Báo cáo khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp nhằm giúp cho học sinh, sinh viên trường Cao Đẳng Cần Thơ học tập tốt và yêu thích môn học Giáo dục quốc phòng, an ninh - Bùi Thanh Sang
lượt xem 39
download
Có một thực tế hết sức khó khăn đòi hỏi chúng ta cần có những giải pháp hiệu quả trong công tác giáo dục quốc phòng nói chung và bộ môn Giáo dục quốc phòng, an ninh ở các trường học nói riêng, đó là việc dạy và học còn nhiều trì trệ, kém hiệu quả; học sinh, sinh viên chưa ý thức được vai trò quan trọng và thiết thực của bộ môn nên học tập qua loa, chưa đạt hiệu quả tích cực, thậm chí không có hứng thú yêu thích đối với môn học này. Nhằm giúp các bạn hiểu hơn về vấn đầ này và cải thiện nó, mời các bạn cùng tham khảo bài báo cáo khóa luận tốt nghiệp "Một số giải pháp nhằm giúp cho học sinh, sinh viên trường Cao Đẳng Cần Thơ học tập tốt và yêu thích môn học Giáo dục quốc phòng, an ninh" dưới đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp nhằm giúp cho học sinh, sinh viên trường Cao Đẳng Cần Thơ học tập tốt và yêu thích môn học Giáo dục quốc phòng, an ninh - Bùi Thanh Sang
- TÊN ĐỀ TÀI "Một số giải pháp nhằm giúp cho học sinh, sinh viên trường Cao Đẳng Cần Thơ học tập tốt và yêu thích môn học GDQP -AN".
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Có một thực tế hết sức khó khăn đòi hỏi chúng ta cần có những giải pháp hiệu quả trong công tác giáo dục quốc phòng nói chung và bộ môn GDQP - AN ở các trường học nói riêng, đó là việc dạy và học còn nhiều trì trệ, kém hiệu quả; học sinh, sinh viên chưa ý thức được vai trò quan trọng và thiết thực của bộ môn nên học tập qua loa, chưa đạt hiệu quả tích cực, thậm chí không có hứng thú yêu thích đối với môn học này. Song song đó việc trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như việc đào tạo cán bộ giảng dạy đúng chuyên môn nghiệp vụ và thật sự có tâm huyết với công tác GDQP - AN còn chưa được đầu tư đúng mức. Mặc dù nhiều năm trở lại đây các cấp chính quyền nhà nước cũng như Bộ GD & ĐT đã có nhiều cải cách tiến bộ, sâu rộng hơn cho công tác GDQP - AN nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều bất cập. Chính vì thế tôi luôn cảm thấy trăn trở khi giảng dạy bộ môn này, với tâm huyết của bản thân và những gì đã tích lũy được qua quá trình học tập chuyên môn nghiệp vụ tôi đã quyết định lựa chọn một đề tài nghiên cứu mà theo tôi sẽ rất có ý nghĩa cho việc dạy và học bộ môn GDQP - AN: "Một số giải pháp nhằm giúp cho học sinh, sinh viên trường Cao Đẳng Cần Thơ học tập tốt và yêu thích môn học GDQP -AN".
- 2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu 6. Đóng góp của đề tài 7. Cấu trúc của đề tài
- PHẦN NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Những quy định cơ bản của luật GDQP – AN: 1.1.1. Bố cục Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh: Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh gồm 8 chương, 47 điều. 1.1.2. Nội dung cơ bản của Luật Giáo dục quốc phòng • Chương I. Những quy định chung; Chương này gồm 9 điều (từ Điều 1 đến Điều 9). • Chương II. Giáo dục quốc phòng và an ninh trong nhà trường; Chương này gồm 4 điều (từ Điều 10 đến Điều 13). • Chương III. Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh; Chương này gồm 04 điều (từ Điều 14 đến Điều 18). • Chương IV. Phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân; Chương này gồm 04 điều (từ Điều 19 đến Điều 22). • Chương V. Giáo viên, giảng viên, báo cáo viên, tuyên truyền viên giáo dục quốc phòng an ninh; Chương này gồm 06 điều (từ Điều 23 đến Điều 28). • Chương VI. Kinh phí giáo dục quốc phòng và an ninh; Chương này gồm 03 điều (từ Điều 29 đến Điều 31). • Chương VII. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức về giáo dục quốc phòng và an ninh; Chương này gồm 14 điều (từ Điều 32 đến Điều 45). • Chương VIII. Điều khoản thi hành; Chương này gồm 02 điều (Điều 46 và Điều 47).
