intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp Khoa học cây trồng: Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống Lạc trong vụ Thu đông năm 2019 tại thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội

Chia sẻ: Dongcoxanh10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:70

32
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khoá luận "Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống Lạc trong vụ Thu đông năm 2019 tại thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lạc làm cơ sở đề xuất một số giống lạc triển vọng góp phần bổ sung cơ cấu giống lạc tại địa điểm nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Khoa học cây trồng: Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống Lạc trong vụ Thu đông năm 2019 tại thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆN QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN -------------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG LẠC TRONG ĐIỀU KIỆN VỤ THU ĐÔNG NĂM 2019 TẠI THỊ TRẤN XUÂN MAI, HUYỆN CHƯƠNG MỸ, TP. HÀ NỘI Ngành: Khoa học cây trồng Mã ngành: 7620110 Giáo viên hướng dẫn : Kiều Trí Đức Sinh viên thực hiện : Phùng Thị Lý MSV :1653130331 Lớp :61-KHCT Khóa học : 2016- 2020 HÀ NỘI, 2020
  2. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực tập tốt nghiệp tôi luôn được sự quan tâm, hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo trong Bộ môn Khuyến nông và Khoa học cây trồng cùng với sự động viên giúp đỡ của bạn bè chuyên môn. Lời đầu tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp, Bộ môn Khuyến nông và Khoa học cây trồng đã tận tình giúp đỡ cho tôi trong suốt thời gian học tại trường. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc tới thầy Kiều Trí Đức đã trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Vì điều kiện thời gian nghiên cứu và khả năng của bản thân nên bản báo cáo này không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để bản báo các được hoàn thành và có ý nghĩa thực tiễn hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, Ngày 9 tháng 5 năm 2020 Sinh viên Phùng Thị Lý
  3. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... v DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ vi ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................... 1 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu ....................................................... 1 1.1.1. Nguồn gốc, phân bố và phân loại cây lạc. .............................................. 1 1.1.2. Đặc điểm thực vật học của cây lạc. ......................................................... 2 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ........................................................................... 4 1.2.1. Tình hình nghiên cứu giống lạc trên thế giới .......................................... 4 1.2.2. Tình hình nghiên cứu giống lạc ở Việt Nam........................................... 6 CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 11 2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 11 2.1.1. Mục tiêu chung ...................................................................................... 11 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 11 2.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 11 2.4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 11 2.5 . Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 12 2.5.1. Kế thừa tài liệu thứ cấp ......................................................................... 12 2.5.2. Bố trí thí nghiệm ................................................................................... 12 2.5.3. Quy trình thực hiện thí nghiệm ............................................................. 12 2.5.4. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 14 2.5.5. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 17 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 18 3.1. Điều kiện khí hậu của điểm nghiên cứu................................................... 18 3.2. Một số đặc điểm thực vật của các giống lạc thí nghiệm tại điểm nghiên cứu ................................................................................................................... 20
  4. 3.3. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của các giống lạc thí nghiệm tại điểm nghiên cứu ....................................................................................................... 22 3.3.1. Thời gian sinh trưởng của các giống lạc nghiên cứu ............................ 22 3.3.2. Thời gian và tỷ lệ mọc mầm của các giống lạc nghiên cứu .................. 24 3.3.3. Tốc độ tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống lạc nghiên cứu ......................................................................................................................... 25 3.3.4. Tốc độ tăng trưởng số lá trên thân chính của các giống lạc nghiên cứu ......................................................................................................................... 28 3.3.5. Khả năng phân cành cấp 1 của các giống lạc nghiên cứu..................... 31 3.3.6. Động thái ra hoa của các giống lạc nghiên cứu .................................... 32 3.4. Đặc điểm sinh lý của một số giống lạc nghiên cứu ................................. 33 3.4.1. Diện tích lá và chỉ số diện tích lá(LAI) của một số giống lạc nghiên cứu. .................................................................................................................. 33 3.4.2. Khả năng tích lũy chất khô của các giống lạc nghiên cứu .................... 35 3.4.3. Khả năng hình thành nốt sần của các giống lạc nghiên cứu ................. 37 3.4.4. Mức độ nhiễm sâu bệnh của các giống lạc nghiên cứu ........................ 38 3.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lạc nghiên cứu. ......................................................................................................................... 40 3.5.1. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lạc nghiên cứu. ............ 40 3.5.2. Năng suất của các giống lạc nghiên cứu ............................................... 42 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 44 Kết luận ........................................................................................................... 45 Đề nghị ............................................................................................................ 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Viết đầy đủ 1 BNN&PTNT Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn 2 QCVN Quy chuẩn Việt Nam 3 CT Công thức 4 CTĐC Công thức đối chứng 5 TN Thí nghiệm 6 ĐC Đối chứng 7 VKHKTNNVN Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam 8 NST Ngày sinh trưởng 9 LAI Diện tích lá 10 TT Trung tâm 11 NSLT Năng suất lý thuyết 12 NSTT Năng suất thực thu
  6. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Các yếu tố khí hậu của khu vực nghiên cứu................................... 18 Bảng 3.2: Một số đặc điểm thực vật của các giống ........................................ 20 Bảng 3.3: Thời gian sinh trưởng của các giống lạc nghiên cứu ..................... 23 Bảng 3.4: Thời gian và tỷ lệ mọc mầm của các giống lạc nghiên cứu ........... 24 Bảng 3.5: Tốc độ tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống lạc .......... 26 Bảng 3.6: Tốc độ tăng trưởng số lá trên thân chính của các giống lạc ........... 29 Bảng 3.7: Khả năng phân cành cấp 1 của các giống lạc ................................. 31 Bảng 3.8: Động thái ra hoa của các giống lạc thí nghiệm .............................. 33 Bảng 3.9: Diện tích lá và chỉ số diện tích lá của các giống lạc nghiên cứu.... 34 Bảng 3.10: Khả năng tích lũy chất khô của các giống lạc nghiên cứu ........... 36 Bảng 3.11: Số lượng và khối lượng nốt sần của các giống lạc ....................... 37 Bảng 3.12: Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các giống lạc nghiên cứu. ......... 39 Bảng 3.13: Yếu tố cấu thành năng suất của các giống.................................... 40 Bảng 3.14: Năng suất của các giống lạc nghiên cứu ...................................... 42 Bảng 3.15: Hiệu quả kinh tế của các giống lạc ............................................... 44
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1:Tốc độ tăng trưởng chiều cao của các giống lạc.............................. 26 Hình 3.2: Tốc độ tăng trưởng số lá của các giống lạc .................................... 29 Hình 3.3. Khả năng phân cành cấp 1 của các giống lạc.................................. 31 Hình 3.4: Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống lạc ......... 43
  8. ĐẶT VẤN ĐỀ Nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng với mục tiêu hướng tới phát triển một nền nông nghiệp đa dạng và bền vững góp phần cung cấp nguồn nguyên liệu chủ yếu cho sản xuất công nghiệp. Do đó, nước ta cần chú trọng tăng cường diện tích, năng suất và sản lượng các cây trồng công nghiệp trong đó có cây Lạc. Cây Lạc (Arachis hypogaea L.) còn có tên địa phương khác là cây đậu phộng, đậu phụng,.. thuộc họ Đậu (Fabaceae). Là cây công nghiệp ngắn ngày có tác dụng rất nhiều mặt là cây có giá trị kinh tế cao. Sản phẩm của nó cung cấp thực phẩm cho con người, thức ăn cho gia súc, gia cầm. Nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, y học. Ngoài ra, lạc còn là cây trồng ngắn ngày rất thích hợp trong luân canh, xen canh, gối vụ với nhiều loại cây trồng khác và đặc biệt là cây trồng cải tạo đất rất tốt (nhờ có vi khuẩn cộng sinh trên rễ cây họ Đậu). Lạc có hàm lượng Lipit, Protein cao và chứa nhều khoáng chất Ca, Fe, Mg, P, K, Zn và một lượng vitamin lớn, đặc biệt là vitamin B. Dầu của hạt lạc chủ yếu chứa axit béo chưa no giúp cơ thể con người dễ hấp thụ và hạn chế cholesterol trong máu. Bên cạnh giá trị dinh dưỡng cho con người, lạc còn là nguồn thức ăn tốt cho gia súc. Tỷ lệ đường, chất đạm trong thân lá lạc khá cao, đặc biệt là khô dầu lạc có chứa 50% protein có thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho gia súc. Vì vậy, lạc đã là nguồn thực phẩm quan trọng cho con người và thức ăn gia súc ở nước ta. Bên cạnh đó thân cây lạc còn được dùng làm thức ăn gia súc và làm phân xanh cải tạo đất rất tốt. Trong các nghiên cứu về lạc đã cho thấy sau mỗi vụ trồng lạc đất đã được bổ sung từ 60 đến 80kgN/ha, tương đương với 300-400kg đạm sulphat. Trong y học lạc có chứa hàm lượng cholesterone thấp nên giảm được nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hạt lạc có tác dụng rất tốt cho tim, gan, thận, dạ dày và ruột, protein của lạc dễ tiêu hóa hơn protein thịt và không có các dạng axit uric nên tốt trong việc chữa bệnh suy dinh dưỡng trẻ em và người già.
  9. Ngoài ra, chất lixithin trong lạc có tác dụng làm cơ thể trẻ lâu, tăng trí nhớ, chắc xương và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Do nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, lạc đã trở thành một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng của ngành nông nghiệp. Do vậy, việc phát triển và mở rộng diện tích sản xuất các giống lạc có năng suất cao, chất lượng tốt để tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích đất và sử dụng bền vững tài nguyên đất là một trong những chủ trương, định hướng bền vững của cả nước. Hiện nay do áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến cũng như sử dụng bộ giống cho năng suất cao, sản lượng lạc trên thế giới không ngừng tăng lên. Ở Việt Nam, cây lạc được trồng nhiều ở khu vực khác nhau trên phạm vi cả nước từ các tỉnh miền Đông Nam Bộ đến các tỉnh vùng núi phía Bắc nhưng tập trung ở 4 vùng trồng lạc chính là Trung du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ chiếm ¾ diện tích và sản lượng lạc cả nước. Với những giá trị cao như thế nên cây lạc là cây trồng quan trọng cùng với lúa mỳ, lúa nước, ngô và đậu tương. Nghiên cứu chọn tạo giống lạc là một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu nhằm tăng năng suất, chất lượng lạc từ đó tăng giá trị kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Mục tiêu của việc chọn tạo giống là nhằm tạo ra những giống lạc năng suất cao, phẩm chất tốt, có khả năng chống chịu tốt, thâm canh và cơ giới hóa cao. Một trong những khâu quan trọng trong quá trình chọn tạo giống là so sánh các giống để đưa ra cái nhìn tổng quan về đặc điểm nông sinh học, sự khác biệt về năng suất cũng như những ưu, nhược điểm giữa các giống lạc giúp cho các nhà nghiên cứu, chọn tạo có đầy đủ tư liệu cần thiết khi đưa ra những giống lạc đạt tiêu chuẩn để sản xuất đại trà phù hợp với từng vùng, từng địa phương. Vì vậy, để từng bước khắc phục những hạn chế, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng vào công tác chọn giống lạc mới phục vụ cho sản xuất, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống Lạc trong vụ Thu đông năm 2019 tại thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội”.
  10. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu 1.1.1. Nguồn gốc, phân bố và phân loại cây lạc. Lạc (Arachis hypogaea L.) là cây họ Đậu thuộc họ cánh bướm (Fabacecae). Chi Arachis và có đến 70 loài khác nhau. Dựa trên cấu trúc hình thái. Khả năng tổ hợp và mức độ hữu dục con lai, người ta đã mô tả được 22 loài phân chia theo nhóm. Cây lạc trồng hiện nay thuộc loài A.Hypogaea có 2n=40. Loài A.Hypogaea được chia thành hai loài phụ là Hypogaea spp và Fastigiata spp. Mỗi loài phụ được phân chia thành hai thứ: Loài phụ Hypogaea spp chia thành thứ Hypogea (nhóm virgiania) và thứ Hirsuta; loài phụ Fastigiata spp chia thành Fastigiata (nhóm Valencia) và Vulgaris (nhóm Spanish). Nguồn gốc chính của loài lạc trồng (Arachis hypogaea L.) ở châu Mỹ, tuy nhiên về trung tâm khởi nguyên vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau. Theo Candoble (1982). Arachis hypogaea L. được thuần hóa ở Granchaco phía Tây Nam Brazil. Theo Krapovickas (1968), Cardenas (1969) cho rằng vùng thượng lưu sông Plata Bolivia là trung tâm khởi nguyên của A. Hypogaea, vào thế kỷ 16 người Bồ Đào Nha đã mang lạc từ Brazil đến Tây châu Phi và sau đó là Tây Nam Ấn Độ. Cũng trong thời gian này người Tây Ban Nha đã du nhập lạc vào Tây Thái Bình Dương như: Trung Quốc, Indonesia, Madagascar và sau đó lan rộng ra khắp châu Á. Do ít mẫn cảm với thời gian chiếu sáng và có tính chịu hạn tốt cho nên lạc được trồng ở nhiều quốc gia trên thế giới từ 40 vĩ độ Bắc đến 40 vĩ độ Nam (Nigam và cs,1991). Ở Việt Nam, lịch sử trồng lạc chưa được xác minh rõ ràng, sách “Văn đài loại ngữ” của Lê Quý Đôn cũng chưa đề cập đến cây lạc. Nếu căn cứ vào tên gọi mà xét đoán thì danh từ “Lạc” có thể do từ Hán “Lạc hoa sinh” là từ mà người Trung Quốc gọi cây lạc. 1
  11. 1.1.2. Đặc điểm thực vật học của cây lạc. Rễ lạc: Là rễ cọc, gồm một rễ chính ăn sâu và một hệ thống rễ bên phát triển. Rễ chính phát triển từ phôi, rễ phụ xuất phát từ các vị trí khác nhau trên rễ cái, phân nhánh rất nhiều làm thành một mạng rễ dày đặc. Rễ phân bố ở lớp đất mặt 30cm trên các rễ con. Khoảng 2-3 tuần sau khi hạt nảy mầm, thấy có nhiều nốt sần xuất hiện. Trong các nốt sần có các vi khuẩn hình que (Zhizobium vigna) có khả năng hấp thụ đạm khí trời và sống cộng sinh với cây lạc. Thân: Tùy theo loại có thân đứng hoặc thân bò. Chiều cao cây chính thay đổi tùy từng giống và kỹ thuật canh tác. Thân phân nhánh từ gốc, thân mọc thẳng khi còn non. Nhưng đến khi ra hoa, phần thân mang cành thì thân rỗng, thân có 15-25 đốt, ở phía gốc đốt ngắn, ở giữa và phía trên đốt dài, thân thường màu xanh có khi đỏ tím. Trên thân có lông tơ trắng nhiều hay ít tùy theo giống và tùy thuộc vào điều kiện canh tác. Lạc phân cành rất nhiều: cấp 1, cấp 2, cấp 3… Trong cùng một giống, trong điều kiện nhất định, cây phân nhánh nhiều thì số quả nhiều. Nhưng nếu phân cành quá nhiều nhất là thời kỳ ra hoa kết trái không có lợi cho sự tập trung dinh dưỡng về quả. Lá: Lá mọc xen kẽ. Lá thuộc loại lá kép hình lông chim mang hai đôi lá chét dài từ 18-40mm, rộng từ 15-25mm. Về hình dạng, lá thường có hình bầu dục dài, hình trứng lộn ngược. Màu sắc của lá thay đổi tùy từng giống và tùy thuộc vào điều kiện canh tác. Lá cũng có một đặc tính để phân biệt giữa các giống. Lá ở giữa cây có hình dạng ổn định biểu hiện đặc tính của giống. Lá có màu xanh nhạt hay đậm, vàng nhạt hay vàng đậm. Hoa: Hoa mọc thành chùm, là loại hoa lưỡng tính. Gồm 2-4 hoa nhỏ có màu vàng, dạng hoa đậu điển hình màu vàng có điểm gân đỏ, cuống hoa dài 2- 4cm. Khi hoa thụ phấn xong, tia củ phát triển dài ra và chui xuống đất. Thường từ 3-7 ngày đầu, tia củ mọc thẳng sau đó quay xuống đất. Bầu noãn được thành lập và phát triển thành trái. Tia củ thường không quá 15cm. Do đó, những hoa phát triển trên 15cm thì không được trái. Tia củ ở trên mặt đất có màu tím khi chui xuống đất có màu trắng. 2
  12. Quả: Sau khi thụ tinh tia củ phát triển đẩy bầu hoa xuống đất. Tia củ do mô phân sinh ở gốc bầu hoa hình thành. Quả được hình thành khi tia củ chui xuống đất. Tia củ không dài quá 15cm có cấu tạo như lông hút do đó hút được các chất dinh dưỡng như rễ. Tia củ chẳng những hút được Lân mà còn nhanh chóng vận chuyển Lân vào thân lá. Tia củ có tính hướng địa phương, mọc đâm thẳng vào đất và quả phát triển vào độ sâu 2-7cm dưới mặt đất. Quả bao gồm có vỏ và hạt. Vỏ quả có 3 lớp: tầng ngoại bì, tầng trung bì và tầng nội bì. Hình dạng của quả thay đổi tùy giống. Mỏ quả tù, hơi tù hoặc nhọn, eo lưng, eo bụng rõ hay không rõ. Đường gân trên vỏ quả nhiều hay ít là tùy thuộc vào giống. Màu sắc của vỏ quả thay đổi nhiều hay ít là tùy thuộc vào giống. Màu sắc của vỏ quả thay đổi nhiều theo điều kiện ngoại cảnh như: đất trồng, điều kiện phơi, sấy… Độ lớn của quả thay đổi từ 1×0,5m đến 8×12cm, bề dày của quả biến động từ 0,2-2mm tùy thuộc vào điều kiện canh tác và đặc tính của giống. Do đó, chọn giống hạt to, mỏng vỏ có ý nghĩa tăng sản lượng rất lớn. Số quả thay đổi từ 7-8 quả đến hàng chục quả trên cây. Hạt: Hạt gồm vỏ lụa bao bọc bên ngoài và phôi với hai lá mầm và một trục thẳng, khác với cây họ đậu khác hạt thường cong. Độ lớn hình dạng của hạt thay đổi tùy giống và điều kiện ngoại cảnh. Hình dạng của hạt có thể là hình tròn, bầu dục dài hoặc ngắn, phần tiếp xúc với hạt bên cạnh thường thẳng. Trong một quả, hạt ở ngăn trước dài nhỏ, hạt ở ngăn sau ngắn và to. Màu sắc vỏ lụa phải quan sát khi phơi khô bóc vỏ. Số hạt trên một quả thay đổi tùy thuộc vào giống, ít chịu ảnh hưởng của điều kiện kiện ngoại cảnh. Trong kỹ thuật trồng trọt, phải tạo điều kiện cân đối giữa sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực trên cơ sở tạo điều kiện cho sinh trưởng sinh dưỡng thuận lợi trong các giai đoạn sinh trưởng đầu. Đó là cơ sở tăng năng suất lạc (Giáo trình Cây công nghiệp,1996). 3
  13. 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 1.2.1. Tình hình nghiên cứu giống lạc trên thế giới Giống là một trong những yếu tố rất quan trọng góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và sản lượng lạc. Do đó từ nhiều năm qua, các Quốc gia, các nhà khoa học trên thế giới đã đặc biệt quan tâm đến chương trình chọn tạo giống lạc phục vụ sản xuất. Viện nghiên cứu cây trồng vùng nhiệt đới bán khô hạn (ICRISTAT) là cơ sở nghiên cứu lớn nhất về cây lạc. Tại ICRISAT nguồn gen lạc từ con số 8489 (năm 1980) ngày càng được bổ sung phong phú hơn và đến năm 1993 ICRISAT đã thu thập được 13.915 lượt mẫu giống lạc từ 89 nước trên thế giới. Trong đó, từ châu Phi là 4.078 mẫu , châu Á là 4.609 mẫu, châu Âu 53 mẫu, châu Mỹ là 3.905 mẫu, châu Úc và châu Đại Dương là 59 mẫu, còn 1.245 mẫu giống chưa rõ nguồn gốc. Đặc biệt ICRISAT đã thu thập được 301 lượt mẫu giống thuộc 35 loài dại của chi Arachis. Đây là nguồn gen có giá trị cao trong công tác cải tiến giống theo hướng chống bệnh và chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận. ICRISAT đã chọn được nhiều giống lạc mới có năng suất cao như: ICGV-SM 83005. ICGV88438. ICGV89214. ICGV91098 và các giống lạc chín sớm ICGV86105. ICGS(E)52. ICGV86062… Ở Trung Quốc công tác nghiên cứu về việc chọn tạo giống lạc được tiến hành từ rất sớm, việc cải tiến giống đã đóng góp một phần rất lớn cho việc tăng sản lượng lạc. Bằng các phương pháp chọn tạo giống khác nhau như: đột biến sau khi lai, đột biến trực tiếp, lai đơn, lai kết hợp, hơn 200 giống có năng suất cao đã được phát triển và phố biến cho sản xuất từ những năm cuối của thập kỷ 50 của thế kỷ 20. Kết quả ghi nhận là các giống lạc được trồng ở tất cả các vùng đạt tới 5.46 triệu ha. Trong số đó có những giống có năng suất cao là Hailual, Xuzhou 68-4, Hua 37, Luhua 9.11.4 và 8130. Tiềm năng năng suất của mỗi giống tới 7,5 tấn/ha. Các giống lạc có chất lượng hạt tốt bao gồm: Baisha 1016, Hua 11, Hua 17, Luhua 10 và 8130 đã sản xuất chủ yếu để xuất khẩu. Một số giống kháng 4
  14. cao với bệnh héo xanh vi khuẩn và bệnh gỉ sắt như giống: Luhua 3, Zhonghua 2, Zhonghua 4, Yueyou 256 đã được sử dụng rộng rãi ở các vùng có nguy cơ nhiễm bệnh cao, nhờ đó mà năng suất lạc luôn được giữ ổn định. Trong những năm 2003 và 2004, Trung Quốc đã công nhận 17 giống lạc mới. Trong đó, điển hình là các giống Yueyou 13, Yueyou 29, Yueyou 40, Yuznza 9614, R1549 có năng suất trung bình là 46-70 tạ/ha (ICRISAT.2005). Ấn Độ cũng là nước có nhiều thành tựu to lớn trong việc chọn tạo giống (Theo Ngô Thế Dân và cs,2000). Trong chương trình hợp tác với ICRISAT bằng con đường thử nghiệm các giống lạc của ICRISAT. Ấn Độ đã phân lập và phát triển được các giống lạc chín sớm phục vụ rộng rãi trong sản xuất đó là BSR. Bên cạnh đó các nhà khoa học của Ấn Độ cũng đã lai tạo và chọn được các giống lạc thương mại mang tính đặc trưng cho từng vùng. Mỗi bang của Ấn Độ trồng các giống khác nhau. Tại Bang Andhra Pradessh trồng giống Kadiri-2, giống Kadiri-3, chiều cao cây 23-28cm, thời gian sinh trưởng 115-120 ngày, hạt chứa 43.7% dầu, tỷ lệ nhân 76%. Bang Gujarat trồng giống GAUG, dạng cây đứng, thời gian sinh trưởng 95-100 ngày. Thích ứng trong điều kiện canh tác nước trời. Bang Haryana trồng giống MH, dạng thân đứng, lá màu xanh tối, thời gian sinh trưởng 105-110 ngày. Bang Uttar prades trồng giống T-28, dạng thân bò, lá xanh đen, hạt chứa 48% dầu, năng suất cao. Giống Kaushal, dạng thân đứng, lá màu xanh tối, thời gian sinh trưởng 108-112 ngày, năng suất cao, tỷ lệ nhân 72% (Groundnut). Ở Mỹ, các nhà khoa học không ngừng cải tiến kỹ thuật, cơ cấu giống và đã tạo được nhiều giống có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng kháng sâu bệnh phục vụ sản xuất như: giống F2 là VA93B, VGP9. Giống VGS1 và VGS2 đều là hai giống có năng suất cao được trồng nhiều ở Florida. Giống Andru 93 là giống có năng suất cao, hàm lượng dầu là 50,7%. Giống NC12C có khả năng kháng bệnh đốm lá, gỉ sắt và héo xanh vi khuẩn. Năng suất cao từ 30-50 tạ/ha được trồng phổ biến ở Georgia, Florida và Alabam giống Tarmun 96, năng suất cao và có khả năng kháng bệnh thối quả và một số bệnh do virus khác. 5
  15. Australia đã thu thập được 12.160 lượt mẫu giống từ nhiều nước trên thế giới như: Châu Phi, Trung Quốc, Bắc Mỹ, châu Á, châu Âu, Châu Đại Dương. Hầu hết các mẫu giống đều thuộc 2 kiểu phân cành là liên tục và xen kẽ (theo FAO,2007). 1.2.2. Tình hình nghiên cứu giống lạc ở Việt Nam Trong công tác chọn giống điều quan trọng là phải có được sự đa dạng về di truyền có thể có sự lựa chọn mang các đặc tính mong muốn. Việc thu thập nguồn gen trong nước và nhập nội các nguồn giống nước ngoài, đánh giá và bảo quản là hết sức cần thiết cho mục tiêu trước mắt và lâu dài. Ở Việt Nam công tác thu thập, bảo quản và sử dụng tập đoàn lạc đã được tiến hành từ những năm 1980 ở các trường Đại học Nông Nghiệp, các trung tâm và Viện nghiên cứu nông nghiệp. Song phần lớn các tập đoàn này chỉ được giữ ở mức tập đoàn công tác, việc tiến hành thu thập không mang tính hệ thống. Đến khi viện KHKTNN Việt Nam ra đời mới tiến hành thu thập và nhập nội một cách có hệ thống các loại cây trồng trong đó có lạc. Số lượng mẫu giống trong tập đoàn lạc có tới 1271 giống gồm 1171 mẫu nhập từ 40 nước trên thế giới và 100 giống địa phương (Ngô Thế Dân,2000). Những thành tựu đáng ghi nhận trong công tác chọn tạo giống ở Việt Nam đã và đang tập trung vào các mục tiêu: năng suất cao thích hợp với từng vùng sinh thái, thời gian sinh trưởng khác nhau phù hợp với công thức luân canh cây trồng trong đó chú trọng giống có TGST ngắn (dưới 120 ngày), giống có khả năng chống chịu sâu bệnh, giống có khả năng chịu hạn và giống có chất lượng cao phù hợp cho ép dầu và xuất khẩu. Những đặc tính trên của giống phải kết hợp trong một tổng thể chung đó là giống cho vùng thâm canh và giống cho vùng nước trời. Ở Việt Nam, công tác thu thập và bảo tồn những nguồn gen quý phục vụ cho công tác chọn tạo giống lạc được quan tâm nhiều. Từ những năm 1980 Trung tâm giống cây trồng Việt Xô-Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Nghiệp Việt Nam (VKHKTNNVN) đã tiến hành thu thập có hệ thống và nhập nội nguồn vật liệu từ nước ngoài (Ngô Thế Dân,2000). Số lượng mẫu giống lạc thu thập và 6
  16. nhập nội đã lên tới 1.271 mẫu. Trong đó, gồm 100 giống địa phương và 1.171 giống nhập từ 40 nước trên thế giới. Từ năm 1974, bộ môn cây công nghiệp-Trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội đã bắt đầu nghiên cứu chọn tạo giống lạc bằng phương pháp lai hữu tính và phương pháp đột biến phóng xạ. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thế Côn và Lê Song Dự và cs (1996) từ giống Bạch Sa, sử dụng phương pháp đột biến phóng xạ tạo ra giống B5000 có hạt to, vỏ lụa màu hồng, năng suất cao và ổn định. Kết quả của Nguyễn Thị Chinh và Trần Đình Long (2005) trước năm 1986 sự quan tâm về phát triển cây lạc nói chung chưa được đúng mức các giống lạc sử dụng chủ yếu là các giống địa phương năng suất thấp. Tuy nhiên, từ năm 1986 trở lại đây công tác nghiên cứu chọn tạo giống lạc cũng như sản xuất lạc đã được quan tâm hơn. Theo Trần Văn Lài (1991) năm 1988-1990 đã khảo sát các giống trung ngày của ICRISAT chọn ra các giống có năng suất cao bằng Sen lai 75/23. Đó là các giống IMGV 87145, IMGV 87126… năng suất đạt từ 30-32 tạ/ha. Ngoài ra còn khảo sát 24 giống có thời gian sinh trưởng ngắn (dưới 120 ngày) chọn được 3 giống năng suất cao là: ICGV 86055, ICGV 86015, ICGV 86042. Trên cơ sở nghiên cứu Lê Song Dự và cs(1991), giống lạc Sen lai 75/23 được chọn từ việc lai hữu tính 2 giống Mộc Châu Trăng và Trạm Xuyên có năng suất cao, sinh trưởng mạnh, tương đối chịu rét, vỏ lạc màu hồng, hạt to phù hợp cho xuất khẩu. Từ 1991 đến nay, Trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm đậu đỗ- Viện Khoa học kỹ thuật Nông Nghiệp Việt Nam với mục đích chọn tạo giống khác nhau đã chọn tạo ra một số giống điển hình như V79 có tỷ lệ dầu cao, đáp ứng cho nhu cầu sản xuất dầu ăn. L05 là giống ngắn ngày có thời gian sinh trưởng 115 ngày trong vụ xuân, ngắn hơn Sen Nghệ An từ 5-7 ngày và dài hơn Cúc Nghệ An 10 ngày. Chỉ số diện tích lá, khả năng tích lũy chất khô ở hai thời kỳ đầu tốt hơn hai dòng đối chứng. Giống L05 có năng suất cao hơn Cúc Nghệ An là 34%, khối lượng 100 hạt đạt 56.7-61.4g, vỏ hạt màu hồng sang, hợp thị hiếu 7
  17. người tiêu dùng và xuất khẩu. Giống L05 nhiễm các bệnh chính ở mức trung bình như Cúc Nghệ An, khá hơn Sen Nghệ An (Nguyễn Thị Chinh và cs,1998). Kết quả của Bùi Xuân Sửu (1994), tập đoàn 50 giống lạc được khảo sát trong vụ xuân 1992-1993 tại Gia Lâm- Hà Nội. Từ năm 1986 đến năm 1990, Viện khoa học Nông Nghiệp Miền Nam đã xử lý đột biến 3 giống: Lỳ, Bạch Sa 77, Trạm Xuyên đã chọn lọc được các dòng triển vọng là: L15-2-1, L24-4-1, TX15-1-2. Giống 4329 được chọn tạo từ xử lý đột biến giống Hoa 17. Giống có nguồn gốc Trung Quốc, có thời gian sinh trưởng 130-140 ngày, năng suất đạt trên 20 tạ/ha, tỷ lệ hạt cao. Theo Bùi Xuân Sửu và cs (2010), các giống lạc địa phương còn khác nhau về khả năng sinh trưởng, diện tích lá(LAI), khả năng tích lũy chất khô, tỷ lệ quả chắc, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất, hàm lượng đường, dầu và hàm lượng protein. Kết quả đánh giá các đặc điểm nông sinh học của các giống lạc địa phương làm vật liệu cho công tác chọn tạo giống mới chống chịu tốt và chất lượng cao cho thấy các giống lạc địa phương có đặc điểm riêng biệt như: kích thước lá, hình dạng mỏ quả, khối lượng quả, hạt, màu sắc quả. Giống Bắc Ninh và Ninh Bình có khối lượng quả lớn. Các giống lạc có hạt màu đỏ: Đỏ Bắc giang, Đỏ Tuyên Quang, Đỏ Hòa Bình. Giống lạc LVT có nguồn gốc từ Trung Quốc do Viện nghiên cứu ngô tuyển chọn và được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật năm 1999. Giống LVT thuộc dạng hình thực vật Spanish, phân cành trung bình, sinh trưởng khỏe, bộ lá màu xanh đậm, chiều cao trung bình 56-63cm, thuộc dạng hình cao cây. Thời gian sinh trưởng vụ Xuân 125-130 ngày,vụ Thu Đông 110 ngày, khối lượng 100 hạt từ 50-55g, tỷ lệ nhân 70-72%. Năng suất trung bình 25-32 tạ/ha, vỏ lụa màu hồng nhạt, vỏ quả gân rõ. LVT là giống có khả năng chịu rét khá, ít bị thối thân, nhiễm bệnh đốm lá. LVT là giống có khả năng thích ứng rộng từ Đồng bằng Trung du Bắc Bộ đến vùng Duyên hải miền Trung và cao nguyên Nam Bộ. Giai đoạn 1996-2004, chương trình giống Quốc gia đã chọn tạo được 16 giống lạc. Trong đó, có giống lạc có năng suất vượt trội là L18 và L14. Giống có 8
  18. khả năng kháng bệnh héo xanh vi khuẩn, năng suất khá MD7. Giống chất lượng cao L08 giống chịu hạn L12 hiện đang phát triển mạnh ở các tỉnh phía Bắc. Các giống lạc VD1, VD2 năng suất cao hơn giống Lỳ địa phương phù hợp cho các tỉnh phía Nam. Giống L08: được chọn lọc theo phương pháp chọn lọc quần thể từ dòng lạc mang tên QĐ2 trong tập đoàn nhập nội từ Trung Quốc năm 1996. Giống L08 được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật năm 2004. Giống L08 có đặc điểm nổi bật so với các giống khác là có tỷ lệ nhân, khối lượng 100 quả, 100 hạt cao, hạt to đều, vỏ lụa màu cánh sen đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu. Năng suất trung bình đạt 30 tạ/ha, kháng sâu chích hút, bệnh hại lá và bệnh héo xanh vi khuẩn ở mức trung bình (BNN&PTNT,2003). Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc thì lạc chủ yếu được trồng trên vùng đất bị hạn và bán khô hạn (vùng nước trời) chiếm 70-80%. Phú thọ và Bắc Giang là hai tỉnh nằm trong vùng này, đây là hai tỉnh có diện tích trồng lạc lớn, ở đây cây lạc đang được quan tâm phát triển. Nó có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, nó không chỉ là cây hàng hóa mang lại lợi ích trước mắt, mà còn là cây trồng chủ lực trong cơ cấu luân canh cải tạo đất bạc màu, mang lại hiệu quả lâu dài, để đảm bảo cho sự phát triển nông nghiệp bền vững. Song đất trồng lạc ở đây xấu, hạn hán, ít được thâm canh, nhiều nơi vẫn trồng giống cũ, sử dụng biện pháp canh tác lạc hậu… Việc nghiên cứu chọn tạo giống lạc chịu hạn mới phù hợp cũng như áp dụng những biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến cho vùng này còn hạn chế, mới chỉ có một vài giống như: V79, L12, MD7. Một số nơi ở vùng này nông dân vẫn sử dụng phổ biến những giống lạc địa phương năng suất thấp: Sư tuyển, Lạc gié,.. và phần lớn vẫn gieo trồng theo cách cũ. Giống lạc HL25 có tên gốc ICGSE 56, nguồn từ Viện nghiên cứu Quốc tế cây trồng vùng Nhiệt đới bán khô hạn (ICRISAT) được nhập nội từ IRRI vào Việt Nam năm 1988 trong hệ thống canh tác lúa châu Á. Giống có thời gian sinh trưởng 90-95 ngày tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Kích thước hạt khoảng 40-45g/100 hạt, năng suất từ 25-30 tạ/ha. Đây là giống thích hợp với hệ thống trồng xen với sắn, bông, cây ăn quả… Giống lạc 1660 do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Đậu đỗ- Viện KHKTNNVN chọn lọc từ tập đoàn nhập nội của Senegal. Giống được công 9
  19. nhận giống tiến bộ kỹ thuật năm 1998. Giống lạc 1660 có một số đặc điểm chính như sau: Dạng hình thực vật Spanisk, phân cành gọn, sinh trưởng khỏe, lá màu xanh đậm, chiều cao cây từ 41-54cm. Giống 1660 có thời gian sinh trưởng 120- 125 ngày. Năng suất trung bình 20-22 tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt 30 tạ/ha. Vỏ lụa hồng cánh sen, tỷ lệ nhân cao 71-73%, vỏ quả có gân rõ. 1660 là giống có khả năng chịu nóng khá, dễ mẫn cảm với bệnh đốm lá và gỉ sắt, héo xanh vi khuẩn. Giống 1660 thích hợp với đất đồi thấp và cát biển Bắc Trung Bộ. Bằng nhiều phương pháp chọn tạo khác, các nhà chọn tạo giống Việt Nam đã có được những giống lạc mới có triển vọng theo mục đích chọn tạo như: giống chịu hạn tốt phù hợp cho vùng nước trời, giống cho cùng cát ven biển, giống chín sớm, giống cho vùng thâm canh cao (theo Ngô Thị Lâm Giang,1999), với đặc tính chịu hạn khá các giống như: V79-87157, 86055NA, NC-38, SL87157(H5), X96 rất thích hợp để canh tác ở vùng nước trời, không chủ động được nước tưới. Thích hợp cho vùng thâm canh cao có các giống TQ3 (NS 45.2 tạ/ha), TQ6 (NS 39.7 tạ/ha), QDd1 (NS 37.7 tạ/ha), QDd9 (NS 43.4 tạ/ha), QDD5 (NS 50.8 tạ/ha), Đài Loan 1 (NS 39.8 tạ/ha), Trạm Xuyên (NS 35.0 tạ/ha). Giống chín sớm có một số giống như: DT2, L05, Chico, JL24… Giống có triển vọng trên vùng đất cát biển và có thể phát triển đại trà trên vùng đất cát là: DDL02, L14, VDd2, VDD6. Kết quả thí nghiệm so sánh một số giống lạc mới lai tạo trong nước và nhập nội từ Trung Quốc cho thấy: các giống lạc có năng suất cao, khối lượng 100 hạt lớn, tỷ lệ nhân cao. Trong giai đoạn 2002-2003 Trung tâm khuyến nông tỉnh Thái Bình đã tiến hành khảo nghiệm 5 giống lạc vụ Xuân với giống đối chứng là giống lạc đỏ Thái Bình. Kết quả cho thấy giống lạc L14 có triển vọng nhất, hạt căng đều, tỷ lệ nhẵn/ quả đạt 72-73%, vỏ lụa hồng rất thích hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Giống có năng suất cao đạt 39.7 tạ/ha, vượt 1.5 lần so với giống đối chứng (22.13 tạ/ha). Nhìn chung, tiến bộ kỹ thuật về giống là tiềm năng quan trọng để lạc phát triển. Các giống lạc mới có tiềm năng năng suất cao, chống chịu với sâu bệnh đang được sản xuất tiếp nhận và ngày càng được mở rộng. Công tác chọn tạo và bồi dục giống vẫn đang được các nhà khoa học tiến hành nhằm tạo ra những giống mới đáp ứng nhu cầu sản xuất ngày càng tăng của nước. 10
  20. CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lạc làm cơ sở đề xuất một số giống lạc triển vọng góp phần bổ sung cơ cấu giống lạc tại địa điểm nghiên cứu. 2.1.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích điều kiện khí hậu của khu vực nghiên cứu. - Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lạc tại địa điểm nghiên cứu. - Đánh giá một số đặc điểm hình thái, sinh trưởng, phát triển của các giống lạc tham gia thí nghiệm tại điểm nghiên cứu. - Đề xuất một số giống lạc triển vọng phù hợp góp phần bổ sung cơ cấu giống lạc tại điểm nghiên cứu. 2.2. Phạm vi nghiên cứu - Tại vườn ươm của Trường Đại học Lâm nghiệp. - Thời gian: Thực hiện vụ Thu đông 2019 2.3. Vật liệu nghiên cứu - Giống cây trồng: 3 giống Lạc: Giống lạc đỏ bản địa tại Lào Cai, giống lạc Sen bản địa tại Nghệ An, giống lạc L27. - Giống L27 lựa chọn là giống đối chứng. Vì giống L27 đã được Viện Khoa học Nông Nghiệp kiểm nghiệm để đáp ứng được các yêu cầu điều kiện ngoại cảnh. - Phân bón: vôi, phân Lân nung chảy Văn Điển, phân hữu cơ,… - Vật tư khác: cuốc, thước đo, tiêu cắm, bình tưới, dây dẫn nước, nion che phủ,… 2.4. Nội dung nghiên cứu - Phân tích điều kiện khí hậu của khu vực nghiên cứu. - Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lạc tại điểm nghiên cứu. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0