Khóa luận tốt nghiệp: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Hóa học chương Oxi - lưu huỳnh lớp 10 với đối tượng học sinh trung bình - yếu
lượt xem 37
download
Nội dung của khóa luận tốt nghiệp: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Hóa học chương Oxi - lưu huỳnh lớp 10 với đối tượng học sinh trung bình - yếu trình bày về cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài; một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học cho học sinh trung bình - yếu chương Oxi - lưu huỳnh, Hoá học lớp 10 ban cơ bản; thực nghiệm sư phạm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Hóa học chương Oxi - lưu huỳnh lớp 10 với đối tượng học sinh trung bình - yếu
- 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC HÓA HỌC CHƯƠNG OXI-LƯU HUỲNH LỚP 10 VỚI ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH TRUNG BÌNH-YẾU Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Trịnh Văn Biều Sinh viên thực hiện: Võ Thị Ngọc Thẩm Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05/2013
- 2 LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành khoá luận này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của quí thầy cô giáo, sự hỗ trợ của các bạn và các em học sinh rất nhiều. Bằng tấm lòng trân trọng và biết ơn sâu sắc của mình tôi xin chân thành cảm ơn: − Thầy Trịnh Văn Biều-người Thầy trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong học tập, những khó khăn trong khi làm khoá luận này. − Tất cả các thầy cô đã giảng dạy trong quá trình học tập của tôi, thầy cô đã cung cấp nhiều kiến thức và tư liệu để tôi có thể hoàn thành khoá luận. − Các bạn trong lớp và các em học sinh ở các trường THPT đã hỗ trợ cho tôi có điều kiện hoàn thành đề tài này. Một lần nữa, xin gửi đến tất cả mọi người lòng biết ơn chân thành và sâu sắc. Mặc dù đã hết sức cố gắng hoàn thành khoá luận này nhưng không thể thiếu những thiếu sót trong quá trính làm, tôi kính mong nhận được những đóng góp chân thành từ quí thầy cô và các bạn. TP.HCM 16/05/2013 Tác giả
- 3 MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN ...................................................................................... 2 MỤC LỤC ............................................................................................ 3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................... 4 DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................. 6 DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................... 6 MỞ ĐẦU .............................................................................................. 7 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ... 10 1.1. Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu..................................................... 10 1.2. Nâng cao hiệu quả dạy học .................................................................... 11 1.3. Một số vấn đề liên quan đến HS TBY môn hoá THPT ........................ 33 1.4. Thực trạng HS TBY môn hóa ở một số trường THPT ........................ 40 1.5. Chuẩn kiến thức kỹ năng chương Oxi-Lưu huỳnh lớp 10 ban cơ bản 44 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC CHO HS TBY CHƯƠNG OXI - LƯU HUỲNH HOÁ HỌC LỚP 10 BAN CƠ BẢN ........................................................... 49 2.1. Những biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học chương Oxi-Lưu huỳnh lớp 10 ban cơ bản cho HS TBY ..................................................................... 49 2.2. Một số dạng bài tập chương Oxi-Lưu huỳnh ........................................ 95 2.3. Một số giáo án có sử dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học cho học sinh trung bình, yếu môn hóa lớp 10 ban cơ bản ........................ 110 Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..................................... 136 3.1. Mục đích thực nghiệm .......................................................................... 136 3.2. Đối tượng thực nghiệm ......................................................................... 136 3.3. Tiến hành thực nghiệm......................................................................... 136 3.4. Kết quả thực nghiệm ............................................................................. 139 KẾT LUẬN ...................................................................................... 146 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 150
- 4 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BP : Biện pháp BTVN : Bài tập về nhà CNTT : Công nghệ thông tin CN : Công nghiệp DD, Dd : Dung dịch Đktc : Điều kiện tiêu chuẩn ĐC : Đối chứng ĐTB : Điểm trung bình e : Electron G : Giỏi GV : Giáo viên HS, hs : Học sinh HĐ : Hoạt động K : Khá NXB : Nhà xuất bản PPDH : Phương pháp dạy học PTHH : Phương trình hoá học PTN : Phòng thí nghiệm PTPƯ : Phương trình phản ứng Pư : Phản ứng SĐTD : Sơ đồ tư duy sgk : Sách giáo khoa TB : Trung bình TBY : Trung bình yếu THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TN : Thực nghiệm
- 5 TNKQ : Trắc nghiệm khách quan TNSP : Thực nghiệm sư phạm VD : Ví dụ Y : Yếu
- 6 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. So sánh trắc nghiệm khách quan và tự luận ........................................ 22 Bảng 1.2. Ý kiến của HS về sự yêu thích đối với việc học môn hóa học .............. 34 Bảng 1.3. Mức độ yêu thích của HS đối với việc giải bài tập môn hóa học ........ 34 Bảng 1.4. Mức độ yêu thích của HS đối với các môn học tự nhiên ..................... 35 Bảng 1.5. Mức độ gây hứng thú cho HS trong tiết học ........................................ 35 Bảng 1.6. Khả năng hiểu lý thuyết và vận dụng giải bài tập hóa học của HS ..... 36 Bảng 1.7. Ý kiến của HS về việc chuẩn bị bài trước khi lên lớp .......................... 36 Bảng 1.8. Mức độ tập trung chú ý của HS khi thầy cô lên lớp............................. 36 Bảng 1.9. Những khó khăn của HS khi giải bài tập hóa học ............................... 36 Bảng 1.10. Cách giải quyết của HS khi gặp một bài tập khó ............................... 37 Bảng 1.11. Ý kiến về việc hướng dẫn của GV trong tiết luyện tập bài tập hóa ... 37 Bảng 2.1. Mẫu danh sách học sinh phụ đạo ........................................................ 45 Bảng 2.2. Các công thức tính số mol.................................................................... 89 Bảng 2.3. Các công thức tính nồng độ ................................................................. 90 Bảng 2.4. Nhận biết anion .................................................................................... 91 Bảng 2.5. Nhận biết các chất chương Oxi-Lưu huỳnh ......................................... 91 Bảng 3.1. Danh sách các lớp thực nghiệm và đối chứng .................................... 130 Bảng 3.2. Phân phối tần số bài kiểm tra 15’ ...................................................... 134 Bảng 3.3. Phân phối tần suất bài kiểm tra 15’.................................................... 134 Bảng 3.4. Phân phối tần suất lũy tích bài kiểm tra 15’ ....................................... 134 Bảng 3.5. Phân loại kết quả bài kiểm tra 15’...................................................... 134 Bảng 3.6. Tổng hợp các tham số đặc trưng của bài kiểm tra 15’ ....................... 135 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lớp 10A2 và 10A7 ...................... 135 Hình 3.2. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lớp 10C1 và 10C3 ....................... 135
- 7 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin (CNTT) thì giáo dục đang có những bước tiến đạt hiệu quả cao trong dạy học. Điển hình tại thành phố Hồ Chí Minh, nhà trường được trang bị các phương tiện dạy học hiện đại, cơ sở vật chất (máy chiếu, tivi, máy tính…), GV có điều kiện trao dồi, mở rộng thêm vốn kiến thức (chuyên môn, tin học, anh văn…) để có thể áp dụng vào dạy học như GV có thể thiết kế giáo án điện tử, làm clip thí nghiệm ảo… HS có thể lên mạng tìm kiếm thông tin cần thiết khi giáo viên yêu cầu hay tự học ở nhà… Với sự tiến bộ của khoa học ngày nay thì các em học sinh hoàn toàn có khả năng tự học ở nhà để nâng cao kiến thức của mình cũng như tìm tòi khám phá thêm những điều thú vị của cuộc sống. Để phát huy tốt tính tự giác học tập (tự học) ở học sinh thì giáo viên cũng cần có các biện pháp dạy học thích hợp như hướng dẫn học sinh lên internet tìm kiếm thông tin bổ ích mở rộng kiến thức sách giáo khoa… Phương pháp này có lẽ sẽ rất thú vị đối với những học sinh khá giỏi nhưng đối với học sinh trung bình yếu thì sẽ không đạt hiệu quả cao. Vậy làm thế nào để tăng tích tích cực, cải thiện chất lượng học tập của những học sinh trung bình - yếu này? Nó đang là một trong những trăn trở của ngành giáo dục nước ta hiện nay. Chính vì lý do này, em chọn đề tài là “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương Oxi-Lưu huỳnh lớp 10 với đối tượng học sinh trung bình - yếu”. Em hy vọng rằng đề tài này sẽ giúp nâng cao hiệu quả dạy học đối với các em học sinh trung bình yếu, tạo được sự hứng thú của các em trong khi học môn hóa học này. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu các biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương Oxi-Lưu huỳnh lớp 10 với đối tượng học sinh trung bình yếu. 3. Nhiệm vụ của đề tài - Nghiên cứu cơ sở lý luận thực tiễn của đề tài.