- 1.2. Chương trình môn học GDQP – AN: 1.2.1. Đặc điểm môn học “Giáo dục cho công dân về kiến thức quốc phòng và an ninh để phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống dựng nước và giữ nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, nâng cao ý thức, trách nhiệm, tự giác thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
- 1.2.2. Chương trình môn học GDQP - AN (Ban hành kèm theo Thông tư số: 31/2012/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) a) Đối tượng áp dụng b) Mục tiêu đào tạo c) Số lượng học phần, tín chỉ d) Đánh giá kết quả học tập e) Nội dung chương trình • Học phần 1: Đường lối quân sự của Đảng • Học phần 2: Công tác quốc phòng, an ninh • Học phần 3: Quân sự chung và chiến thuật, kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK(CKC)
- 1.3. Lý luận về việc dạy và học GDQP - AN: 1.3.1. Giáo dục quốc phòng - an ninh là môn học được luật pháp quy định • GDQP-AN là môn học có Chỉ thị của Bộ Chính trị chỉ đạo, môn học duy nhất được luật pháp quy định. Điều 17 chương III Luật Nghĩa vụ quân sự 1991 quy định • Qua mỗi giai đoạn cách mạng và sự phát triển của giáo dục đào tạo chương trình Huấn luyện quân sự phổ thông cho HS,SV đã được đổi mới nhiều lần cả nội dung và hình thức giảng dạy. • Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2014. Đây là đạo luật quan trọng, là cơ sở pháp lý cao nhất để thực hiện giáo dục quốc phòng và an ninh thống nhất trên phạm vi toàn quốc, qua đó góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức và của mọi công dân đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. 1.3.2. GDQP - AN là một nội dung quan trọng trong mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường • Môn học GDQP - AN tạo điều kiện cho sinh viên có thể học tập theo năng lực của mình, tích luỹ kiến thức theo học phần, chứng chỉ. Sinh viên khi đã tích luỹ đủ học phần, chứng chỉ được dự thi lấy chứng chỉ môn học GDQP - AN theo Nghị định của Chính phủ, quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo 1.3.3. Giáo dục quốc phòng góp phần giáo dục toàn diện con người mới xã hội chủ nghĩa
- 1.4. Cơ sở lý luận về phương pháp dạy học tích cực giúp HS, SV học tập tốt và yêu thích môn học GDQP - AN. Phương pháp dạy học GDQP – AN là một nhân tố cơ bản của quá trình dạy học ở trường cao đẳng, đại học, nó có quan hệ chặt chẽ với nội dung dạy học, nội dung dạy học quy định phương pháp nhưng ngược lại phương pháp có vai trò quan trọng giúp giảng viên, học sinh sinh viên dạy và học đạt hiệu quả thực hiện mục tiêu yêu cầu đề ra.
- 1.4.1. Đặc điểm của phương pháp dạy học GDQP – AN ở cao đẳng, đại học: * Giải thích thuật ngữ: • Học tập tốt: Đối với môn GDQP – AN đặc thù là môn học đòi hỏi nhiều kỹ năng cả về lý thuyết lẫn thực hành. Chính vì vậy, khi đặt ra tiêu chí đánh giá đạt được mức độ tốt phải đảm bảo các nguyên tắc: đạt kết quả học tập (điểm trung bình) từ khá trở lên; có kỹ năng ứng dụng tốt vào rèn luyện thể chất và tu dưỡng nhân cách, ứng dụng vào thực tế cuộc sống; hình thành được các kỹ năng kỹ xảo nhất định qua quá trình học tập thực hành; quá trình học tập không có sự đối phó, tích cực học tập, nghiên cứu. • Yêu thích môn học: tiêu chí đánh giá HSSV yêu thích môn GDQP – AN là dựa vào hứng thú học tập của HS, SV chủ yếu dựa vào sự đánh giá trực tiếp của giáo viên mức độ chuyên cần của HS, SV không bỏ giờ bỏ buổi, không vi phạm nội quy,…; HS, SV không có thái độ xem nhẹ và không chán nãn khi học tập bộ môn; thái độ tích cực muốn học và rèn luyện; thậm chí có nhu cầu học và thấy đam mê.
- 1.4.2. Một số phương pháp tích cực hóa hoạt động dạy học và giúp học sinh sinh viên yêu thích bộ môn GDQP – AN a) Quan điểm dạy học tích cực: Thuyết kiến tạo kiến thức b) Một số phương pháp cụ thể: - Phương pháp đàm thoại - Phương pháp trực quan - Phương pháp học hợp tác - Phương pháp đóng vai Trên đây là những cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài “Một số giải pháp nhằm giúp cho HS, SV trường Cao Đẳng Cần Thơ học tập tốt và yêu thích môn học GDQP – AN”. Từ những lý luận này người viết nhận ra nhiệm vụ cần thiết phải khảo sát thực trạng của trường Cao Đẳng Cần Thơ để có những giải pháp khả thi và hiệu quả nhất nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn, đồng thời thu hút sự hứng thú của HSSV trong thời đại hiện nay đối với môn học GDQP – AN. Vận dụng những lý thuyết cơ bản vào thực tế dù rất khó khăn, song với những gì tích lũy được từ kinh nghiệm và tâm huyết với nghề người viết tin tưởng có thể góp phần cải thiện ít nhiều những tồn tại về việc dạy và học GDQP – AN trong tình hình chung.
- Chương 2: THỰC TRẠNG HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẦN THƠ 2.1. Tổng quan về trường Cao Đẳng Cần Thơ: Trường CĐ Cần Thơ được thành lập 12/1976 với tên gọi Trường cao đẳng sư phạm Cần Thơ trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Hậu Giang và Bộ GD- ĐT; từ 11/08/2006 đến nay là trường CĐ Cần Thơ trực thuộc Ủy ban nhân dân TP Cần Thơ và Bộ GD - ĐT. Trải qua 39 năm trường không ngừng đổi mới và phát triển; luôn đề cao chất lượng đào tạo nhằm tạo ra nguồn nhân lực cho TP Cần Thơ mà còn khu vực đồng bằng Sông Cửu Long đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh đó nhà trường cũng luôn quan tâm đến việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh, góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; đặc biệt nhà trường luôn chú trọng đến công tác GDQP – AN, mà cụ thể là môn học GDQP - AN cho HS, SV của trường
- 2.2. Nhận thức của cán bộ giảng viên, HS, SV đối với môn học GDQP -AN: 2.2.1. Nhận thức của cán bộ, giảng viên đối với với môn học GDQP - AN còn nhiều tồn tại 2.2.2. Nhận thức của học sinh - sinh viên đối với với môn học GDQP - AN chưa đúng đắn, còn mơ hồ, phiến diện 2.2.2.1. Tình hình, quá trình khảo sát 2.2.2.2. Kết luận rút ra sau khi khảo sát Kết luận: Qua việc phân tích các câu hỏi khảo sát như trên chúng ta thấy vấn đề nhận thức của đa số HS, SV đối với công tác GDQP - AN nói chung cũng như môn học GDQP - AN nói riêng còn nhiều sai lệch, phiến diện và mơ hồ; còn tồn tại nhiều bất cập. Những tồn tại đó nếu không được cải thiện sẽ ảnh hưởng lớn đến việc học tập cũng như giảng dạy môn học GDQP - AN, đặc biệt là việc nâng cao chất lượng môn học.
- 2.3. Thực trạng học tập môn GDQP – AN của HS, SV tại trường Cao Đẳng Cần Thơ: 2.3.1. Những kết quả đạt được a. Về việc thực hiện nhiệm vụ GDQP – AN hàng năm Luôn thực hiện đầy đủ và hoàn thành các nhiệm vụ quân sự được giao. b. Về cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ cho công tác giảng dạy bộ môn giáo dục Quốc phòng – An ninh Chính vì vậy, giáo trình, tài liệu phục vụ cho môn học GDQP - AN luôn được đảm bảo; cơ sở vật chất, vũ khí trang bị cho môn học được đầu tư mua sắm hàng năm. Nhà trường luôn trang bị đầy đủ số lượng đầu sách, giáo trình phục vụ cho HS, SV học tập; bên cạnh đó trung tâm thông tin thư viện nhà trường cũng trang bị máy tính có kết nối mạng internet để sinh viên nghiên cứu tài liêu trên các trang mạng, cùng với đó là trang bị nhiều đầu sách, nhiều tài liệu tham khảo phục vụ cho việc mở mang tri thức cho người học.
- c. Về nguồn nhân lực phục vụ cho công tác giảng dạy bộ môn giáo dục Quốc phòng – An ninh d. Về phương pháp giảng dạy bộ môn giáo dục Quốc phòng – An ninh Kết quả đạt được trong những năm gần đây: Có HS, SV đạt kết quả tốt, xếp lọai xuất sắc, lọai giỏi tăng đáng kể. Thời gian lên lớp học tập của HS, SV có phần đầy đủ hơn trước, ít có tình trạng bỏ giờ bỏ buổi. Tinh thần học tập tự giác được cải thiện.
- 2.3.2. Nguyên nhân đạt được các kết quả nói trên a. Nguyên nhân chủ quan: Nhờ vào sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của lãnh đạo nhà trường, sự quan tâm giúp đỡ của Đảng bộ và chính quyền địa phương. Công tác giáo dục tư tưởng và ý thức trách nhiệm của toàn thể cán bộ giảng viên và HS, SV. b. Nguyên nhân khách quan: Điều kiện cơ sở vật chất và sự quan tâm của các ban ngành đoàn thể
- 2.3.3. Những khó khăn – hạn chế: - Điều kiện sân bãi, vũ khí trang bị. - Đội ngũ chuyên nghiệp - Trình độ và ý thức HS, SV Nguyên nhân là - Ý thức về GDQP – AN của giảng viên và HS, SV chưa cao - Điều kiện kinh phí và tổ chức
- 2.3.4. Bài học kinh nghiệm: Từ những hạn chế nêu trên, trường Cao Đẳng Cần Thơ nói chung, tổ bộ môn GDQP – AN nói riêng và bản thân một giảng viên như tôi cũng tự rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu. Đó là cần phải chấn chỉnh và thay đổi ngay từ nhận thức đến phương pháp giáo dục. Đây là việc cần làm không phải chỉ có ở một người mà phải thuộc về tất cả. Bởi lẽ: - Phải có sự nhận thức của giảng viên và HS, SV, cần nhất là việc giáo dục tư tưởng. - Cần đổi mới phương pháp dạy học và nghiên cứu của Giảng viên, phương pháp học tập và nghiên cứu của HS, SV để nâng cao chất lượng dạy và học cũng như tạo được hứng thú học tập trong HS, SV. - Cần trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật đầy đủ phục vụ công tác dạy và học. - Huấn luyện đội ngũ cán bộ giảng viên chuyên nghiệp và tận tâm. Thiết nghĩ có như vậy thì chúng ta mới phần nào từng bước cải thiện, khắc phục những hạn chế, tồn tại hiện nay. Song, việc đổi mới là vô cùng khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm và thay đổi một cách toàn diện, sâu sắc.
- Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH SINH VIÊN HỌC TẬP TỐT VÀ YÊU THÍCH MÔN HỌC GDQP - AN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẦN THƠ 3.1. Tăng cường công tác lãnh đạo, quản lý đối với môn học GDQP - AN - Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo - Tuyên truyền và giáo dục tư tưởng rộng rãi, sâu sắc - Đổi mới, cải tiến công tác thi đua, khen thưởng, có chính sách đãi ngộ thỏa đáng - Công tác tổ chức cán bộ 3.2. Nâng cao nhận thức của cán bộ, giảng viên, HS, SV về vị trí, tầm quan trọng của môn học GDQP - AN - Nâng cao cả về số lượng lẫn chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên. - Giáo dục ý thức học tập tích cực trong HS, SV về tầm quan trọng, vị trí chiến lược của bộ môn GDQP – AN.
- 3.3. Đổi mới một số phương pháp giảng dạy tích cực, nghiên cứu của giảng viên GDQP – AN - Đổi mới toàn diện và sâu sắc các phương pháp dạy học tích cực, tạo cho HSSV niềm tin và sự yêu thích ngày càng cao đối với môn học GDQP – AN. - Đổi mới phương pháp dạy và học theo trình độ và tình hình thực tế của HSSV. - Tận dụng tích cực tiến bộ khoa học kỹ thuật trong dạy và học GDQP –AN 3.4. Đổi mới kiểm tra đánh giá: Kết hợp tự luận và trắc nghiệm cùng những hình thức kiểm tra thường xuyên để theo dõi kịp thời tình hình học tập của HS, SV. 3.5. Thay đổi quan điểm và phương pháp học tập, nghiên cứu của HS, SV với môn học GDQP – AN Phát huy tinh thần tự học tự nghiên cứu của HS, SV trên cơ sở hướng dẫn của giảng viên
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài thuyết trình Báo cáo khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011-2015
34 p | 487 | 80
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại công ty bảo hiểm Viến đông VASS
92 p | 280 | 66
-
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp nhằm giúp cho học sinh, sinh viên trường Cao đẳng Cần Thơ học tập tốt và yêu thích môn học Giáo dục quốc phòng an ninh
24 p | 295 | 45
-
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp: Điều tra diễn biến bệnh mốc sương cà chua (Phytophthora infestans(Mont.) De Bary) và khảo sát hiệu lực phòng trừ bệnh của một số thuốc hóa học, sinh học tại huyện Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng
35 p | 226 | 37
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty bảo hiểm dầu khí trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hải
98 p | 172 | 25
-
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp: Bước đầu nghiên cứu nuôi cấy chủng Lactobacillus acidophilus trên môi trường bán rắn
26 p | 133 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
100 p | 172 | 20
-
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp: Khảo sát phản ứng Mannich với xúc tác Zeolite trao đổi ion kim loại
40 p | 160 | 17
-
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp: Điều tra giống, kỹ thuật canh tác sắn tại xã Bom Bo, Bù Đăng, Bình Phước
33 p | 136 | 10
-
Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Đánh giá ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất của nhà máy cạch Tuynel Phú Lộc tới môi trường không khí
53 p | 44 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất của nhà máy cạch Tuynel Phú Lộc tới môi trường không khí
53 p | 47 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Bảo hộ sáng chế về dược phẩm tại Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
65 p | 23 | 8
-
Báo cáo khoa luận tốt nghiệp: Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng tinh dịch chim trĩ đỏ khoang cổ tại trung tâm giống vật nuôi chất lượng cao Học viện nông nghiệp Việt Nam
35 p | 98 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện quy trình kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Tư vấn IPA
113 p | 16 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm sát việc giải quyết tố giác tin báo về tội phạm của VKSND quận Hồng Bàng - Hải Phòng
94 p | 17 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Hãng Kiểm toán và Định giá ATC
106 p | 9 | 2
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh: Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH MTV DV – TM Thiết kế đồ họa In bao bì và sản xuất Lí Tưởng
68 p | 15 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn