intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp Khoa học thư viện: Thực trạng văn hóa đọc của sinh viên tại Thư viện Học viện Cảnh sát nhân dân

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:116

16
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tập trung nghiên cứu thực trạng văn hóa đọc của sinh viên HVCSND, từ đó đề xuất các giải pháp định hướng nhằm phát triển văn hóa đọc cho sinh viên của HVCSND góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của Trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Khoa học thư viện: Thực trạng văn hóa đọc của sinh viên tại Thư viện Học viện Cảnh sát nhân dân

  1. BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN TẠI THƯ VIỆN HỌC VIỆN CẢNH SÁT NHÂN DÂN Khóa luận tốt nghiệp ngành : KHOA HỌC THƯ VIỆN Người hướng dẫn : THS. NGÔ THỊ THU HUYỀN Sinh viên thực hiện : ĐẶNG THỊ LOAN Mã số sinh viên : 1505KHTA025 Khóa : 2015-2019 Lớp : ĐH. KHTV 15A HÀ NỘI - 2019
  2. LỜI CẢM ƠN Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô khoa Quản lý xã hội – Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập tại trường. Và đặc biệt, trong suốt 4 năm học này. Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của các thầy cô thì em nghĩ bài khóa luận của em rất khó có thể hoàn thiện được. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy. Đề tài khóa luận tốt nghiệp thực hiện trong khoảng thời gian gần 1 tháng. Bước đầu đi vào thực tế của em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô và các bạn học cùng lớp để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn. Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý thầy cô giảng dạy tại khoa Quản lý xã hội Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu đề tài. Tiếp đến, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám đốc Học viện, Ban Lãnh đạo trung tâm Lưu trữ và Thư viện cùng các cô chú, anh chị trong đội Thư viện và lưu trữ đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình thực tập tại thư viện để em có thể hoàn thành tốt khóa luận của mình. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn Ths. Ngô Thị Thu Huyền người đã tận tình hướng dẫn và động viên giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2019 Sinh viên thực hiện Đặng Thị Loan
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài khóa luận tốt nghiệp độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong khóa luận do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Thư viện nghiệp vụ cảnh sát. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2019 Sinh viên thực hiện Đặng Thị Loan
  4. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Các từ viết tắt Tên đầy đủ HVCSND Học viện Cảnh sát Nhân dân TTLTVTV Trung tâm Lưu trữ và Thư viện Thư viện Thư viện Nghiệp vụ cảnh sát nhân dân NDT Người dùng tin NCT Nhu cầu tin CSDL Cở sở dữ liệu TT – TV Thông tin – Thư viện NCKH Nghiên cứu khoa học HV Học viên TL Tài liệu CAND Công an nhân dân CS Cảnh sát PCTP Phòng chống tội phạm QSVT Quân sự võ thuật TDTT Thể dục thể thao QLHC Quản lý hành chính TTXH Trật tự xã hội ĐTKH Đề tài khoa học KLTN Khóa luận tốt nghiệp ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội
  5. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của trung tâm ...................................... 26 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Thống kê tài liệu tính đến tháng 1 năm 2019 của Thư viện ............... 27 Bảng 2.1. Nhu cầu hứng thú đọc theo nội dung tài liệu...................................... 33 Bảng 2.2. Nhu cầu hứng thú đọc theo loại hình tài liệu...................................... 35 Bảng 2.3. Nhu cầu, hứng thú đọc theo loại hình tài liệu..................................... 36 Bảng 2.4. Nhu cầu, hứng thú đọc theo ngôn ngữ tài liệu.................................... 37 Bảng 2.5. Thời gian lên thư viện mỗi ngày......................................................... 39 Bảng 2.6. Thời gian đọc sách mỗi ngày .............................................................. 39 Bảng 2.7. Nguồn khai thác thông tin tại thư viện ............................................... 40 Bảng 2.8. Mục đích sử dụng Internet .................................................................. 42 Bảng 2.9. Tình hình sử dụng các yếu tố thuộc kỹ năng đọc của sinh viên ......... 43 Bảng 2.10. Tình trạng sử dụng các yếu tố thuộc phương pháp đọc.................... 44 Bảng 2.11. Mức độ hiểu nội dung tài liệu ........................................................... 45 Bảng 2.12. Quan niệm, nhận thức về tài liệu ...................................................... 47 Bảng 2.13. Tỷ lệ sinh viên vi phạm các hành vi ứng xử đối với tài liệu ............ 48 Bảng 2.14. Mức độ đáp ứng nhu cầu đọc tài liệu ............................................... 49 Bảng 2.15. Hiệu quả đáp ứng nhu cầu đọc ......................................................... 50 Bảng 2.16. Tình hình sử dụng và đánh giá chất lượng bộ máy tra cứu .............. 52 Bảng 2.17. Tình hình sử dụng và đánh giá dịch vụ mượn tài liệu ..................... 55 Bảng 2.18. Tình hình sử dụng và đánh giá dịch vụ đọc tại chỗ ......................... 56 Bảng 2.19. Tình hình sử dụng và đánh giá dịch vụ đa phương tiện .................. 57 Bảng 2.20. Số lượng người sử dụng và ý kiến đánh giá chất lượng dịch vụ phát hành sách của Thư viện ....................................................................................... 58 Bảng 2.21. Tình hình sử dụng và đánh giá dịch vụ tra cứu Internet ................... 59 Bảng 2.22. Tình hình sử dụng và đánh giá dịch vụ sao in băng đĩa ................... 60 Bảng 2.23. Đánh giá về tinh thần, thái độ phục vụ của nhân lực Thư viện ....... 61 Bảng 2.24. Thời gian thư viện hoạt động............................................................ 62 Bảng 2.25: Nhu cầu tham gia các khóa đào tạo người dùng tin ......................... 63 Bảng 2.26: Tỷ lệ sinh viên Học viện tham gia vào các hoạt động của Thư viện 64
  6. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Nhu cầu, hứng thú đọc theo nội dung tài liệu ................................ 34 Biểu đồ 2.2: Nhu cầu hứng thú đọc theo loại hình tài liệu ................................. 35 Biểu đồ 2.3: Nhu cầu, hứng thú đọc theo loại hình tài liệu ................................ 36 Biểu đồ 2.4: Nhu cầu, hứng thú đọc theo ngôn ngữ tài liệu ............................... 38 Biểu đồ 2.5: Thời gian lên thư viện mỗi ngày .................................................... 39 Biểu đồ 2.6: Thời gian đọc sách mỗi ngày.......................................................... 40 Biểu đồ 2.7: Nguồn khai thác thông tin tại thư viện ........................................... 41 Biểu đồ 2.8: Mục đích sử dụng Internet .............................................................. 42 Biểu đồ 2.9: Tình hình sử dụng các yếu tố thuộc kỹ năng đọc ........................... 44 Biểu đồ 2.10: Tình hình sử dụng các yếu tố thuộc phương pháp đọc ................ 45 Biểu đồ 2.11: Mức độ hiểu nội dung tài liệu....................................................... 46 Biểu đồ 2.12: Quan niệm, nhận thức về tài liệu .................................................. 47 Biểu đồ 2.13: Tỷ lệ sinh viên vi phạm các hành vi ứng xử đối với tài liệu ........ 48 Biểu đồ 2.14: Mức độ đáp ứng nhu cầu đọc tài liệu ........................................... 50 Biểu đồ 2.15: Hiệu quả đáp ứng nhu cầu đọc ..................................................... 51 Biểu đồ 2.16.1: Tình hình sử dụng và đánh giá chất lượng thư mục thông báo sách mới............................................................................................................... 53 Biều đồ 2.16.2: Tình hình sử dụng và đánh giá mục lục trực tuyến ................... 53 Biểu đồ 2.16.3: Tình hình sử dụng và đánh giá cơ sở dữ liệu ............................ 54 Biểu đồ 2.17: Tình hình sử dụng và đánh giá dịch vụ mượn tài liệu .................. 55 Biểu đồ 2.18: Tình hình sử dụng và đánh giá dịch vụ đọc tại chỗ...................... 56 Biểu đồ 2.19: Tình hình sử dụng và đánh giá dịch vụ đa phương tiện ............... 57 Biểu đồ 2.20: Tình hình sử dụng và đánh giá dịch vụ phát hành sách ............... 58 Biểu đồ 2.21: Tình hình sử dụng và đánh giá dịch vụ tra cứu Internet .............. 59 Biểu đồ 2.22: Tình hình sử dụng và đánh giá dịch vụ sao in băng đĩa ............... 60 Biểu đồ 2.23: Đánh giá về tinh thần, thái độ phục vụ của nhân lực Thư viện.... 61 Biểu đồ 2.25: Nhu cầu tham gia các khóa đào tạo người dùng tin ..................... 63 Biểu đồ 2.26: Sinh viên Học viện tham gia vào các hoạt động của Thư viện .... 64
  7. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC SƠ ĐỒ DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................... 1 2.Tình hình nghiên cứu ................................................................................. 3 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 5 4.Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 5 5.Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 5 6.Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 5 7.Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................ 6 8.Đóng góp của khóa luận ............................................................................. 6 9.Cấu trúc của khóa luận ............................................................................... 6 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN TẠI THƯ VIỆN CỦA HỌC VIỆN CẢNH SÁT NHÂN DÂN ................................ 8 1.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................... 8 1.1.1. Khái niệm ........................................................................................... 8 1.1.2. Chức năng của văn hóa đọc .............................................................. 16 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa đọc ........................................... 16 1.2. Vai trò của Thư viện trong hình thành và phát triển văn hóa đọc cho sinh viên HVCSND ..................................................................................... 22 1.3. Khái quát về Thư viện nghiệp vụ Cảnh sát nhân dân và một số đặc điểm của sinh viên Học viện ....................................................................... 23 1.3.1. Khái quát về Thư viện nghiệp vụ cảnh sát nhân dân ........................ 23 1.3.2. Đặc điểm hoạt động của sinh viên Học viện..................................... 29 1.3.3. Đặc điểm nhu cầu tin của các nhóm sinh viên Học viện .................. 30 Tiểu kết ........................................................................................................ 31
  8. Chương 2. THỰC TRẠNG VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN TẠI THƯ VIỆN CỦA HỌC VIỆN CẢNH SÁT NHÂN DÂN ........................................ 32 2.1. Nhu cầu, hứng thú đọc của sinh viên Học viện Cảnh sát nhân dân .... 33 2.1.1. Nội dung tài liệu ............................................................................... 33 2.1.2. Loại hình tài liệu............................................................................... 35 2.1.3. Ngôn ngữ tài liệu .............................................................................. 37 2.2. Tập quán sử dụng thông tin của sinh viên ........................................... 38 2.2.1. Tần suất lên thư viện ........................................................................ 38 2.2.2. Nguồn khai thác thông tin tại thư viện ............................................. 40 2.2.3. Mục đích sử dụng internet của sinh viên khi lên thư viện ............... 41 2.3. Kỹ năng đọc của sinh viên .................................................................. 43 2.3.1. Thực trạng kỹ năng đọc của sinh viên .............................................. 43 2.3.2. Khả năng lĩnh hội các giá trị nội dung trong tài liệu ........................ 45 2.4. Thái độ ứng xử đối với tài liệu tại thư viện của sinh viên ................... 46 2.4.1. Quan niệm, nhận thức đối với tài liệu của sinh viên......................... 46 2.4.2. Thái độ ứng xử đối với tài liệu của sinh viên ................................... 48 2.5. Khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của sinh viên ...................................... 49 2.5.1. Mức độ đáp ứng nguồn lực thông tin ................................................ 49 2.5.2. Mức độ đáp ứng sản phẩm thư viện ................................................. 51 2.5.3. Mức độ đáp ứng về dịch vụ thư viện ................................................ 54 2.5.4. Mức độ đáp ứng về thời gian, tinh thần phục vụ .............................. 61 2.5.5. Hoạt động đào tạo người dùng tin..................................................... 62 2.6. Nhận xét về văn hóa đọc của sinh viên HVCSND.............................. 65 2.6.1. Thuận lợi ........................................................................................... 65 2.6.2. Khó khăn .......................................................................................... 66 2.6.3. Nguyên nhân của các hạn chế .......................................................... 67 Tiểu kết ........................................................................................................ 67 Chương 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC CHO SINH VIÊN TẠI THƯ VIỆN CỦA HỌC VIỆN CẢNH SÁT NHÂN DÂN...................... 69 3.1. Nhóm giải pháp đối với Nhà trường .................................................... 69
  9. 3.1.1. Nâng cao nhận thức của Ban lãnh đạo trường về phát triển văn hóa đọc ............................................................................................................... 69 3.1.2. Xây dựng mối liên hệ giữa dạy – đọc – nghiên cứu để đẩy mạnh nhu cầu văn hóa đọc .................................................................................... 69 3.1.3.Tăng cường công tác truyền thông, vận động về phát triển văn hóa đọc ............................................................................................................... 70 3.2. Nhóm giải pháp đối với Thư viện nghiệp vụ cảnh sát nhân dân ......... 70 3.2.1. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền văn hóa đọc ........................ 70 3.2.2. Nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm dịch vụ thư viện ......... 74 3.2.3. Xây dựng chiến lược phát triển văn hóa đọc cho sinh viên ............. 75 3.2.4. Mở rộng liên kết thư viện và đa dạng hóa các kênh đọc.................. 78 3.2.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực thư viện .............................. 79 3.2.6. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin thư viện . 81 3.2.7. Xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin .................................... 83 3.2.8. Thu hút đội ngũ cộng tác viên thư viện............................................ 86 3.3.Nhóm giải pháp đối với sinh viên ......................................................... 86 3.3.1. Xây dưng kế hoạch đọc hợp lý nhằm nâng cao văn hóa đọc ............ 86 3.3.2. Xây dựng thói quen đọc, ghi chép và sử dụng thông tin ................. 87 Tiểu kết ........................................................................................................ 88 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 91 PHỤ LỤC
  10. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Văn hóa đọc từ lâu đã trở thành yếu tố không thể thiếu với mỗi cá nhân khi đến thư viện. Nhà báo Hà Sơn Tùng cho rằng “Đọc sách là biểu tượng của con người có văn hóa và văn minh”. Một xã hội chưa trọng thị sách là một xã hội chưa văn minh, một cá nhân chưa có thú đọc sách thì cá nhân đó đã khiếm khuyết đi một mảng lớn về văn hóa”. Tuy nhiên ngày nay chúng ta sống trong thời đại công nghệ thông tin, kỷ nguyên của Internet và “Woldwide web” đặc biệt là sự lấn át của các phương tiện nghe nhìn, văn hóa đọc đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức. Văn hóa đọc với tư cách là văn hóa hành vi của mỗi cá nhân biểu hiện ở khả năng lựa chọn sách, kỹ năng đọc và lĩnh hội tri thứccũng như thái độ ứng xử đối với sách báothể hiện rõ đặc điểm tâm lý và nhân cách của mỗi cá nhân được hình thành từ tuổi ấu thơ và phát triển trong suốt cuộc đời mỗi con người. Tầm quan trọng của văn hóa đọc trong quá trinh hội nhập xã hội hiện đại đã được nhiều quốc gia đề cao và xây dựng chiến lược phát triển văn hóa đọc quốc gia nhằm nâng cao việc đọc trong cộng đồng. Nhiều quốc gia đã có “ngày toàn dân đọc sách” như: Anh, Pháp, Tây Ban Nha. Hơn nữa, UNESCO cũng đã quyết định lấy ngày 23 tháng 4 hàng năm là “Ngày đọc sách quốc tế” nhằm cổ vũ phong trào đọc sách, thói quen đọc sách trên toàn thế giới [26]. Quyết định và lời kêu gọi này đã được nhiều quốc gia và cộng đồng tích cực hưởng ứng. Trên thế giới người ta nhận định rằng văn hóa đọc có liên quan mật thiết đến sự phát triển năng lực nhận thức, bản lĩnh học tập, làm việc của mỗi cá nhân. Khảo sát khu vực Châu Phi vào tháng 3-2000 cho thấy tình trang thiếu văn hóa đọc là một rào cản trong quá trình phát triển kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và khả năng giao tiếp của phụ nữ Châu Phi. Tầm quan trọng của văn hóa đọc trong quá trình hội nhập xã hội hiện đại đã được nhiều quốc gia đề ra và xây dựng chiến lược phát triển văn hóa đọc quốc gia nhằm nâng cao việc đọc trong cộng đồng. Tại Hà Lan đã xây dựng chiến lược có tên là Stiching Lezeni năm 1998 sau khi số liệu được hơn nửa số người lớn Hà Lan hiếm khi đọc sách báo được công 1
  11. bố từ cuộc khảo sát quốc gia của Liên đoàn Quốc tế các cơ quan và Hiệp hội thư viện tại Amsterdam. Chiến lược này nhấn mạnh những lợi ích của việc đọc sách đối với phát triển đời sống văn minh. Để hưởng ứng “Ngày đọc sách quốc tế” do UNESCO phát động, ngày 01/04/2011, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành quyết định số 1166/QĐ- BVHTTDL phê duyệt đề án tổ chức “ Ngày hội đọc sách Việt Nam 2011” được quy đinh vào ngày 23 tháng 4 hàng năm. Trong ngày này, mỗi người dân Việt Nam sẽ được sống trong bầu không khí ngập tràn tri thức. Tuy mỗi năm chỉ một ngày nhưng là ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc giữ gìn và phát triển văn hóa đọc trong quần chúng nhân dân. Văn hóa đọc, về bản chất chính là tự học. Những quyển sách chính là người thầy, người bạn học với những giá trị vượt không gian và thời gian dành cho mỗi người. Trong đó, đọc là một hoạt động tích cực cho qua trình tiếp cận tri thức của mỗi cá nhân, đặc biệt là sinh viên. Trong bối cảnh hiện nay, yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục đào tạo đã trở thành nhiệm vụ đặt ra đối với các cơ sở giáo dục đào tạo nói chung và các trường đại học nói riêng trong đó có Học viện Cảnh Sát Nhân dân. Việc chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ đã được Học viện thực hiện năm 2010 và đồng thời Học viện cũng đã áp dụng chuẩn đầu ra đối với sinh viên từ năm 2009-2010. Để thực hiện thành công việc đổi mới toàn diện giáo dục đào tạo và áp dụng chuẩn đầu ra, việc phát triển văn hóa đọc cho sinh viên HVCSND đã trở thành yêu cầu tất yếu khách quan nhằm trang bị cho sinh viên các kỹ năng cơ bản để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. Thư viện nghiệp vụ cảnh sát là một bộ phận trực thuộc Trung tâm Lưu trữ và Thư viện đã giữ vai trò vô cùng quan trọng trong tổ chứccung cấp tài liệu, định hướng cho sinh viên về kỹ năng đọc và kỹ năng lĩnh hội các giá trị văn bản. Kết quả khảo sát hiện trạng văn hóa đọc của sinh viên thuộc HVCSND cho thấy đặc điểm đào tạo theo quy chế ngành, điều lệnh nội vụ Công an nhân dân là thế mạnh đặc trưng của HVCSND nói riêng và của các cơ sở đào tạo thuộc lực lượng vũ trang nói chung. Đặc điểm này đã hình thành ở sinh viên thói quen tích cực trong sử dụng thư viện, là cơ sở tốt để phát triển văn hoá đọc sinh viên tại đây. Tuy nhiên trên thực tế sinh 2
  12. viên của HVCSND chưa phát huy được giá trị văn hóa đọc trong quá trình học tập và nghiên cứu. Do vậy, phát triển văn hoá đọc nhằm nâng cao chất lượng học tập của sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo là vấn đề cấp thiết đặt ra trong bối cảnh đổi mới giáo dục đào tạo và áp dụng chuẩn đầu ra ở HVCSND hiện nay. Chính vì các lý do trên, tác giả chọn vấn đề “Thực trạng văn hóa đọc của sinh viên tại Thư viện Học viện Cảnh sát nhân dân” làm đề tài khóa luận của mình. 2.Tình hình nghiên cứu Tình hình nghiên cứu trên thế giới Trên thế giới vấn đề văn hóa đọc và phát triển văn hóa đọc những năm gần đây đã được các nước trên thế giới hết sức quan tâm và đã có những công trình nghiên cứu của các tác giả, tiêu biểu như: Chika Josephine A.Ifedili (2009), “An assessment of reading culture among students in Nigerian tertiary institution--a challenge to educational managers”, Tạp chí reading improvement, 206 tr. Bài viết đã xem xét văn hóa đọc giữa các sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học ở Nigeria, theo cảm giác chung rằng văn hóa đọc đã trở thành một mắt xích còn thiếu trong sự phát triển giáo dục của Nigeria. Một phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng đã được sử dụng để chọn 10 trường đại học tham gia nghiên cứu. Daniels, Erika (2011), “Examining the Effects of a School-wide Reading Culture on the Engagement of Middle School Students”, Tạp chí Nghiên cứu về giáo dục trung cấp, tập 35, số 2. Nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa đọc đến học sinh trong một trường trung học cụ thể. Nghiên cứu hiện tại cho thấy sinh viên phải cảm thấy có động lực về việc học để thành công trong học tập. Tình hình nghiên cứu ở trong nước: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng dự thảo Đề án “Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2011-2020 tầm nhìn 2030”. Đề án là bước 3
  13. cụ thể hóa thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 với mục tiêu “Xây dựng phong trào đọc sách trong xã hội, góp phần xây dựng có hiệu quả thế hệ đọc tương lai”. Vấn đề văn hoá đọc được các tác giả đề cập trong nhiều nghiên cứu khác nhau như: Luận văn, khóa luận tốt nghiệp, bài trích tạp chí, bài tham luận hội thảo,...Một số nghiên cứu tiêu biểu như: Lê Mộng Đài Trang (2007), Nghiên cứu phát triển văn hoá đọc cho học sinh phổ thông bậc trung học cơ sở tỉnh Cà Mau, Luận văn Thạc sĩ Khoa học thư viện, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội. Nguyễn Như Ngọc (2009), Nghiên cứu văn hóa đọc của học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Khoa học Thư viện, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội. Vũ Dương Thúy Ngà (2010), Làm thế nào để phát triển văn hóa đọc ở thủ đô Hà Nội, Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 5, tr.27-32. Nguyễn Hữu Viêm (2009), Văn hóa đọc và phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam(URL:http://www.nlv.gov.vn/nlv/index.php/20091119239/Van-hoadoc/Vanhoa- doc-va-phat-trien-van-hoa-doc-o-Viet-Nam.html) (truy cập ngày 9/4/2019) Vũ Thị Điềm (2010), Tham luận văn hóa đọc, Hội thảo định hướng và giải pháp phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam, tr.44-45. Các tác giả đều khẳng định vai trò to lớn của văn hoá đọc trong nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, hỗ trợ đắc lực cho quá trình học tập của các cá nhân trong cộng đồng xã hội. Trong đó, vai trò quan trọng của thư viện được các tác giả đặc biệt nhấn mạnh. Tình hình nghiên cứu về Thư viện HVCSND: Nghiên cứu về hoạt động thông tin thư viện tại HVCSND có một số công trình tiêu biểu như: Đỗ Thu Thơm (2001), Phát triển văn hóa đọc cho sinh viên Học viện Cảnh sát nhân dân, Luận văn Thạc sỹ Khoa học Thông tin Thư viện, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn ĐHQGHN. Luận văn đã nghiên cứu thực trạng và các giải pháp phát triển văn hóa đọc cho sinh viên các hệ đào tạo của HVCSND trong giai đoạn 1999–2000. 4
  14. Phạm Thị Hiền (2019), Phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện Học viện Cảnh sát nhân dân, Luận văn Thạc sỹ Khoa học Thông tin Thư viện, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn ĐHQGHN. Luận văn đã nghiên cứu về các giải pháp phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện HVCSND trên cơ sở thực trạng nguồn lực thông tin (truyền thống và điện tử) tại đây trong giai đoạn 2017-2018. Chính vì các lý do trên, đề tài khóa luận được tác giả lựa chọn là đề tài mới không có sự trùng lặp với các nghiên cứu khác. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Văn hóa đọc của sinh viên. Phạm vi nghiên cứu: Không gian: Thư viện nghiệp vụ cảnh sát thuộc Trung tâm Lưu trữ và Thư viện, Học viện Cảnh sát Nhân dân. Thời gian: Năm 2018 đến tháng 4/2019. 4.Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chung: Chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ trương chính sách của nhà nước về hoạt động thông tin thư viện. Trong quá trình nghiên cứu và giải quyết các nhiệm vụ đặt ra khóa luận đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: Phân tích, tổng hợp tài liệu; Điều tra bằng phiếu hỏi; Quan sát thực tế, trao đổi trực tiếp với đối tượng nghiên cứu; Thống kê phân tích số liệu. 5.Mục đích nghiên cứu Khóa luận tập trung nghiên cứu thực trạng văn hóa đọc của sinh viên HVCSND, từ đó đề xuất các giải pháp định hướng nhằm phát triển văn hóa đọc cho sinh viên của HVCSND góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của Trường. 6.Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận về văn hóa đọc, xem xét vai trò và tác động của 5
  15. văn hoá đọc trong nâng cao chất lượng học tập, nghiên cứu của sinh viên HVCSND. Nghiên cứu thực trạng văn hóa đọc của sinh viên HVCSND. Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển văn hóa đọc cho sinh viên HVCSND. 7.Giả thuyết nghiên cứu Phát triển văn hoá đọc nhằm nâng cao chất lượng học tập của sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo tại HVCSND là vấn đề quan trọng luôn được Ban lãnh đạo HVCSND và Thư viện quan tâm nhất là trong quá trình đào tạo theo học chế tín chỉ như hiện nay. Tuy nhiên trong thực tế việc phát huy văn hóa đọc của sinh viên tại HVCSND còn nhiều hạn chế nhất định. Vì vậy thông qua nghiên cứu thực trạng, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm phát triển văn hóa đọc của sinh viên tại HVCSND. 8.Đóng góp của khóa luận Ý nghĩa khoa học của đề tài: Khóa luận góp phần làm sáng tỏ khái niệm văn hóa đọc và biểu hiện của văn hóa đọc cũng như các yếu tố tác động đến việc phát triển văn hóa đọc trong sinh viên nói chung và sinh viên các trường thuộc lực lượng vũ trang nói riêng. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Các kết quả nghiên cứu và các đề xuất giải pháp của khóa luận sẽ là căn cứ khoa học và thực tiễn để lãnh đạo HVCSND cũng như Thư viện xem xét thực hiện để phát triển văn hóa đọc trong toàn sinh viên HVCSND. Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu của khóa luận cũng có thể là tài liệu tham khảo thiết thực cho các đối tượng bạn đọc quan tâm về vấn đề này. 9.Cấu trúc của khóa luận Ngoài lời cảm ơn, cam đoan, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng số liệu, danh mục biểu đồ, mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì khóa luận gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về văn hóa đọc của sinh viên tại Thư viện của Học viện Cảnh sát nhân dân. Chương 2. Thực trạng văn hóa đọc của sinh viên tại Thư viện của Học viện 6
  16. Cảnh sát nhân dân. Chương 3. Giải pháp phát triển văn hóa đọc của sinh viên tại Thư viện của Học viện Cảnh sát nhân dân. 7
  17. Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN TẠI THƯ VIỆN CỦA HỌC VIỆN CẢNH SÁT NHÂN DÂN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm 1.1.1.1. Đọc Theo Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hùng: Đọc hiểu là một khái niệm khoa học chỉ mức độ cao nhất của hoạt động đọc; đọc hiểu đồng thời cũng chỉ năng lực văn của người đọc. Đọc hiểu là hoạt động truy tìm và giải mã ý nghĩa văn bản [17] Theo Giáo sư Trần Đình Sử: Đọc hiểu văn bản như một khâu đột phá trong việc đổi mới dạy học và thi môn Ngữ văn, là yêu cầu bức thiết đối với việc đào tạo nguồn nhân lực mới cho đất nước tiến theo các nước tiên tiến [17]. 1.1.1.2. Văn hóa đọc Trên thế giới cũng như ở Việt Nam có nhiều cách hiểu khác nhau về văn hóa đọc. “Trong giới thư viện học quốc tế hiểu văn hoá đọc như là một bộ phận trong văn hoá theo nghĩa rộng của mỗi cá nhân, bao gồm một tổ hợp các thói quen làm việc với sách từ việc chọn lựa có ý thức về đề tài, tính hệ thống và tính kế thừa, kỹ năng biết tìm các tài liệu cần thiết với sự giúp đỡ của các ấn phẩm thư mục, sử dụng bộ máy tra cứu, định hướng trong tài liệu với mục đích lĩnh hội tối đa và cảm thụ sâu sắc những gì đã đọc đến việc áp dụng những nội dung lĩnh hội qua đọc các lĩnh vực hoạt động của mình làm phong phú thêm đời sống” [3]. Theo Nguyễn Hữu Viêm: “Văn hoá đọc là một khái niệm được hiểu cả ở nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Ở nghĩa rộng, đó là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân, của cộng đồng xã hội và của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước. Nghĩa rộng, văn hoá đọc là sự hợp thành của ba yếu tố, đó là: + Ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước; + Ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của cộng đồng xã hội; 8
  18. + Ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân trong xã hội. Nghĩa hẹp, đó là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân, đó là: + Thói quen đọc; + Sở thích đọc; + Kỹ năng đọc” [25] Như vậy, có thể nói, về cơ bản, khái niệm “Văn hoá đọc” dù ở nghĩa rộng hay hẹp đều có nội hàm như nhau, sự khác nhau ở đây là các nhóm đối tượng tác động. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước được thể hiện thông qua chính sách, chủ trương, đường lối và ứng xử hàng ngày nhằm phát triển nền văn hóa đọc. Nói khác đi, đó là hành lang pháp lý phát triển tài liệu đọc có giá trị và lành mạnh cho mọi đối tượng người đọc khác nhau, cũng như sự thuận tiện cho người đọc trong tiếp cận tới tài liệu đọc, thông qua các hình thức cung cấp tài liệu khác nhau, như cửa hàng sách, thư viện, phòng đọcNghĩa là người đọc, không phân biệt giàu nghèo, không phân biệt tuổi tác, không phân biệt nơi cư trú đều dễ dàng tiếp cận đến những tài liệu đọc giá trị họ mong muốn, để họ có cơ hội cải thiện chính cuộc sống của họ. Ứng xử, giá trị và chuẩn mục đọc của cộng đồng xã hội là sự phát triển của các hội nghề nghiệp liên quan tới đọc như: Hội tác gia, Hội nhà báo, Hội xuất bản, Hội thư viện... Tất nhiên các hội này phải hoạt động với mục đích chính là phát triển nghề nghiệp.Ứng xử đọc của cộng đồng xã hội còn phải kể tới truyền thống văn hoá của xã hội hay nói chính xác hơn là truyền thống văn hoá tôn vinh người viết sách, người đọc sách và người truyền thụ kiến thức (kể cả giáo dục kỹ năng đọc và hướng dẫn đọc). Ở đây không thể không kể tới những hoạt động đa dạng và phong phú của các tổ chức văn hoá xã hội khác nhằm phát triển văn hoá đọc như: hoạt động của Hội phụ nữ, Hội thanh niên... tổ chức thi đọc sách, thi tìm hiểu một vấn đề nào đó thông qua tìm hiểu sách báo. Ứng xử, giá trị và chuẩn mục đọc của mỗi cá nhân trong xã hội là thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc của mỗi người.Trước hết cần tạo ra và phát triển thói quen đọc suốt cuộc đời cho mỗi người.Xây dựng thói quen đọc phải được bắt 9
  19. đầu từ tuổi ấu thơ, ở nhiều nước người ta bắt đầu thực hiện từ tuổi trước khi đến trường, do các bậc cha mẹ thực hiện.Còn trong suốt cuộc đời đi học và sau khi ra đời là quá trình học tập và rèn luyện các kỹ năng đọc.Trong suốt quá trình học tập, mỗi cá nhân phát hiện ra sở thích đọc của chính họ để phát huy sở trường và hạn chế những sở đoản. Thói quen và kỹ năng đọc mang tính chất đồng loạt, còn sở thích đọc lại phụ thuộc hoàn toàn vào từng cá nhân cụ thể (trình độ giáo dục và thiên tư cá nhân), ví dụ: có người thích đọc thơ, có người thích đọc tiểu thuyết, có người thích đọc sách nghiên cứu, có người thích đọc sách phổ biên khoa học kỹ thuật, văn hoá nghệ thuật ... Yếu tố này tạo ra sự đa dạng, phong phú, giàu mầu sắc cho nền văn hoá đọc trong xã hội. Nếu xét văn hoá đọc của từng cá nhân phải đảm bảo có đủ cả ba yếu tố trên. Nếu một người có thói quen đọc, nhưng thiếu kỹ năng đọc, hiệu quả đọc không cao, thậm chí không có hiệu quả, chỉ mất thời gian vô ích. Nếu nắm vững kỹ năng đọc, nhưng không tạo được thói quen đọc, cũng chẳng thu lượm được kiến thức là bao, thiếu những kiến thức cần thiết cho cuộc sống của chính họ. Nhưng đôi khi người ta nói văn hoá đọc của mỗi cá nhân đồng nghĩa là kỹ năng đọc của họ. Điều đó nói lên tầm quan trọng của kỹ năng đọc của mỗi cá nhân. Và chính khái niệm này cũng là một khái niệm đang phát triển và có nội dung hết sức phong phú. Nếu ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của các quan chức và cơ quan nhà nước là lành mạnh, có nghĩa là tạo điều kiện thuận lợi, môi trường thân thiện cho mọi người dân dễ dàng tiếp cận với sách báo (tài liệu đọc) có chất lượng cao, nhưng thiếu ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh của cộng đồng xã hội, của mọi người dân, cũng không thể tạo ra được một nền văn hoá đọc phát triển. Ngược lại ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của cộng đồng xã hội và ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mọi thành viên trong xã hội là lành mạnh, nhưng ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của các quan chức và cơ quan nhà nước không lành mạnh, cũng không thể có một nền văn hoá đọc phát triển. Thậm chí còn có nguy 10
  20. cơ làm suy thoái ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh của các thành viên trong xã hội và cộng đồng xã hội. Mục đích cuối cùng của phát triển văn hoá đọc là phát triển thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc cho mọi thành viên trong xã hội, nhưng yếu tố quan trong và quyết định đi được đến đích cuối cùng đó chính là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh của các quan chức và cơ quan quản lý nhà nước. Yếu tố tạo ra môi truờng thuận lợi cho mọi người dân tiếp cận tài liệu đọc chất lượng cao, môi trường tôn vinh người viết sách, người đọc sách và người truyền thụ kiến thức (kể cả hướng dẫn và giáo dục mọi người dân có ứng xử đọc lành mạnh), tôn vinh các bậc cha mẹ đọc cho con cái nghe, chủ động giáo dục kỹ năng đọc cho mọi người dân là yếu tố quyết định thành bại của quá trình phát triển nền văn hoá đọc của mỗi quốc gia.[5] Nhìn chung, văn hoá đọc là phát triển thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc cho mọi thành viên trong xã hội nhưng yếu tố quan trong và quyết định đi được đến đích cuối cùng đó chính là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh của các quan chức và cơ quan quản lý nhà nước. 1.1.1.3. Phát triển văn hóa đọc Theo quan điểm của tác giả, phát triển văn hóa đọc là tập hợp các giải pháp đồng bộ nhằm định hướng phát triển phong trào đọc sách của quần chúng nhân dân thông qua vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ sở đào tạo, các trung tâm thông tin thư viện, được thể hiện cụ thể qua các nội dung sau: Kỹ năng lựa chọn tài liệu, kỹ năng đọc hiểu nội dung tài liệu, phương pháp đọc tài liệu, kỹ năng phân tích tổng hợp thông tin trong nội dung tài liệu và áp dụng thông tin thu được trong tài liệu vào thực tiễn. 1.1.1.4. Nhu cầu đọc Nhu cầu đọc là đòi hỏi khách quan của con người đối với việc tiếp nhận và sử dụng tài liệu , nhằm duy trìvà phát triển hoạt động sống của mình. Nhu cầu đọc cũng biểu hiện thái độ nhận thức hoặc cảm thụ của người đọc (cá nhân, nhóm người) đối với việc đọc như đối với các hoạt động cần thiết khác của cuộc sống, mà nhờ đó, các nhu cầu giao tiếp, nhận thức, thẩm mỹ được thỏa mãn. Nhu cầu 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2