- 8 - Khảo sát thực trạng, tìm ra nguyên nhân học sinh trung bình yếu môn hóa học trung học phổ thông. - Đề xuất một số biện pháp nhằm giúp học sinh trung bình - yếu lấy lại kiến thức cơ bản. - Thiết kế hệ thống các bài tập căn bản chương chương Oxi-Lưu huỳnh lớp 10 giúp học sinh trung bình yếu nhận biết một số dạng, cách giải bài tập. - Thiết kế giáo án nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương Oxi-Lưu huỳnh lớp 10 cho học sinh trung bình yếu. - Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp đã đề xuất. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương Oxi-Lưu huỳnh lớp 10 dành cho học sinh trung bình yếu. - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học ở trung học phổ thông (THPT). 5. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Kiến thức chương Oxi-Lưu huỳnh lớp 10 hóa học trung học phổ thông ban cơ bản. - Về địa bàn: Một số trường THPT trong Tp.HCM. - Thời gian: Tháng 2 - 4/2013 6. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng được các biện pháp bồi dưỡng cho học sinh trung bình yếu có tính khoa học, phù hợp có tính khả thi cao thì sẻ giúp các em học sinh này lấy lại căn bản, nâng cao kết quả học tập, dạy học. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận - Đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài. - Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu. - Phương pháp diễn dịch và qui nạp. - Phương pháp phân loại, hệ thống hóa.
- 9 - Phương pháp xây dựng giả thuyết. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát. - Phương pháp điều tra thu thập thông tin. - Phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp chuyên gia. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn. 7.3. Nhóm các phương pháp toán học - Xử lí kết quả thực nghiệm bằng phương pháp thống kê toán học. - Sử dụng các phần mềm tin học. 8. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu Đề xuất thêm một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học cho học sinh trung bình, yếu hóa chương “Oxi - Lưu huỳnh” lớp 10 ban cơ bản THPT. - Tổ chức nhóm học cùng tiến - Có sự kiên nhẫn với học sinh - Hệ thống hoá kiến thức - Hệ thống bài tập (có hướng dẫn mẫu) - Giúp học sinh có phương pháp tự học SQ3R
- 10 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu Trong những năm gần đây, nhận thấy được tầm quan trọng của việc lấy lại kiến thức căn bản cho học sinh trung bình yếu, có một số đề tài đã được nghiên cứu để nâng cao hiệu quả dạy học cho nhóm đối tượng học sinh này như: - Đặng Thị Duyên (2011), Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học chương sự điện li lớp 11 với đối tượng học sinh trung bình yếu, Luận văn Thạc sỹ-ĐHSP TPHCM. - Nguyễn Anh Duy (2011), Những biện pháp bồi dưỡng học sinh trung bình - yếu môn hoá học lớp 10 THPT, Luận văn Thạc sỹ-ĐHSP TPHCM. - Dương Thị Y Linh (2011), Những biện pháp giúp học sinh trung bình yếu học tốt môn hoá học lớp 11 cơ bản ở trường THPT, Luận văn Thạc sỹ-ĐHSP TPHCM. - Phan Thị Lan Hương (2011), Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh trung bình yếu môn hoá học lớp 11 ban cơ bản THPT, Luận văn Thạc sỹ-ĐHSP TPHCM. - Nguyễn Thị Tuyết Trang (2012), Một số biện pháp giúp học sinh trung bình yếu môn hoá học phần hiđrocacbon lớp 11- ban cơ bản, Luận văn Thạc sỹ-ĐHSP TPHCM. - Nguyễn Hoàng Uyên (2001), Thiết kế và thực hiện bài giảng hoá học lớp 10 ban cơ bản trường THPT theo hướng dạy học tích cực, Luận văn Thạc sỹ-ĐHSP TPHCM. - Nguyễn Chí Linh (K17), Sử dụng bài tập phát triển tư duy rèn trí thông minh cho HS trong dạy học Hoá học ở trường THPT, Luận văn Thạc sỹ-ĐHSP TPHCM. - Nguyễn Nữ Hoàng Duyên (2004), Giúp học sinh trí nhớ có hiệu quả trong dạy học chương “Oxi-Lưu huỳnh” lớp 10 THPT, Khóa luận tốt nghiệp- ĐHSP. - Phan Thị Thuý Nguyên (K18), Thiết kế giáo án dạy học theo nhóm môn hoá 9 THCS, Luận văn Thạc sỹ-ĐHSP TPHCM. - Nguyễn Thị Hương Thuỳ (2005), Phương pháp dạy học nâng cao hiệu quả tự học môn Hoá của học sinh phổ thông, khoá luận tốt nghiệp-ĐHSP TPHCM. Nhìn chung các tác giả đã đưa ra rất nhiều biện pháp phong phú, đa dạng để bồi
- 11 dưỡng học sinh, nâng cao hiệu quả dạy học. Tuy nhiên trong các đề tài theo hướng nghiên cứu trên vẫn còn ít, ít đi sâu nghiên cứu từng chương cụ thể, chưa đưa ra các bài tập cụ thể cho các chương. 1.2. Nâng cao hiệu quả dạy học 1.2.1. Khái niệm Hiệu quả là gì? Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng [12], “Hiệu quả là kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại”. Như vậy, hiệu quả là một danh từ dùng để chỉ kết quả của một việc làm mang lại, kết quả này đạt được theo như yêu cầu, như mong muốn, như mục tiêu đã đặt ra của một người hoặc của tập thể đã thực hiện việc làm đó. Hiệu quả dạy học là gì? Có thể hiểu khái niệm “Hiệu quả dạy học” là kết quả so với yêu cầu đặt ra trong những điều kiện xác định do hoạt động dạy học nói chung mang lại cho đối tượng. Kết quả ở đây là những tri thức khoa học khoa học nhân loại mà người học thu nhận được nhiều hay ít, lưu giữ lâu và vận dụng vào thực tế cuộc sống. 1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả dạy học Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả dạy học, sau đây là một số yếu tố chính: 1.2.2.1. Kiến thức nền Kiến thức nền là những kiến thức điểm tựa, nhờ những kiến thức này học sinh mới có thể học và tiếp thu được các kiến thức khác của chương trình. Mỗi môn học, trong từng giai đoạn nhất định có một hệ thống các kiến thức nền tương ứng. Đối với môn hóa học lớp 10 hệ thống các kiến thức nền là: - Hóa trị các nguyên tố. - Các khái niệm, biểu thức dùng trong tính toán như: nồng độ mol, nồng độ %. - Cấu tạo nguyên tử, các bài toán về hạt mang điện, không mang điện, ion âm, ion dương. - Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa (giúp học sinh biết xác định vị trí của nguyên tử các nguyên tố, nguyên tử khối, độ âm điện, năng lượng ion hóa...vv).
- 12 - Phản ứng oxi hóa khử (để giải bài toán có cân bằng phản ứng, học sinh phải biết cân bằng phản ứng hóa học và quan trọng là phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa). - Tính chất vật lý, tính chất hóa học, điều chế của các chất như nhóm halogen, oxi...H 2 SO 4 (để HS giải được các bài tập liên quan). 1.2.2.2. Hứng thú học tập [5] a. Khái niệm hứng thú Theo Từ điển tiếng Việt - Nhà xuất bản Xã hội 1992: “Hứng thú là sự ham thích, hào hứng với công việc”. Theo Đại Từ điển tiếng Việt 1999: Hứng thú có hai nghĩa: “biểu hiện của một nhu cầu, làm cho chủ thể tìm cách thoả mãn, tạo ra khoái cảm, thích thú và huy động sinh lực để cố gắng thực hiện” và “sự ham thích”. Hứng thú nhận thức là xu hướng lựa chọn của cá nhân nhằm vào lĩnh vực nhận thức, nhằm vào nội dung của nó và quá trình tiếp thu kiến thức. Hứng thú có tính chất lự̣a chọn. Đặc điểm đặc trưng của hứng thú nhận thức là xu thế con người đi sâu vào bản chất của đối tượng nhận thức mà không dừng lại ở bề ngoài của hiện tượng. Hứng thú nhận thức là cái tạo ra động cơ quan trọng nhất của hoạt động. Hứng thú đòi hỏi con người phải hoạt động tích cực, tìm tòi hoặc sáng tạo. Carroll-E.lzad: - Hứng thú là hình thức biểu hiện thường xuyên nhất của xúc động. Hứng thú là một trong những cảm xúc nền tảng của con người: hứng thú, vui sướng, ngạc nhiên, đau khổ, căm giận, ghê tởm, khinh bỉ, khiếp sợ, xấu hổ, tội lỗi. Hứng thú là cảm xúc tích cực được trải nghiệm thường xuyên nhất. - Hứng thú là một trong những cảm xúc bẩm sinh cơ bản và là cảm xúc chiếm ưu thế trong tất cả các cảm xúc của con người. Hứng thú là nguồn quan trọng của hệ động cơ. Hứng thú là nền tảng của hệ động cơ có tính chất cực kỳ quan trọng đối với các hoạt động nói chung và hoạt động nhận thức nói riêng. b. Tác dụng của hứng thú Hứng thú duy trì trạng thái tỉnh táo của cơ thể. Hứng thú làm cho con người phấn
- 13 chấn vui tươi, làm việc lâu mệt mỏi. Chỉ khi nào có hứng thú thì sự cố gắng mới được bền bỉ. Hứng thú làm cho quá trình dạy học trở nên hấp dẫn. Hứng thú cho phép con người duy trì sự chú ý thường xuyên. Hứng thú làm chỗ dựa cho sự ghi nhớ (quy luật hướng đích và quy luật ưu tiên). Hứng thú tạo ra và duy trì tính tích cực nhận thức, tích cực hoạt động. Theo Alecxêep: “Chỉ có hứng thú đối với một hoạt động nào đó mới đảm bảo cho hoạt động ấy được tích cực.” Hứng thú là động cơ chiếm ưu thế trong hoạt động hàng ngày của con người. Hứng thú là hệ động cơ duy nhất có thể duy trì được công việc hàng ngày một cách bình thường. Hứng thú ảnh hưởng đến tính chất, diễn biến và kết quả của hoạt động. Hứng thú làm cho hiệu quả của hoạt động được nâng cao. Cảm xúc hứng thú tham gia điều khiển tri giác và tư duy. Hứng thú điều khiển hoạt động định hướng. Chính cảm xúc hứng thú cùng với các cấu trúc và định hướng nhận thức quyết định phương hướng của tri giác, nhận thức và hành động. Hứng thú tạo cơ sở động cơ cho hoạt động nghiên cứu và sáng tạo. Hứng thú có vai trò trung tâm trong các hoạt động sáng tạo. Hứng thú là hệ động cơ cực kỳ quan trọng trong sự phát triển các kỹ năng, kỹ xảo và trí tuệ. Hứng thú rất cần thiết với sự phát triển nhân cách, phát triển tri giác và nhận thức. Hứng thú có vai trò quan trọng trong sự phát triển cuộc sống xã hội và duy trì các quan hệ giữa các cá nhân. Hứng thú cũng giúp duy trì các quan hệ tình dục và gia đình. c. Một số biện pháp gây hứng thú trong dạy học • Gây hứng thú bằng cái mới lạ: - Những điều mới lạ, những khác biệt với cái thông thường của nội dung kiến thức. - Cách nhìn mới đối với kiến thức. Một kiến thức quen thuộc nhưng có thể phát hiện ra trong đó những nét mới nếu chúng ta quan sát nó dưới một góc độ khác, một cách nhìn khác, hoặc nghiên cứu nó một cách sâu sắc hơn. - Gây hứng thú bằng sự phong phú đa dạng, luôn thay đổi:
- 14 + Sự đa dạng về phương pháp dạy học. + Sự đa dạng về hình thức tổ chức dạy học … • Gây hứng thú bằng sự bất ngờ, ngạc nhiên. • Gây hứng thú bằng tính chất phức tạp, khó khăn, mạo hiểm, có vấn đề của kiến thức. Cho học sinh tham gia những hoạt động sáng tạo: nghiên cứu, tìm tòi, khám phá kiến thức. • Gây hứng thú bằng sự bí ẩn, bí mật, kích thích tính tò mò (ví dụ: khi kể lại lịch sử của các tên gọi, phát minh…). • Gây hứng thú bằng sự lợi ích, thiết thực, những hình ảnh tưởng tượng đến kết quả của công việc. Theo Bruner thì: “Chúng ta hứng thú với những công việc nào mà chúng ta thực hiện có kết quả tốt”. Học sinh hứng thú sau khi giải xong một bài tập khó. • Gây hứng thú bằng sự thỏa mãn nhu cầu, đem lại cảm giác thú vị, dễ chịu. • Gây hứng thú bằng cách tác động vào ý thức, tình cảm. - Cảm xúc và thái độ của giáo viên. - Quan hệ thày - trò, trò – trò. 1.2.2.3. Trí nhớ a. Khái niệm trí nhớ “Trí nhớ: khả năng lưu giữ trong óc những điều đã biết, đã trải qua, có thể nhắc lại, nói lại được”. Đại từ điển tiếng Việt, Nguyễn Như Ý chủ biên [26]. “Trí nhớ là quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm của cá nhân dưới hình thức biểu tượng bao gồm sự ghi nhớ, giữ gìn và tái tạo sau đó ở trong óc cái mà con người đã cảm giác, tri giác, rung động, hành động hay suy nghĩ trước đây.”Tâm lý học Đại cương– Phạm Minh Hạc chủ biên [10]. “Trí nhớ là năng lực tái hiện kinh nghiệm đã qua, một trong các tính chất cơ bản của hệ thần kinh, biểu hiện ở khả năng lưu giữ lâu dài thông tin về các sự kiện của thế giới bên ngoài và các phản ứng của cơ thể, nhiều lần đưa thông tin đó vào phạm vi ý thức và hành vi.”Đại Bách khoa toàn thư Xô viết - Phát triển trí nhớ của học sinh phổ thông - Nia Tsut-co.
- 15 Như vậy ta có thể nói một cách ngắn gọn “Trí nhớ là khả năng lưu giữ và tái hiện thông tin”. b. Vai trò của trí nhớ Các nhà tâm lí học đã tổng kết rằng trí nhớ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với con người: - Nhờ có trí nhớ con người mới có thể hoạt động được bình thường. Trí nhớ là điều kiện không thể thiếu để con người có đời sống tâm lí bình thường, ổn định, lành mạnh. - Trí nhớ giúp con người tích luỹ vốn kinh nghiệm sống và sử dụng vốn kinh nghiệm đó ngày càng tốt hơn. - Nếu con người không có trí nhớ thì chắc chắn không có quá khứ, không có tương lai, mà chỉ có hiện tại tức thời. Không có trí nhớ sẽ không có ý thức về bản thân mình và do đó sẽ không có nhân cách. “Nếu không có trí nhớ thì con người sẽ mãi mãi ở tình trạng một đứa trẻ sơ sinh”- (I.M.Xêtrênôp). Đối với nhận thức, trí nhớ là công cụ để lưu trữ lại các kết quả của cảm giác, tri giác. Nó là điều kiện để diễn ra quá trình nhận thức cảm tính (tư duy và tưởng tượng). Nhờ có trí nhớ mà những hình ảnh tri giác, những khái niệm tư duy, những biểu tượng, xúc cảm, tình cảm… trong đời sống tâm lí không bị mất đi theo thời gian và khi cần đến thì chúng lại xuất hiện. Trí nhớ giúp học sinh học tập đạt được hiệu quả cao. Việc rèn luyện và phát triển trí nhớ cho học sinh là một nhiệm vụ dạy học quan trọng. Trí nhớ có thể học tập và rèn luyện được. c. Các quy luật trí nhớ PGS.TS. Trịnh Văn Biều trong tài liệu “Các phương pháp dạy học hiệu quả” [5] đã tổng kết 5 quy luật của trí nhớ. Các quy luật này có rất nhiều ứng dụng trong dạy học, giáo viên có thể vận dụng để nâng cao hiệu quả bài lên lớp. Quy luật hướng đích Muốn ghi nhớ tốt cần tập trung sự chú ý vào một mục tiêu rõ ràng, cụ thể. Chú ý là tập trung tinh thần vào một đối tượng rõ ràng nhất định. Đỉnh điểm của chú ý là sự tập trung tinh thần. Tập trung tinh thần là để cho óc ngừng lâu trên một hình ảnh độc nhất.
- 16 Tập trung tinh thần không làm mệt mỏi toàn bộ trí óc mà chỉ một phần trí óc bị ảnh hưởng bởi sự tập trung ấy. Ví dụ: Người ta đã làm thí nghiệm cho học sinh A đọc một bài văn dài nửa trang cho 10 học sinh khác. 10 học sinh này có nhiệm vụ phải thuộc để đọc lại cho cả lớp nghe. A đọc từ 15 đến 20 lần và 10 học sinh kia đã thuộc bài. Nhưng A thì lại không thuộc (vì A có tích cực đọc nhưng không có chủ định nhớ). Quy luật ưu tiên Sự ghi nhớ có chọn lọc theo mức độ ưu tiên khác nhau tùy đặc điểm từng tài liệu. - Bao giờ thì hình ảnh cụ thể cũng dễ nhớ hơn ngôn từ trừu tượng. - Sự việc, hiện tượng càng hấp dẫn, sinh động, gây hứng thú, để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí thì càng dễ hình dung và hoài niệm lại. Ví dụ: Các bài giảng khi có thêm phương tiện trực quan (hình vẽ, thí nghiệm) hỗ trợ thì học sinh sẽ nhớ bài đó sâu sắc hơn các bài khác. - Tài liệu cũng sẽ dễ nhớ khi: + Có ý nghĩa quan trọng, cần thiết, bổ ích. + Gây sự tranh cãi. + Có vấn đề giải quyết chưa trọn vẹn. Quy luật liên tưởng Liên tưởng xảy ra khi điều bạn nói hay nghĩ có mối liên hệ với ý tưởng đã có trước, chúng là nền tảng cho một ký ức có rèn luyện. Ưu điểm chính của liên tưởng là ghi nhận nhanh kể cả thông tin có và không có trật tự. Xét về bản chất, liên tưởng dựa trên khả năng quan sát tinh vi, kết hợp các suy diễn để ghi nhận thông tin vận dụng trong dạy học. - Muốn nhớ điều gì phải tìm cách liên kết nó với những cái khác Muốn nhớ nhanh, nhớ lâu phải thấu hiểu vấn đề, phải tìm ra các mối liên hệ: + Giữa kiến thức mới và vốn kiến thức sẵn có. + Giữa các ý tưởng, các bộ phận của kiến thức. + Giữa vốn kiến thức đã có và thực tế cuộc sống. - Phải tìm ra mối liên hệ logic, theo trật tự giữa
- 17 + Các vật có tính chất tương tự hay tương phản nhau. + Các vật gần nhau về thời gian và không gian. + Các vật có mối quan hệ phụ thuộc, ngang hàng hay giao nhau. - Phân loại Chúng ta sẽ rất khó nhọc khi phải ghi nhớ điều gì phi lý và hỗn độn. Phân loại là sắp các vật, các vấn đề ra từng hạng cho có trật tự, tuỳ theo những điểm tương cận của chúng. Trí nhớ dễ ghi nhận những vấn đề được sắp xếp theo trật tự hợp lý, bởi vì trật tự hợp lý khiến ảnh tượng này phải khêu gợi ảnh tượng kia, ý này nhắc nhở ý khác. Ví dụ: Học thuộc một bài học có dàn bài chi tiết rõ ràng, trật tự thì nhanh hơn một bài có dàn bài không rõ ràng, chi tiết. Quy luật lặp lại Muốn nhớ điều gì phải lặp đi lặp lại thật nhiều lần. Ôn tập là mẹ của trí nhớ. Cách tốt nhất để ghi nhớ là lặp đi lặp lại. Sự lặp lại là một phương pháp rất hiệu quả trong việc bảo tồn trí nhớ, nó là một điều kiện thiết yếu nếu muốn tạo được một ký ức máy móc. Ví dụ: Đối với trẻ nhỏ, để giúp các em nhớ được chữ cái, đọc được vần, thầy cô thường xuyên lặp đi lặp lại các chữ đó và cho các em ê a đọc theo, tác dụng rất có hiệu quả. Quy luật kìm hãm Sự ghi nhớ sau bao giờ cũng làm suy giảm sự ghi nhớ trước: - Cần quên đi những gì không cần thiết bằng cách không nhắc lại, gợi lại. - Cần xác định rõ mức độ cần ghi nhớ với mỗi tài liệu (dài hạn, ngắn hạn hoặc tức thời). - Lựa chọn thật kỹ những gì sẽ học thuộc lòng. d. Để sự ghi nhớ bài học có hiệu quả Tập trung chú ý - Học sinh phải ở trạng thái hoạt động tích cực. - Giáo viên cần làm rõ tầm quan trọng và ích lợi của vấn đề. - Xác định trọng tâm, bỏ qua những cái không cần thiết.
- 18 - Định hướng rõ ràng vào mục tiêu cụ thể. - Tạo những điều kiện thuận lợi cho sự chú. Gắn tài liệu cần ghi nhớ vào mục đích học tập của học sinh, làm cho nội dung đó trở thành mục đích của hành động, hình thành được nhu cầu, hứng thú của học sinh với tài liệu đó. Sử dụng tối đa các giác quan - Thị giác là quan trọng nhất vì dễ tạo biểu tượng bằng hình ảnh. - Sử dụng sơ đồ, mô hình, hình vẽ, thí nghiệm…. để chuyển những vấn đề trừu tượng thành hình ảnh cụ thể. Đọc to, đọc thầm hoặc viết ra giấy khi học thuộc lòng Học thuộc lòng: Nên kết hợp ghi nhớ có ý nghĩa với ghi nhớ máy móc, nghĩa là ghi nhớ trên cơ sở thông hiểu tài liệu. Các lợi ích của học thuộc lòng: - Nhanh chóng nhớ lại được kiến thức lúc cần sử dụng. - Giúp ta nhớ được những gì khó ghi nhất. - Là cách tập dượt khả năng ghi nhớ, khiến cho trí nhớ nhạy bén hơn. Tạo thật nhiều mối liên hệ - Lập dàn ý, tóm tắt ý chính. - Tìm sự liên kết giữa các ý. - Dùng phương pháp phân loại. - So sánh sự giống và khác nhau. - Hệ thống hóa kiến thức. - Tìm “chữ thần”của câu - Gán cho các chữ, con số vô nghĩa một ý nghĩa, đặt thành thơ, văn vần. Ví dụ: Để nhớ 10 ankan đầu tiên. Metan Etan Propan Butan Pentan Hexan Heptan Octan Nonan Decan Mẹ Em Phải Bón Phân Hóa Học Ở Ngoài Đồng Lặp đi lặp lại thật nhiều lần - Nhắc lại ngay trong bài giảng,sau mỗi bài, mỗi chương. - Thực hiện tốt khâu củng cố. - Ôn luyện thường xuyên những kiến thức quan trọng.
- 19 Có kế hoạnh học tập hợp lý - Ôn lại bài ngay trong ngày và ngày hôm sau. Tổ chức cho học sinh tái hiện tài liệu học tập, làm bài tập ứng dụng ngay sau khi ở trường về nhà, ôn tập ngay sau khi học tài liệu mới, sau đó việc ôn tập có thể thưa dần. - Phân chia hợp lý các lần ôn tập. Khoảng cách ngắn quá hiệu quả kém, lâu quá cũng ít tác dụng (khoảng cách hợp lý tùy theo từng người). - Nên học lúc đầu óc minh mẫn, tỉnh táo (tốt nhất lúc sáng sớm). - Sau khi học tối nên đi ngủ ngay. - Cần phải có thời gian học tập và ôn tập hợp lý, không để xảy ra kiểu học "nước tới chân mới nhảy", thì kiến thức mới luôn khắc sâu và vững chắc. 1.2.3. Phương pháp dạy học 1.2.3.1. Khái niệm phương pháp dạy học Phương pháp dạy học là cách thức thực hiện phối hợp, thống nhất giữa người dạy và người học nhằm thực hiện tối ưu các nhiệm vụ dạy học. Đó là sự kết hợp hữu cơ và thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy và hoạt động học trong quá trình dạy học. Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học. Phương pháp dạy và phương pháp học có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập. Phương pháp dạy học theo nghĩa rộng bao gồm: Phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học theo nghĩa hẹp. 1.2.3.2. Các phương pháp dạy học tích cực Theo PGS.TS. Trịnh Văn Biều [5], các phương pháp dạy học tích cực có những đặc trưng cơ bản sau: Đặt trọng tâm vào hoạt động của người học Trong dạy học tích cực, người ta nhấn mạnh mặt hoạt động học trong qúa trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động. Người học - đối tượng của hoạt động "dạy", đồng thời là chủ thể của hoạt động "học”- được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu
- 20 những tri thức đã được giáo viên sắp đặt. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, người học chủ động quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức mới. Coi trọng hoạt động tổ chức, điều khiển của giáo viên Trong dạy học tích cực, giáo viên chủ yếu giữ vai trò cố vấn, khích lệ, điều chỉnh, giáo viên không làm hộ, chỉ rõ ngay cách học, cách làm. Từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức mà trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động để học sinh tự lực chiếm lĩnh kiến thức. Giáo viên phải đầu tư công sức, thời gian rất nhiều so với kiểu dạy và học thụ động mới có thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là người gợi mở, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi, sáng tạo, tranh luận sôi nổi của học sinh. Giáo viên phải có trình độ chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề mới có thể tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của học sinh (nhiều khi diễn biến ngoài dự kiến của giáo viên). Các mối quan hệ tương tác thầy-trò, trò-trò phong phú và đa dạng Trong dạy học tích cực, cấu trúc nội dung dạy học và các nhiệm vụ học tập rất linh hoạt, đa dạng. Lớp học là môi trường giao tiếp thầy - trò, trò - trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh kiến thức. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới. Tính vấn đề cao của nội dung dạy học Vấn đề nhận thức hay vấn đề học tập, tồn tại khách quan trong dạy học. Tính vấn đề bắt nguồn từ những nội dung học tập, được phát biểu thành những nhiệm vụ nhận thức chưa được giải quyết nhưng có thể giải quyết được. Tính vấn đề cao của nội dung dạy học đòi hỏi người học có tư duy phê phán, năng động và sáng tạo. Mang lại kết quả học tập cao Tính tích cực có ảnh hưởng lớn đến kết quả của công việc. Vì vậy nếu người học tích cực hoạt động thì chắc chắn sẽ có kết quả học tập cao.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn Bông Sen Sài Gòn
68 p | 510 | 98
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp marketing nhằm thu hút khách cho khách sạn ParkRoyal Saigon
77 p | 465 | 91
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp hoàn thiện việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty Viễn thông quốc tế VTI
100 p | 256 | 89
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số liên minh chiến lược trong kinh doanh quốc tế trên thế giới và giải pháp cho việc thành lập liên minh chiến lược ở Việt Nam
92 p | 570 | 74
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số vấn đề về hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập vào WTO
103 p | 277 | 65
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số vấn đề về kiểm soát chất lượng đối với các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam
120 p | 277 | 59
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tân dược và nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam
103 p | 317 | 54
-
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp nhằm giúp cho học sinh, sinh viên trường Cao đẳng Cần Thơ học tập tốt và yêu thích môn học Giáo dục quốc phòng an ninh
24 p | 295 | 45
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ODA trong ngành lâm nghiệp ở Việt Nam
105 p | 181 | 28
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của hiệp hội ngành hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam
109 p | 269 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp đảm bảo an toàn bảo mật thông tin cho công ty TNHH Zenco
51 p | 45 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực trong lĩnh vực công nghiệp của Việt Nam trong thời gian tới
84 p | 163 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty cổ phần Tìm kiếm và Phát triển Nguồn nhân lực Gjobs
87 p | 23 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Quốc tế Bắc Việt Nam
74 p | 17 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đầu tư Và Khai khoáng Việt Nam
73 p | 11 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong - Chi nhánh Hải Phòng
76 p | 10 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Một thành viên 189
64 p | 5 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Xây dựng & Trang trí nội thất Hải Phòng
92 p | 7 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn