![](images/graphics/blank.gif)
Khoá luận tốt nghiệp Khoa học thư viện: Nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin của Thư viện Trường Đại học Thương Mại
lượt xem 11
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin của Thư viện Trường Đại học Thương Mại" nhằm nghiên cứu thực trạng nhu cầu tin của các đối tượng người dùng tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin của Thư viện Trường Đại học Thương Mại, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng và phát triển nhu cầu tin cho người dùng tin tại Thư viện Trường Đại học Thương Mại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Khoa học thư viện: Nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin của Thư viện Trường Đại học Thương Mại
- BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU NHU CẦU TIN VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU TIN CỦA THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI Khóa luận tốt nghiệp ngành : KHOA HỌC THƯ VIỆN Người hướng dẫn : THS. NGÔ THỊ THU HUYỀN Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG Mã số sinh viên : 1505KHTB046 Khóa : 2015 - 2019 Lớp : ĐH KHTV 15B HÀ NỘI - 2019
- HỘI ĐỒNG CHẤM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI XÁC NHẬN: Bài khóa luận tốt nghiệp của sinh viên: Nguyễn Thị Hương Giang Lớp : 1505KHTB Đã được chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng chấm và được Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp đồng ý thông qua cho nghiệm thu. Hà Nội, ngày 19 tháng 6 năm 2019 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN CHỦ TỊCH ThS. Ngô Thị Thu Huyền TS. Lê Thanh Huyền
- LỜI CAM ĐOAN Trong quá trình thực hiện đề tài “Nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin của Thư viện Trường Đại học Thương Mại” tôi xin cam đoan đây là bài nghiên cứu nghiêm túc của chính bản thân. Tôi xin chịu trách nhiệm nếu có sự không trung thực về thông tin sử dụng trong đề tài nghiên cứu này. Hà Nội, ngày tháng 05 năm 2019 Sinh viên Nguyễn Thị Hương Giang
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến cô Ngô Thị Thu Huyền– Giảng viên hướng dẫn đã tận tình chỉ dạy giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả cán bộ thư viện Trường Đại học Thương Mại đã tạo điều kiện cho tôi được tìm hiểu, thu thập thông tin, tài liệu một cách thuận lợi nhất. Trong quá trình khảo sát và nghiên cứu tôi còn gặp nhiều khó khăn về kinh nghiệm thực tiễn và thời gian nghiên cứu, do đó đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, tôi mong nhận được sự góp ý từ quý thầy cô và các bạn để đề tài nghiên cứu hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Nguyễn Thị Hương Giang
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa của thuật ngữ viết tắt TL Tài liệu SL Số lượng KH & CN Khoa học và công nghệ CSVC Cơ sở vật chất CSDL Cơ sở dữ liệu NCKH Nghiên cứu khoa học CCTC Công cụ tra cứu CBNCGD Cán bộ nghiên cứu giảng dạy CBLĐQL Cán bô lãnh đạo quản lý NCS - HVCH Nghiên cứu sinh – Học viên cao học SP - DV Sản phẩm – Dịch vụ Thư viện Trung tâm Thông tin Thư viện Thư viện Trường Trung tâm Thông tin Thư viện của Trường Đại học Thương Mại. Trường Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc ĐHKHXH&NV, gia Hà Nội. ĐHQGHN. KL Khóa luận
- DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 1.1: Thống kê tài liệu truyền thống của Thư viện Trường tính đến thời điểm tháng 4 năm 2019 .................................................................................................... 17 Bảng 2.1: Nhu cầu về chuyên ngành đào tạo của người dùng tin .............................21 Bảng 2.2. Nhu cầu về loại hình tài liệu của người dùng tin:.....................................24 Bảng 2.3: Mức độ sử dụng tài liệu bằng các ngôn ngữ khác nhau: ..........................27 Bảng 2.4. Mức độ tuần suất lên Thư viện của bạn đọc .............................................30 Bảng 2.5: Nguồn khai thác, thu thập thông tin tại Thư viện .....................................32 Bảng 2.6: Mục đích sử dụng tài liệu của Thư viện đối với người dùng tin ..............35 Bảng 2.7:Các sản phẩm thông tin sử dụng tại Thư viện ...........................................37 Bảng 2.8: Các dịch vụ thông tin sử dụng tại Thư viện .............................................40 Bảng 2.9: Mức độ đáp ứng về nguồn lực thông tin ..................................................43 Bảng 2.10: Mức độ đáp ứng về cơ sở vật chất của Thư viện ....................................46 Bảng 2.11: Mức độ đáp ứng về sản phẩm và dịch vụ Thư viện ...............................48 Bảng 2.12: Mức độ đáp ứng về thời gian phục vụ của Thư viện ..............................50
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Nhu cầu về chuyên ngành đào tạo của người dùng tin ..........................22 Biểu đồ 2.2: Nhu cầu về loại hình tài liệu của người dùng tin. ................................25 Biểu đồ 2.3: Mức độ sử dụng tài liệu bằng các ngôn ngữ khác nhau .......................27 Biểu đồ 2.5: Nguồn khai thác, thu thập thông tin tại Thư viện .................................33 Biếu đồ 2.6: Mục đích sử dụng tài liệu của Thư viện đối với người dùng tin ..........36 Biểu đồ 2.7: Các sản phẩm thông tin sử dụng tại Thư viện ......................................38 Biểu đồ 2.8: Các dịch vụ thông tin sử dụng tại Thư viện .........................................40 Biểu đồ 2.9: Mức độ đáp ứng về nguồn lực thông tin ..............................................44 Biểu đồ 2.10: Mức độ đáp ứng về cơ sở vật chất của Thư viện ...............................46 Biểu đồ 2.11: Mức độ đáp ứng về sản phẩm và dịch vụ Thư viện ...........................48 Biểu đồ 2.12: Mức độ đáp ứng về thời gian phục vụ của Thư viện..........................51
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHU CẦU TIN, KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU TIN VÀ KHÁI QUÁT VỀ THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI..........................................................................................................7 1.1.Những vấn đề lý luận .......................................................................................7 1.1.1. Khái niệm ...................................................................................................7 1.1.2. Tính chất của nhu cầu tin .........................................................................8 1.1.3. Yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin ..9 1.2. Khái quát về Trường Đại học Thương Mại và Thư viện Trường Đại học Thương Mại Hà Nội .............................................................................................12 1.2.1. Sơ lược và nét về Trường Đại học Thương Mại ....................................12 1.2.1.1. Lịch sử hình thành phát triển ............................................................12 1.2.1.2. Cơ cấu tổ chức ...................................................................................13 1.2.2. Giới thiệu về Thư viện Trường Đại học Thương Mại Hà Nội..............13 1.2.2.1. Chức năng và nhiệm vụ ......................................................................13 1.2.2.2. Nhân lực thư viện và cơ cấu tổ chức .................................................14 1.2.2.3. Cơ sở vật chất ....................................................................................15 1.2.2.4. Nguồn lực thông tin ...........................................................................16 1.2.2.5. Người dùng tin ...................................................................................17 1.3. Vai trò của nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin của Thư viện Trường Đại học Thương Mại .............................................................19 1.3.1. Nâng cao hoạt động Thư viện.................................................................19 1.3.2. Đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trường.........19 Tiểu kết .....................................................................................................................20 Chương 2. THỰC TRẠNG NHU CẦU TIN VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU TIN CỦA THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI..................21 2.1. Thực trạng nhu cầu tin tại Thư viện Trường Đại học Thương Mại ........21 2.1.1. Nội dung nhu cầu tin ..............................................................................21 2.1.1.1. Nội dung tài liệu.................................................................................21
- 2.1.1.2. Loại hình tài liệu ................................................................................24 2.1.1.3. Ngôn ngữ tài liệu................................................................................27 2.1.2. Tập quán sử dụng thông tin của người dùng tin ...................................29 2.1.2.1. Tần suất lên thư viện ..........................................................................30 2.1.2.2. Nguồn khai thác Thông tin tại Thư viện ............................................32 2.1.2.3. Mục đích lên Thư viện ........................................................................35 2.1.2.4. Sản phẩm Thông tin Thư viện ............................................................37 2.2. Khả năng đáp ứng nhu cầu tin cho người dùng tin tại Thư viện Trường Đại học Thương Mại ............................................................................................42 2.2.1. Mức độ đáp ứng về nguồn lực thông tin ................................................43 2.2.2. Khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất, trang thiết bị ...............................45 2.2.3. Mức độ đáp ứng về sản phẩm và dịch vụ thư viện ................................47 2.2.4. Mức độ đáp ứng về thời gian phục vụ ....................................................50 2.3. Nhận xét chung về nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin của Thư viện Trường Đại học Thương Mại .....................................................................52 2.3.1. Điểm mạnh...............................................................................................52 2.4.2. Điểm yếu ..................................................................................................54 2.4.3. Nguyên nhân ...........................................................................................55 Tiểu kết .....................................................................................................................56 Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHU CẦU TIN TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ..................................................................57 3.1. Nhóm giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu tin ........................57 3.1.1. Nâng cao hiệu quả phục vụ nhu cầu tin ................................................57 3.1.2. Phát triển nguồn lực thông tin đảm bảo về số lượng và chất lượng ....58 3.1.2.1. Lựa chọn nguồn phát triển nguồn lực thông tin đáng tin cậy ...........58 3.1.2.2. Thanh lý tài liệu lỗi thời .....................................................................60 3.1.2.3. Đa dạng hóa nguồn lực thông tin ......................................................61 3.1.2.4. Phát triển các nguồn học liệu mở phục vụ đào tạo chuyên ngành ....61 3.1.2.5. Tăng cường số hóa tài liệu ................................................................64 3.1.3. Phát triển và nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ Thông tin- Thư viện .............................................................................................................64 3.1.4. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin thư viện ..............................................................................................................66
- 3.1.5. Nâng cao năng lực trình độ của nhân lực Thư viện .............................67 3.1.6. Tăng cường CSVC, trang thiết bị cho hoạt động Thông tin Thư viện .69 3.2. Nhóm giải pháp kích thích nhu cầu tin phát triển.....................................70 3.2.1. Đào tạo người dùng tin ...........................................................................70 3.2.1.1. Xây dựng chiến lược đào tạo người dùng tin ....................................70 3.2.1.2.Tổ chức chương trình năng lực thông tin dành cho sinh viên ............72 3.2.1.3.Tổ chức chương trình năng lực thông tin dành cho cán bộ và giảng viên ..................................................................................................................75 3.2.2. Tăng cường maketing sản phẩm và dịch vụ Thông tin Thư viện .........78 3.2.2.1. Xây dựng chiến lược marketing sản phẩm và dịch vụ Thư viện ........78 3.2.2.2. Tổ chức các hình thức quảng bá sản phẩm và dịch vụ Thư viện .......78 3.2.3. Đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và đánh giá .........................79 3.2.4. Nâng cao tích cực học tập của sinh viên ................................................80 Tiểu kết .....................................................................................................................81 KẾT LUẬN ..............................................................................................................82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................83 PHỤ LỤC
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong vài thập kỷ gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của KH &CN đã làm biến đổi sâu sắc mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Việc áp dụng công nghệ thông tin và viễn thông đã tạo ra một không gian thông tin mới, thông tin trở thành nguồn lực tạo nên thế mạnh cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Để thực hiện được vai trò nền tảng của thông tin trong nền kinh tế tri thức, thư viện chính là kênh cung cấp thông tin hữu hiệu và đáng tin cậy nhất. Sự nghiệp công nghệ Thông tin - Thư viện trên thế giới và sự nghiệp Thông tin - Thư viện Việt Nam đang có những chuyển biến mạnh mẽ nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu tri thức và thông tin trong xã hội. Thư viện là một thiết chế văn hóa xã hội ra đời được ví như cầu nối giữa nguồn tri thức vô tận với bạn đọc, giúp bạn đọc tiếp cận các nguồn thông tin đáng tin cậy và sử dụng có hiệu quả trong giải quyết vấn đề, ra quyết định quản lý. Trong dây chuyền thông tin tư liệu của một thư viện hoặc cơ quan thông tin, hoạt động nghiên cứu về nhu cầu tin của người dùng tin là hoạt động cốt lõi không thể thiếu và luôn được ban lãnh đạo quan tâm. Thật vậy từ kết quả của quá trình nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng tin, các cơ quan Thông tin Thư viện sẽ có cơ sở đề ra phương hướng triển khai các kế hoạch, hoạt động cụ thể phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao và với nhu cầu của người dùng tin. Trường Đại học Thương Mại là một cơ sở đào tạo có truyền thống và có uy tín lâu đời góp phần không nhỏ vào sự nghiệp giáo dục đào tạo của cả nước. Với thế mạnh đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực (bao gồm các chuyên ngành: Quản lý kinh tế, Thương mại, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Quản trị du lịch lữ hành) và với kinh nghiệm lâu dài, Trường đã đào tạo ra nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Để đạt được những thành tựu như hiện tại, mỗi một bộ phận, một cá nhân đều có vị trí nhất định trong bộ máy tổ chức của nhà trường, Thư viện là một bộ phận không thể thiếu trong thành công của nhà trường. Từ một đơn vị còn non trẻ khi mới thành lập, cùng với sự quan tâm của ban lãnh đạo nhà trường và các phòng ban chức năng, hoạt động của Thư viện ngày càng nâng tầm, được ví như giảng đường thứ hai của bạn đọc. Nhằm đáp ứng 1
- tốt hơn nhu cầu của người dùng tin, hoạt động nghiên cứu nhu cầu tin luôn được mỗi cán bộ, viên chức Thư viện coi là nền tảng trong dây chuyền thông tin tư liệu. Mặt khác, người dùng tin tại Thư viện Trường rất đa dạng phong phú về chuyên môn, trình độ, lứa tuổi,...do đó cũng rất đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy, học tập, giải trí. Người dùng tin rất quan tâm đến khả năng đáp ứng nhu cầu tin của Thư viện Trường, khi nhu cầu được đáp ứng sẽ kích thích sự ra đời của các nhu cầu mới và tạo ra sự giao lưu của thông tin, tri thức. Tuy nhiên trong thực tế, khả năng đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin tại Thư viện Trường Đại học Thương Mại còn nhiều hạn chế nhất định về tài chính, cơ sở vật chất, nguồn lực thông tin, nhân lực. Nhằm nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin tại Thư viện Trường Đại học Thương Mại. Vì vậy tôi chọn đề tài “Nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin của Thư viện Trường Đại học Thương Mại” làm đề tài khóa luận. 2. Lịch sử nghiên cứu Nhận thức được vai trò của người dùng tin trong hoạt động Thông tin – Thư viện, trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu như: Khóa luận, luận văn, luận án chuyên ngành Thông tin Thư viện nghiên cứu về chủ đề này. Những đề tài đã được các tác giả nghiên cứu về nhu cầu tin của các nhóm người dùng tin tại một hoặc một số cơ quan Thông tin Thư viện trong khoảng thời gian nhất định. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Nguyễn Thị Chung (2009), Nghiên cứu nhu cầu tin khoa học và Công nghệ tại Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc Gia, Luận văn Thạc sỹ Khoa học thư viện, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGH. Nguyễn Thị Hồng Nhung (2006), Nghiên cứu nhu cầu tin của các doanh nhân trẻ tại Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Doanh nghiệp trẻ Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Khoa học Thư viện, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Đào Thị Thanh Xuân (2007), Nghiên cứu nhu cầu tin và đảm bảo thông tin tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong giai đoạn đổi mới”, Luận văn Thạc sỹ Khoa học Thư viện, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. 2
- Trần Thị Huệ (2013), Nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng tin tại Thư viện trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng, Luận văn Thạc sỹ Khoa học Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội. Các bài viết đăng tạp chí khoa học của các tác giả cũng nghiên cứu, tìm hiểu về nhu cầu tin của các đối tượng người dùng tin cụ thể tại một hoặc một số Thư viện có cùng chức năng nhiệm vụ. Một số công trình cụ thể như: Trần Thị Minh Nguyệt (2010), “Phát triển nhu cầu thông tin trong các Thư viện công cộng, Thư viện Việt Nam. Nguyễn Thị Kim Dung (2013), Nghiên cứu nhu cầu thông tin của sinh viên Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, Thư viện Việt Nam. Các đề tài nghiên cứu về Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Thương Mại bao gồm: Nguyễn Thị Quế (2009), Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác mô tả nội dung tài liệu tại Thư viện Trường Đại học Thương mại, Khóa luận tốt nghiệp ngành Khoa học Thư viện, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Trần Thu Hiền (2013), Công tác tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin thư viện Trường Đại học Thương mại Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp ngành Khoa học Thư viện, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Hoàng Thị Bích Thủy (2015), Phát triển văn hóa đọc cho sinh viên của Trường Đại học Thương Mại Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Thông tin - Thư viện, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN. Trần Thị Nga (2015), Hoạt động phục vụ người dùng tin tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Thương Mại Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Thông tin - Thư viện, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại chưa có đề tài nào đề cập đến nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin của Thư viện Trường Đại học Thương Mại. Chính vì vậy, đây là một đề tài hoàn toàn mới và không hề trùng lặp với những đề tài đã có. 3
- 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Nhu cầu tin của các nhóm người đọc: CBLĐQL, CBNCGD, NCS- HVCH và sinh viên tại Trường Đại học Thương Mại. Khả năng đáp ứng nhu cầu tin của Thư viện Trường Đại học Thương Mại về các mặt: Nguồn lực thông tin, CSVC, SP-DV Thư viện, tổ chức phục vụ bạn đọc. * Phạm vi nghiên cứu: Không gian: Thư viện của Trường Đại học Thương Mại Thời gian: Từ 2018 đến tháng 4/2019 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích: Nghiên cứu thực trạng nhu cầu tin của các đối tượng người dùng tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin của Thư viện Trường Đại học Thương Mại, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng và phát triển nhu cầu tin cho người dùng tin tại Thư viện Trường Đại học Thương Mại. * Nhiệm vụ: Nghiên cứu những vấn đề lý luận về nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin; Thực trạng nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin tại Thư viện Trường Đại học Thương Mại; Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin tại Thư viện Trường Đại học Thương Mại. 5. Giả thuyết nghiên cứu Nhu cầu tin của người dùng tin tại Thư viện Trường Đại học Thương Mại đang phát triển, trong khi đó hoạt động thông tin Thư viện Trường Đại học Thương Mại hiện nay còn nhiều hạn chế trong việc đáp ứng được nhu cầu tin của người dùng tin. Vì vậy, tác giả cần đề xuất các giải pháp đáp ứng và phát triển nhu cầu tin của người dùng tin tại Thư viện Trường Đại học Thương Mại. 4
- 6. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp luận: Khóa luận được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác Thông tin Thư viện. * Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Quan sát thói quen và nhu cầu sử dụng thư viện Trường của bạn đọc, quan sát sản phẩm dịch vụ và thái độ phục vụ của nhân lực thư viện; Phân tích tổng hợp thông tin từ các nguồn: Tài liệu truyền thống, tài liệu điện tử; Phỏng vấn người dùng tin (phụ lục 3); Điều tra bằng bảng hỏi nhằm tìm hiểu về nhu cầu tin và phản hồi của người dùng tin về hoạt động của Thư viện Trường thể hiện ở mức độ đáp ứng nhu cầu tin của 4 nhóm người dùng tin cụ thể. Tổng số câu hỏi trên phiếu điều tra là 15 câu hỏi, số phiếu phát ra là 500 phiếu, số phiếu thu về hợp lệ là 500 phiếu (đạt tỷ lệ 100%), trong đó: + Nhóm sinh viên: 300 phiếu + Nhóm cán bộ nghiên cứu và giảng dạy: 100 phiếu + Nhóm nghiên cứu sinh, học viên cao học: 50 phiếu + Nhóm lãnh đạo, quản lý: 50 phiếu Thống kê số liệu: Bảng tổng hợp kết quả điều tra (phụ lục 2), số liệu về hoạt động thông tin thư viện của Thư viện Trường Đại học Thương Mại bao gồm: Số liệu về nguồn lực thông tin, cơ sở vật chất, nhân lực thư viện. 7. Đóng góp của khóa luận *Về mặt lý luận: Khóa luận đã làm phong phú thêm lý luận về nhu cầu tin; Khóa luận có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo nghiên cứu về người dùng tin và nhu cầu tin. 5
- *Về mặt ứng dụng: Các giải pháp phát triển và đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin tại Thư viện Trường Đại học Thương Mại được áp dụng vào thực tế để tăng hiệu quả hoạt động của Thư viện. 8. Cấu trúc khóa luận Ngoài lời cảm ơn, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng và biểu đồ, phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3 chương: Chương 1. Những vấn đề chung về nhu cầu tin, khả năng đáp ứng nhu cầu tin và khái quát về Thư viện Trường Đại học Thương Mại. Chương 2. Thực trạng nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin tại Thư viện Trường Đại học Thương Mại. Chương 3. Giải pháp nâng cao nhu cầu tin tại Thư viện Trường Đại học Thương Mại. 6
- Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHU CẦU TIN, KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU TIN VÀ KHÁI QUÁT VỀ THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 1.1.Những vấn đề lý luận 1.1.1. Khái niệm * Người dùng tin Người dùng tin là người sử dụng thông tin để thỏa mãn nhu cầu của mình. Họ chính là người tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ thông tin [14]. Có thể coi người dùng tin là đối tác, là khách hàng của hoạt động Thông tin – Thư viện. Hoạt động thông tin muốn tồn tại và phát triển phải quan tâm tới nhu cầu tin của người dùng tin trong từng thời điểm và địa bàn cụ thể. Theo quan điểm hiện đại người dùng tin được coi là “thượng đế” đối với những người tham gia hoạt động Thông tin – Thư viện. Họ chính là nguồn gốc nảy sinh hoạt động Thông tin – Thư viện, không có người dùng tin không tồn tại hoạt động Thông tin – Thư viện. * Nhu cầu Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người, là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau. Nhu cầu nói chung của con người là đa dạng, phong phú. Mỗi cá nhân khác nhau đều có nhu cầu về vật chất và tinh thần khác nhau. * Nhu cầu tin “Nhu cầu tin là đòi hỏi khách quan của chủ thể (con người, nhóm xã hội) đối với việc tiếp nhận và sử dụng thông tin nhằm duy trì và phát triển hoạt động sống của mình. Khi đòi hỏi về thông tin trở nên cấp thiết thì thì nhu cầu tin xuất hiện” [18] Nhu cầu tin phát triển sẽ kích thích hoạt động của con người đạt hiệu quả cao hơn, đồng thời kích thích các nhu cầu khác phát triển. Vì vậy nhu cầu tin là một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Nhu cầu tin có vai trò quan 7
- trọng, là nguồn gốc của hoạt động Thông tin – Thư viện. Nó xuất phát từ mong muốn, đòi hỏi được thỏa mãn thông tin của con người và chịu sự chi phối của thị giác. Nhu cầu tin của người dùng tin là mục đích để tồn tại và phát triển của bất cứ cơ quan Thông tin – Thư viện. Vì vậy nắm bắt nhu cầu tin là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo triển khai hoạt động Thông tin – Thư viện. * Yêu cầu tin “Yêu cầu tin là một dạng tồn tại cụ thể của nhu cầu tin. Nói cách khác yêu cầu tin là sự cụ thể hóa của nhu cầu tin” [18]. Chẳng hạn như bạn đọc có nhu cầu sử dụng tài liệu về lĩnh vực văn hóa Việt Nam, nhu cầu này được cụ thể hóa thành các yêu cầu tin thông qua việc sử dụng phiếu yêu cầu để được sử dụng các tài liệu cụ thể của các tác giả mà có nội dung về lĩnh vực văn hóa ở Việt Nam. Như vậy nhu cầu tin và yêu cầu tin có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung và hỗ trợ nhằm thỏa mãn nhu cầu của người dùng tin. * Khả năng đáp ứng nhu cầu tin Qua quá trình tìm hiểu nghiên cứu các tài liệu tham khảo và trích dẫn về nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin tại các cơ quan thông tin thư viện, tác giả nhận thấy phần lớn các nghiên cứu đề cập đến một số khải niệm liên quan như: Nhu cầu, nhu cầu tin, yêu cầu tin, người dùng tin. Tuy nhiên, tác giả chưa thấy các nghiên cứu đề cập cụ thể đến khái niệm “khả năng đáp ứng nhu cầu tin”. Theo quan điểm của tác giả, khả năng đáp ứng nhu cầu tin là điều kiện, phương thức thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng tin. Các điều kiện phương thức góp phần thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng tin như: Nguồn lực thông tin, sản phẩm dịch vụ thông tin, cơ sở vật chất, nhân lực Thư viện, cách thức tổ chức phục vụ. 1.1.2. Tính chất của nhu cầu tin Tính xã hội: Nhu cầu tin xuất hiện và phát triển dưới ảnh hưởng của các nhân tố xã hội như: Môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, trình độ của lực lượng sản xuất,... 8
- Tính bền vững: Nhu cầu tin khi được hình thành sẽ tồn tại trong những điều kiện nhất định và trong khoảng thời gian nhất định. Nhu cầu tin gắn liền với những yếu tố cố định liên quan trực tiếp đến mỗi cá nhân người dùng tin như: Nghề nghiệp, lĩnh vực hoạt động/nghiên cứu, sở thích. Tính cơ động: Nhu cầu tin nếu được thoả mãn đầy đủ thì sẽ phát triển, sâu rộng hơn về nội dung và đòi hỏi phương thức thoả mãn cao hơn. Nếu không được thoả mãn trong thời gian dài, thường xuyên và liên tục cường độ nhu cầu tin giảm dần, nhu cầu tin sẽ thoái hoá đần và có thể bị triệt tiêu. 1.1.3. Yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin Yếu tố chủ quan * Trình độ văn hóa, trình độ học vấn: Trình độ văn hóa có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống tinh thần của con người. Nhu cầu tin là một loại nhu cầu tinh thần nên bị chi phối bởi trình độ văn hóa của con người. Trình độ học vấn không chỉ ảnh hưởng đến nội dung nhu cầu tin, phương thức tìm kiếm thông tin, các hình thức sử dụng thông tin của người dùng tin mà còn ảnh hưởng đến cách thức tổ chức và phục vụ thông tin của cơ quan thông tin. Người dùng tin có trình độ học vấn cao thường sử dụng các phương tiện tìm kiếm thông tin hiện đại, sử dụng được nhiều nguồn khai thác thông tin khác nhau, do đó thông tin họ tìm được cũng phong phú, đa dạng và có chất lượng cao hơn. Những người có khả năng sử dụng tốt ngoại ngữ thì cơ hội tiếp cận với nguồn Thông tin – tài liệu nước ngoài cũng như cơ hội sử dụng các trang web nước ngoài để thu thập thông tin của họ sẽ nhiều hơn. * Nhân cách: Bên cạnh trình độ học vấn, nhân cách cũng là một trong những yếu tố tác động đến nhu cầu tin của con người. Nhân cách là toàn bộ những đặc điểm, phẩm chất tâm lý của cá nhân, quy định hành vi xã hội và giá trị xã hội của họ. Nhu cầu là một bộ phận cấu thành xu hướng – một thuộc tính quan trọng của nhân cách con người. Nhân cách tồn tại và phát triển trong hoạt động. Nhân cách càng phát triển, dẫn đến hoạt động càng phong phú, nhu cầu tin sẽ ngày càng cao, càng nhạy cảm. 9
- * Giới tính: Đặc điểm giới tính cũng ảnh hướng tới suy nghĩ, tính cách, nhận thức và thỏa mãn nhu cầu tin của mỗi người. Ví dụ ở nữ đa phần sẽ tìm hiểu về các lĩnh vực thời trang, làm đẹp, gia đình, hay văn thơ (phái đẹp, phái yếu )…còn ở nam đa phần sẽ tìm hiểu về kĩ thuật - công nghệ (phái mạnh)… Vì vậy giới tính là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tin, nhu cầu tin ở mỗi giới sẽ khác nhau nhằm thỏa mãn yêu cầu của mình. * Lứa tuổi: Mỗi giai đoạn lứa tuổi trong cuộc đời con người có những đặc điểm tâm lý riêng do hoạt động chủ đạo chi phối. Các đặc điểm của tâm lý lứa tuổi có ảnh hưởng khá rõ rệt tới nội dung và phương thức thoả mãn nhu cầu đọc và nhu cầu tin. Nội dung nhu cầu tin của từng lứa tuổi sẽ khác nhau, mỗi lứa tuổi sẽ nhận thức, hành vi, cuộc sống khác nhau vì vậy nhu cầu tin cũng khác nhau sao cho phù hợp. Ví dụ như thiếu nhi thì tìm đọc các sách đạo đức dạy cách sống, các truyện tranh, cổ tích, lịch sử… phù hợp với các lứa tuổi hồn nhiên của các em, ở tuổi đi làm thì họ sẽ tìm đọc nghiên cứu các tài liệu liên quan cuộc sống xã hội, các tài liệu phục vụ công việc, ngành nghề của mình. * Nghề nghiệp: Nghề nghiệp khác nhau để lại những dấu ấn khác nhau trong nội dung nhu cầu tin và tập quán sử dụng thông tin của mỗi người. Hoạt động nghề nghiệp thường đòi hỏi ở mỗi người tri thức và kinh nghiệm nhất định. Yếu tố khách quan Môi trường sống là môi trường bao quanh con người, bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. * Môi trường tự nhiên: Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn tới đời sống của con người. Những vùng đất khác nhau thường để lại những dấu ấn khác nhau trong tính cách, lối sống, phong tục tập quán và xu hướng hoạt động của con người sinh sống tại đó. Để duy trì sự sống, con người luôn có ý thức hoà nhập với thiên nhiên. *Môi trường xã hội: 10
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương Khóa luận Tốt nghiệp Đại học: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang Angimex
71 p |
710 |
71
-
Khóa luận tốt nghiệp Khoa học môi trường: Đánh giá nhận thức của sinh viên trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm
56 p |
136 |
17
-
Khoá luận tốt nghiệp Khoa học môi trường: Nghiên cứu hiện trạng sử dụng chất thải nhựa trong sinh hoạt và đề xuất biện pháp giảm thiểu tại thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
64 p |
49 |
17
-
Khoá luận tốt nghiệp Khoa học thư viện: Nghiên cứu hoạt động marketing sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại Thư viện Hà Nội
101 p |
31 |
16
-
Khoá luận tốt nghiệp Khoa học môi trường: Biến động mực nước và chất lượng nước ngầm tại Xuân Mai – Chương Mỹ - Hà Nội
90 p |
35 |
16
-
Khoá luận tốt nghiệp Khoa học môi trường: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa tại bãi biển Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
69 p |
86 |
16
-
Khoá luận tốt nghiệp Khoa học thư viện: Thực trạng văn hóa đọc của sinh viên tại Thư viện Học viện Cảnh sát nhân dân
116 p |
47 |
15
-
Khoá luận tốt nghiệp Khoa học cây trồng: Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống Lạc trong vụ Thu đông năm 2019 tại thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội
70 p |
35 |
14
-
Khóa luận tốt nghiệp Khoa học môi trường: Phân tích vai trò mô hình canh tác tôm – rừng ngập mặn phục vụ quy hoạch chiến lược hướng đến phát triển bền vững ở huyện Duyên Hải – Trà Vinh
110 p |
90 |
14
-
Khoá luận tốt nghiệp Khoa học thư viện: Phát triển sản phẩm và dịch vụ Thông tin - Thư viện tại Thư viện tỉnh Yên Bái
104 p |
36 |
12
-
Khoá luận tốt nghiệp Khoa học thư viện: Ứng dụng tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho trang web thư viện trường Đại học Nội vụ Hà Nội
101 p |
51 |
12
-
Khoá luận tốt nghiệp Khoa học thư viện: Phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại Trung tâm Lưu trữ và Thư viện Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội
109 p |
37 |
11
-
Khoá luận tốt nghiệp Khoa học thư viện: Quản lý hoạt động thư viện tại viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
83 p |
25 |
10
-
Khoá luận tốt nghiệp Khoa học thư viện: Xây dựng kho sách địa chí của Thư viện Tỉnh Nghệ An
96 p |
19 |
9
-
Khoá luận tốt nghiệp Khoa học thư viện: Tìm hiểu công tác phát triển nguồn tin tại Trung tâm học liệu trường Đại học Điện lực Hà Nội
83 p |
20 |
9
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Y đa khoa: So sánh kết quả tiên lượng của thang điểm ASA và OBCMI trong khám trước phẫu thuật thủ thuật cho sản phụ sinh tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2021
90 p |
14 |
4
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Dược học: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở người bệnh loạn dưỡng cơ vùng đai chi tại khoa Cơ xương khớp Bệnh viện E và Bạch Mai
50 p |
10 |
4
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)