Khóa luận tốt nghiệp: Triển vọng phát triển thương mại điện tử ở các nước đang phát triển và một số giải pháp đối với Việt Nam
lượt xem 82
download
Mục đích của Khóa luận tốt nghiệp: Triển vọng phát triển TMĐT ở các nước đang phát triển và một số giải pháp đối với Việt Nam nhằm hệ thống hóa các vấn đề lý luận về TMĐT, phân tích thực trạng và đánh giá triển vọng phát triển TMĐT. Từ đó, đề xuất một số giải pháp để phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Triển vọng phát triển thương mại điện tử ở các nước đang phát triển và một số giải pháp đối với Việt Nam
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG Khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế chuyên ngành kinh tế đối ngoại ----------------------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở CÁC NƢỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VIỆT NAM Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Ánh Mai Lớp : Anh 15 Khoá : 45 Giáo viên hướng dẫn : ThS. Phạm Duy Hƣng HÀ NỘI, 05/2010 MỤC LỤC
- LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ............................... 5 I. Giới thiệu chung về thƣơng mại điện tử ........................................................... 5 1. Định nghĩa thương mại điện tử .......................................................................... 5 2. Đặc điểm của thương mại điện tử ...................................................................... 8 2.1. Hàng hóa trong thương mại điện tử .................................................................. 9 2.2. Đối tượng tham gia thương mại điện tử .......................................................... 12 2.3. Các hình thức giao dịch của thương mại điện tử ............................................. 13 3. Các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho thương mại điện tử ............................. 13 II. Lợi ích và hạn chế của thƣơng mại điện tử ................................................... 15 1. Lợi ích của thương mại điện tử ........................................................................ 15 1.1. Lợi ích của thương mại điện tử đối với các tổ chức doanh nghiệp .................. 15 1.1.1. Mở rộng thị trường ...................................................................................... 15 1.1.2. Giảm chi phí, tăng lợi nhuận ........................................................................ 16 1.1.3. Giảm lượng hàng tồn kho ............................................................................ 19 1.1.4. Hỗ trợ công tác quản lý ................................................................................ 19 1.1.5. Nâng cao khả năng phục vụ và chăm sóc khách hàng thường xuyên ............ 20 1.2. Lợi ích của thương mại điện tử đối với người tiêu dùng .................................. 21 1.2.1. Mua sắm mọi nơi mọi lúc ............................................................................ 21 1.2.2. Nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp để lựa chọn ......................................... 21 1.2.3. Giá cả và phương thức giao dịch tốt ............................................................. 22 1.2.4. Chia sẻ thông tin nhanh chóng và dễ dàng ................................................... 23 1.3. Lợi ích của thương mại điện tử đối với xã hội ................................................. 24 1.3.1. Thúc đẩy nền công nghệ thông tin phát triển, tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế số hóa .................................................................................................. 24 1.3.2. Nâng cao nhận thức của xã hội về công nghệ thông tin ................................ 24 1.3.3. Tăng cường lợi ích cho xã hội thông qua việc phát triển Chính phủ điện tử ........................................................................................................................... 25 2. Hạn chế của thương mại điện tử ...................................................................... 25
- 2.1. Sự thay đổi của môi trường kinh doanh .......................................................... 26 2.2. Chi phí đầu tư cao cho công nghệ ................................................................... 26 2.3. Khung pháp lý chưa hoàn thiện ...................................................................... 27 III. Một số điều kiện phát triển thƣơng mại điện tử .......................................... 27 1. Hạ tầng cơ sở về công nghệ .............................................................................. 27 2. Hạ tầng cơ sở về nhân lực ................................................................................ 27 3. Vấn đề bảo mật, an toàn ................................................................................... 28 4. Hệ thống thanh toán tài chính tự động ............................................................ 29 5. Vấn đề liên quan đến bảo vệ sở hữu trí tuệ ...................................................... 29 6. Vấn đề bảo vệ người tiêu dùng ......................................................................... 29 7. Hành lang pháp lý ............................................................................................ 30 CHƢƠNG II: TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở CÁC NƢỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM ..................................................................................... 31 I. Triển vọng phát triển thƣơng mại điện tử ở các nƣớc đang phát triển ......... 31 1. Thực trạng phát triển thương mại điện tử ở các nước đang phát triển ........... 31 1.1. Những thành tựu mà các nước đang phát triển đã đạt được trong thương mại điện tử ............................................................................................................ 31 1.1.1. Mức độ sẵn sàng cho thương mại điện tử ..................................................... 31 1.1.2. Số lượng và chất lượng các hình thức giao dịch ........................................... 32 1.1.3. Hoạt động thương mại và đầu tư vào công nghệ thông tin ............................ 33 1.1.4. Xây dựng Chính phủ điện tử ........................................................................ 35 1.2. Những thách thức đối với việc phát triển thương mại điện tử ở các nước đang phát triển ...................................................................................................... 36 1.2.1. Sự lạc hậu về văn hóa số .............................................................................. 36 1.2.2. Lệ thuộc công nghệ ...................................................................................... 38 1.2.3. Bị động trong quá trình hoạch định chính sách chung .................................. 39 1.2.4. Thâm hụt thương mại và bảo hộ thị trường .................................................. 40 1.2.5. Đối diện với những bất ổn tài chính quốc tế ................................................. 40
- 1.2.6. Quyền sở hữu trí tuệ gây khó khăn cho việc tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật ...................................................................................................................... 41 2. Triển vọng phát triển thương mại điện tử ở các nước đang phát triển ............ 42 II. Thực trạng phát triển thƣơng mại điện tử ở Việt Nam ................................ 49 1. Thực trạng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam .................................... 49 1.1. Thực trạng phát triển thương mại điện tử trong nền kinh tế quốc dân............. 49 Việt Nam ............................................................................................................... 49 1.1.1. Nhận thức về thương mại điện tử đã có những chuyển biến tích cực ............ 49 1.1.2. Hoạt động tuyên truyền, đào tạo về thương mại điện tử được đẩy mạnh ...... 50 1.1.3. Ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý nhà nước bước đầu được xây dựng ...................................................................................................................... 51 1.1.4. Nhiều cơ quan, địa phương đã quan tâm tới vấn đề cung cấp dịch vụ công trực tuyến ...................................................................................................... 52 1.1.5. Môi trường pháp lý đang từng bước hoàn thiện ............................................ 53 1.1.6. Vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân bước đầu được quan tâm .............................. 53 1.1.7. Thanh toán điện tử tiếp tục phát triển nhanh và đang đi vào cuộc sống ........ 54 1.2. Thực trạng phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp Việt Nam ....................................................................................................................... 55 1.2.1. Mức độ sẵn sàng cho thương mại điện tử của doanh nghiệp Việt Nam ......... 55 1.2.2. Tình hình triển khai ứng dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp Việt Nam ............................................................................................................... 57 2. Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam ............................................................................................................... 61 2.1. Khó khăn ........................................................................................................ 61 2.2. Thuận lợi ........................................................................................................ 63 CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM ..................................................................................... 67 I. Tính tất yếu phải phát triển thƣơng mại điện tử ở Việt Nam ........................ 67 II. Phƣơng hƣớng phát triển thƣơng mại điện tử của Việt Nam....................... 69 1. Mục tiêu phát triển ........................................................................................... 69
- 2. Định hướng phát triển ...................................................................................... 70 3. Phương hướng triển khai ................................................................................. 71 III. Một số giải pháp phát triển thƣơng mại điện tử ở Việt Nam ...................... 72 1. Giải pháp vĩ mô................................................................................................. 72 1.1. Phát triển Chính phủ điện tử........................................................................... 72 1.2. Tăng cường khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp trong thương mại điện tử ........................................................................................................................... 73 1.3. Nâng cao nhận thức của toàn dân về thương mại điện tử................................ 75 1.4. Nâng cao chất lượng hạ tầng cơ sở nhân lực cho thương mại điện tử ............. 76 1.5. Hoàn thiện hạ tầng cơ sở pháp lý về thương mại điện tử ................................ 77 1.6. Tăng cường hợp tác quốc tế về thương mại điện tử ......................................... 78 1.7. Tiêu chuẩn hóa công nghiệp và thương mại .................................................... 79 1.8. Bảo mật an ninh thông tin ............................................................................... 79 1.9. Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ cho thương mại điện tử .............. 80 1.10. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ người tiêu dùng ................................. 83 2. Giải pháp vi mô................................................................................................. 84 2.1. Xác định mục tiêu hoạt động kinh doanh chủ yếu ........................................... 84 2.2. Chủ động tích cực tham gia vào thương mại điện tử ....................................... 84 2.3. Nghiên cứu môi trường kinh doanh thương mại điện tử .................................. 86 2.4. Xây dựng phương án kinh doanh thương mại điện tử ...................................... 86 2.5. Chú trọng việc tham gia các sàn thương mại điện tử ...................................... 89 2.6. Tăng cường nguồn nhân lực về thương mại điện tử ........................................ 90 2.7. Nâng cao ý thức tuân thủ các quy định pháp luật về thương mại điện tử......... 90 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 94
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Dữ liệu giao dịch của mặt hàng cà phê Việt Nam sang thị trường Mỹ năm 2008 ............................................................................................................... 10 Bảng 1.2. Thông tin giao dịch của một số mặt hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Mỹ năm 2008 ........................................................................................ 11 Bảng 1.3. Thông tin được phân tích về giao dịch của một số mặt hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Mỹ năm 2008.......................................................... 11 Bảng 1.4. Tốc độ và chi phí truyền gửi một bộ tài liệu 40 trang ............................. 18 Bảng 1.5. Chi phí giao dịch của một số loại hình dịch vụ ...................................... 23 Bảng 2.1. 20 quốc gia có nhiều người sử dụng Internet nhất .................................. 31 Bảng 2.2. Thống kê số liệu phát triển Internet Việt Nam ....................................... 43 Bảng 2.3. Mức độ sử dụng máy tính trong doanh nghiệp Việt Nam ....................... 56 Bảng 2.4. Điều kiện về kết nối mạng Internet trong doanh nghiệp Việt Nam ......... 57 Bảng 2.5. Mục đích sử dụng Internet trong doanh nghiệp Việt Nam ...................... 58 Bảng 2.6. Các phương thức nhận đơn đặt hàng điện tử của doanh nghiệp Việt Nam ...................................................................................................................... 58 Bảng 2.7. Tần suất cập nhật website của doanh nghiệp Việt Nam qua các năm 2005 - 2008 ........................................................................................................... 60
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Hàng hóa và dịch vụ số .......................................................................... 10 Hình 2.1. Tỉ lệ cước phí thuê bao Internet hàng tháng so với thu nhập bình quân đầu người ...................................................................................................... 37 Hình 2.2. Tỷ lệ nhân viên sử dụng máy tính thường xuyên cho công việc trong doanh nghiệp Việt Nam ......................................................................................... 56 Hình 2.3. Tỷ lệ doanh nghiệp Việt Nam có website qua các năm 2004 - 2008 ....... 59 Hình 2.4. Mức độ tham giao dịch và ký được hợp đồng điện tử sàn giao dịch thương mại điện tử của doanh nghiệp Việt Nam năm 2008 .................................... 60
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Tiếng Anh Chữ viết Thuật ngữ tiếng Anh Thuật ngữ tiếng Việt tắt ADSL Asymmetric Digital Subcriber Line Mạng băng thông rộng ATM Automatic Teller Machine Máy rút tiền tự động Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á APEC Asia-Pacific Economic Co-operation Thái Bình Dương B2B Business to Business Doanh nghiệp với doanh nghiệp B2C Business to Customer Doanh nghiệp với người tiêu dùng B2E Business to Employee Doanh nghiệp với người lao động B2G Business to Government Doanh nghiệp với Chính phủ C2B Customer to Business Người tiêu dùng với doanh nghiệp C2C Customer to Customer Người tiêu dùng với người tiêu dùng C2G Customer to Government Người tiêu dùng với Chính Phủ C/O Certificate of Origin Giấy chứng nhận xuất xứ EDI Electronic Data Interchange Trao đổi dữ liệu điện tử European Information Technology Cơ quan theo dõi công nghệ thông tin EITO Observatory châu Âu FAQs Frequently Ask Questions Những câu hỏi thường gặp G2B Government to Business Chính phủ với doanh nghiệp G2C Government to Customer Chính phủ với người tiêu dùng G2G Government to Gorvernment Chính phủ với Chính phủ Information Communication ICTs Công nghệ Thông tin – Truyền thông Technologies LAN Local Area Network Mạng cục bộ Organisation for Economic Co- Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh OECD operation and Development tế POS Point of Sale Máy tính tiền tự động WAN Wide Area Network Mạng diện rộng WTO World Trade Organisation Tổ chức Thương mại Thế giới
- Tiếng Việt Chữ viết tắt Thuật ngữ đầy đủ CĐ Cao đẳng CNTT Công nghệ thông tin CNTT-TT Công nghệ thông tin – Truyền thông CPĐT Chính phủ điện tử DN Doanh nghiệp ĐH Đại học TMĐT Thương mại điện tử VN Việt Nam
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kể từ khi nền kinh tế hàng hóa xuất hiện, thương mại tự do và tốc độ lưu thông hàng hóa luôn là động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội. 1000 năm trước, con đường tơ lụa xuyên sa mạc qua nhiều quốc gia, nối các đế chế La Mã với đế chế Trung Hoa không chỉ mang tơ lụa và vàng bạc làm giàu cho nhiều nước mà còn giúp truyền bá công nghệ và triết lý. Những phát kiến địa lý vào thế kỷ 14, 15 không chỉ đem lại sự phồn vinh cho các cường quốc hàng hải mà còn là một tiền đề quan trọng hình thành nên chủ nghĩa tư bản và phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Sự phát triển của CNTT ngày nay mà đại diện tiêu biểu của nó là mạng Internet cũng có thể được nhìn nhận dưới cùng một góc độ với hai phát kiến trên, nhưng mang tính khác biệt về chất ở chỗ biên giới quốc gia bị vượt qua chỉ sau một cú nhấp chuột (Mouse click). Ảnh hưởng của Internet vì thế mang tính toàn cầu và nó trở thành một phần của quá trình toàn cầu hóa, vốn đã và đang biến đổi sâu sắc mọi mặt của đời sống, từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội. Trên quan điểm lịch sử và biện chứng, có thể thấy, những tác động quyết định thách thức và cơ hội lớn nhất Internet đặt ra trong dài hạn nằm trong lĩnh vực kinh tế thương mại. Internet đặt nền tảng cho sự hình thành của TMĐT, trong đó người mua và người bán có thể liên lạc trực tiếp với nhau, không cần đến giấy tờ, càng không phải đối mặt thực thể. Dòng lưu chuyển thông tin và thương mại hàng hóa, dịch vụ trong không gian không có biên giới ấy mở ra khả năng giảm chi phí giao dịch, tiếp cận thị trường và thúc đẩy tiến bộ công nghệ, từ đó thay đổi cấu trúc của nền kinh tế thế giới. Các chuyên gia đều cho rằng TMĐT sẽ là xu hướng mới cho sự phát triển nền kinh tế toàn cầu. Bởi ngay từ khi xuất hiện, cùng với những tiện ích to lớn của mình, TMĐT đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các quốc gia trên thế giới. Những quốc gia đi tiên phong trong phát triển TMĐT như Mỹ và một số nước châu Âu đã gặt hái được những thành công không nhỏ. Đơn cử như trường hợp của tập đoàn máy tính Dell Computer Corp, kể từ khi chào bán các sản phẩm của mình qua 1
- www.Dell.com, hãng đã tạo được thế mạnh trong cuộc cạnh tranh với Compaq, trở thành công ty cung cấp máy tính hàng đầu thế giới vào năm 2000. Vào thời điểm đó, doanh thu của Dell đạt 50 triệu USD/ngày (khoảng 18 tỷ USD/năm). Hiện nay doanh số kinh doanh qua mạng của Dell.com đạt vào khoảng 50 tỷ USD/năm đối với các sản phẩm liên quan đến máy tính, từ thiết bị chuyển mạch (switch) đến máy in. Một ví dụ khác có thể dẫn ra ở đây là trường hợp của Google. Những dịch vụ mới mà Google tung ra tận dụng khả năng về công nghệ để tìm kiếm thư điện tử và file trên máy tính đã vượt ra ngoài phạm vi tìm kiếm trên web, giúp Google thực hiện được sứ mệnh tổ chức thông tin toàn cầu. Về mặt tài chính, Google đã chứng tỏ thành công với doanh số 12,799.55 triệu USD trong năm 2008, tính riêng quý I/2009 là 5,508.99 triệu USD. Những con số này đã đưa Google trở thành thương hiệu dẫn đầu thế giới hiện nay.1 Trong bối cảnh như vậy, các nước đang phát triển đã nhìn thấy ở TMĐT cơ hội phát triển cho tương lai, nhưng đồng thời lại phải đối mặt với thách thức trong hiện tại không dễ vượt qua về công nghệ, tri thức, v.v… trong khi vẫn còn đang chật vật tìm cách thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn của đói nghèo và lạc hậu. Ưu tiên chính sách của các nước này, vì thế, là làm cách nào bắt kịp với sự phát triển của TMĐT trên thế giới, đồng thời đối phó với những nguy cơ đến từ quá trình đó. Ở nước ta, mối quan tâm dành cho TMĐT cũng đang tăng lên hàng ngày. Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt “Chiến lược phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” đã khẳng định “Công nghệ thông tin và truyền thông là công cụ quan trọng hàng đầu để thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ, hình thành xã hội thông tin, rút ngắn quá trình CNH - HĐH đất nước”. Đối với Việt Nam, cơ hội phát triển không phải là điều không thể nhưng để hoà nhập vào nhịp phát triển chung của nền kinh tế thế giới vẫn còn là một thách thức lớn. Cho nên, việc nghiên cứu, phát triển TMĐT đang trở thành một vấn đề bức thiết đối với các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng. 1 Phạm Thu Hương, Nguyễn Văn Thoan (2009), Ứng dụng Marketing điện tử trong kinh doanh, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Xuất bản lần đầu, TP.HCM, tr.167. 2
- Có thế thấy rằng, TMĐT là một lĩnh vực khá mới mẻ. Việc dự đoán tương lai phát triển như thế nào cho chính xác thật khó khăn vì số liệu biến đổi rất mau chóng và khoa học kỹ thuật mới không ngừng phát triển. Thế nhưng trước khi tiến vào vùng đất có nhiều điều chưa biết này, tốt hơn chúng ta nên có trong tay một tấm bản đồ, tuy không hoàn chỉnh, mà chỉ là một mô hình đơn giản, để dò dẫm từng bước và từng bước sửa đổi, tu chỉnh, vẫn hơn là không có gì trong tay. Với những lý do cấp thiết trên, em xin chọn đề tài: “Triển vọng phát triển thƣơng mại điện tử ở các nƣớc đang phát triển và một số giải pháp đối với Việt Nam” làm khóa luận của mình. 2. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về thương mại điện tử. - Phân tích thực trạng và đánh giá triển vọng phát triển thương mại điện tử ở các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng. - Đề xuất một số giải pháp để phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Thương mại điện tử ở các nước đang phát triển. - Phạm vi nghiên cứu: Thương mại điện tử là lĩnh vực có ảnh hưởng rộng lớn trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, do thời gian giới hạn, bài khóa luận chỉ tìm hiểu thương mại điện tử ở các nước đang phát triển. Trong đó, tập trung đi sâu nghiên cứu và tìm giải pháp cho thương mại điện tử ở Việt Nam. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng phương pháp thu thập, nghiên cứu và tổng hợp tài liệu, phân tích xử lí và thống kê, so sánh dữ liệu, đồng thời kết hợp nghiên cứu lí luận và phân tích thực tiễn, từ đó rút ra các đánh giá nhằm làm rõ các vấn đề nghiên cứu. 5. Kết cấu khóa luận Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Danh mục các bảng và Danh mục các hình, khóa luận bao gồm 3 chương như sau: Chƣơng I: Tổng quan về thƣơng mại điện tử. Chƣơng II: Triển vọng phát triển thƣơng mại điện tử ở các nƣớc đang phát triển và thực trạng thƣơng mại điện tử ở Việt Nam. 3
- Chƣơng III: Một số giải pháp phát triển thƣơng mại điện tử ở Việt Nam. Bài khóa luận tiếp thu một số các nghiên cứu ở Việt Nam và thế giới. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế về thời gian, kiến thức, tài liệu nghiên cứu cũng như kinh nghiệm thực tế nên chắc chắn khóa luận không tránh khỏi nhiều thiếu sót cần được chỉnh sửa, bổ sung. Do đó, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn. Qua đây, em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Th.S Phạm Duy Hƣng, người đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực hiện cũng như hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này. Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2010 Sinh viên Nguyễn Thị Ánh Mai 4
- CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ I. Giới thiệu chung về thƣơng mại điện tử 1. Định nghĩa thương mại điện tử TMĐT là một khái niệm tương đối rộng, vì vậy mà nó có nhiều tên gọi khác nhau. Hiện nay có một số tên gọi phổ biến như: thương mại trực tuyến (online trade), thương mại không giấy tờ (paperless commerce) hoặc kinh doanh điện tử (e- business). Tuy nhiên, tên gọi TMĐT (e-commerce) được sử dụng nhiều nhất, được biết đến nhiều nhất và gần như được coi là quy ước chung để gọi hình thức thương mại giao dịch qua mạng Internet. Hiện nay, định nghĩa TMĐT được rất nhiều tổ chức quốc tế đưa ra song chưa có một định nghĩa thống nhất về TMĐT. Nhìn một cách tổng quát, các định nghĩa TMĐT được chia thành hai nhóm tùy thuộc vào quan điểm: + TMĐT hiểu theo nghĩa hẹp: Theo nghĩa hẹp, TMĐT chỉ đơn thuần bó hẹp trong việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và các mạng viễn thông, đặc biệt là Internet. TMĐT được nói đến ở đây là hình thức mua bán hàng hóa được bày tại các trang web trên Internet với phương thức thanh toán bằng thẻ tín dụng. Cách hiểu này tương tự với một số các quan điểm như: - Theo Cơ quan theo dõi công nghệ thông tin châu Âu (EITO), 1997, “TMĐT là việc thực hiện các giao dịch kinh doanh có dẫn tới việc chuyển giao giá trị thông qua các mạng viễn thông”.2 - Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), 1998, “TMĐT là công việc kinh doanh được tiến hành thông qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số”.3 2 Phạm Thu Hương, Nguyễn Văn Thoan (2009), Ứng dụng Marketing điện tử trong kinh doanh, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Xuất bản lần đầu, TP.HCM, tr.17. 3 Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Thương mại điện tử, truy cập: 09/05/2010. 5
- - Theo Cục thống kê Hoa Kỳ, 2000, “TMĐT là việc hoàn thành bất kỳ một giao dịch nào thông qua một mạng máy tính làm trung gian mà bao gồm việc chuyển giao quyền sở hữu hay quyền sử dụng hàng hóa và dịch vụ”.4 Như vậy, nếu hiểu theo nghĩa hẹp, TMĐT thể hiện qua việc các DN sử dụng các phương tiện điện tử và mạng Internet để mua bán hàng hóa, dịch vụ của DN mình. Các giao dịch có thể giữa DN với DN (B2B) như mô hình của trang web www.alibaba.com, giữa DN với khách hàng cá nhân (B2C) như mô hình của trang www.amazon.com, hoặc giữa các cá nhân với nhau (C2C) trên www.eBay.com. + TMĐT hiểu theo nghĩa rộng: Theo nghĩa rộng thì TMĐT có thể được hiểu là giao dịch tài chính và thương mại bằng phương tiện điện tử như: quảng cáo về DN và hàng hóa, dịch vụ, trao đổi dữ liệu điện tử, ký hợp đồng, giao hàng hóa (hữu hình, vô hình), thanh toán bằng chuyển tiền điện tử và các hoạt động gửi rút tiền bằng thẻ tín dụng. Đã có nhiều tổ chức quốc tế đưa ra khái niệm về TMĐT theo nghĩa rộng, trong đó có một số khái niệm điển hình như sau: - Theo OECD, 1997, “TMĐT gồm các giao dịch thương mại liên quan đến các tổ chức và cá nhân dựa trên việc xử lý và truyền đi các dữ kiện đã được số hóa thông qua các mạng mở (như Internet) hoặc các mạng đóng có cổng thông với mạng mở (như AOL). Trong đó, hàng hóa và các dịch vụ được đặt hàng qua mạng như thanh toán và phân phối thì có thể thực hiện ngay trên mạng hoặc không”. 5 Như vậy, TMĐT được hiểu là hoạt động kinh doanh điện tử, bao gồm: mua bán điện tử hàng hóa, dịch vụ, giao hàng trực tiếp trên mạng với các nội dung được số hóa, chuyển tiền điện tử - EFT (Electronic Fund Transfer); mua bán cổ phiếu điện tử - EST (Electronic Share Trading); vận đơn điện tử - E B/L (Electronic Bill of Lading); đấu giá thương mại - Commercial auction; hợp tác thiết kế và sản xuất, tìm kiếm các nguồn lực trực tuyến; mua sắm trực tuyến; marketing điện tử (E- 4 Phạm Thu Hương, Nguyễn Văn Thoan (2009), Ứng dụng Marketing điện tử trong kinh doanh, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Xuất bản lần đầu, TP.HCM, tr.17. 5 Phạm Thu Hương, Nguyễn Văn Thoan (2009), Ứng dụng Marketing điện tử trong kinh doanh, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Xuất bản lần đầu, TP.HCM, tr.18. 6
- marketing), v.v... Theo cách hiểu này, có thể thấy phạm vi hoạt động của TMĐT rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, trong đó hoạt động mua bán hàng hoá và dịch vụ chỉ là một lĩnh vực rất nhỏ trong TMĐT. - Theo Luật mẫu về TMĐT của Uỷ ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL Model Law on Electronic Commerce), năm 1996, thuật ngữ “thương mại” (commerce) cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng. Các quan hệ mang tính thương mại bao gồm, nhưng không chỉ bao gồm, các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ; thoả thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, uỷ thác hoa hồng (factoring), cho thuê dài hạn (leasing); xây dựng các công trình; tư vấn, kỹ thuật công trình (engineering); đầu tư; cấp vốn, ngân hàng; bảo hiểm; thoả thuận khai thác hoặc tô nhượng, liên doanh và các hình thức về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hoá hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ. Với quan điểm này, Liên hợp quốc đã đưa ra định nghĩa về TMĐT theo chiều ngang như sau: “TMĐT là việc thực hiện toàn bộ hoạt động kinh doanh bao gồm: marketing, bán hàng, phân phối và thanh toán”.6 Khái niệm này đã đề cập đến toàn bộ hoạt động kinh doanh, chứ không chỉ giới hạn riêng hoạt động mua và bán, toàn bộ các hoạt động kinh doanh này được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử. Khái niệm này được viết tắt bởi 4 chữ MSDP. Trong đó: M – Marketing (có trang web, hoặc xúc tiến thương mại qua Internet). S – Sales (có trang web có chức năng hỗ trợ giao dịch, ký kết hợp đồng). D – Distribution (phân phối sản phẩm số hóa trên mạng). P – Payment (thanh toán qua mạng hay thông qua trung gian như ngân hàng). Như vậy, đối với DN, khi sử dụng các phương tiện điện tử và mạng vào trong các hoạt động kinh doanh cơ bản như marketing, bán hàng, phân phối, thanh toán thì được coi là tham gia TMĐT. 6 Phạm Thu Hương, Nguyễn Văn Thoan (2009), Ứng dụng Marketing điện tử trong kinh doanh, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Xuất bản lần đầu, TP.HCM, tr.18-19. 7
- Ở VN, chúng ta hiểu “TMĐT là việc tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động thương mại sử dụng thông điệp dữ liệu”.7 Trong đó, “Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng các phương tiện điện tử”8 và “Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện tử hoặc công nghệ tương tự”.9 Như vậy, về bản chất, TMĐT là hoạt động thương mại, nó chỉ khác duy nhất đối với thương mại truyền thống là nó sử dụng các phương tiện điện tử vào trong hoạt động thương mại. Tóm lại, mặc dù trên thế giới có nhiều cách hiểu khác nhau về TMĐT nhưng nhìn chung, đều thống nhất ở quan điểm cho rằng: TMĐT là việc sử dụng các phương tiện điện tử để làm thương mại. Nói chính xác hơn: TMĐT là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện điện tử mà nói chung ta không cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của toàn bộ quá trình giao dịch. Các phương tiện điện tử nói đến ở đây chính là các phương tiện kỹ thuật được sử dụng với mục đích tạo thuận tiện, hỗ trợ cho các hoạt động trong TMĐT, bao gồm: điện thoại, máy điện báo (telex) và máy fax, truyền hình, thiết bị kỹ thuật thanh toán điện tử, mạng nội bộ và mạng liên nội bộ, Internet và web. Và khái niệm thông tin không chỉ là tin tức đơn thuần mà được hiểu là bất cứ thứ gì có thể truyền tải được bằng kỹ thuật điện tử, bao gồm: thư từ, các file văn bản (text based file), các cơ sở dữ liệu (database), các bảng tính (spreadsheet); các hình đồ họa (graphical image), quảng cáo, hỏi hàng, đơn hàng, bảng giá, hợp đồng, hình ảnh động (video image, avartars), âm thanh, v.v… 2. Đặc điểm của thương mại điện tử Thực tế là TMĐT đang diễn ra trong tất cả các ngành nghề, không chỉ trong giao dịch thương mại mà còn trong cả các ngành vận tải, bảo hiểm, ngân hàng, trong cả lĩnh vực đầu tư. Những ngành đó về cơ bản là khác nhau song xét về bản 7 Khoản 1, điều 3, Nghị định về hoạt động thương mại điện tử của Bộ Thương Mại. 8 Khoản 12, điều 4, Luật giao dịch điện tử Việt Nam 2005. 9 Khoản 10, điều 4, Luật giao dịch điện tử Việt Nam 2005. 8
- chất, một khi các ngành này đã tham gia vào TMĐT thì đều có đặc điểm chung ở chỗ: Các hoạt động thể hiện sự tham gia vào TMĐT đều được tiến hành trên các mạng và thông qua các phương tiện điện tử (truyền dữ liệu, ký kết hợp đồng qua mạng, khai thông tin, v.v…); Để tham gia vào TMĐT đều cần có thiết bị phần cứng, phần mềm và kết nối mạng; Các hoạt động giao dịch đều dựa trên nền tảng truyền thống, không còn gặp trở ngại về rào cản địa lý; Mọi giao dịch (kể cả thanh toán) đều diễn ra trên mạng ảo (mạng Internet), chỉ có hành động giao hàng là không thực hiện trên mạng và phạm vi giao hàng là phạm vi rộng lớn mang tầm khu vực và thế giới chứ không còn bó hẹp trong một tỉnh hoặc một nước như kiểu truyền thống nữa; Đặc biệt, tất cả các DN hoặc cá nhân khi tham gia TMĐT đều chịu phụ thuộc vào sự phát triển của CNTT. So với thương mại truyền thống, TMĐT có những đặc điểm khác biệt như sau: + Trong hoạt động giao dịch TMĐT đều có sự tham gia của ít nhất 3 chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực. + Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia, còn TMĐT được thực hiện trong thị trường không có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu). TMĐT trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu. + Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với thương mại điện tử thì mạng lưới thông tin chính là thị trường. + Các bên tham gia giao dịch trong TMĐT không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi biết nhau từ trước. 2.1. Hàng hóa trong thương mại điện tử Nếu hiểu TMĐT là một loại hình thương mại có sự trợ giúp của CNTT đặc biệt là mạng Internet thì ngoài các hàng hóa và dịch vụ trong các giao dịch truyền thống, trong TMĐT còn có các hàng hóa đặc thù của mình đó là hàng hóa và dịch 9
- vụ số (digital goods and services). Hàng hóa và dịch vụ số là những hàng hóa và dịch vụ có thể phân phối qua cơ sở hạ tầng thông tin nằm trong 5 mức độ hàng hóa khác nhau như sau: Hình 1.1. Hàng hóa và dịch vụ số WISDOM KNOWLEDGE ANALYTIC INFORMATION DATA Nguồn: Nguyễn Mạnh Tuân, Võ Văn Huy (2007), Bản chất và quan hệ giữa các phạm trù thông tin trong hệ thống thông tin, Tạp chí Phát triển KH&CNTT, tập 10, số 08, tr.21. Trong đó, Data (dữ liệu) là những dữ liệu được tập hợp xử lý và tích lũy một số lượng lớn về con người, địa điểm, các giao dịch, quan điểm hoặc sự kiện mà có thể phân tích một cách dễ dàng. Khi nhiều giao dịch được thực hiện và cơ sở dữ liệu ngày càng phong phú và nhiều thêm thì cần có một tiêu chí có ý nghĩa để phân chia, phân loại các dữ liệu này. Các dữ liệu bao gồm các số liệu thống kê, các thông tin, các loại phần mềm. Ví dụ như dữ liệu về giá, số lượng, ngày thực hiện của một giao dịch đơn lẻ nào đó hay một bài hát, một bài báo đơn lẻ cũng có thể trở thành một thứ hàng hóa trong giao dịch TMĐT (Xem Bảng 1.1). Bảng 1.1. Dữ liệu giao dịch của mặt hàng cà phê Việt Nam sang thị trƣờng Mỹ năm 2008 Số Giá Số đăng Mã số Mã thẻ thanh Mặt hàng lƣợng (USD/tấn) ký ngƣời mua toán Club Card (tấn) Cà phê 8.870 1.128,31 001 213 1209 Nguồn: Phạm Nguyên Phương (2009), Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nông sản Việt Nam vào thị trường Mỹ, Trường đại học An Giang, tr.34. 10
- Việc tập hợp, tích lũy các dữ liệu thành các nội dung có ý nghĩa đem lại cho chúng ta Information (thông tin). Ví dụ như một bảng tập hợp các dữ liệu về nhiều mặt hàng trong một giao dịch nào đó. Tương tự như vậy, một nhóm các bài hát, âm thanh, hình ảnh cũng có thể trở thành hàng hóa (Xem Bảng 1.2). Bảng 1.2. Thông tin giao dịch của một số mặt hàng nông sản Việt Nam sang thị trƣờng Mỹ năm 2008 Số lƣợng Giá Mặt hàng Trị giá (USD) (tấn) (USD/tấn) Cà phê 8.870 1.128,31 10.008.127 Hạt tiêu 2.095 3795,17 7.929.946 Cao su 2.363 359,47 849.425 Nguồn: Phạm Nguyên Phương (2009), Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nông sản Việt Nam vào thị trường Mỹ, Trường đại học An Giang, tr.34. Trong lúc kết hợp các dữ liệu và làm cho các dữ liệu trở thành thông tin thực sự có ý nghĩa thì việc phân chia hoặc kết hợp các thông tin lại chính là làm tăng thêm giá trị của thông tin đó. Ví dụ như: Xử lý số liệu trên mạng có thể đem lại cho người sử dụng khả năng phân tích thông tin và thẩm định các mối quan hệ, các xu hướng và quy tắc, nhất là khi phân tích tổng hợp thông tin theo từng giai đoạn. Khi đó, thông tin đã phát triển lên thành Analytic (thông tin được phân tích). Ví dụ: các chứng từ, văn bản, sách, v.v… (Xem Bảng 1.3). Bảng 1.3. Thông tin đƣợc phân tích về giao dịch của một số mặt hàng nông sản Việt Nam sang thị trƣờng Mỹ năm 2008 Kỳ 1 Kỳ 2 So sánh Mặt Giá trị Giá trị ± SL ± Giá trị hàng SL (tấn) SL (tấn) (USD) (USD) (tấn) (USD) Cà phê 8.870 10.008.127 46.700 29.775.000 37.830 19.766.873 Hạt tiêu 2.095 7.929.946 4.581 20.362.690 2.486 12.432.744 Cao su 2.363 849.425 5.800 3.424.690 3.437 2.575.265 Nguồn: Phạm Nguyên Phương (2009), Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nông sản Việt Nam vào thị trường Mỹ, Trường đại học An Giang, tr.34. 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Ngân hàng điện tử (E-Banking) quá trình hình thành và phát triển trên thế giới thực trạng và triển vọng áp dụng tại Việt Nam
102 p | 3535 | 1286
-
Khóa luận tốt nghiệp: Bảo hiểm hàng không và triển vọng phát triển tại Việt Nam
99 p | 469 | 126
-
Khóa luận tốt nghiệp: Chuỗi cửa hàng tiện ích và triển vọng phát triển chuỗi cửa hàng tiện ích ở Việt Nam
110 p | 375 | 76
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên giá thể mùn cưa bồ đề
48 p | 326 | 68
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại tại Việt Nam
96 p | 219 | 64
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển hoạt động bán lẻ hiện đại - triển vọng cho các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài và giải pháp cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam
110 p | 210 | 60
-
Khóa luận tốt nghiệp Du lịch: Du lịch MICE thành phố Đà Nẵng tiềm năng và triển vọng
30 p | 400 | 56
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội giai đoạn 2015 - 2025 (Nguyễn Thị Giang)
127 p | 297 | 54
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thu hút FDI vào lĩnh vực bất động sản của Việt Nam. Thực trạng và triển vọng trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế
89 p | 199 | 50
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu về nền kinh tế Canađa và triển vọng phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Canađa
107 p | 294 | 44
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam - Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE). Thực trạng và triển vọng phát triển
103 p | 165 | 33
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quan hệ thương mại của Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi, thực trạng và triển vọng phát triển
94 p | 151 | 28
-
Khóa luận tốt nghiệp: Triển vọng tham gia vào mạng lưới sản xuất khu vực và quốc tế cho các smes Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp
115 p | 140 | 26
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quan hệ thương mại và đầu tư Việt Nam - Vương quốc Bỉ: thực trạng và triển vọng
99 p | 125 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng giải pháp trí tuệ doanh nghiệp vào hoạt động kinh doanh: Thách thức, triển vọng, và một số khuyến nghị cho các doanh nghiệp Việt Nam
104 p | 118 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Xu hướng phát triển ngân hàng đa năng trên thế giới và triển vọng phát triển tại Việt Nam
103 p | 137 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng kinh doanh và triển vọng phát triển của chuỗi cửa hàng một giá tại Hà Nội
125 p | 106 | 14
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn