Khóa luận tốt nghiệp: Thương mại điện tử Việt Nam các giải pháp phát triển bền vững
lượt xem 67
download
Khóa luận tốt nghiệp: Thương mại điện tử Việt Nam các giải pháp phát triển bền vững nhằm trình bày về lý luận chung về cơ sở phát triển thương mại điện tử, thực trạng phát triển thương mại điện tử Việt Nam, các phương hướng và giải quyết phát triển bền vững thương mại điện tử Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Thương mại điện tử Việt Nam các giải pháp phát triển bền vững
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƢƠNG CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NGOẠI THƢƠNG --------***-------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Sinh viên thực hiện : BÙI THỊ NHƢ LỊCH Lớp : NHẬT 3 Khóa : K41F - KTNT Giáo viên hƣớng dẫn : VŨ THỊ HẠNH Hà Nội, 11 - 2006
- MỤC LỤC Danh mục các kí hiệu và chữ viết tắt Danh mục các số liệu và bảng biểu LỜI MỞ ĐẦU ..............................................................................................................0 CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ SỞ PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ..................................................................................................................... 3 I. Tổng quan về TMĐT ......................................................................... 3 1.1. Các khái niệm liên quan ................................................................ 3 1.2. Sự ra đời và phát triển của Internet và TMĐT ............................... 4 1.3. Định nghĩa TMĐT ........................................................................ 7 1.4. Đặc điểm TMĐT ........................................................................ 10 1.5. Các hình thức TMĐT: ................................................................. 11 1.6. Lợi ích và hạn chế của TMĐT .................................................... 13 1.6.1. Lợi ích của TMĐT ................................................................ 13 1.6.2. Hạn chế của TMĐT .............................................................. 15 1.7. Quá trình kinh doanh TMĐT ...................................................... 16 1.7.1. Điều kiện áp dụng TMĐT ..................................................... 16 1.7.2. Các bước triển khai TMĐT ................................................... 18 1.7.3. Các công đoạn của một giao dịch mua bán qua mạng .......... 19 II. Hạ tầng cơ sở cho phát triển TMĐT ............................................. 20 2. 1.Cơ sở pháp lý .............................................................................. 20 2.2. Hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) - viễn thông ...................... 22 2.3. Hệ thống thanh toán điện tử ........................................................ 23 2.4. Cơ sở bảo mật thông tin: ............................................................. 25 2.5. Cơ sở giao nhận hàng hóa ........................................................... 29 2.6. Nhân lực ..................................................................................... 30 III. Một số kinh nghiệm phát triển TMĐT trên thế giới................... 30 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TMĐT Ở VIỆT NAM .................... 33 I. Thực trạng hạ tầng cơ sở cho phát triển TMĐT ở Việt Nam ....... 33 1.1.Thực trạng cơ sở pháp lý cho phát triển TMĐT tại Việt Nam ...... 33 1.1.1 Chính sách liên quan tới TMĐT ............................................ 33 1.1.2. Pháp luật về TMĐT .............................................................. 36
- 1.2 Thực trạng phát triển công nghệ thông tin và viễn thông ............. 43 1.2.1. Công nghiệp phần mềm ........................................................ 43 1.2.2. Viễn thông ............................................................................ 44 1.2.3. Internet ................................................................................. 46 1.3 Thực trạng thanh toán điện tử ...................................................... 50 1.4. Thực trạng cơ sở bảo mật thông tin trong TMĐT ........................ 53 1.5. Thực trạng hệ thống giao nhận hàng ........................................... 55 1.6. Thực trạng phát triển nhân lực cho TMĐT .................................. 55 II. Thực trạng ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp Việt Nam ... 59 2.1. Tình hình chung về ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp Việt Nam .......................................................................................................... 59 2.2. Các mô hình triển khai TMĐT trong doanh nghiệp ..................... 62 2.2.1 Về loại hình ........................................................................... 62 2.2.2. Về phương thức giao dịch .................................................... 66 2.3. Một số loại hình thương mại dịch vụ đặc thù .............................. 69 2.3.1. Thương mại di động ............................................................. 69 2.3.2. Dịch vụ giải trí trực tuyến, đặc biệt là trò chơi trực tuyến .... 70 2.4. Tình hình ứng dụng TMĐT đối với các doanh nghiệp xuất khẩu 72 III. Đánh giá chung thực trạng phát triển TMĐT ở Việt Nam ........ 73 CHƢƠNG III: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TMĐT Ở VIỆT NAM ................................................................................... 75 I. Phƣơng hƣớng phát triển TMĐT ở Việt Nam ............................... 75 1.1 Quan điểm phát triển TMĐT ở Việt Nam ................................... 75 1.2 Mục tiêu phát triển TMĐT ở Việt Nam: ..................................... 75 1.3 Phương hướng phát triển TMĐT ở Việt Nam: ............................. 75 1.4. Tiềm năng và xu hướng phát triển TMĐT ở Việt Nam .............. 76 II. Các giải pháp phát triển bền vững TMĐT ở Việt Nam ............... 77 2.1. Giải pháp đối với nhà nước ......................................................... 78 2.2. Giải pháp đối với doanh nghiệp .................................................. 82 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 96
- DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT 3G Công nghệ GSM thế hệ thứ 3 ADSL Đường thuê bao số bất đối xứng APEC Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEM Hội nghị hợp tác Á-Âu ATM Máy rút tiền tự động AVS Address Verification System (Hệ thống kiểm tra địa chỉ) B2B Giao dịch doanh nghiệp và doanh nghiệp B2C Giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng B2G Giao dịch giữa doanh nghiệp và chính phủ C2C Giao dich giữa người tiêu dùng và người tiêu dùng C2G Giao dịch giữa người tiêu dùng và chính phủ CA Cơ quan chứng thực CKĐT Chữ ký điện tử CMM Capability Maturity Model CMMI Capability Maturity Model Integration CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNTT Công nghệ thông tin DES Data Encryption Standard (Chuẩn Mã hoá Dữ liệu) DNS Domain Name System (Hệ thống các tên miền ) EDGE Phiên bản nâng cấp của dịch vụ vô tuyến GSM, có khả năng phân phối dữ liệu với tốc độ 384 Kbps trên các mạng băng thông rộng EDI Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử EIU Tổ chức thông tin kinh tế G2G Giao dịch giữa các cơ quan chính phủ GDĐT Giao dịch điện tử
- GPRS Tiêu chuẩn truyền thông vô tuyến có khả năng truyền dữ liệu với tốc độ 115 Kbps, và dùng để gửi và nhận các gói dữ liệu nhỏ, như e-mail và download rất hiệu quả GSM Global System For Mobile Communications (Hệ thống truyền thông di động toàn cầu) HACKER Tin tặc HOSTING Lưu trữ website HTML Hypertext Mark Language (Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản) HTTP Hypertext Transfer Protocol (Giao thức truyền siêu văn bản ) ICT Information and communication technology (Công nghệ thông tin và truyền thông) IE Microsoft Internet Explorer IP Địa chỉ Internet ISDN Mạng số các dịch vụ tích hợp ISP Các nhà cung cấp dịch vụ Internet KDĐT Kinh doanh điện tử NGN Next Generation Network (Mạng thế hệ mới) POS Điểm thanh toán thẻ RSA Phương pháp bảo mật dữ liệu do ba người tên là Rivest, Shamir và Adelman phát minh ra năm 1982 SERVER Máy chủ SET Secure Electronic Transaction (Giao dịch điện tử an toàn) TCP/IP Transmision Control Protocol và Internet Protocol (Giao thức chuyển gói tin ) TMDĐ Thương mại di động TMĐT Thương mại điện tử UNCITRAL Ủy ban Liên Hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế URL Địa chỉ tới một trạm Internet hay mạng nội bộ
- VASC Công ty phần mềm và truyền thông VCCI Phòng Thương mại và công nghiệp VDC Công ty điện toán và truyền số liệu VNIX Hệ thống trung chuyển Internet quốc gia VNNIC Trung tâm Internet Việt Nam VNPT Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam VSAT-IP/IPSTAR Dịch vụ trạm thông tin vệ tinh mặt đất cỡ nhỏ, sử dụng hệ thống thông tin vệ tinh băng rộng IPSTAR để cung cấp các dịch vụ viễn thông WCDMA Công nghệ vô tuyến di động 3G tốc độ cao có thể hỗ trợ với tốc độ 2 Mbps để truyền thoại, video và dữ liệu. WCEO World Commission on Environment and Development (Tổ chức thế giới về môi trường và phát triển) WIFI Các mạng vô tuyến nội vùng WTO Tổ chức Thương mại Thế giới WWW World wide web
- DANH MỤC CÁC SỐ LIỆU VÀ BẢNG BIỂU Bảng 1: Thị phần thị trường thông tin di động ............................................................. 44 Bảng 2: Tình hình phát triển Internet Việt Nam ........................................................... 46 Bảng 3: Biểu đồ phát triển dung lượng kết nối Internet quốc tế (tính theo Mbps) ......... 47 Bảng 4: Biểu đồ cơ cấu tên miền .vn tính theo số lượng và tỷ lệ% ............................... 49 Bảng 5: Tỉ lệ các khóa đào tạo CNTT/TMĐT theo hình thức đào tạo........................... 57 Bảng 6: Các chủ thể tham gia cung cấp dịch vụ đào tạo CNTT/TMĐT ........................ 58 Bảng 7: Tỉ lệ học viên tham gia các khóa đào tạo về TMĐT ........................................ 58 Bảng 8: Tỷ trọng khối sản xuất /dịch vụ trong các doanh nghiệp có website ................ 60 Bảng 9: Tỷ lệ website phân theo nhóm sản phẩm/dịch vụ (%) ..................................... 60 Bảng 10: Tính năng thương mại điện tử của các website doanh nghiệp ........................ 61 Bảng 11: Tần suất cập nhật thông tin trên website của các doanh nghiệp ..................... 62 Bảng 12 : Quy trình thủ tục hải quan điện tử................................................................ 64 Bảng 13 : Tính năng TMĐT của các website doanh nghiệp xuất khẩu ......................... 72 Bảng 14: Số lượng doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch năm 2005 ............................. 73
- Thương mại điện tử Việt Nam - Các giải pháp phát triển bền vững LỜI MỞ ĐẦU Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, Việt Nam đã xác định công nghệ thông tin giữ một vị trí quan trọng trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thương mại điện tử (TMĐT) là một hình thức kinh doanh của kỷ nguyên công nghệ thông tin và của nền kinh tế tri thức. Sự ra đời và phát triển của nó nằm trong sự phát triển của Internet và xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế. Nó có tác động sâu sắc đến nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội. Nó là thời cơ và thách thức cho mỗi doanh nghiệp trong thế giới hội nhập mà cạnh tranh quyết liệt. TMĐT phát triển trên nền kinh tế thị trường đòi hỏi một cơ sở hạ tầng viễn thông, Internet và mức độ xã hội hóa công nghệ thông tin cao. Nó cũng đòi hỏi một hành lang pháp lý cần thiết tạo sự thông thoáng cho hàng hóa dịch vụ qua mạng. Nó tác động sâu sắc đến từng doanh nghiệp trong quá trình hội nhập. TMĐT đã phát triển ở nhiều nước công nghiệp phát triển. Các nước trong khu vực đang tích cực phát triển TMĐT để tăng cường hội nhập. TMĐT là hình thức kinh doanh mới hình thành trên thế giới trong khoảng chục năm trở lại đây, song theo dự báo sẽ là hình thức kinh doanh chủ yếu của nền kinh tế số hóa. Ở Việt Nam, TMĐT đang khởi đầu và có những động thái chuyển động tích cực đế phát triển. Có rất nhiều vấn đề lí luận và thực tiễn đặt ra trong việc xây dựng các cơ sở phát triển TMĐT ở nước ta: Vị trí, vai trò của TMĐT trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH) đất nước; Nhà nước phải làm gì để phát triển TMĐT đồng bộ với quá trình xây dựng phát triển kinh tế, chủ động hội nhập với nền kinh tế quốc tế; Doanh nghiệp làm thế nào để tiếp cận và tham gia TMĐT.... Điều đó đòi hỏi cần có sự nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống cơ sở lý luận để có phương hướng phát triển TMĐT phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam và xu thế thời đại. Bùi Thị Như Lịch - Nhật 3 K41F 1
- Thương mại điện tử Việt Nam - Các giải pháp phát triển bền vững Trong phạm vi khóa luận của mình, em tập trung nghiên cứu những hệ thống cơ sở cũng như các biện pháp để phát triển bền vững TMĐT ở Việt Nam nhằm đáp ứng được phát triển thương mại trong tiến trình hội nhập. Kết cấu luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về cơ sở phát triển TMĐT Chương 2: Thực trạng phát triển TMĐT ở Việt Nam Chương 3: Phương hướng và các giải pháp phát triển bền vững TMĐT ở Việt Nam Trong quá trình thu thập tài liệu để viết khóa luận này, em không thể tránh khỏi các sai sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn cô Vũ Thị Hạnh đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành tốt khóa luận của mình. Sinh viên thực hiện Bùi Thị Như Lịch Bùi Thị Như Lịch - Nhật 3 K41F 2
- Thương mại điện tử Việt Nam - Các giải pháp phát triển bền vững CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ SỞ PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ I. Tổng quan về TMĐT 1.1. Các khái niệm liên quan Các khái niệm cơ bản nhất liên quan trực tiếp đến TMĐT bao gồm Internet: Một hệ thống gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau trên pham vi toan thê giơi , tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch vụ truyền thông ̣ ̀ ́ ́ dư liêu , như đăng nhâp tư xa , truyên cac têp tin , thư tí n điên tư , và các nhóm ̃ ̣ ̣ ̀ ̀ ́ ̣ ̣ ̉ thông tin. World Wide Web ( WWW ): Hệ thống các thông điệp dữ liệu được tạo ra, truyền tải, truy cập, chia sẻ ... thông qua internet. Internet và Web là công cụ quan trọng nhất của TMĐT giúp cho TMĐT phát triển và hoạt động hiệu quả. Thương mại điện tử ( TMĐT ): có nhiều cách định nghĩa theo các phạm vi rộng hẹp khác nhau. Về cơ bản TMĐT được hiểu theo nghĩa hẹp là hoạt động thương mại đối với hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng Internet. Theo nghĩa rộng được hiểu là toàn bộ mọi hoạt động thương mại và các hoạt động liên quan được thực hiện một phần hay hoàn toàn thông qua các phương tiện điện tử và mạng Internet. Kinh doanh điện tử ( KDĐT ): là một khái niệm rộng hơn. Cũng có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng về cơ bản KDĐT được hiểu theo góc độ quản trị kinh doanh, đó là việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là công nghệ dựa trên nền Internet để cải thiện và thay đổi các qui trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hay nói cách khác quen thuộc hơn, đó là việc tin học hóa mọi hoạt động của doanh nghiệp. KDĐT có thể tác động lên tất cả các hoạt động của một doanh nghiệp. Đó là một chiến lược tổng thể trong đó TMĐT chỉ là một phần trong chiến lược đó. Bùi Thị Như Lịch - Nhật 3 K41F 3
- Thương mại điện tử Việt Nam - Các giải pháp phát triển bền vững 1.2. Sự ra đời và phát triển của Internet và TMĐT 1962: J.C.R Licklider cho ra đời ý tưởng đầu tiên về mạng kết nối các máy tính với nhau. 1965: Mạng gửi các dữ liệu đó được chia nhỏ thành từng packet, đi theo các tuyến đường khác nhau và kết hợp lại tại điểm đến (Donald Dovies), sau đó Lawrence G.Roberts kết nối một máy tính ở Massachussetts với một máy tính khác ở California qua đường dây điện thoại. 1967: Ông này đề xuất ý tưởng mạng ARPANET- Advance Research Project Agency Network tại một hội nghị ở Michigan; Công nghệ chuyển gói tin – packet switching technology đem lại lợi ích to lớn khi nhiều máy tính có thể chia sẻ thông tin với nhau; Phát triển mạng máy tính thử nghiệm của bộ quốc phòng Mỹ theo ý tưởng ARPANET. 1969: Mạng này được đưa vào hoạt động và là tiền thân của mạng Internet; Internet- liên mạng bắt đầu xuất hiện khi nhiều mạng được kết nối với nhau. 1972: Thư điện tử bắt đầu được sử dụng (Ray Tomlinson) 1973: ARPANET lần đầu tiên được kết nối ra nước ngoài, tới trường đại học London. 1984: Giao thức chuyển gói tin TCP/IP ( Transmision Control Protocol và Internet Protocol) trở thành giao thức chuẩn của Internet; Hệ thống các tên miền DNS ( Domain Name System) ra đời để phân biệt các máy chủ; được chia thành sáu loại chính: .edu (education) cho lĩnh vực giáo dục; .gov( government) thuộc chính phủ; .mil( military) cho lĩnh vực quân sự; .com(commercial) cho lĩnh vực thương mại; .org ( organization) cho các tổ chức; .net (network resources) cho các mạng. 1990: ARPANET ngừng hoạt động, Internet chuyển sang giai đoạn mới 12-12-1991: Máy chủ đầu tiên ngoài châu Âu online. Đây là việc làm cần thiết để đưa web ra khắp thế giới. 11-1992: Đã có 26 máy chủ web online. 22-4-1993: Trình duyệt Mosaic cho Windows ra đời. Bùi Thị Như Lịch - Nhật 3 K41F 4
- Thương mại điện tử Việt Nam - Các giải pháp phát triển bền vững Mosaic là trình duyệt web đầu tiên chạy trên hệ điều hành Windows, được phát triển tại Trung tâm quốc gia về ứng dụng siêu máy tính (National Center for Supercomputing Applications) Hoa Kỳ. Với trình duyệt này, công chúng có thể tiếp cận web dễ dàng và thân thiện hơn. 30-4-1993: World Wide Web được công bố miễn phí cho tất cả mọi người. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu giúp cho web phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ. 5-1993: Viện công nghệ Massachusetts tung ra công nghệ mới, lần đầu tiên đưa một tờ báo lên web. 6-1993: Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML (Hypertext Mark Language) dùng trong lập trình web được công bố. Cùng với giao thức truyền siêu văn bản HTTP (Hypertext Transfer Protocol ), Internet thực sự trở thành công cụ đắc lực với hàng loạt các dịch vụ mới. Sau đó mạng Internet được sử dụng rộng rãi từ năm 1994. 2-1994: Tiền thân của Yahoo được đưa lên internet. Hai sinh viên đại học Stanford là David Filo và Jerry Yang là tác giả của “Hướng dẫn về World Wide Web của Jerry”, sau này được đổi tên thành Yahoo. 4-1994: BBC mở website đầu tiên cho chương trình TV: The Net 13-10-1994: Bill Clinton đưa Nhà Trắng lên web: whitehouse.gov 25-10-1994: Quảng cáo trên banner lần đầu xuất hiện tại website của ATT. 2-1995: Radio HK chính thức trở thành một đài phát thanh trực tuyến “fulltime”. 5-1995: Công ty Netsscape tung ra các phần mềm ứng dụng để khai thác thông tin trên Internet . 1-7-1995: Hiệu sách trực tuyến Amazon khai trương. Được Jeff Bezos thành lập từ năm 1994 với tên ban đầu là Cadabra.com, Amazon.com giờ đây là một trong những công ty bán hàng trực tuyến lớn nhất trên mạng. Ít người biết rằng siêu thị khổng lồ trực tuyến này ban đầu chỉ là một hiệu sách. Bùi Thị Như Lịch - Nhật 3 K41F 5
- Thương mại điện tử Việt Nam - Các giải pháp phát triển bền vững 8-1995: Đã có 18.957 website 9-8-1995: “Bùng nổ tên miền .com”. Hàng loạt công ty trực tuyến chính thức mở cửa website của mình. 24-8-1995: Microsoft Internet Explorer (IE) được phát hành và là một phần trong Windows 95. 4-9-1995: eBay, website đấu giá trực tuyến đầu tiên được thành lập. 15-12-1995: Alta Vista, công cụ tìm kiếm đa ngôn ngữ đầu tiên ra mắt người sử dụng Internet. 4-7-1996: Hotmail khai trương đúng ngày quốc khánh Hoa Kỳ. 8-1996: Số website đạt 342.081 1997: Công ty IBM tung ra chiến dịch quảng cáo cho các mô hình kinh doanh điện tử. 5-1997: BBC News mở một website về cuộc bầu cử trong năm. 6-1997: Tên miền business.com được bán với giá 150.000USD (80.000 bảng) 17-12-1997: Jorn Barger đưa ra khái niệm weblog, sau này rút gọn thành blog. 9-1998: Gã khổng lồ Google mở cửa văn phòng đầu tiên của mình tại một gara ở California. 19-10-1998: Open Diary, blog community đầu tiên ra đời. 16-8-1999: Everquest trở thành game nhập vai trực tuyến nhiều người chơi đầu tiên. 19-8-1999: MySpace khai trương. Đây là một trong những website đầu tiên về lưu trữ trực tuyến. Hiện nay MySpace có gần 100 triệu người sử dụng và có cả hệ thống tin nhắn, blog âm nhạc, ảnh,… 11-1999: Boo.com trở thành site đầu tiên kinh doanh thời trang. 10 -1-2000: AOL mua lại Time Warner, một trong những vụ sát nhập lớn nhất trong lịch sử. 2-7-2000: Hacker đánh sập 8 website lớn trong đó có Yahoo, CNN và Amazon. Bùi Thị Như Lịch - Nhật 3 K41F 6
- Thương mại điện tử Việt Nam - Các giải pháp phát triển bền vững 8-2000: Đã có gần 20 triệu Website. 15-1-2001: Jimmy Wales sáng lập Bách khoa toàn thư trực tuyến Wikipedia. 11-12-2002: FBI bắt đầu đăng tin truy nã tội phạm trực tuyến. 28-4-2003: Apples đưa dịch vụ tải nhạc iTunes vào hoạt động. 27-1-2004: Amazon.com lần đầu tiên thu được lợi nhuận của năm. 9-11-2004: Mozilla Firefox ra mắt công chúng 2-2005: Website chia sẻ video youtube.com ra đời 10-2005: Thống kê cho thấy lƣợng website mới trong năm 2005 nhiều hơn trong thời kì bùng nổ dotcom. 17 triệu site mới đƣợc thành lập. 12-4-2006: Google khai trương một dịch vụ thu hẹp ở Trung Quốc mang tên... Gu Ge 2006: Đã có 92.615.362 website. [Nguồn:http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=154779&Cha nnelID=16 ] Tại Việt Nam, dịch vụ Internet được cung cấp chính thức từ năm 1997. Như vậy điều kiện cần để TMĐT ra đời và phát triển là phải có một môi trường mạng máy tính đáp ứng được các yêu cầu của kinh doanh TMĐT: Có tính phân tán toàn cầu. Có tính mở cho phép số lượng lớn người sử dụng kết nối để được các nhà kinh doanh xem là một thị trường. Có công nghệ cần thiết để cho phép bày hàng, tìm mua hàng, bán hàng, giao hàng và thanh toán. 1.3. Định nghĩa TMĐT Tên gọi: TMĐT từ khi ra đời đến nay có nhiều tên gọi khác nhau như: Online trade, Cyber trade, electronic business, paperless commerce (trade), electronic commerce, e-commerce. Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về TMĐT. Nhiều người hiểu TMĐT là bán hàng trên mạng, trên Internet. Một số ý kiến khác lại cho rằng TMĐT là làm Bùi Thị Như Lịch - Nhật 3 K41F 7
- Thương mại điện tử Việt Nam - Các giải pháp phát triển bền vững thương mại bằng điện tử. Những cách hiểu này đều đúng theo một góc độ nào đó nhưng chưa nói lên được phạm vi rộng lớn của TMĐT. Khái niệm chung nhất về TMĐT có thể hiểu như sau: TMĐT là hình thái hoạt động kinh doanh bằng các phương pháp điện tử; là việc trao đổi “thông tin” kinh doanh thông qua các phương tiện công nghệ điện tử. Theo khái niệm này, TMĐT không chỉ là bán hàng trên mạng hay bán hàng trên Internet mà là hình thái hoạt động kinh doanh bằng các phương pháp điện tử. Hoạt động kinh doanh bao gồm tất cả các hoạt động trong kinh doanh như giao dịch, mua bán, thanh toán, đặt hàng, quảng cáo và kể cả giao hàng. Các phương pháp điện tử ở đây không chỉ có Internet mà bao gồm việc sử dụng các phương tiện công nghệ điện tử như điện thoại, máy FAX, truyền hình và mạng máy tính (trong đó có Internet). TMĐT cũng bao hàm cả việc trao đổi thông tin kinh doanh thông qua các phương tiện công nghệ điện tử. Thông tin ở đây không chỉ là những số liệu hay văn bản, tin tức mà nó gồm cả hình ảnh, âm thanh và phim video. Có hai quan điểm lớn trên thế giới về TMĐT như sau: Theo nghĩa rộng: TMĐT có thể được hiểu là các giao dịch tài chính và thương mại bằng phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu điện tử; chuyển tiền điện tử và các hoạt động gửi rút tiền bằng thẻ tín dụng. Theo Luật mẫu về TMĐT của Ủy ban Liên Hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế (UNCITRAL): Thuật ngữ Thương mại cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng. Các quan hệ mang tính thương mại bao gồm các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về thương mại nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; thỏa thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng; cho thuê dài hạn; xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình; đầu tư; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ. Bùi Thị Như Lịch - Nhật 3 K41F 8
- Thương mại điện tử Việt Nam - Các giải pháp phát triển bền vững Như vậy, có thể thấy rằng phạm vi của TMĐT rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, việc mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là một trong hàng ngàn lĩnh vực áp dụng của TMĐT Theo Ủy ban Châu Âu: TMĐT được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh. TMĐT gồm nhiều hành vi trong đó hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ qua phương tiện điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế, tài nguyên mạng, mua sắm công cộng, tiếp thị trực tiếp tới người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng. TMĐT được thực hiện đối với cả thương mại hàng hóa (ví dụ như hàng tiêu dùng, các thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (ví dụ như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống (như chăm sóc sức khỏe, giáo dục ) và các hoạt động mới (ví dụ như siêu thị ảo). Theo nghĩa hẹp: TMĐT chỉ bao gồm những hoạt động thương mại được thực hiện thông qua mạng Internet mà không tính đến các phương tiện điện tử khác như điện thoại, fax, telex... Các tổ chức như: Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế đưa ra các khái niệm về TMĐT theo hướng này. TMĐT được nói đến ở đây là hình thức mua bán hàng hóa được bày tại các trang Web trên Internet với phương thức thanh toán bằng thẻ tín dụng. Có thể nói rằng TMĐT đang trở thành một cuộc cách mạng làm thay đổi cách thức mua sắm của con người. Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO): TMĐT bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình cả các sản phẩm được giao nhận cũng như những thông tin số hóa thông qua mạng Internet. Theo Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế của Liên Hợp quốc: TMĐT được định nghĩa sơ bộ là các giao dịch thương mại dựa trên truyền dữ liệu qua các mạng truyền thông như Internet. Bùi Thị Như Lịch - Nhật 3 K41F 9
- Thương mại điện tử Việt Nam - Các giải pháp phát triển bền vững Qua nghiên cứu các khái niệm về TMĐT như trên, hiểu theo nghĩa rộng thì hoạt động thương mại được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin liên lạc đã tồn tại hàng chục năm nay và đạt tới doanh số hàng tỷ USD mỗi ngày. Theo nghĩa hẹp thì TMĐT chỉ mới tồn tại được vài năm nay nhưng đã đạt được những kết quả rất đáng quan tâm, TMĐT chỉ gồm các hoạt động thương mại được tiến hàng trên mạng máy tính mở như Internet. Trên thực tế, chính các hoạt động thương mại thông qua mạng Internet đã làm phát sinh thuật ngữ TMĐT. Ngoài ra có thể định nghĩa TMĐT dưới các góc độ khác nhau: Về góc độ thông tin : TMĐT là sự chuyển giao hàng hóa dịch vụ thông tin hoặc thanh toán qua hệ thống máy vi tính hoặc bằng bất lỳ một phương tiện điện tử nào khác. Về góc độ kinh doanh : TMĐT là ứng dụng của công nghệ nhằm mục đích tự động hoá các giao dịch kinh doanh và công việc Về góc độ dịch vụ : TMĐT là một công cụ dùng để đáp ứng nhu cầu cắt giảm chi phí hàng hoá dịch vụ của công ty, khách hàng và người quản lý trong khi cải tiến chất lượng hàng hoá và nâng cao tốc độ cung ứng dịch vụ Về góc độ trực tuyến: TMĐT cung cấp khả năng mua bán sản phẩm và thông tin trên mạng Internet và các dịch vụ trực tuyến. Về góc độ liên kết hợp tác: TMĐT là môi trường cho sự hợp tác trong và ngoài doanh nghiệp Về khía cạnh cộng đồng: TMĐT tạo ra nơi để các thành viên trong cộng đồng có thể tập trung lại để học tập, trao đổi và hợp tác. Nói tóm lại, TMĐT đánh dấu sự bắt đầu của một hệ thống tạo ra của cải vật chất mới. Nó là một cơ hội thương mại tuyệt vời để phát triển kinh tế. Ở Việt Nam, TMĐT đang được các doanh nghiệp từng bước áp dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. 1.4. Đặc điểm TMĐT Có sự trao đổi hàng hóa , dịch vụ, thông tin và tiền tệ qua mạng máy tính hoặc các phương tiện điện tử khác. Bùi Thị Như Lịch - Nhật 3 K41F 10
- Thương mại điện tử Việt Nam - Các giải pháp phát triển bền vững Có khả năng cắt giảm chi phí và nâng cao hiệu quả (tốc độ) đối với các quá trình sản xuất kinh doanh hoạt động của hầu hết các tổ chức. Có thể ứng dụng ngay vào các ngành dịch vụ (chính phủ điện tử, đào tạo trực tuyến, du lịch, tư vấn). Khi hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) phát triển, khả năng liên kết và chia sẻ thông tin giữa doanh nghiệp, nhà cung cấp, nhà phân phối và khách hàng góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Có sự phân biệt tương đối giữa TMĐT và kinh doanh điện tử: TMĐT ( hẹp) tập trung vào mua bán và trao đổi hàng hóa, dịch vụ, thông tin qua các mạng, các phương tiện điện tử và Internet. KDĐT (hẹp) tập trung vào sự phối hợp các doanh nghiệp, đối tác, khách hàng và tổ chức các hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp dựa trên mạng nội bộ. Sự phát triển của TMĐT gắn liền và tác động qua lại với sự phát triển của ICT. Nhờ sự phát triển của ICT mà TMĐT ra đời. Tuy nhiên, sự phát triển của TMĐT cũng thúc đẩy và gợi mở nhiều lĩnh vực của ICT như phần cứng và phần mềm chuyên dùng cho các ứng dụng TMĐT, thanh toán điện tử. 1.5. Các hình thức TMĐT: Căn cứ vào đối tượng tham gia TMĐT: Chính phủ ( G ), Doanh nghiệp (B ), Khách hàng cá nhân (C), có các hình thức chủ yếu sau: B2B, B2C, B2G, C2C, C2G, G2G. a. B2B: Là giao dịch mua bán các sản phẩm hàng hóa dịch vụ giữa các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. B2B giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và đem lại lợi nhuận cao hơn. Doanh nghiệp lựa chọn đầu vào tốt hơn, thay đổi sản phẩm và mẫu mã nhanh hơn và đưa hàng ra thị trường nhanh hơn. Trong giao dịch B2B xuất hiện các website đứng ra giúp các doanh nghiệp mua bán hàng hóa; hình thành các sàn giao dịch điện tử. Sàn giao dịch thực hiện các giá trị gia tăng như cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, tổ chức hội thảo, cung cấp các nghiên cứu điều tra thị trường. Sàn giao dịch có thể được tổ chức dưới dạng hiệp hội cho phép kết nạp các doanh nghiệp dưới hình thức hội viên đóng góp hội phí nhất định để duy trì sàn. Hình thức này được sử dụng Bùi Thị Như Lịch - Nhật 3 K41F 11
- Thương mại điện tử Việt Nam - Các giải pháp phát triển bền vững nhiều nhất trong TMĐT. Theo thống kê, năm 2002 B2B chiếm 83% doanh số TMĐT, năm 2006 khoảng 88%. 1 b. B2C: Loại giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Người tiêu dùng mua hàng trực tiếp từ các doanh nghiệp và các doanh nghiệp thực hiện bán lẻ qua mạng. Ví dụ tiêu biểu là www.amazon.com. Các giao dịch B2C không chỉ dừng lại ở việc bán lẻ qua mạng mà còn mở rộng ra các hoạt động dịch vụ như thông tin, ngân hàng, đấu giá, bất động sản, du lịch. Xuất hiện nhiều siêu thị ảo bán hàng hóa dịch vụ. Hình thức B2C ngày càng được các doanh nghiệp chú ý, đầu tư triển khai áp dụng. Khác với B2B ở điểm: giá cả cố định và không có đàm phán. Doanh nghiệp chỉ cần xây dựng hệ thống catalog điện tử, hệ thống trình duyệt dễ cho khách hàng tìm sản phẩm, tìm một giải pháp giao hàng nhanh, hiệu quả đến tận tay khách hàng. c. B2G: Loại hình giao dịch giữa doanh nghiệp và chính phủ. Cơ quan chính phủ thực hiện mua sắm qua mạng như người tiêu dùng. Các doanh nghiệp nộp báo cáo, tờ khai hải quan, giấy phép đăng kí kinh doanh qua mạng thông qua các dịch vụ công mà cơ quan chính phủ cung cấp. Giao dịch này phụ thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế của chính phủ nhận thức tầm quan trọng và quyết tâm áp dụng CNTT vào các hoạt động quản lí vĩ mô, thúc đẩy TMĐT phát triển. d. C2G: Loại hình giao dịch giữa người tiêu dùng và chính phủ. Cung cấp các thông tin chính sách, trả lương hưu, giải đáp thắc mắc, giải quyết các giao dịch dân sự, xin giấy phép kinh doanh...mà các cơ quan chính phủ muốn sử dụng TMĐT là phương tiện. Giao dịch này liên quan đến quá trình xây dựng chính phủ điện tử. e. C2C: 1 Nguồn: Báo cáo TMĐT Việt Nam năm 2005 Bùi Thị Như Lịch - Nhật 3 K41F 12
- Thương mại điện tử Việt Nam - Các giải pháp phát triển bền vững Giao dịch giữa những người tiêu dùng có nhu cầu mua và bán các hàng hóa dịch vụ mà mình sở hữu. Ví dụ như tổ chức các sàn đấu giá trực tuyến, các giao dịch dân sự như tìm việc làm, cho thuê nhà.... f. G2G: Giao dịch giữa các cơ quan chính phủ, giữa các cấp ngành với nhau để trao đổi thông tin phục vụ công tác điều hành, quản lí vĩ mô cung như kiểm tra kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp theo đúng luật pháp. Ví dụ: báo cáo thống kê, báo cáo xuất nhập khẩu, thuế, chi tiêu ngân sách. Các giao dịch này nằm trong bộ phận của chính phủ điện tử. Ngoài ra nếu căn cứ vào công nghệ kết nối mạng, các hình thức dịch vụ còn có một số loại hình TMĐT đặc thù khác như: Thương mại di động, Dịch vụ giải trí trực tuyến (đặc biệt là trò chơi trực tuyến). 1.6. Lợi ích và hạn chế của TMĐT 1.6.1. Lợi ích của TMĐT a. Lợi ích đối với các tổ chức Mở rộng thị trường với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại truyền thống Quảng bá thông tin và tiếp thị cho một thị trường toàn cầu với chi phí cực thấp: Giảm chi phí giấy tờ, chi phí quản lí hành chính, chi phí đăng kí kinh doanh... Cải thiện hệ thống phân phối, giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân phối hàng, làm tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường. Dịch vụ tốt hơn cho khách hàng, có thể cập nhật và cung cấp catalogue, brochure, thông tin, bảng báo giá cho đối tượng khách hàng một cách cực kỳ nhanh chóng, tạo điều kiện cho khách hàng mua hàng trực tiếp từ trên mạng v.v… Giúp thiết lập củng cố quan hệ đối tác Tăng doanh thu Tạo lợi thế cạnh tranh qua việc cá biệt hóa sản phẩm và dịch vụ Bùi Thị Như Lịch - Nhật 3 K41F 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam
79 p | 4824 | 1894
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp khắc phục tình trạng thâm hụt cán cân thương mại của ngân hàng Việt Nam
111 p | 506 | 111
-
Khóa luận tốt nghiệp: Triển vọng phát triển thương mại điện tử ở các nước đang phát triển và một số giải pháp đối với Việt Nam
105 p | 351 | 82
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thương mại điện tử và tâm lý tiêu dùng tại Việt Nam
101 p | 338 | 75
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng ứng dụng nghiệp vụ phái sinh ngoại tệ nhằm phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
103 p | 239 | 63
-
Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Gốm sứ Bát Tràng
93 p | 271 | 56
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả áp dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam
116 p | 237 | 48
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kinh doanh áp dụng thương mại điện tử ở các doanh nghiệp Mỹ và bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp Việt Nam
93 p | 229 | 47
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại trong ngành bán lẻ tại thị trường Việt Nam
99 p | 204 | 46
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thương mại điện tử trong doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam thực trạng và giải pháp
101 p | 262 | 45
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thương mại điện tử trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ: thực trạng và giải pháp
96 p | 207 | 45
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ
114 p | 221 | 42
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp của Công ty Cổ phần Thương mại Huy Anh trên thị trường Hà Nội
48 p | 251 | 38
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thương mại điện tử đối với phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
112 p | 164 | 28
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lí khách hàng tại Công ty Cổ phần Bất động sản Thế kỷ
71 p | 28 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện website thương mại điện tử của Công ty Cổ Phần Đầu tư Thương mại và Dịch vụ YOURHOMES
52 p | 24 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng trực tuyến của thương hiệu Ahimum của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Nhàn Thanh
61 p | 22 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn