Khóa luận tốt nghiệp: Đặc điểm khoáng hóa sắt khu vực Đông Giang, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận
lượt xem 1
download
Khóa luận tốt nghiệp "Đặc điểm khoáng hóa sắt khu vực Đông Giang, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận" được thực hiện với mục tiêu làm rõ đặc điểm địa chất và thạch học khoáng vật đá vây quanh khoáng hóa sắt khu vực Đông Giang; xác định đặc điểm khoáng hóa và nguồn gốc thành tạo khoáng hóa sắt khu vực Đông Giang; đánh giá chất lượng và triển vọng của điểm khoáng hóa sắt này. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Đặc điểm khoáng hóa sắt khu vực Đông Giang, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN VƯƠNG HÙNG TRANG BÌA Đặc điểm khoáng hóa sắt khu vực Đông Giang, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận Trang i
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN VƯƠNG HÙNG MỤC LỤC Đề mục Trang MỤC LỤC ............................................................................................................ ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................ iv DANH MỤC CÁC BẢN VẼ ............................................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v DANH MỤC CÁC ẢNH .................................................................................... vi DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. vii MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ..................................................................................1 B. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI.................................................................1 C. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................2 D. Ý NGHĨA KHOA HỌC, THỰC TIỄN ..........................................................3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC ĐÔNG GIANG ........................ 4 1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ ....................................................................................................4 1.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN ........................................................................4 1.2.1. Địa hình - địa mạo .......................................................................................4 1.2.2. Mạng lưới sông suối.....................................................................................6 1.2.3. Khí hậu .........................................................................................................6 1.2.4. Thảm thực vật ..............................................................................................6 1.3. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ NHÂN VĂN ...................................................................7 1.3.1. Dân cư ...........................................................................................................7 1.3.2. Kinh tế ..........................................................................................................7 1.3.3. Giao thông vận tải .......................................................................................7 1.3.4. Thông tin liên lạc .........................................................................................7 1.3.5. Đời sống văn hóa ..........................................................................................8 1.4. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT KHOÁNG SẢN .....................................8 1.4.1. Giai đoạn trước năm 1975 ..........................................................................8 1.4.2. Giai đoạn sau năm 1975 ..............................................................................9 CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU VỰC ĐÔNG GIANG ............ 11 Đặc điểm khoáng hóa sắt khu vực Đông Giang, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận Trang ii
