúp đỡ, dìu dắt em trong suốt thời gian qua. Tất cả các mọi người đều nhiệt tình giúp đỡ mặc dù số lượng công việc của mọi người rất nhiều nhưng mọi người vẫn dành thời gian để hướng dẫn rất nhiệt tình. Tuy nhiên vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung của bài khóa luận không tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong nhận sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy cô để bài khóa luận này được hoàn thiện hơn. Một lần nữa xin gửi đến thầy cô, bạn bè lời cảm ơn chân thành và tốt đẹp nhất!
- BẢNG Ý NGHĨA CỦA CÁC TỪ VIẾT TẮT STT VIẾT TẮT Ý NGHĨA 1 TN Thí nghiệm 2 TNVL Thí nghiệm vật lí 3 DHVL Dạy học vật lí 4 THCS- THPT Trung học cơ sở - trung học phổ thông 5 HS Học sinh
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.Lí do chọn đề tài.................................................................................... 1 2.Mục đích nghiên cứu ............................................................................. 2 3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 3 5.Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 3 6.Dự kiến tiến độ của đề tài ...................................................................... 3 7.Dự kiến đóng góp của đề tài .................................................................. 3 PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 5 Chương 1: Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu và nghiên cứu lí thuyết .................. 5 1.1. Các quan điểm hiện đại về dạy học ................................................... 5 1.1.1. Dạy học là dạy học sinh chiếm lĩnh kiến thức và hình thành năng lực. ........................................................................................................ 5 1.1.2.Bản chất hoạt động của việc dạy học ............................................ 6 1.1.2.1.Cấu trúc của hoạt dộng học .................................................... 6 1.1.2.2. Bản chất của hoạt động dạy học vật lí.................................... 9 1.1.3.Phương pháp chiến lược đổi mới phương pháp dạy học ............. 11 1.1.3.1.Chiến lược đổi mới phương pháp dạy học được Nghị quyết TW 2 chỉ rõ thể hiện ở ba mặt: ......................................................... 11 1.1.3.2.Mục tiêu của môn Vật lí ở trường THCS-THPT ................... 13 1.2.Thí nghiệm vật lí .............................................................................. 14 1.2.1.Đặc điểm của thí nghiệm Vật lí: ................................................. 14 1.2.2.Các chức năng của thí nghiệm trong dạy học Vật lí theo quan điểm của lý luận nhận thức: ................................................................ 15 1.3.Sử dụng thí nghiệm trong tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh.15
- 1.3.1.Đặc điểm của thí nghiệm vật lí trong hoạt động nhận thức của học sinh theo phương pháp thực nghiệm: ................................................... 15 1.3.2.Các chức năng của thí nghiệm theo quan điểm của lí luận dạy học16 1.3.2.1 Thí nghiệm có thể được sử dụng ở tất cả các giai đoạn khác nhau của quá trình dạy học ............................................................... 17 1.3.2.2.Thí nghiệm là phương tiện góp phần phát triển nhân cách toàn diện của học sinh:............................................................................. 18 1.3.2.3.Thí nghiệm là phương tiện đơn giản hóa và trực quan trong dạy học vật lí:................................................................................... 20 1.3.3 Sử dụng thí nghiệm trong tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh: .................................................................................................... 20 1.3.3.1.Vai trò của thí nghiệm trong hoạt động nhận thức vật lí của học sinh:........................................................................................... 20 1.3.3.2.Sử dụng các thí nghiệm trong việc phát hiện, đề xuất vấn đề, nêu câu hỏi. ...................................................................................... 24 1.3.3.3.Sử dụng thí nghiệm hỗ trợ cho học sinh trong việc xây dựng dự đoán. ........................................................................................... 24 1.3.3.4.Sử dụng thí nghiệm để kiểm tra dự đoán. ............................. 25 1.4.Một số biện pháp hình thành và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. ....................................................................................................... 26 Chương 2: Nghiên cứu, cải tiến bộ thí nghiệm vật lý phần cảm ứng điện từ THCS - THPT ........................................................................................... 31 I. Nghiên cứu các thiết bị thí nghiệm...................................................... 31 1.Danh sách thiết bị thí nghiệm tối thiểu của bộ giáo dục. ................... 31 2.Tống quan về sử dụng TN vật lý trong dạy học vật lý ở THCS- THPT50 3.Mục tiêu của phần cảm ứng điện từ trong chương trình vật lí THCS – THPT .................................................................................................. 54
- 4.Thực trạng sử dụng bộ thí nghiệm ở trường THCS- THPT .............. 55 II.ĐỀ XUẤT, CẢI TIẾN BỘ THÍ NGHIỆM CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ THCS – THPT ....................................................................................... 56 1. Nguyên liệu và cách chế tạo ............................................................ 56 2.Khai thác bộ thí nghiệm ................................................................... 59 2.1.Hiện tượng cảm ứng điện từ ....................................................... 59 3.Phương án nâng cấp bộ thí nghiệm................................................... 62 Chương 3. Kết luận khoa học của đề tài .................................................... 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 65
- PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài Một trong những điều quan trọng của chương trình cải cách môn Vật lí phổ thông hiện nay là cung cấp kiến thức và xây dựng, phát triển năng lực tư duy cho học sinh.Muốn vậy, phải giúp cho học sinh không những nắm được kiến thức khoa học đó mà còn phải giúp cho học sinh nắm được con đường dẫn đến kiến thức khoa học đó là phương pháp nhận thức. Môn Vật lí là bộ môn khoa học thực nghiệm ở trường phổ thông.Phương pháp nhận thức khoa học của Vật lí là phương pháp thực nghiệm vì vậy đưa phương pháp này vận dụng vào quá trình giảng dạy Vật lí là rất phù hợp, sáng tạo.Trong đổi mới chương trình Vật lí phổ thông hiện hành, thì phương pháp thực nghiệm lại càng được coi trọng hơn, trong quá trình dạy Vật lí, người thầy phải làm cho học sinh hiểu được và từng bước biết vận dụng phương pháp thực nghiệm để khám phá kiến thức theo chương trình, sách giáo khoa và trong thực tiễn đời sống.Làm thế nào để hạn chế được những mặt chưa tích cực của phương pháp cũ và phát huy yếu tố tích cực của phương pháp mới? Muốn vươn tới mục tiêu trên tôi thấy cần phải thay đổi cả nội dung lẫn phương pháp cũng như cách tổ chức lấy học sinh làm trung tâm trong giảng dạy môn Vật lí.Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học theo hướng hiện đại.Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, đạo đức, năng lực sáng tạo, kĩ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội.Vì thế, nhiệm vụ của người giáo viên là mở rộng trí tuệ, hình thành năng lực, kĩ năng cho học sinh chứ không phải làm đầy trí tuệ của các e bằng cách truyền thụ các tri thức đã có.Việc rèn luyện và phát huy năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh nói chung và cho học sinh phổ thông qua dạy học Vật lí nói riêng là một yêu cầu cấp bách. 1
- “Học đi đôi với hành” đó là một trong những mục tiêu quan trọng trong các công tác giáo dục.Những phương tiện dạy học, đặc biệt là những bộ thí nghiệm Vật lí đã được các nhà trường trang bị ngày càng nhiều.Việc thực hành thí nghiệm tạo cho học sinh niềm say mê khoa học, kích thích sự tìm tòi nghiên cứu, phát triển được kĩ năng quan sát, biết tích lũy hình ảnh một cách đầy đủ theo yêu cầu khách quan để rút ra những kết luận đúng đắn.Giúp các em tiếp thu đầy đủ bài học một cách chủ động, nhẹ nhàng mà sâu sắc.Song trong thời đại Khoa học – Công nghệ- Kĩ thuật phát triển không ngừng, khi đất nước hội nhập khiến những bộ thí nghiệm trước đây bộc lộ nhiều hạn chế.Đơn cử như trong các nội dung của chương “Điện từ học” là phần kiến thức khá thú vị, có liên quan đến hoạt động của rất nhiều thiết bị máy móc trong thực tiễn.Người giáo viên phải tìm thêm các dụng cụ có khả năng thay thế, hiện đại hơn cho các bộ thí nghiệm đã cũ, đã được sử dụng nhiều năm. Là người giáo viên tương lai tại trường phổ thông, với mong muốn tìm ra phương án thay thế một cách tối ưu các dụng cụ trong bộ thí nghiệm Vật lí được cung cấp trước đây đồng thời nhằm phát huy năng lực sáng tạo của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức, tôi quyết định đóng góp vào việc nghiên cứu bộ thí nghiệm Vật lí đề tài: “Nghiên cứu, cải tiến thiết bị thí nghiệm Vật lí THCS- THPT phần cảm ứng điện từ” 2.Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu việc thiết kế và cải tiến những dụng cụ thí nghiệm trong bộ thí nghiệm Vật lí THCS- THPT để thay thế những đồ dùng khác trên cơ sở những thí nghiệm sao cho phù hợp với thực tế, giúp học sinh tự lực hoạt động nhận thức theo phương pháp thực nghiệm góp phần nâng cao chất lượng học tập, phát huy năng lực sáng tạo của học sinh. 2
- 3. Đối tượng nghiên cứu Chủ thể: Bộ thí nghiệm phần Cảm ứng từ Vật lí THCS- THPT Khách thể: Học sinh học THCS- THPT 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu việc vận dụng phương pháp thực nghiệm trong quá trình dạy học Vật lí ở trường phổ thông và tầm ảnh hưởng đến việc cải thiện chất lượng học tập cũng như phát triển nang lực sáng tạo cho học sinh. Khai thác, xây dựng bộ thí nghiệm Cảm ứng điện từ ở THCS- THPT, đề xuất phương án mới giúp quá trình thực nghiệm đạt hiệu quả cao nhất, nâng cao chất lượng học tập. 5.Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu luận Phương pháp điều tra thăm dò ( trao đổi trực tiếp với giáo viên, học sinh) Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm Thực nghiệm sư phạm: Bằng phương pháp đối chứng với dự giờm theo dõi, ghi chép, trao đổi bới giáo viên và học sinh để đánh giá rút kinh nghiệm. 6.Dự kiến tiến độ của đề tài Thời gian nghiên cứu: 11/2018 đến 4/2019 7.Dự kiến đóng góp của đề tài Cải tiến bộ dụng cụ thí nghiệm Cảm ứng điện từ đơn giản bằng các vật dụng dễ kiếm, dễ làm đem lại hiệu quả cao Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể vận dụng trực tiếp vào quá trình dạy học môn Vật lí THCS- THPT 3
- Góp phần giúp cho giáo viên dễ dàng hơn trong thao tác thực hành thí nghiệm, tăng cường cho học sinh tự hoạt động sáng tạo thực hành Vật lí Bộ thí nghiệm sẽ đáp ứng được Định hướng phát triển giáo dục sau 2018 là tích hợp các bài giảng thành một chuyên đề.Kiến thức môn học sẽ không còn riêng rẽ, rời mảnh như trước đây. 4
- PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu và nghiên cứu lí thuyết 1.1. Các quan điểm hiện đại về dạy học 1.1.1. Dạy học là dạy học sinh chiếm lĩnh kiến thức và hình thành năng lực. Dạy học là một dạng hoạt động đặc trưng của loài người nhằm truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm xã hội mà loài người đã tích lũy được, biến chúng thành “vốn liếng” kinh nghiệm và phẩm chất, năng lực của cá nhân người học. Sự học nói chung, là sự thích ứng của người học với những tình huống thích đáng làm nảy sinh và phát triển ở người học những dạng thức hoạt động xác định, những năng lực thể chất, tinh thần và nhân cách của cá nhân.Nói riêng, sự học có chất lượng một tri thức khoa học mới phải là sự thích ứng của người học với những tình huống học tập thích đáng.Chính quá trình này là hoạt động của người học xây dựng nên tri thức mới với tính cách và phương tiện tối ưu giải quyết tình huống mới.đồng thời đó là quá trình góp phần làm phát triển các năng lực nhận thức, thực tiễn và nhân cách người học. Nếu học là hành động của học sinh xây dựng kiến thức cho bản thân mình và vận dụng kiến thức của mình, thì dạy học là dạy hành động ( hành động chiếm lĩnh tri thức và hành động vận dụng tri thức) và do đó, trong dạy học giáo viên cần ttoor chức các tình huống học tập đòi hỏi sự thích ứng của học sinh để qua đó học sinh chiếm lĩnh tri thức, đồng thời phát triển trí tuệ và nhân cách toàn diện của mình. Quá trình dạy học sảy ra rất phức tạp và đa dạng, trong đó sự phối hợp hoạt động giữa giáo viên và học sinh có ý nghĩa quyết định. Trong dạy học truyền thống trước đây, giáo viên là người quyết định, điều khiển toàn bộ hoạt độngcủa quá trình dạy học, từ đặt vấn đề mở đầu, giải quyết vấn đề, đánh giá và kết luận ; còn học sinh thì thụ động tiếp thu, ghi nhớ nhắc lại, làm theo mẫu- chiến lược dạy học này xuất phát từ quan niệm về nhiệm vụ của giáo 5
- dục, chỉ là một sự truyền đạt đơn giản những kiến thức, kinh nghiệm xã hội như những sản phẩm hoàn chỉnh đã được thử thách.Từ đó dẫn người giáo viên ngấm ngầm hoặc công khai coi đứa trẻ hoặc như một người lớn thu nhỏ càn dạy với, giáo dục, làm cho nó giống với mẫu người lớn nhanh chừng nào hay chừng nào hay chừng ấy, hoặc như một kẻ hứng chịu tội lỗi của tổ tiên là: “chức trong mình một chất liệu chống đối”, cho nên “ cần phải uốn nắn hơn là tạo dựng”.( J.Piaget ) Mục đích của giáo dục ngày nay ở nước ta và trên thế giới không phải chỉ dừng lại ở việc truyền thụ cho học sinh những kiến thức và kĩ năng loài người đã tích lũy được trước đây, mà còn đặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng cho họ năng lực sáng tạo ra những tri thức mới, phương pháp mới, cách giải quyết vấn đề mới phù hợp với hoàn cảnh của đất nước, dân tộc. 1.1.2.Bản chất hoạt động của việc dạy học 1.1.2.1.Cấu trúc của hoạt dộng học Theo lý thuyết hoạt động, hoạt động học cũng như các hoạt động lao động sáng tạo khác bao gồm nhiều thành phần có quan hệ và tác động lẫn nhau được biểu thị bằng sơ đồ: Động cơ Hoạt động Mục đích Hành động Phương tiện Thao tác điều kiện Sơ đồ về mối quan hệ giữa các thành phần trong hoạt động dạy học 6
- Hoạt động của chủ thể tồn tại tương ứng với động cơ thúc đẩy hoạt động đó.Hoạt động có đối tượng cấu thành từ các hành động.hành động gồm các thao tác, ứng với mỗi thao tác trong những điều kiện cụ thể là những phương tiện, công cụ thích hợp. a. Động cơ học tập là mục tiêu lớn, lâu dài của quá trình dạy học.Nó được hình thành, củng cố và phát triển, có hiệu quả bền vững do sự kích thích bên trong bằng mâu thuẫn nhận thuasc, mâu thuẫn giữa nhiệm vụ mới cần phải giải quyết và khả năng hạn chế hiện có của học sinh, cần có sự cố gắng vươn lên tìm kiếm một giải pháp mới xây dựng một kiến thức mới “ động cơ tự hoàn thiện bản thân mình”.Nhờ đó sẽ tạo ra một thói quen, lòng ham thích hoạt động, hoạt động một cách tự giác và tích cực, hoạt động có kết quả thì động cơ càng được củng cố.Mục đích của hoạt động học là mục tiêu cụ thể có thể đạt được trong từng giai đoạn của quá trình dạy học ( ví dụ: Hình thành một kiến thức rèn luyện một kĩ năng….) và có kiểm tra được ở cuối mỗi giai đoạn. b. Muốn đạt được một mục đích phải thực hiện một hay một số hành động.sau dây là một số hành động phổ biến trong hoạt động nhận thức vật lí của học sinh ở trường phổ thông: Quan sát, nhận biết những dấu hiệu đặc trưng của sự vật, hiện tượng. Phân tích một số hiện tượng phức tạp ra thành những hiện tượng đơn giản. Xác định những giai đoạn diễn biến của hiện tượng. Bố trí thí nghiệm để tạo ra một hiện tượng trong những điều kiện xác định. Đo lường một đại lượng vật lí. 7
- Tìm mốn quan hệ hàm số giữa các đại lượng vật lí, biểu diễn bằng công cụ toán học. Xây dựng một giả thuyết. Từ giả thuyết suy ra một hệ quả. Lập phương án thí nghiệm để kiểm tra một giả thuyết ( hệ quả ) Diễn đạt bằng lời những kết quả thu được qua hành động. Trên đây là một số hành động phổ biến trong số rất nhiều hành động ở các mức độ khó khăn phức tạp khác nhau bởi các hiện tượng vật lí rất phức tạp và đa dạng. Về mặt lí luận phân biệt: Hành động, hoạt động, thao tác.Trong thực tiễn gọi chung là hoạt động ở các mức độ khác nhau nên để cho tiện, trong các bài học sau này dùng “hoạt dộng” ở các mức độ khác nhau đó. c. Muốn thực hiện một mục đích càng phải có phương tiện, điều kiện cần thiết: Ta đã biết học tập vật lí là nghiên cứu, tìm hiểu những đặc tính, nững quy luật vật lí của tự nhiên.Thiên nhiên vận động theo những quy luật khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn của con người.Nhưng bản thân thiên nhiên không nói lên được điều đó.Con người phải tác động vào thiên nhiên để nghiên cứu, tìm hiểu và diễn đạt những tính chất, quy luật đó bằng ngôn ngữ, bằng kí hiệu.Bởi vậy, muốn thực hiện mục đích đó, con người phải có phương tiện, bao gồm: Phương tiện vật chất và phương tiện tinh thần. Phương tiện vật chất: là những công cụ vật chất, dụng cụ đo lường, máy móc trang bị, thí nghiệm. Phương tiện tinh thần: là những khái niệm khoa học, những phương pháp nhận thức, phương pháp suy luận, công cụ toán học.Con người phải biết sử dụng những phương tiện đó có hiệu quả, tiến hành các thao tác trên phương tiện.Đó là: 8
- Thao tác chân tay: sử dụng trang thiết bị ( ví dụ: lắp ráp thí nghiệm, sử dụng các dụng cụ thí nghiệm…) Thao tác tư duy: thực hiện các phép phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa, cụ thể hóa,…. Như vậy để cho hoạt động học có hiệu quả, người giáo viên phải tạo điều kiện cho học sinh cả về vật chất và tinh thần để thực hiện tất cả các thành phần cấu trúc của hoạt động học. 1.1.2.2. Bản chất của hoạt động dạy học vật lí Theo quan điểm hiện đại, dạy vật lí là tổ chức, hướng dẫn cho học sinh thực hiện các hành động nhận thức vật lí như đã nêu ở trên, để họ tái tạo được kiến thức, kinh nghiệm xã hội và biến chúng thành vốn kiến thức của mình đồng thời làm biến đổi bản thân học sinh, hình thành và phát triển những phẩm chất năng lực của họ. Động cơ dạy học: mỗi giáo viên phải tự xây dựng cho mình một động cơ đúng đắn.Dạy học là một loại hoạt động tác động vào con người có lý trí và tình cảm.Bởi vậy trong khi dạy học, người giáo viên không thể tác động lên học sinh của mình một cách lạnh lùng như một người thợ mài rũa một thanh sắt.Động cơ dạy học ở đây phải có tính nhâm văn cao, có tình cảm, có lòng yêu thương học sin, mong muốn cho các em tiến bộ với tất cả những tính cách đa dạng, phức tạp của các em. Mục đích dạy học: như ta đã biết mục đích dạy học hiện đại đã có những thay đổi cơ bản so với nhà trường truyền thống.Mục đích dạy học ngày nay đang chuyển dần từ “ truyền thụ kiến thức có sẵn, hoàn chỉnh cho học sinh” sang bồi dưỡng năng lực, đặc biệt là năng lực sáng tạo.Với mục đích mới đó thì hành động của giáo viên không thể là hành động giảng bài, minh họa, truyền thụ một chiều. 9
- Hoạt động dạy ngày nay phải là hoạt động khơi dậy ở học sinh tích cực tự lực.Dạy học là dạy học sinh tự lực hoạt dộng.Những hành động phổ biến trong nhận thức vật lí trước đây do giáo viên làm cho học sinh xem thì nay đã chuyển sang cho học sinh tự làm, giáo viên chỉ là người tổ chức giúp đỡ cho học sinh khi cần.Dưới đây là những hành động chủ yếu của giáo viên trong dạy học vật lí: a. Xây dựng tình huống có vấn đề: tạo mâu thuẫn nhận thức, gợi động cơ hứng thú tìm cái mới, kích thích học sinh tự giác, tích cực hoạt động. b. Lựa chọn một loại logic nội dung bài học thích hợp để tạo điều kiện cho học sinh có thể giải quyết thành công nhiệm vụ được giao, phải đặt học sinh vào vị trí chủ thể hoạt động nhận thức.Việc giải quyết thành công các nhiệm vụ học tập giúp học sinh tự tin, hứng thú, mạnh dạn suy nghĩ để giải quyết những vấn đề ngày càng khó hơn.Muốn vậy có thể chia bài học thành những vấn đề nhỏ, phù hợp với trình độ xuất phát của học sinh, xác điịnh đươc hệ thống những hành động học tập mà học sinh có thể thực hiện được với sự cố gắng vừa sức. c. Rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực hiện một số taho tác cơ bản, một số hành động nhận thức phổ biến.Muốn học sinh thực hiện thành công các hành động học tập cần rèn luyện cho họ kĩ năng thực huện một số thao tác cơ bản theo hai cách: Làm theo mẫu nhiều lần theo một angorit Rèn luyện theo những cơ sở định hướng d. Cho học sinh làm quen với các phương pháp nhận thức được sử dụng rộng rãi trong hoạt động nhận thức vật lí: phương pháp thực nghiệm rộng rãi owe trường phổ thông, nó được xem như là một phương pháp nhận thức cơ bản trong quá trình tìm tòi nghiên cứu vật lí.Hiện nay, chương trình vật lí ở 10
- THCS- THPT chủ yếu là vật lí thực nghiệm.Bởi vậy, việc áp dụng phương pháp thực nghiệm phải tập cho học sinh thói quen với các yếu tố của phương pháp thực nghiệm là một yêu cầu khánh quan. e. Hướng dẫn tạo diều kiện để học sinh phát triển, trao đổi, tranh luận về các kết quả hành động của mình, động viên khuyến khích kịp thời. f. Lựa chọn và cung cấp cho học sinh những phương tiện công cụ cần thiết để thực hiện các hành động. Các phương tiện vật chất đó là những dung cụ thiết bị thí nghiệm, những dụng cụ đo lường, những mô hình vật chất, những hình vẽ biểu đồ Các phương tiện tinh thần đó là những khái niệm khoa học đã biết, những phương pháp suy luậ. Phương tiện và điều kiện dạy học ngày nay cũng càng phải thay đổi cho phù hợp.( vid dụ: sách giáo khoa mới không trình bày đầy đủ từ thông tin ban đầu đến cách xử lí thông tin, suy luận rút ra kết luận như trước đây mà đã hướng dẫn học sinh hoạt động, tự lực xử lid thoonh tin, rút ra kết luận).Thí nghiệm khong phải là thí nghiệm biểu diễn của giáo viên mà là thí nghiệm thực hành của học sinh.Thao tác của giáo viên ở trên lớp bây giờ không phải là diễn giải, biểu diễn thí nghiệm mà là đặt câu hỏi, hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm, tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm, tranh luận chung ở lớp để rút ra kết luận. 1.1.3.Phương pháp chiến lược đổi mới phương pháp dạy học 1.1.3.1.Chiến lược đổi mới phương pháp dạy học được Nghị quyết TW 2 chỉ rõ thể hiện ở ba mặt: a.Khắc phục lối truyền thụ một chiều: Truyền thụ một chiều là một kiểu dạy học đã tồn tại lâu năm trong nền giáo dục nước ta.Nét đặc trưng của nó là: “Giáo viên độc thoại, giảng giải, 11
- minh họa làm mẫu, kiểm tra, đánh giá, còn học sinh thì thụ động ngồi nghe, ngồi nhìn, cố mà ghi nhơ nhắc lại”.Nói một cách khác giáo viên là nhân vật trung tâm của cả quá trình dạy học.Giáo viên quyết định hết thảy: từ xác định mục đích học, nội dung học, cách thức học, con dường đi đến kiến thức, kĩ năng, đánh giá kết quả học.Với cách dạy này học sinh rơi vào thế thụ động, không có cơ hội suy nghĩ, phát biểu ý kiến thực hiện suy nghĩ mới mẻ của mình.Như vậy, khắc phục lối truyền thụ một chiều là hoạt động có tính cách mạng nhằm chống lại một thói quen đã có từ lâu đời, dành cho học sinh một vị trí chủ động trong học tập. b.Rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học: Muốn rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học thì điều quan trọng nhất là phải tổ chức, hướng dẫn, tạo điều kiện cho học sinh tích cực, tự lực tham gia vào qua trình tái tạo kiến thức mà nhân loại đã có, tham giá giải quyết các vấn đề học tập qua đó mà phát triển năng lực sáng tạo.Học sinh học bằng cách làm, tự làm, một cách chủ động say mê hào hứng chứ không phải bị ép buộc. Vai trò của giáo viên không còn là giảng giải, minh họa nữa mà chủ yếu là tổ chức, hướng dẫn, tạo điều kiện cho học sinh hoạt động đa dạng mà kết quả là giành được kiến thức và phát triển năng lực.Với phương pháp dạy học tích cực này, việc học đối với học sinh trở thành niềm vui, hạnh phúc giúp các em tự khẳng định được mình và nuôi dưỡng lòng khát khao sáng tạo. d. Áp dụng các phương pháp tiên tiến, các phương tiện dạy học hiện đại vào quá trình dạy học: Tư tưởng chủ đạo bao trùm của đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn mới hiện nay là tổ c hức cho học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động học tập đa dạng theo hướng tìm tòi nghiên cứu phù hợp với phương 12
- pháp thực nghiệm.Ngoài các hoạt động học tập quen thuộc như hiện nay, học sinh còn cần được tham gia vào các hoạt động như: thu thập, xử lí thông tin, đề xuất dự đoán, tiến hành thí nghiệm với các vật liệu và thiết bị đơn giản.Theo đó, sách giáo khoa và thiết bị thí nghiệm cũng phải đổi mới để tạo điều kiện cho việc thực hiện mục tiêu mới của dạy học.Chương trình mới có sự đổi mới toàn diện cả về mục đích, nội dung và phương pháp dạy học. 1.1.3.2.Mục tiêu của môn Vật lí ở trường THCS-THPT Mục tiêu của chương trình Vật lí là đề cập đến ba mặt: kiến thức, kĩ năng và tình cảm, thái độ.Mục tiêu thể hiện rất rõ mục đích của học là làm, cho nên mục tiêu về kĩ năng có nhiều điểm mới.Cụ thể là : Việc tổ chức dạy học Vật lí ở trường THCS- THPT cần rèn luyện cho học sinh các kĩ năng và khả năng sau : a. Kĩ năng quan sát các hiện tượng và quá trình vật lí để thu thập các thông tin dữ liệu cần thiết. b. Kĩ năng sử dụng các công cụ đo lường vật lí phổ biến, lắp ráp và tiến hành các thí nghiệm đơn giản. c. Kĩ năng phân tích, xử lí thông tin và các dữ liệu thu được từ quan sát hoặc thí nghiệm. d. Kĩ năng vận dụng kiến thức để giản thích các hiện tượng vật lí đơn giản, để giải các bài tập vật lí chỉ đòi hỏi những suy luận logic về những phép tính cơ bản như là giải quyết một số vấn đề thực tế của cuộc sống. e. Khả năng đề xuất những dự đoán hoặc giả thuyết đơn giản về các mối quan hệ hay về bản chất của các hiện tượng hoặc sự kiện vật lí. f. Khả năng đề xuất phương phán thí nghiệm đơn giản để kiểm tra dự đoán hoặc giả thuyết đề ra. g. Kĩ năng diễn đạt rõ ràng, chính xác bằng ngôn ngữ vật lí. 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Sư phạm Vật lí: Tổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “Cảm ứng điện từ” - Vật lý 11 Nâng cao
95 p | 198 | 43
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Hóa học chương Oxi - lưu huỳnh lớp 10 với đối tượng học sinh trung bình - yếu
156 p | 191 | 37
-
Khóa luận tốt nghiệp Sư phạm Vật lí: Ứng dụng Moodle để xây dựng hệ thống các bài thí nghiệm thực hành Vật lí lớp 10 (Nâng cao)
117 p | 230 | 36
-
Khóa luận tốt nghiệp Sư phạm Vật lí: Nghiên cứu lắp ráp máy đo tần số âm tần hiển thị số
81 p | 211 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp Sư phạm Hóa học: Khảo sát thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức đệm của đất ở nông trường Phạm Văn Cội – Củ Chi
69 p | 144 | 21
-
Khoá luận tốt nghiệp Sư phạm Ngữ Văn: Áp dụng mô hình vòng tròn thảo luận văn chương trong dạy học văn nghị luận văn học
78 p | 57 | 18
-
Khoá luận tốt nghiệp Sư phạm Ngữ Văn: Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong truyện cười dân gian Việt Nam
47 p | 62 | 18
-
Khoá luận tốt nghiệp Sư phạm Lịch sử: Thiết kế và sử dụng mô hình trong dạy học lịch sử
100 p | 45 | 15
-
Khoá luận tốt nghiệp Sư phạm Toán học: Một số phương pháp giải hệ phương trình và hệ bất phương trình đại số
78 p | 30 | 15
-
Khoá luận tốt nghiệp Sư phạm Ngữ văn: Cấu trúc cuộc hội thoại mua bán (qua khảo sát cuộc thoại mua bán tại một số chợ nội thành Hà Nội)
48 p | 30 | 15
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại trung tâm thông tin thư viện trường Đại học sư phạm Hà Nội
9 p | 117 | 15
-
Khoá luận tốt nghiệp Sư phạm Ngữ Văn: Thiết kế dạy học theo chủ đề văn chính luận trung đại (Chiếu - hịch - cáo) trong chương trình Ngữ Văn 8 tập 2 ở THCS
117 p | 40 | 15
-
Khoá luận tốt nghiệp Sư phạm Toán học: Một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực biểu diễn toán học cho học sinh trong dạy học tam giác đồng dạng
54 p | 31 | 14
-
Khoá luận tốt nghiệp Sư phạm Ngữ Văn: Một số ẩn dụ tiêu biểu trong thơ Đường
57 p | 37 | 13
-
Khoá luận tốt nghiệp: Một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực biểu diễn toán học cho học sinh trong dạy học tam giác đồng dạng
54 p | 24 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Sư phạm Vật lí: Phương pháp toán tử FK tìm nghiệm số chính xác cho bài toán Exciton 2D trong từ trường đều
68 p | 109 | 8
-
Khoá luận tốt nghiệp Sư phạm Hoá học: Tổng hợp và khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình điều chế Zeolite X từ tro trấu
57 p | 41 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn