intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Tài chính ngân hàng: Các yếu tố tác động đến việc thu hút FDI tại các nước Đông Nam Á

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:73

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của đề tài nghiên cứu là tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI có chất lượng nhằm gợi ý chính sách cho các quốc gia Đông Nam Á trong đó có Việt Nam trong quá trình thu hút FDI để đáp ứng được nhu cầu phát triển trình kinh tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Tài chính ngân hàng: Các yếu tố tác động đến việc thu hút FDI tại các nước Đông Nam Á

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH MAI NGỌC THANH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC THU HÚT FDI TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 7340201 TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH MAI NGỌC THANH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC THU HÚT FDI TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 7340201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. LÊ PHAN THỊ DIỆU THẢO TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
  3. TÓM TẮT Trong những năm gần đây, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò là động lực tăng trưởng đối với nền kinh tế của các quốc gia đang phát triển như Đông Nam Á. FDI giúp phát triển cơ sở hạ tầng, mở rộng quy mô thị trường, tạo việc làm cho lực lượng lao động, … Tuy vậy, chất lượng nguồn vốn chưa cao đồng thời do phân bổ không đều nên ASEAN vẫn cần nỗ lực huy động thêm nhằm bổ sung, phát triển các khu vực tiềm năng khác. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê và hồi quy mô hình để tìm ra các yếu tố có tác động đến việc thu hút FDI vào khu vực nhằm làm cơ sở đưa ra một số khuyến nghị giúp nâng cao chất lượng huy động nguồn vốn này. Kết quả đạt được cho thấy một số yế tố tác động đã thay đổi: thế mạnh về giá lao động, lạm phát là yếu tố trước đây có ảnh hưởng tương đối giờ đây lại không phải là điều đáng quan tâm. Thay vào đó chính sách thuế và quy mô thị trường lại đóng vai trò rất quan trọng, cần được quan tâm cải thiện để có thể nâng cao khả năng thu hút được nhiều vốn FDI chất lượng. In recent years, foreign direct investment (FDI) has served as a growth engine for the economies of developing countries such as Southeast Asia. FDI helps to develop infrastructure, expand market size, create jobs for the labor force, etc. However, the quality of capital is not high due to uneven allocation, so ASEAN still needs to mobilize more FDI to supplement and develop other potential areas. The study uses statistical method and regression model to find the factors that influence FDI attraction in the region as a basis for making some recommendations to improve the ability to mobilize capital. The results show that some of the region's traditional strengths have changed, particularly in the price of labor. Inflation, a factor that previously had a relative effect on foreign investors' investment decisions, have decresed its influence recently. Rather, tax policy and market size play a very important role, and need to be improved in order to improve the attractiveness of high quality FDI. i
  4. LỜI CAM ĐOAN Khóa luận này là công trình nghiên cứu của riêng tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong khóa luận. ii
  5. MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................v DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... vi CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ...............................................................1 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .......................................................................................1 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ................................................................................2 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .....................................................2 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................2 1.5. ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU ......................................................................2 1.6. KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN ..........................................................................3 CHƯƠNG 2: FDI VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT FDI ............4 2.1. LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI .................................4 2.1.1. Khái niệm ..........................................................................................................4 2.1.2. Vai trò của FDI..................................................................................................6 2.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...........................................................................................9 2.3. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM......................................................................12 2.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THU HÚT ĐẦU TƯ FDI .............15 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................21 3.1. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................................21 3.2. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH BIẾN VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU .......22 3.2.1. Biến phụ thuộc – FDI ......................................................................................22 3.2.2. Biến độc lập.....................................................................................................22 3.2.3. Trình tự nghiên cứu .........................................................................................27 iii
  6. CHƯƠNG 4: THỰC HIỆN VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ CỦA MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ..........................................................................................................29 4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ ..........................................................................................29 4.2. LỰA CHỌN MÔ HÌNH HỒI QUY ...................................................................34 4.3. KIỂM ĐỊNH KHUYẾT TẬT CỦA MÔ HÌNH ................................................39 4.3.1. Tự tương quan .................................................................................................39 4.3.2. Đa cộng tuyến .................................................................................................40 4.3.3. Phương sai sai số thay đổi ...............................................................................40 4.3.4. Phần dư có phân phối chuẩn ...........................................................................41 4.4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..........................................................42 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .....................................................47 5.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................47 5.2. KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................48 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................53 PHỤ LỤC ..................................................................................................................56 iv
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT FDI Foreign direct investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế R&D Research & development nghiên cứu và phát triển WB World Bank ngân hàng thế giới MNC Multinational Corporation tập đoàn đa quốc gia USD đô la Mỹ GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm quốc nội ICC International Chamber of Commerce Phòng thương mại quốc tế Organization for Economic tổ chức hợp Tác và phát triển kinh OECD Cooperation and Development tế ETPF European Tax Policy Forum Diễn đàn chính sách thuế Châu Âu BND Brunei Dollar đô la Brunei VND Việt Nam đồng ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển châu Á v
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1 Bảng tồng hợp mô tả cách tính và kỳ vọng về dấu của các biến Bảng 4.1 Bảng thống kê mô tả các biến trong mô hình Bảng 4.2 Bảng thống kê mô tả các biến trong mô hình (tt) Bảng 4.3a Bảng thống kê mô tả các biến sau khi lấy log trong mô hình Bảng 4.3b Bảng thống kê mô tả các biến sau khi lấy log trong mô hình (tt) Bảng 4.4 Kết quả hồi quy theo Pooled OLS Bảng 4.5 Kết quả hồi quy mô hình 2 theo Pooled OLS Bảng 4.6a Bảng kiểm định tự tương quan của mô hình 2 Bảng 4.6b Bảng kiểm định tự tương quan của mô hình 2 (tt) Bảng 4.7 Kết quả hồi quy mô hình 3 theo Pooled OLS Bảng 4.8a Bảng kiểm định tự tương quan của mô hình 3 Bảng 4.8b Bảng kiểm định tự tương quan của mô hình 3 (tt) Bảng 4.9 Kết quả hồi quy mô hình 3 theo FEM Bảng 4.10 Kết quả hồi quy mô hình 3 theo REM vi
  9. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò là động lực tăng trưởng đối với nền kinh tế của các quốc gia đang phát triển như Đông Nam Á. Chỉ tính riêng Việt Nam trong những giai đoạn gần đây: FDI đã đóng góp 20% vào GDP, 70% cho xuất khẩu, chiếm 22% - 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và tạo việc làm được cho 3,7 triệu lao động (Nguyễn Mại, 2017). Bên cạnh đó, nhờ FDI mà cơ sở hạ tầng ở các nước trong khu vực Đông Nam Á được cải thiện, hoàn thiên hơn bao giờ hết khi các công trình xây dựng xã hội được thiết kế, hoàn thiện bằng công nghệ tân tiến hơn từ các doanh nghiệp FDI trúng thầu (ASEAN Investment report, 2017). Tuy dòng chảy FDI nhìn chung đang theo xu hướng tăng (ASEAN Investment report 2017) song chất lượng nguồn vốn chưa cao đồng thời do phân bổ không đều nên ASEAN vẫn cần nỗ lực huy động thêm nhằm bổ sung, phát triển các khu vực tiềm năng khác. Cũng theo báo cáo tình hình đầu tư các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN Investment report, 2017), các dự án đầu tư mới đều tập trung ở khu vực thành phố lớn, trung tâm do lợi thế về dân số, lượng tiêu thụ, cơ sở hạ tầng… mà bỏ qua các vùng lân cận tiềm năng. Bên cạnh đó tốc độ tăng của lượng đầu tư ròng không đều, có những năm sụt giảm, điển hình như trong năm 2016 do các điểm mạnh thu hút không còn thật sự là điểm mạnh, hay nói cách khác, quan điểm, kỳ vọng và cách đánh giá của các nhà đầu tư FDI thay đổi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của họ. “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI ở các nước đang phát triển” không phải là một đề tài mới, cả về lý thuyết lẫn nghiên cứu thực tiễn đều đã có nhiều công trình được công nhận như nghiên cứu của Fayyaz Hussain và Constance Kabibi Kimuli,2012; Paulo Elicha Tembe trên tạp chí quốc tế về nghiên cứu tài chính số 3… song “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI trong khu vực Đông Nam Á” chưa thật sự được quan tâm và cập nhật. Vì vậy cần nghiên cứu thêm, tìm 1
  10. hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút nguồn vốn ngoại của các quốc gia trong khu vực từ đó có thể khuyến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút FDI chất lượng cao phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế. 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Mục đích của đề tài nghiên cứu là tìm hiểu các yếu tổ ảnh hưởng đến việc thu hút FDI có chất lượng nhằm gợi ý chính sách cho các quốc gia Đông Nam Á trong đó có Việt Nam trong quá trình thu hút FDI để đáp ứng được nhu cầu phát triển trình kinh tế. Để đạt dược mục tiêu, khóa luận sẽ trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:  Các yếu tố nào ảnh hưởng đến việc thu hút FDI?  Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố như thế nào? 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước trong khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu là các vấn đề liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn 2010 – 2016. 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Khóa luận sử dụng phương pháp tổng hợp để hệ thống các nghiên cứu lý thuyết, thực nghiệm nhằm làm cơ sở xây dựng mô hình, định lượng, hồi quy dữ liệu bảng, mô tả các biến có ảnh hưởng đến khả năng thu hút FDI. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 10 quốc gia Đông Nam Á ( không kể Đông Timo, do đây là quốc gia mới nên công tác thống kê chưa đầy đủ) trong giai đoạn từ 2010 đến 2016 1.5. ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU Kế thừa và bổ sung các nghiên cứu trước đây có liên quan, cập nhật lý thuyết, dữ liệu mới để đề tài trở nên thực tiễn và sát thực hơn với điều kiện hiện tại của các 2
  11. nước trong khu vực Đông Nam Á. Kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút FDI nhằm khuyến nghị hướng thay đổi phù hợp cải thiện, duy trì thế mạnh và thay đổi các nhân tố cần thiết để có thể huy động được nguồn lực đủ lớn đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng. 1.6. KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu Chương 2: FDI và các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Phân tích tác động các yếu tố đến việc thu hút FDI trong khu vực Đông Nam Á Chương 5: Kết luận và khuyến nghị 3
  12. CHƯƠNG 2: FDI VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT FDI 2.1. LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 2.1.1. Khái niệm Theo Sổ tay về cán cân thanh toán của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF, 1993)1 vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Invesment – FDI) là khoản đầu tư của một cá nhân hay tổ chức với mục đích tìm kiếm lợi nhuận lâu dài thông qua doanh nghiệp được thành lập ở một nền kinh tế khác ngoài quốc gia sở tại của cá nhân hay tổ chức đó. Khoản đầu tư trực tiếp chỉ bao gồm nguồn vốn nhận được trực tiếp từ chính nhà đầu tư cá nhân, tổ chức hay các tổ chức có quan hệ mật thiết với nhà đầu tư; không bao gồm các khoản được hình thành từ cam kết, thỏa thuận hoàn trả cho bên thứ 3 như các khoản vay. Ngoài ra, nhà đầu tư phải duy trì mối liên hệ dài hạn với tổ chức đó cũng như có sức ảnh hưởng nhất định đến việc điều hành, quản trị doanh nghiệp được đầu tư. Tỷ lệ sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài ít nhất là 10% và có quyền biểu quyết tương ứng. Theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Khoản 1 Điều 2, “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này.” Như vậy, có thể hiểu một cách tổng quát đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc một cá nhân hay tổ chức nước ngoài nào chuyển vốn bằng tiền hay bằng bất kỳ tài sản nào hợp pháp vào Việt Nam với mục đích kinh doanh sinh lợi. Doanh nghiệp có tỷ lệ vốn nước ngoài từ 10% trở lên và có quyền biểu quyết tương ứng thì được xem là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hay còn gọi là doanh nghiệp FDI. Các hình thức FDI được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau: theo hình thức pháp lý, theo mục đích đầu tư nhưng cách phân loại phổ biến là phân loại theo hình thức thâm nhập. Theo cách phân loại hình thức thâm nhập thì FDI có 2 loại là 1 Balance of payment manual: 5th edition, đoạn 359, 362, 368 4
  13. đầu tư mới (Greenfield investment) và đầu tư thông qua mua bán, sáp nhập (Mergers and Acquisitions). Đầu tư mới là khi công ty mẹ thành lập cơ sở kinh doanh tại một quốc gia khác, bao gồm cả cơ sở hạ tầng cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh như nhà xưởng, máy móc thiết bị, văn phòng… Khi đầu tư theo hình thức đầu tư mới các nhà đầu tư nước ngoài được toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp theo mục tiêu, định hướng của mình song đồng thời cũng đòi hỏi khả năng quản lý tốt hơn hình thức mua bán, sáp nhập. Mua bán, sáp nhập là hình thức đầu tư khác của FDI, là hình thức mà nhà đầu tư, thường là tổ chức nước ngoài tìm cách mua lại, thâu tóm một hay nhiều doanh nghiệp tiềm năng tại các quốc gia mục tiêu. Đầu tư bằng hình thức này giúp giảm bớt lượng hồ sơ pháp lý và các thủ tục liên quan đến việc đăng ký kinh doanh thường rất phức tạp đối với doanh nghiệp nước ngoài cũng như tiết kiệm được thời gian nghiên cứu thị trường, tìm kiếm lượng khách hàng trung thành nhưng nhược điểm chủ yếu là ở việc vận hành doanh nghiệp mới khi có sự đa dạng văn hóa trong cùng một tổ chức. Phân theo hình thức pháp lý thì FDI có 3 loại là hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác, doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Khoản 7 Điều 2: “Doanh nghiệp liên doanh" là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặc là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh”. Hiểu rộng hơn, doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai hay nhiều bên hợp tác thành lập tại một quốc gia chủ quản, quốc gia nhận đầu tư thường dựa trên cơ sở hợp đồng liên doanh giữa doanh nghiệp nội địa liên kết cùng doanh nghiệp có vốn nước ngoài. Cũng theo Khoản 8 Điều 2 luật này định nghĩa doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn. Hình thức hợp tác dựa trên hợp đồng là hình thức tiến hành hoạt động đầu tư nhưng không thành lập pháp nhân tại quốc gia chủ quản. 5
  14. Xét về mục đích đầu tư thì FDI có 2 hình thức là đầu tư chiều dọc và đầu tư theo chiều ngang. Đầu tư theo chiều dọc là hoạt động đầu tư vào các ngành cung cấp nguyên liệu, công cụ dụng cụ cần thiết hoặc chuyên phân phối đầu ra cho quá trình sản xuất của các doanh nghiệp nội địa. Đây cũng là hình thức đầu tư phổ biến tại các quốc gia đang phát triển. Mục đích của hoạt động đầu tư theo chiều dọc là nhằm giành quyền kiểm soát đối với các nguồn nguyên liệu, tài nguyên (đối với ngành khai thác khoáng sản) hay tận dụng lợi thế ở các nước sở tại để thiết lập chuỗi giá trị cho chính doanh nghiệp FDI. Đầu tư theo chiều ngang là hoạt động đầu tư vào chính lĩnh vực, ngành nghề họ có lợi thế cạnh tranh tương đối. Mục đích của việc đầu tư nhằm tìm kiếm cơ hội mở rộng và tìm thị trường có khả năng sinh lợi tốt hơn. 2.1.2. Vai trò của FDI Vai trò của FDI có thể dễ dàng nhận thấy được thông qua quá trình phát triển kinh tế xã hội của nước chủ quản. FDI có thể có đa dạng các tác động tích cực song có thể tóm tắt lại thành bốn vai trò chủ yếu, như sau: Một là FDI là nguồn vốn ổn định bổ sung cho nền kinh tế. Từ 1948 với tác phẩm “kinh tế học”, Paul Samuelson đã giới thiệu lý thuyết “vòng luẩn quẩn” và “cú huých từ bên ngoài”. Theo Samuleson, có 4 nhân tố ảnh hưởng và là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế gồm: nhân lực, tài nguyên, tư bản và kỹ thuật song việc kết hợp 4 yếu tố này tại các nước đang phát triển là điều khó khăn dẫn đến kinh tế rơi vào vòng nghèo khó “luẩn quẩn” (sơ đồ 2.1, phụ lục): tiết kiệm, đầu tư thấp dẫn đến tích lũy vốn thấp; tích lũy vốn thấp dẫn đến không phát triển được trình độ kỹ thuật, năng suất lao động thấp, thu nhập bình quân thấp và cuối cùng quay lại tiết kiệm, đầu tư thấp. Vòng tròn này sẽ lặp đi lặp lại cho đến đi có “cú huých từ bên ngoài” đủ mạnh để phá vỡ nó và FDI chính là một trong số những cú huých đó. FDI giúp quốc gia chủ quản giải quyết được vấn đề về đầu tư thấp thông qua chuyển giao vốn bằng tiền hoặc tài sản khác vào nền kinh tế, thúc đẩy lượng tích lũy vốn tăng cao. Bên cạnh đó, nói FDI là nguồn vốn ổn định sở dĩ do quan điểm về tính chất dài hạn 6
  15. về thị trường, về triển vọng phát triển, tăng trưởng của các nhà đầu tư khi quyết định chuyển giao nguồn lực sang một quốc gia khác. Cũng chính vì kỳ vọng lâu dài nên dòng vốn FDI ít có khuynh hướng thay đổi hơn so với các hình thức đầu tư nước ngoài khác trong trường hợp xảy ra bất lợi. Hai là FDI cung cấp công nghệ cần thiết cho sự phát triển kinh tế. Công nghệ không chỉ là yếu tố thúc đẩy mà còn là yếu tố quyết định tốc độ tăng trưởng của một quốc khi nó góp phần cải thiện năng suất và hiệu quả lao động cũng như hiệu quả quản lý. Vì vậy đối với các quốc gia đang phát triển công nghệ lại càng quan trọng hơn bao giờ hết nhưng để đạt được mục tiêu ngoài vốn cần phải có trình độ khoa học – kỹ thuật nhất định. Findlay (1978) qua nghiên cứu của mình đã khẳng định được tác động của FDI đến quá trình phát triển công nghệ ở quốc gia chủ quản thông qua việc chuyển giao hoặc qua tác động lây lan. Cụ thể, khi đầu tư hoạt động kinh doanh tại quốc gia kém phát triển hơn các doanh nghiệp FDI thường có xu hướng mang công nghệ từ quốc gia mình sang áp dụng trong sản xuất, kinh doanh, quản lý,… vô hình chung đã tạo cơ hội tiếp cận, học tập, nâng cao trình độ công nghệ của lực lượng lao động ở nơi được đầu tư. Hơn thế nữa, FDI đóng góp phần quan trọng trong việc phát triển khả năng khoa học của các cơ sở nghiên cứu tại nước chủ nhà khi trực tiếp tiến hành R&D ở các nước đang phát triển. Trong quá trình tham gia nghiên cứu (đối với một số cá nhân, tổ chức có năng lực được doanh nghiệp FDI hợp tác) và sử dụng, các doanh nghiệp nội địa học được cách thiết kế, chế tạo, hình thành những công nghệ mới từ đó cải tiến, cải biến cho phù hợp với nhu cầu cũng như điều kiện sử dụng của chính mình; như vậy, qua một thời gian, cả về trình độ lẫn nền tảng khoa học – kỹ thuật đều được nâng cao. Ba là FDI góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển thông qua mở rộng thị trường, kích thích xuất khẩu và cải thiện cán cân thanh toán. Các quốc gia đang phát triển có thể có lợi thế so sánh về khả năng sản xuất và mức chi phí đầu vào tương đối thấp song khó có thể tiếp cận được với nhiều thị trường khó tính như Mỹ, Anh, các nước trong khối liên minh Châu Âu (EU),… trong khi sức tiêu thụ nội địa có hạn, 7
  16. nếu không thể xuất khẩu có thể sẽ xảy ra tình trạng tồn hàng. Vì vậy các quốc gia này rất cần đến doanh nghiệp FDI: thông qua doanh nghiệp FDI hàng hóa nội địa mới có thể dễ dàng thâm nhập vào thị trường quốc tế nhờ vị thế, uy tín nhất định của nhà đầu tư nước ngoài. Đối với tổ chức, cá nhân đầu tư nước ngoài xuất khẩu cũng đem lại nhiều lợi ích khi tận dụng được nguồn đầu vào giá rẻ cũng như hưởng một số ưu đãi nhất định hỗ trợ tốt cho quá trình kinh doanh sản xuất. Như vậy cả quốc gia chủ quản lẫn người đầu tư đều có lợi, theo lẽ tất yếu quá trình này sẽ được duy trì, tạo động lực mở rộng hơn nữa hoạt động xuất khẩu. Từ nguyên nhân trên, FDI gián tiếp cải thiện cán cân thanh toán thông qua cải thiện một phần tình hình của cán cân về thương mại. Một số các quốc gia đang phát triển vẫn đang trong tình trạng nhập siêu dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại, thâm hụt tài khoản vãng lai và cuối cùng là một trong những nguyên nhân khiến cán cân thanh toán không được khả quan. Việc thúc đẩy xuất khẩu chính là “liều thuốc” thực tế mà Stoneman đã chứng mình được trong bài nghiên cứu về tác động của FDI đến sự phát triển kinh tế vào năm 1975. (tham khảo bảng Phụ lục số 1) Bốn là FDI còn giúp phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm cho lực lượng lao động. Để có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế, các nhà đầu tư FDI đặc biệt quan tâm đến nguồn đầu vào giá rẻ tại các quốc gia đang phát triển mà đặc biệt là nguồn nhân lực. Hoạt động gia công tại các nước tiếp nhận đầu tư giải quyết được vấn đề việc làm cho nhiều lao động, riêng ở Việt Nam là 3,2 triệu người tại thời điểm năm 2013, gấp 8 lần so với năm 2000 theo phát biểu của ông Nguyễn Chiến Thắng – Phó viện trưởng viện kinh tế Việt Nam. Thêm vào đó theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (WB) cũng cho thấy rằng các doanh nghiệp nước ngoài có khả năng cung cấp công việc ổn định cho người lao động hơn là các doanh nghiệp nội địa khi xác suất phá sản, đóng cửa thấp hơn đối với trường hợp của các quốc gia đang phát triển. Nghiên cứu trên có dựa trên nền tảng nghiên cứu trước đó của Harrison và Socerse, 2010 đã chứng minh được lý do tại sao xu hướng này chỉ xảy ra ở các nước đang phát triển. Sở dĩ là vì các doanh nghiệp, tập đoàn FDI đầu tư là những doanh nghiệp không lớn nên không có nhiều cơ hội tìm một thị trường 8
  17. khác trong thời gian ngắn. Hơn thế nữa, các hoạt động FDI vào lĩnh vực giáo dục đóng góp không ít thành quả cho công cuộc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đào tạo ở bậc đại học và sau đại học – yếu tố cốt lõi làm nên thành công của một quốc gia. Đối với tầng lớp tác động trực tiếp, dưới sự hướng dẫn, huấn luyện, áp lực/ động lực, yêu cầu từ phía công ty, sau một thời gian có nhiều khả năng trở thành lao động lành nghề hơn so với bộ phận làm việc trong các nhà máy nội địa. Nhờ có cơ hội được làm việc, học tập trong môi trường tiến bộ hơn mà đội ngũ lao động mới cải thiện được không ít kỹ năng, trình độ, khả năng và năng suất của bản thân từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến lao động ở các doanh nghiệp nội địa khi cùng hợp tác, làm việc cùng với đội ngũ chất lượng cao này. 2.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT FDI có thể xuất hiện từ rất lâu song đến sau thế chiến thứ II các nhà nghiên cứu mới bắt đầu tìm hiểu lý thuyết về loại hình đầu tư này khi vai trò của FDI và các tập đoàn đa quốc gia (MNC) ngày càng trở nên mạnh mẽ trong những năm 1950, 1960. Một số các thuyết nổi bật có thể kể đến là: thuyết vòng đời sản phẩm của Veron, lý thuyết tỷ giá trong môi trường vốn không hoàn hảo của Cushman và lý thuyết chiết trung của Dunning về FDI.  Thuyết vòng đời sản phẩm được Raymond Veron (1966) Thuyết vòng đời sản phẩm được Raymond Veron phát triển vào năm 1966 nhằm giải thích cho hiện tượng số lượng công ty Hoa Kỳ đầu tư ngày càng nhiều vào thị trường ngành sản xuất châu Âu sau Thế chiến thứ II. Veron cho rằng vòng đời của một sản phẩm trải qua bốn giai đoạn: đổi mới (innovation), phát triển (growth), bão hòa (maturity) và suy thoái (decline). Trong giai đoạn đầu khi các nhà xưởng sản xuất ở Mỹ có thể tạo ra những sản phẩm đột phá vừa đáp ứng lượng cầu nội địa và vừa có thể xuất sang thị trường các nước khác. Theo thuyết vòng đời sản phẩm thì sau Thế chiến thứ II các công ty này ở Mỹ có được nhiều lợi thế về công nghệ sản xuất hơn so với các đối thủ cùng nghành ở các quốc gia châu Âu dẫn đến nhu cầu cũng như lượng cầu đối với sản phẩm được sản xuất bởi Hoa Kỳ - giai đoạn 9
  18. thứ 2, phát triển. Sau khi đã phát triển qua một thời gian, công nghệ sản xuất dần được chuẩn hóa, ngày càng nhiều công ty nội địa ở châu Âu bắt đầu có khả năng bắt chước được công nghệ làm ra loại sản phẩm tạo ra thị trường cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ hơn. Lúc này để có thể giữ được thị phần và giảm thiểu một số chi phí buộc doanh nhân Hoa Kỳ phải đầu tư đặt cơ sở sản xuất tại các quốc gia châu Âu nhằm giảm thiểu một số chi phí liên quan đến việc xuất khẩu. Thuyết này đã giải thích được động cơ, nguyên nhân dẫn đến hoạt động FDI của Mỹ tại châu Âu trong những năm 1950 – 1970. Ngoài ra lý thuyết về vòng đời sản phẩm có thể giải thích được hiện tượng FDI tại các khu vực nơi Mỹ có lợi thế về công nghệ trong giai đoạn đầu tiên nhưng chưa thể lý giải được hiện tượng này ở các khu vực khác có mức độ cạnh tranh cao hơn khi cả hai phía đều không có đặc điểm nổi trội hơn đối thủ.  Nghiên cứu lý thuyết của Cushman (1985) Nghiên cứu của Cushman năm 1985 về tác động của tỷ giá trong môi trường vốn không hoàn hảo đến FDI chứng minh được rằng khi tỷ giá thực với đồng đô la Mỹ (USD) tăng lên sẽ kích thích được lượng FDI bằng đồng tiền này trong khi sự mất giá tương đối với các đồng ngoại tệ khác làm giảm FDI đến từ Hoa Kỳ. Trong nghiên cứu, Cushman còn đưa ra được kết luận rằng khi đồng USD mất giá đã làm lượng FDI Mỹ đầu tư ra nước ngoài giảm 25% trong giai đoạn những năm 1980. Hiểu một cách đơn giản hơn, tỷ giá chính là động lực để thu hút nguồn vốn FDI: tại các quốc gia có đồng tiền mất giá tương đối với đồng bản địa của nhà đầu tư sẽ có nhiều khả năng được chú ý hơn sở dĩ do chi phí đầu vào lúc nào trở nên rẻ hơn một cách tương đối so với chi phí nội địa của họ. Nghiên cứu này của Cushman tuy đóng góp một cách lý giải khác về nguyên nhân cũng như tác động của tỷ giá đến FDI song vẫn tồn tại nhược điểm khi không thể giải thích cho hiện tượng đầu tư cùng lúc ở nhiều quốc gia khác nhau với các loại tiền tệ khác nhau. 10
  19.  Lý thuyết chiết trung của Dunning (1973) Lý thuyết chiết trung của Dunning về FDI ra đời vào năm 1973. Dunning đã kế thừa được ưu điểm của các nghiên cứu trước đó và đưa ra ba yếu tố theo ông chứng minh rằng đây là nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư FDI của một tổ chức gồm lợi thế về sở hữu (Ownership advantages), lợi thế về địa điểm (Location advantages), lợi thế nội bộ hóa (Internalization incentives) hay viết tắt là OLI. Lợi thế là các tài sản vô hình hoặc các lợi thế độc quyền của công ty có thể chuyển giao trong nội bộ các công ty xuyên quốc gia với chi phí thấp nhằm có thể giúp công ty gia tăng doanh thu hoặc giảm chi phí cho quá trình sản xuất kinh doanh. Một cách cụ thể hơn, khi thâm nhập vào thị trường mới các tập đoàn đa quốc gia thường phải đối mặt với nhiều loại chi phí phụ như chi phí tư vấn pháp lý, chi phí nghiên cứu thị trường… hơn các doanh nghiệp nội địa. Vì vậy để có thể thành công trụ vững ở một nền kinh tế khác buộc tổ chức đầu tư phải có lợi thế độc quyền về tài sản hay công nghệ đủ mạnh nhằm duy trì thế độc quyền trong thời gian nhất định giúp doanh nghiệp FDI có thể vượt qua được các khoản chi thêm cũng như nâng cao biên lợi nhuận kinh doanh hoặc giảm chi phí so với các đối thủ cạnh tranh, tích lũy đủ cho cuộc đua đường dài. Lợi thế về địa điểm được hiểu theo Dunning là lợi thế riêng của quốc gia, được chia thành ba loại: lợi ích kinh tế như chi phí vận chuyển, viễn thông, quy mô thị trường,…; lợi thế về chính sách và lợi thế về xã hội nhờ khoảng cách về địa lý giữa hai quốc gia hoặc nét tương đồng về văn hóa. Yếu tố cuối cùng được đề cập đến trong nghiên cứu là lợi thế nội bộ hóa. Dunning giới thiệu khuôn khổ để đánh giá các cách khác nhau mà doanh nghiệp sử dụng để khai thác quyền lực của họ từ việc bán hàng hay cung cấp dịch vụ trong thỏa thuận ký kết giữa các công ty. Với một công ty đa quốc gia, khi nội địa hóa tức đồng nghĩa với nắm được quyền kiểm soát hàng hóa của mình thay vì phải thâm nhập theo hình thức cấp phép (license), nhượng quyền (franchise). Khi có thể xác định được đầy đủ ba lợi thế trên điều tất yếu sẽ dẫn đến quyết định đầu tư cũng chính là động lực thúc đẩy hoạt động FDI. 11
  20. 2.3. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM  Nunnenkamp và Peter (2001) Năm 2001, Nunnenkamp và Peter nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến FDI của các nước đang phát triển. Quan sát của nghiên cứu có bao gồm các nước trong khu vực Đông Nam Á. Với phương pháp định tính, tác giả cho rằng các yếu tố tác động đến FDI có thể chia làm 2 nhóm: hành lang pháp lý (điều hành chính sách, quy định về ràng buộc gia nhập đối với các doanh nghiệp FDI,…) và mức độ thuận lợi trong hoạt động kinh doanh (cơ sở hạ tầng, năng suất, giá lao động,…). Tuy nghiên cứu có nền tảng lý thuyết vững chắc, cách lập luận và cấu tứ nghiên cứu chặt chẽ song do sử dụng phương pháp định tính nên chưa có sức thuyết phục mạnh mẽ. Nghiên cứu 2004 của Owen C.H. Ho về các yếu tố ảnh hưởng đến FDI của Trung Quốc chỉ ra có 4 yếu tố tác động chủ yếu gồm: GDP và trình độ sáng tạo có mối liên hệ cùng chiều trong khi đó tỷ lệ sở hữu của nhà nước, giá lao động nghịch biến với sự phát triển của lượng FDI đổ vào quốc gia đại lục. Mô hình được tác giả dùng đề kiểm định: Ln fdi =α0 + α1 ln GDP + α2 ln WR + α3 ln IL + α4 ln OE + ε Với:  GDP: tổng sản phẩm quốc nội  WR: giá lao động  IL: trình độ sáng tạo  OE: tỷ lệ sở hữu nhà nước 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2