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN VƯƠNG HÙNG 2.1. ĐỊA TẦNG .........................................................................................................11 2.2. MAGMA XÂM NHẬP ......................................................................................13 2.3. KIẾN TẠO .........................................................................................................14 2.4. KHOÁNG SẢN ..................................................................................................14 CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM KHOÁNG HÓA SẮT KHU VỰC ĐÔNG GIANG ............................................................................................................... 16 3.1. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC THÂN KHOÁNG HÓA HÓA SẮT .........................16 3.1.1. Phân bố, hình dạng và quy mô thân khoáng hóa ...................................16 3.1.2. Đặc điểm đá vây quanh và biến đổi đá vây quanh .................................17 3.1.3. Đặc điểm thạch địa hóa đá vây quanh .....................................................22 3.2. ĐẶC ĐIỂM KHOÁNG HÓA SẮT ....................................................................22 3.2.1. Thành phần và đặc điểm khoáng vật trong thân khoáng hóa ..............22 3.2.2. Thành phần hóa học ..................................................................................34 3.3. NGUỒN GỐC KHOÁNG HÓA SẮT................................................................35 3.3.1. Tiến trình tạo khoáng ................................................................................35 3.3.2. Kiểu mỏ khoáng .........................................................................................36 3.3.3. Nguồn gốc thành tạo ..................................................................................37 3.3.4. Điều kiện thành tạo ...................................................................................37 CHƯƠNG 4: CÁC YẾU TỐ KHỐNG CHẾ QUẶNG VÀ TRIỂN VỌNG KHOÁNG HÓA SẮT KHU VỰC ĐÔNG GIANG ........................................ 38 4.1. CÁC YẾU TỐ KHỐNG CHẾ QUẶNG ............................................................38 4.1.1. Yếu tố cấu trúc, kiến tạo. ..........................................................................38 4.1.2. Yếu tố magma ............................................................................................38 4.1.3. Biến chất trao đổi – nhiệt dịch .................................................................39 4.2. TRIỂN VỌNG ....................................................................................................39 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 42 PHỤ LỤC 1: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH LÁT MỎNG .......................................I PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH KHOÁNG TƯỚNG ......................... X PHỤ LỤC 3: KHÁI QUÁT VỀ SẮT VÀ KHOÁNG VẬT SẮT LIÊN QUAN .......................................................................................................................... XIV Đặc điểm khoáng hóa sắt khu vực Đông Giang, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận Trang iii
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN VƯƠNG HÙNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ Ac Actinolit Ap Apatit Bi Biotit Chp Chalcopirit ĐB Đông Bắc Fel Felspat Hb Hornblend Ht Hematit LĐBĐĐCMN Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam Li Limonit Mt Magnetit Pla Plagioclas Q Thạch anh SHM Số hiệu mẫu STT Số thứ tự Tr Tremolit TN Tây Nam Zr Zircon Đặc điểm khoáng hóa sắt khu vực Đông Giang, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận Trang iv
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN VƯƠNG HÙNG DANH MỤC CÁC BẢN VẼ STT Số hiệu Tên Trang 1 Bản vẽ số 01 Sơ đồ địa chất vùng điểm khoáng hóa sắt khu vực 12 Đông Giang, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận, tỷ lệ 1:50.000 2 Bản vẽ số 02 Sơ đồ địa chất khoáng sản điểm khoáng hóa sắt khu 18 vực Đông Giang, Hàm Thuận, Bắc Bình Thuận, tỷ lệ 1: 25.000 DANH MỤC CÁC BẢNG STT Số hiệu Tên Trang Thành phần hóa học (%) của granodiorit khu vực Đông 1 Bảng 3.1 22 Giang [3] Thành phần và hàm lượng khoáng vật khu vực Đông 2 Bảng 3.2 27 Giang [3] Thành phần hóa học mạch thạch anh – magnetit khu vực 3 Bảng 3.3 34 Đông Giang [3] Thứ tự các giai đoạn tạo khoáng hóa sắt khu vực Đông 4 Bảng 3. 4 36 Giang Đặc điểm khoáng hóa sắt khu vực Đông Giang, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận Trang v
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN VƯƠNG HÙNG DANH MỤC CÁC ẢNH STT Số hiệu Tên Trang Địa hình đồi thấp, đá gốc lộ lởm chởm, thực vật thưa thớt 1 Ảnh 1.1 10 chủ yếu là cây bụi thấp. Điểm khảo sát BL 2 Khung cảnh tại Hồ Hàm Thuận – Đa Mi, huyện Hàm 2 Ảnh 1.2 10 Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận [i.1] 3 Ảnh 2.1 Granodiorit màu xám nhạt 15 4 Ảnh 2.2 Những chỏm sót granodiorit lộ ra. Thực vật nghèo nàn 15 5 Ảnh 3.1 Mạch nhỏ thạch anh – magnetit (Q – mt) lộ ra bề mặt 19 6 Ảnh 3.2 Mạch thạch anh – magnetit (Q – mt) 19 Plagioclas I (Pla I) bị xerixit hóa mạnh. Biotit (Bi) bị clorit 7 Ảnh 3.3 hóa mạnh, chứa Zircon (Zr) và magnetit?. Orthoclas 23 (Orth) bị kaolin hóa. Thạch anh I (Q I) bị nứt nẻ. Orthorclas (Orth), có kiến trúc pectit bị kaolin hóa. Thạch 8 Ảnh 3.4 anh I bao quanh orthoclase (Orth). Thạch anh II chen vào 23 thạch anh I Biotit tập trung thành cụm, đám bị gặm mòn ven rìa. 9 Ảnh 3.5 24 Hornblend bị clorit hóa mạnh, plagioclas bị serixit hóa Hornblend (Hb) lục song tinh đa hợp clorit hóa ven rìa, 10 Ảnh 3.6 24 vài hạt epidot trên bề mặt Apatit đi cùng với clorit hóa. Hornblend (Hb) và biotit 11 Ảnh 3.7 25 (Bi) tập trung thành cụm, ổ Hạt Zircon (Zr) phân bố trong biotit (Bi) bị biến đổi clorit 12 Ảnh 3.8 26 hóa. Limonit (Li) (nâu đỏ) nhuộm màu thạch anh II Đặc điểm khoáng hóa sắt khu vực Đông Giang, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận Trang vi
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN VƯƠNG HÙNG Magnetit I (Mt I) nửa tự hình xâm tán trong thạch anh I. 13 Ảnh 3.9 Hematit I (Ht I) dạng mạng lưới (xám xanh) ven rìa và 29 trong magnetit I Magnetit I (Mt I) tha hình đến nửa tự hình xâm tán trong 14 Ảnh 3.10 29 thạch anh I (Q I) Chalcopyrit (Chp) tha hình (màu vàng) và magnetit II (Mt 15 Ảnh 3.11 30 II) tha hình xâm tán trong đới dập vỡ thạch anh I (Q I) Magnetit II (Mt II), hematit II (Ht II) dạng tia, mạch lấp 16 Ảnh 3.12 đầy đường nứt thạch anh I (Q I). Magnetit II tha hình, nửa 30 tự hình phân tán trong thạch anh I Chalcopyrit (Chp) và thạch anh II (QII) xen trong đới dập 17 Ảnh 3.13 31 vỡ của thạch anh I (Q I Thạch anh II (Q II) xâm tán trong magnetit, limontit (Li) 18 Ảnh 3.14 31 (nâu đỏ) dạng keo trên thạch anh II Actinolit (Ac) (đa sắc rõ), tremolit (Tr) (vàng lục) trong 19 Ảnh 3.15 mạch thạch anh – magnetit. Limonit (Li) (nâu đỏ) ranh 32 giới tiếp tiếp xúc quặng và thạch anh I (Q I) Actinolit (Ac) (đa sắc rõ), tremolit (Tr)(vàng lục) trong 20 Ảnh 3.16 mạch thạch anh – magnetit. Clorit (Cl) hóa đi cùng 33 actinolit – tremolit. DANH MỤC CÁC HÌNH STT Số hiệu Tên Trang Bản đồ vị trí giao thông khu vực Đông Giang, Hàm Thuận 1 Hình 1.1 5 Bắc, Bình Thuận. [i.1] 2 Hình 3.1 Mặt cắt diện lộ BL 181 17 Đặc điểm khoáng hóa sắt khu vực Đông Giang, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận Trang vii
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN VƯƠNG HÙNG MỞ ĐẦU A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đoàn Địa chất III thuộc Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam Việt Nam trong khi thực hiện Đo vẽ Bản đồ Địa chất và Điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:50.000, nhóm tờ Đèo Bảo Lộc đã phát hiện điểm khoáng hóa sắt thuộc xã Đông Giang, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận (từ đây gọi tắt là khu vực Đông Giang). Vấn đề đặt ra là cần làm sáng tỏ đặc điểm khoáng hóa sắt và triển vọng của chúng ở khu vực này nhằm giúp định hướng cho công tác đo vẽ địa chất và điều tra khoáng sản, đáp ứng yêu cầu khai thác – sử dụng khoáng sản sắt theo Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng (11/2008/QĐ-BCT) trong những năm gần đây (từ 2010 đến 2025). Được sự giúp đỡ của Đoàn Địa chất III thuộc Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam (LĐBDĐCMN) cho phép sinh viên được tham gia thực tế trong thi công Đề án lập Bản đồ Địa chất và Điều tra khoáng sản nhóm tờ Đèo Bảo Lộc tỷ lệ 1:50.000, do Phạm Văn Hường chủ biên, sinh viên đã thực hiện đề tài: “Đặc điểm khoáng hóa sắt khu vực Đông Giang, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận” với sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Kim Hoàng và KS. Phạm Văn Hường. Nhằm góp phần xác định khoáng hóa và nguồn gốc thành tạo của khoáng hóa sắt, làm cơ sở đánh giá triển vọng và tìm kiếm khoáng hóa từ đó làm cơ sở nghiên cứu mở rộng khu vực lân cận. B. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 1. Mục đích a. Làm rõ đặc điểm địa chất và thạch học khoáng vật đá vây quanh khoáng hóa sắt khu vực Đông Giang. b. Làm rõ đặc điểm khoáng hóa và nguồn gốc thành tạo khoáng hóa sắt khu vực Đông Giang. c. Đánh giá chất lượng và triển vọng của điểm khoáng hóa sắt này. 2. Nhiệm vụ - Nghiên cứu đặc điểm địa chất và đặc điểm thạch học – khoáng vật của đá vây quanh thân khoáng để liên hệ điều kiện thành tạo khoáng hóa sắt. Đặc điểm khoáng hóa sắt magnetit khu vực Đông Giang, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận Trang 1
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN VƯƠNG HÙNG - Nghiên cứu đặc điểm khoáng hóa sắt nhằm xác định kiểu mỏ khoáng, nguồn gốc thành tạo để làm cơ sở đánh giá triển vọng của chúng. C. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu Thu thập tài liệu liên quan đến vị trí nghiên cứu xã Đông Giang, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. Nguồn tài liệu thu thập chính, chủ yếu từ kết quả đo vẽ bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1: 200.000 nhóm tờ Bến Khế - Đồng Nai (Nguyễn Đức Thắng chủ biên, 1986) đã có và tỷ lệ 1: 50.000 nhóm tờ Đèo Bảo Lộc (Phạm Văn Hường chủ biên) đang thực hiện của LĐBĐĐCMN Việt Nam. 2. Phương pháp lộ trình địa chất Thực hiện quan sát địa hình, địa mạo khu vực. Tại lộ điểm lộ tiến hành mô tả diện lộ, đo đạc, ghi chép, lấy mẫu đá và khoáng hóa để phân tích; làm rõ đặc điểm cấu trúc, kiến tạo khu vực Đông Giang. 3. Phương pháp nghiên cứu thạch học - khoáng vật Sử dụng các phương pháp như thạch học – lát mỏng, phương pháp khoáng tướng, trọng sa nhân tạo,… để nghiên cứu thạch học khoáng vật, xác định tên đá, thành phần khoáng vật; thứ tự thành tạo của chúng, … 4. Phương pháp nghiên cứu thạch địa hóa Xử lý các kết quả phân tích quang phổ ICP gồm phân tích đá và quặng của đề án lập Bản đồ Địa chất và Điều tra khoáng sản nhóm tờ Đèo Bảo Lộc tỷ lệ 1:50.000 do Phạm Văn Hường chủ biên, cho phép để xác định các nguyên tố hóa học, đặc biệt là các nguyên tố kim loại trong quặng. 5. Phương pháp thống kê – tin học Sử dụng phần mềm mapinfo, exel, word, … để hoàn thành các bản vẽ, biểu đồ, biểu bảng minh họa cho báo cáo. 6. Phương pháp luận giải, tổng hợp và viết báo cáo - Sử dụng khả năng phân tích, tổng hợp để đánh giá các kết quả phân tích, luận giải đặc điểm khoáng hóa sắt khu vực Đông Giang. Đặc điểm khoáng hóa sắt magnetit khu vực Đông Giang, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận Trang 2
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN VƯƠNG HÙNG - Viết báo cáo. D. Ý NGHĨA KHOA HỌC, THỰC TIỄN 1. Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu đặc điểm khoáng hóa sắt khu vực Đông Giang giúp lý giải nguồn gốc thành tạo quặng sắt góp phần định hướng công tác đo vẽ bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản, tỷ lệ 1: 50.000. 2. Ý nghĩa thực tiễn Tìm hiểu sâu về đặc điểm khoáng hóa sắt và các yếu tố khống chế quặng, giúp định hướng trong công tác tìm kiếm thăm dò khoáng sản sắt vùng Đèo Bảo Lộc nói chung và khu vực Đông Giang nói riêng trong các giai đoạn tiếp theo. Đặc điểm khoáng hóa sắt magnetit khu vực Đông Giang, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận Trang 3
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN VƯƠNG HÙNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC ĐÔNG GIANG 1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ Điểm khoáng hóa sắt trong khu vực nghiên cứu thuộc xã Đông Giang, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận có diện tích khoảng 6km2 (bảng 1.1) cách Ủy ban Nhân dân xã Đông Giang < 1 km theo hướng Nam, cách tỉnh lộ 6 khoảng 700 m và cách quốc lộ 55 khoảng 14.5 km theo hướng Tây (Hình 1.1). Vị trí khu vực Đông Giang tiếp giáp với các xã sau: - Phía Đông: Xã Hàm Phú, huyện Hàm Thuận Bắc - Phía Nam: Xã Thuận Minh, huyện Hàm Thuận Bắc và xã Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam - Phía Tây: xã La Dạ, huyện Hàm Thuận Bắc Bảng 1.1: Tọa độ khống chế giới hạn diện tích nghiên cứu khu vực Đông Giang Tọa độ Vn_ 2000 Điểm góc X Y 1 820,000 1,242,00 2 823,000 1,242000 3 823,000 1,244,000 4 820,000 1,244,000 Diện tích khu vực nghiên cứu thuộc bản đồ địa hình tờ Dân Cường (số hiệu C48- 24–D), tỷ lệ 1: 50.000, hệ tọa độ Vn_2000. 1.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN 1.2.1. Địa hình - địa mạo Khu vực nghiên cứu thuộc vùng chân núi phía Tây Bắc sông La Ngà . Bề mặt địa hình không bằng phẳng, độ cao trung bình 400 – 600 m với những tảng lăn. Đá lộ ra rải rác, một số có dạng khối tảng lăn. Phần lớn bề mặt bị một lớp phong hóa bao phủ, chủ yếu là vật liệu thô, kém màu mỡ. Đặc điểm khoáng hóa sắt magnetit khu vực Đông Giang, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận Trang 4
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN VƯƠNG HÙNG Hình 1. 1: Bản đồ vị trí giao thông khu vực Đông Giang, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận. [i.1] Đặc điểm khoáng hóa sắt magnetit khu vực Đông Giang, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận Trang 5
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN VƯƠNG HÙNG 1.2.2. Mạng lưới sông suối Trong khu vực nghiên cứu có các khe cạn ở bên sườn, khi mưa dòng nước sẽ theo các khe này luân chuyển ra các con suối gồm: suối Đá phía Tây, suối Đo Bron phía Bắc, suối Rum phía Nam rồi đổ vào sông La Ngà. Quá trình này đã mang theo một lượng lớn vật liệu chuyển đi bao gồm chất hữu cơ, mùn làm đất thêm bạc màu và khô cằn. Sông La Ngà phía Đông Nam (ĐN) khu vực nghiên cứu có hướng chảy Đông Bắc – Tây Nam, giữ vai trò lớn trong cung cấp nguồn nước cho nhà máy thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi; ngoài ra, hồ Hàm Thuận – Đa Mi còn đáp ứng nhu cầu nông nghiệp, thủy sản,...(Ảnh 1.1). 1.2.3. Khí hậu Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa (kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11) và mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau). Lượng mưa trung bình trong vùng có giá trị phổ biến từ 1200 – 1900mm. Vào mùa khô có lượng mưa dưới 50 mm/tháng. Mưa nhiều thường tập trung vào tháng 7, 8 và 9 hằng nằm. Nhiệt độ hằng năm trung bình là 27,0 0C với biên độ nhiệt từ 4,4 đến 5,6 0C. Nhiệt độ cao nhất khoảng 39,0÷40,0 0C và thấp nhất khoảng 15,0 ÷ 16,0 0C. Tổng số giờ nắng trung bình năm là 2500 ÷ 2700 giờ. Độ ẩm trung bình trong năm là 75÷80%, lượng bốc hơi năm là 1100 ÷ 1900 mm. Vào mùa mưa có lượng bốc hơi nhỏ, trung bình khoảng 60 – 90 mm. Tuy nhiên, vào mùa khô lại có sự bốc hơi mạnh hầu hết trên 100 mm điều này vượt xa lượng mưa. Chế độ gió: Hướng gió thể hiện thay đổi rõ rệt vào mùa khô hướng Đông Bắc và mùa mưa hướng Tây Nam với tốc độ khoảng 1,5 ÷ 2,2 m/s. Vào đầu và cuối mùa, hướng gió bị phân tán. Tháng 5 và tháng 10 là thời kỳ chuyển mùa nên hướng gió hoạt động không ổn định và có sự biến động [i.2]. Tuy lượng mưa đáng kể nhưng số giờ nắng lớn, nhiệt độ cao, lượng bốc hơi lớn làm khí hậu khu vực Đông Giang trở nên khắc nghiệt. 1.2.4. Thảm thực vật Đặc điểm khoáng hóa sắt magnetit khu vực Đông Giang, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận Trang 6
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN VƯƠNG HÙNG Trên nền đất phong hóa nghèo dinh dưỡng đã tạo nên một thảm thực vật chủ yếu là cây bụi thấp, cây gai, lá nhỏ (Ảnh 1.1). Ở đây, người dân đã cải tạo làm nương rẫy, trồng một số cây như chuối (Ảnh 1.2), cà phê, chè, hay ra xa hơn có như thanh long, điều, cà phê, chè… 1.3. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ NHÂN VĂN 1.3.1. Dân cư Trong xã Đông Giang gồm 5 dân tộc khác nhau là: K’ho, Rai, Chăm, Nùng và một số ít người Kinh. Theo báo cáo của Ủy ban Nhân dân xã hiện có 712 hộ trong tổng số 3086 khẩu (2015) với 90 % là đồng bào dân tộc thiểu số. Phần lớn dân cư sống tập trung ở các thôn trong xã, một số ít rải rác dọc theo tuyến đường liên xã, liên tỉnh và đường vào các khu sản xuất. 1.3.2. Kinh tế Kinh tế trong vùng nghiên cứu thuần nông nghiệp trong những năm gần đây phát triển nhờ cây thanh long; ngoài ra còn phát triển các loại cây khác như cây điều, cây chuối, chè… Với sự đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của nhà nước đã đem lại chuyển biến tích cực về kinh tế khu vực nông thôn, trong đó có xã Đông Giang nói riêng và vùng phía Tây Hàm Thuận Bắc nói chung. 1.3.3. Giao thông vận tải Từ xã Đông Giang đi thị trấn Ma Lâm huyện Hàm Thuận Bắc khoảng 27,1 km, ra tỉnh Bình Thuận khoảng 32,4 km, đi thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng khoảng 169 km và đi TP. Hồ Chí Minh khoảng 237 km. Có tuyến quốc lộ 55 từ Ngã Ba 46 qua Hàm Tân đi Bà Rịa – Vũng Tàu. Đây là con đường giao thông huyết mạch giúp phát triển kinh tế khu vực này nối liền với các vùng lân cận. Từ khu vực nghiên cứu Đông Giang đi đến Ủy ban Nhân dân xã khoảng 2 km bằng đường tỉnh lộ 6 (Hình 1.1). 1.3.4. Thông tin liên lạc Đặc điểm khoáng hóa sắt magnetit khu vực Đông Giang, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận Trang 7
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN VƯƠNG HÙNG Trong khu vực nghiên cứu đã được phủ viễn thông phục vụ thông tin liên lạc. Trên dọc tuyến tỉnh lộ, cách khu vực nghiên cứu khoảng 700 m được quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống điện cao thế. Đây là thế mạnh để có thể phát triển khu công nghiệp, dịch vụ trong tương lai. 1.3.5. Đời sống văn hóa Ngành văn hóa của huyện Hàm Thuận Bắc đẩy mạnh công tác tuyên truyền các ngày lễ, tăng cường công tác quản lý, tổ chức hoạt động văn hóa (hội thi hát ru và hát dân ca), phát triển mạng lưới viễn thông - internet, thể dục thể thao (đại hội thể dục thể thao các xã vùng cao), công tác kế hoạch hóa gia đình, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin,… .Từ đó, từng bước đưa đời sống văn hóa của người dân được nâng cao. 1.4. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT KHOÁNG SẢN Lịch sử nghiên cứu khu vực Nam Trung Bộ nói chung và khu vực nghiên cứu nói riêng chia thành hai giai đoạn: giai đoạn trước năm 1975 và giai đoạn sau năm 1975. 1.4.1. Giai đoạn trước năm 1975 Trước năm 1975, việc nghiên cứu địa chất chủ yếu do các nhà địa chất người Pháp tiến hành. Tiêu biểu là công trình: - Bản đồ địa chất Đông Dương do E. Fuchs và E. Saladin thành lập tỷ lệ 1:4.000.000 với những nét phát thảo ban đầu về địa chất và khoáng sản vùng. - Công trình “Nghiên cứu địa chất Nam Trung Bộ, Nam Việt Nam và Đông Cam Pu Chia” của E. Saurin (được xuất bản cùng với Bản đồ địa chất Đông Dương, tỷ lệ 1:500.000, 1935-1956). - Năm 1941, xuất bản chuyên khảo “Đông Dương cấu tạo địa chất, các đá, các mỏ và sự liên quan có thể của chúng với kiến tạo” cùng bộ bản đồ địa chất, tỷ lệ 1:2.000.000 (1952) của J. Fromaget, chủ yếu dựa trên kết quả nghiên cứu của E. Saurin. - Năm 1960, xuất bản cuốn “Từ điển địa tầng Đông Dương” của E. Saurin. - Năm 1954 - 1975, có các tài liệu “Nghiên cứu phù sa cổ” của H. Fontaine và Hoàng Thị Thân (1971), nghiên cứu cổ sinh của Tạ Trần Tấn (1968 – 1974). Đặc biệt có ứng dụng địa vật lý hàng không (từ, trọng lực), tỷ lệ 1: 200.000 của các nhà vật lý người Mĩ trên toàn miền Nam Việt Nam. Đặc điểm khoáng hóa sắt magnetit khu vực Đông Giang, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận Trang 8
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN VƯƠNG HÙNG - Nhìn chung, việc nghiên cứu và mô tả các thành tạo magma xâm nhập, khoáng sản trong giai đoạn trước năm 1975 còn khái quát, sơ lược, chưa có công trình nào đề cập đến khu vực nghiên cứu. 1.4.2. Giai đoạn sau năm 1975 Từ năm 1975, ngay sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, công tác nghiên cứu địa chất Nam Việt Nam đã được tiến hành theo định hướng từ khái quát đến chi tiết. Tiêu biểu là các công trình: - Báo cáo đo vẽ bản đồ địa chất miền Nam Việt Nam, chủ biên Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao, tỷ lệ 1: 500.000. Sau đó được ghép nối với “Bản đồ địa chất miền Bắc Việt Nam, tỷ lệ 1:500.000 chủ biên A. E. Dovjikov (1965) thành lập bản đồ Địa chất Việt Nam, tỷ lệ 1:500.000 (Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao, 1982). - Báo cáo đo vẽ lập Bản đồ Địa chất và tìm kiếm khoáng sản, tỷ lệ 1: 200.000 nhóm tờ Bến Khế - Đồng Nai do Nguyễn Đức Thắng chủ biên (1979 – 1987). - Năm 1994, biên hội loạt bản đồ địa chất tỷ lệ 1: 200.000 cho miền Nam Việt Nam, do Nguyễn Xuân Bao chủ biên. Đây là công trình đã tổng hợp các thành quả nghiên cứu địa chất miền Nam Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1994 và đã được Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam xuất bản vào năm 1997. - Trong những năm 1986 – 1990, tiến hành nghiên cứu và lập bản đồ sinh khoáng đới Đà Lạt tỷ lệ 1: 200.000 và chi tiết hóa một số khoáng sản có triển vọng như Sn, W, Au, Mo, Pb, Zn, … do Nguyễn Tường Tri chủ biên. - Đề tài nghiên cứu kiến tạo và sinh khoáng Nam Việt Nam, tỷ lệ 1: 500.000 do Nguyễn Xuân Bao chủ biên (2000). Đã giải thích quy luật sinh khoáng miền và phân vùng triển vọng Nam Việt Nam dựa theo học thuyết kiến tạo mảng. - Từ năm 1992 đến nay, trên lãnh thổ Nam Việt Nam, LĐBĐĐCMN tiếp tục thực hiện các công trình đo vẽ bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản, tỷ lệ 1: 50.000. Công tác điều tra này đã góp phần phát hiện những điểm khoáng sản mới. Trong đó, đối với khu vực nghiên cứu có Đề án Lập bản đồ Địa chất và điều tra khoáng sản nhóm tờ Đèo Bảo Lộc tỷ lệ 1:50.000, do Phạm Văn Hường đang thực hiện đã phát hiện ra điểm khoáng hóa sắt Đông Giang và bước đầu khảo sát sơ bộ điểm khoáng hóa sắt này. Đặc điểm khoáng hóa sắt magnetit khu vực Đông Giang, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận Trang 9
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN VƯƠNG HÙNG Ảnh 1.1: Địa hình đồi thấp, đá gốc lộ lởm chởm, thực vật thưa thớt chủ yếu là cây bụi thấp. Điểm khảo sát BL 2 Ảnh 1.2: Khung cảnh Hồ Hàm Thuận – Đa Mi, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận [i.1]. Đặc điểm khoáng hóa sắt magnetit khu vực Đông Giang, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận Trang 10
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN VƯƠNG HÙNG CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU VỰC ĐÔNG GIANG 2.1. ĐỊA TẦNG Trên cơ sở thu thập tài liệu và tổng hợp kết quả khác nhau đánh giá diện tích nghiên cứu được tổng hợp thành những phân vị địa tầng như sau (Bản vẽ số 01): 1. Hệ tầng Trà Mĩ Hệ tầng Trà Mỹ tuổi Alen-Bajoci (J2a-bjtm) (Nguyễn Đức Thắng và nnk, 1998) gồm 3 tập. Đặc điểm của hệ tầng là: Trầm tích vụn thô xen trầm tích hạt mịn; chứa dấu vết thực vật; phong phú các hóa thạch thực vật. Trong khu vực nghiên cứu là dạng thể sót ở phía Đông (bản vẽ số 01). Thành phần thạch học: Bột kết và bột sét kết xen cát kết, cát bột kết với tỷ lệ hàm lượng hạt mịn (bột kết và bột sét kết) chiếm ưu thế hơn. Khoáng sản liên quan: Các đá bị sừng hóa có thể làm vật liệu xây dựng. 2. Hệ tầng Đèo Bảo Lộc Các thành tạo phun trào thành phần trung tính được Nguyễn Đức Thắng, Vũ Như Hùng xác lập hệ tầng Ca Tô năm 1987, trên cơ sở hoá thạch định tuổi và mặt cắt đầy đủ nhất tại suối Ca Tô trong công trình lập bản đồ, tỷ lệ 1: 200.000 nhóm tờ Bến Khế - Đồng Nai. Trong công trình hiệu đính bản đồ địa chất khoáng sản miền Nam (Nguyễn Xuân Bao, 1994) các đá này được gọi tên là hệ tầng Đèo Bảo Lộc (J3-K1đbl). Trên khu vực nghiên cứu, các đá của hệ tầng nằm ở phía Đông. Đặc trưng các trầm tích và trầm tích nguồn gốc núi lửa (ứng với ở phần dưới của hệ tầng) như cuội tảng kết tuf, cát bột kết tuf, phía trên là các phun trào trung tính như andesit, tuf andesit (ứng với phần trên của hệ tầng). Ngoài ra, phần đáy của hệ tầng có hóa thạch (etheria?) bảo tồn trung bình. Chiều dày của hệ tầng khoảng 520 m. Quan hệ dưới phủ bất chỉnh hợp lên các đá trầm tích lục nguyên hệ tầng Trà Mỹ. Các đá của hệ tầng bị các đá của phức hệ Định Quán, phức hệ Đèo Cả xuyên cắt. Thành phần thạch hóa [3]: Đặc điểm khoáng hóa sắt magnetit khu vực Đông Giang, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận Trang 11
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN VƯƠNG HÙNG Bản vẽ số 1: Sơ đồ địa chất vùng điểm khoáng hóa sắt khu vực Đông Giang, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận, tỷ lệ 1:50.000 (file ảnh: Banveso01) Đặc điểm khoáng hóa sắt magnetit khu vực Đông Giang, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận Trang 12
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN VƯƠNG HÙNG - Tuf andesitodacit (%): SiO2: 60,56; TiO2: 0,67; Al2O3: 18,46; Fe2O3: 0,96; FeO: 6,11; MnO: 0,08; MgO: 1,14; CaO: 5,19; Na2O: 3,09; K2O: 2,69; P2O5: 0,11; MKN: 0,57; S: 0,37; H2O: 0,03. - Andesit porphyrit (%): SiO2: 56,94; TiO2: 0,89; Al2O3: 17,13; Fe2O3: 1,54; FeO: 5,71; MnO: 0,11; MgO: 3,92; CaO: 5,99; Na2O: 2,50; K2O: 3,13; P2O5: 0,17; MKN: 0,90; S: 0,08; H2O: 0,11. Khoáng sản liên quan: Có thể có khoáng hóa Au – Ag. Các đá có thể được dùng làm vật liệu xây dựng. 3. Trầm tích sông Holocen thượng Trong khu vực nghiên cứu gồm suối Đo Bron, suối Đá, suối Rum và một phần sông La Ngà (Bản vẽ số 01). Các thành tạo trầm tích sông hiện đại (aQ23), phân bố ven bờ và dưới lòng các mạng lưới sông suối hình thành các bãi bồi thấp bề rộng từ vài mét đến
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn của A. P. Chekhov
79 p | 143 | 43
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đặc điểm địa chất - tiềm năng dầu khí mỏ Cá Heo và Sư Tử Biển của lô A thuộc bồn trũng Nam Côn Sơn
76 p | 156 | 25
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Y Đa khoa: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật u xơ tử cung tại bệnh viện Phụ Sản Trung ương
65 p | 81 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm kiểu truyện "người đội lốt vật" trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
78 p | 59 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tiêu chảy cấp ở trẻ em từ 1 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Bà Rịa tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
67 p | 31 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật kết hợp xương điều trị gãy xương bánh chè tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
86 p | 22 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Y đa khoa: Nghiên cứu so sánh đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân lao phổi mới và lao phổi tái trị ở thời điểm trước điều trị
58 p | 52 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Vũ Trọng Phụng
76 p | 17 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm ruột thừa cấp ở trẻ em bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bình Thuận
92 p | 24 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện Ba Phi
87 p | 22 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam
85 p | 15 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm phổi ở trẻ từ 02 tháng đến 05 tuổi tại Bệnh viện Quận 8, từ tháng 2/2020 đến 12/2020
80 p | 23 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và các tổn thương kèm theo ở bệnh nhân gãy kín mâm chày tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2019-2020
65 p | 22 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây Xương chua (Hibiscus surattensis L., họ Bông Malvaceae)
79 p | 23 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm tiểu thuyết Engenie Grandet
67 p | 23 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát một số đặc điểm và yếu tố liên quan đến protein niệu trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ
78 p | 16 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm đặc điểm thực vật và đánh giá sơ bộ chất lượng dược liệu loài Sâm bố chính (Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr.) ở Việt Nam
50 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn