intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp Khoa học thư viện: Ứng dụng tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho trang web thư viện trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:101

30
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của khoá luận "Ứng dụng tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho trang web thư viện trường Đại học Nội vụ Hà Nội" nhằm tìm hiểu thực trạng hoạt động tối ưu công cụ tìm kiếm tại trang web TV trường ĐHNVHN, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng tối ưu hoá công cụ tìm kiếm cho trang web thư viện, nhằm đáp ứng tốt hơn NCT của NDT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Khoa học thư viện: Ứng dụng tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho trang web thư viện trường Đại học Nội vụ Hà Nội

  1. BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI *********** KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ………… ỨNG DỤNG TỐI ƯU HOÁ CÔNG CỤ TÌM KIẾM (SEO) CHO TRANG WEB THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI Khoá luận tốt nghiệp ngành : KHOA HỌC THƯ VIỆN Người hướng dẫn : THS. PHẠM QUANG QUYỀN Sinh viên thực hiện : TRẦN TIẾN KHANG Mã số SV : 1505KHTA021 Khoá : 2015-2019 Lớp : 1505KHTA HÀ NỘI - 2019
  2. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu về đề tài “Ứng dụng tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho trang web thư viện trường Đại học Nội vụ Hà Nội”, tôi sẽ không thể hoàn thành bài nghiên cứu này nếu thiếu sự hướng dẫn, giúp đỡ từ những người đã quan tâm, động viên tôi. Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ths. Phạm Quang Quyền – Giảng viên hướng dẫn đề tài khoá luận tốt nghiệp đã luôn dành nhiều thời gian, công sức để tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này. Những đánh giá, gợi ý về hướng giải quyết của thầy thực sự là những bài học quý giá đối với tôi không chỉ trong quá trình nghiên cứu mà cả trong thời gian làm việc sau này. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến quý bạn bè, gia đình, người thân đã luôn ở bên cạnh động viên, giúp đỡ, khích lệ để tôi có thể hoàn thành bài khoá luận tốt nghiệp này. Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu nhưng trong đề tài khoá luận tốt nghiệp “Ứng dụng tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho trang web thư viện trường Đại học Nội vụ Hà Nội” này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong quý thầy cô, các chuyên gia, những người quan tâm đến đề tài thông cảm và tiếp tục có những chỉ dẫn, đóng góp để đề tài này được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Trần Tiến Khang
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Ths. Phạm Quang Quyền. Các số liệu sử dụng phân tích trong bài nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu có nguồn gốc rõ ràng, do tôi tự tìm hiểu phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của website thư viện trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Ngoài ra, tất cả những tham khảo đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc đầy đủ. Các kết quả này chưa từng được công bố trong nghiên cứu nào khác. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung nghiên cứu của mình.
  4. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CNTT Công nghệ thông tin CSDL Cơ sở dữ liệu ĐHNVHN Đại học Nội vụ Hà Nội HTML HyperText Markup Language NCT Nhu cầu tin NDT Người dùng tin SE Search Engine SEO Search Engine Optimization SEOer Những người làm về SEO SERP Trang kết quả tìm kiếm TNGDM Tài nguyên giáo dục mở TT-TV Thông tin - Thư viện TTTT-TV Trung tâm Thông tin- Thư viện TV Thư viện URL Đường dẫn trang web WWW World Wide Web
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình Trang Hình 1.1: Tổng quan cách thức làm việc của bộ máy tìm kiếm 8 Hình 1.2: Biểu đồ thị phần SE market (theo công cụ 9 searchenginewatch.com) Hình 1.3: Sơ đồ cấu trúc website tốt cho SEO ((unica.vn/hoc- 13 seo-len-top-cung-chuyen-gia) Hình 1.4: Cách tối ưu tên và kích thước cho ảnh (unica.vn/hoc- 16 seo-len-top-cung-chuyen-gia) Hình 1.5: Tối ưu thuộc tính Alt ảnh và Title ảnh (unica.vn/hoc- 17 seo-len-top-cung-chuyen-gia) Hình 1.6: Nghiên cứu chỉ ra lợi ích của việc External link 21 (www.rebootonline.com/blog/long-term-outgoing-link- experiment/) Hình 1.7: Ví dụ về tạo link nội bộ và SEO từ khoá lên TOP 24 (unica.vn/hoc-seo-len-top-cung-chuyen-gia) Hình 2.1: Giao diện website thư viện ĐHNVHN 41 Hình 2.2: Danh mục tin tức cần được điều chỉnh 43 Hình 2.3: Cấu trúc tối ưu thẻ tiêu đề (unica.vn/hoc-seo-len-top- 44 cung-chuyen-gia) Hình 2.4: Tiêu đề website TV điện tử trường ĐHNVHN 44 Hình 2.5: Tổng quan thông tin về từ khoá “Thư viện điện tử” 45 (theo công cụ SEMrush.com) Hình 2.6: Thông báo về tiêu đề vượt quá ký tự tối ưu (theo 45 công cụ seoquake) Hình 2.7: Cấu trúc tối ưu thẻ Meta Description (unica.vn/hoc- 47
  6. seo-len-top-cung-chuyen-gia) Hình 2.8: Nội dung thẻ mô tả của website thư viện ĐHNVHN 48 Hình 2.9: Địa chỉ URL chưa được tối ưu 49 Hình 2.10: Ví dụ địa chỉ URL đã được tối ưu 50 Hình 2.11: Nội dung các chủ đề của trang web thư viện số 51 ĐHNV Hình 2.12: Ví dụ về hình ảnh đã được tối ưu thuộc tính Alt và 53 Title Hình 2.13: Phân cấp thông tin trong trang web và bài viết tại 54 website TV ĐHNVHN Hình 2.14: Liên kết nội bộ website TV ĐHNVHN 56 Hình 2.15: Thực trạng các liên kết văn bản tại website TV 56 Hình 2.16: Ví dụ về Anchor text 57 Hình 2.17: Các thuộc tính nhấn mạnh được sử dụng trong trang 59 chủ và thông tin về tài liệu của TV ĐHNVHN Hình 2.18: Ví dụ về việc sử dụng các thuộc tính nhấn mạnh 60 Hình 2.19: Tốc độ tải của trang chủ website TV và TV số 62 ĐHNVHN (theo công cụ Gtmetrix: https://gtmetrix.com/reports/113.190.240.60/W0jG87FZ) Hình 2.20: Liên kết backlink trỏ đến website TV ĐHNVHN 65 (theo ahrefs.com) Hình 3.1: Chỉ dẫn môn học Marketing tại trường đại học RMIT 76 (https://www.rmit.edu.au/library) Hình 3.2: Chỉ dẫn môn học Marketing tại trường đại học RMIT 77 (http://rmit.libguides.com/marketing) Hình 3.3: Hướng dẫn đăng ký tài khoản Google Analytics 82 Hình 3.4: Hướng dẫn cách cài Google Analytics trên website 82
  7. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………………………... 1 1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………………... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề………………………………………………………… 2 3. Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………………………. 4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………………………… 4 5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu…………………………………………………… 5 6. Giả thuyết nghiên cứu…………………………………………………………....... 5 7. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………….. 5 8. Kết cấu khoá luận………………………………………………………………….. 6 PHẦN NỘI DUNG…………………………………………………………………... 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỐI ƯU HOÁ CÔNG CỤ TÌM KIẾM VÀ KHÁI QUÁT VỀ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI………………………………………..................................................... 7 1.1 Một số khái niệm cơ bản……………………………………………………… 7 1.1.1 Khái niệm công cụ tìm kiếm (Search Engine - SE)………………………….. 7 1.1.3 Khái niệm tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO)………………………………. 10 1.2 Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO)………………………………………………………………………………… 12 1.2.1 Tối ưu hoá bên trong website (SEO On-page)………………………………. 12 1.2.2 Tối ưu hoá bên ngoài website (SEO Off-page)………………………………. 24 1.2.3 Những công cụ cần thiết cho việc quản trị website…………………………. 27 1.2.4 Quy trình định từ khoá………………………………………………………….. 28 1.3 Khái quát về trung tâm Thông tin – Thư viện trường Đại học Nội vụ Hà Nội và tối ưu hoá công cụ tìm kiếm trong hoạt động TT-TV…………………………….. 30
  8. 1.3.1 Giới thiệu về Trung tâm Thông tin –Thư viện trường Đại học Nội vụ Hà Nội………………………………………………………………………………………………. 31 1.3.2. Giới thiệu về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động thông tin – thư viện tại trường ĐHNVHN………………………………………….. 35 1.3.3 Vai trò của tối ưu hoá công cụ tìm kiếm trong hoạt động của TTTT-TV Trường Đại học Nội vụ Hà Nội…………………………………………………………….. 36 Chương 2 HOẠT ĐỘNG TỐI ƯU HOÁ CÔNG CỤ TÌM KIẾM TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI…………………………………………………………………………………… 40 2.1 Tối ưu hoá bên trong website (SEO On-page) của thư viện Trường Đại học Nội vụ Hà Nội………………………………………………………………………... 40 2.1.1 Kiến trúc website………………………………………………………………… 40 2.1.2 Các yếu tố tối ưu website……………………………………………………….. 43 2.1.3 Những điều cần thiết khác……………………………………………………… 61 2.2 Tối ưu hoá bên ngoài website (SEO Off-page) của thư viện Trường Đại học Nội vụ Hà Nội………………………………………………………………………... 63 2.2.1 Xây dựng liên kết (Link Building)……………………………………………... 63 2.2.2 Mạng xã hội………………………………………………………………………. 67 Chương 3 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG TỐI ƯU HOÁ CÔNG CỤ TÌM KIẾM TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI……………………………….. 69 3.1 Nhóm giải pháp tổ chức………………………………………………………. 69 3.1.1 Nâng cao hiệu quả quản trị website thư viện………………………………… 69 3.1.2 Nâng cao năng lực nhân lực quản lý và nhân lực phụ trách hoạt động SEO……………………………………………………………………………………………... 70 3.1.3 Tăng cường đầu tư cho hoạt động SEO trong thư viện…………………….. 71 3.2 Nhóm giải pháp kỹ thuật nâng cao chất lượng hiệu quả công cụ tìm kiếm cho website thư viện……………………………………………………………………… 72 3.2.1 Giải pháp tối ưu hoá bên trong website thư viện……………………………. 72 3.2.2 Giải pháp tối ưu hoá bên ngoài website thư viện…………………………… 79
  9. 3.2.3 Các giải pháp kỹ thuật khác……………………………………………………. 80 3.3 Nhóm giải pháp chiến lược phát triển thư viện trên nền tảng SEO…………… 82 3.3.1 Xây dựng cổng thông tin điện tử………………………………………………. 83 3.3.2 Phát triển nguồn tài liệu số…………………………………………………….. 83 3.3.3 Tăng cường hoạt động truyền thông………………………………………….. 84 PHẦN KẾT LUẬN…………………………………………………………………... 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  10. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, người tìm tin có thể sử dụng các công cụ khác nhau để tìm tin trên Internet như công cụ tìm kiếm (SE), danh bạ web (Web Directory), cơ sở dữ liệu chuyên dụng (Specialized Database)… trong đó công cụ tìm kiếm được xem là thông dụng nhất. Kết quả các công trình nghiên cứu gần đây cho thấy phần lớn người sử dụng các công cụ tìm kiếm trên Internet thường chỉ nhấp chuột vào những kết quả đầu tiên (khoảng 5 kết quả) và xem không quá 3 trang kết quả đầu tiên của các công cụ tìm kiếm (SE Result Pages - SERP) [15]. Vì vậy, nếu muốn trang web của mình được nhiều người sử dụng truy cập thì các tổ chức có trang web phải bảo đảm sao cho thông tin về nội dung trang web của mình xuất hiện trên những trang kết quả đầu tiên của các công cụ tìm kiếm. Đến nay, công cụ tìm kiếm đã trở thành nguồn tìm tin thông dụng nhất đối với nhiều người dùng tin của thư viện. Tuy nhiên, nhiều người dùng tin thường sử dụng các công cụ tìm kiếm thay vì sử dụng một trang web TV nào đó khi bắt đầu tìm kiếm thông tin trên Internet. Đã có một báo cáo số liệu của OCLC (Online Computer Library Center – Trung tâm thư viện máy tính trực tuyến) cho thấy khi cần tìm tin trên web thì có đến 89% sinh viên bắt đầu bằng việc sử dụng công cụ tìm kiếm trong khi chỉ có gần 02% bắt đầu với một trang web TV [9]. Trong nhiều trường hợp, mặc dù các trang web TV có thể cung cấp nhiều nguồn thông tin thích hợp hơn nhưng người dùng tin vẫn ưu tiên lựa chọn các công cụ tìm kiếm do ưu thế của các công cụ tìm kiếm so với trang web TV như tìm tin nhanh, dễ dàng sử dụng, tiện lợi... [9]. Trên thực tế, con người có thể tìm kiếm các thông tin ở bất cứ đâu, bất cứ nơi nào để thỏa mãn cho những nhu cầu riêng của mình. Nhưng với sinh viên trong các trường đại học nhu cầu sử dụng thông tin để phục vụ cho quá trình học tập, nghiên cứu khoa học của họ luôn cần phải đảm bảo về chất lượng 1
  11. nguồn tin, đầy đủ về chủng loại thì hoạt động nghiên cứu khoa học mới thành công, quá trình học tập mới đạt kết quả cao. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để quảng bá rộng rãi các nguồn thông tin có chất lượng cao của các TV đến những người dùng tin nói chung và sinh viên trong các trường đại học nói riêng vốn có thói quen sử dụng công cụ tìm kiếm để bắt đầu một cuộc tìm tin bất kỳ trên web? Do vậy để giải quyết vấn đề trên thì các TV cần phải có nguồn tài liệu phong phú đa dạng, hệ thống nội dung chất lượng và phương pháp quản lý của người quản trị phải thực sự hiệu quả. Để thu hút người dùng tin truy cập trang web, các TV cần sử dụng SEO để tăng cường khả năng tìm thấy các nguồn thông tin và các dịch vụ của TV trên trang kết quả của các công cụ tìm kiếm. Nhờ đó, người dùng tin có thể dễ dàng, nhanh chóng xác định và truy cập các nguồn thông tin cũng như các sản phẩm, dịch vụ thích hợp được cung cấp trên website TV. Điều này không chỉ đem lại lợi ích cho NDT mà còn đem lại nhiều lợi ích cho TV như giúp TV quảng bá một cách hiệu quả các nguồn thông tin và sản phẩm/ dịch vụ thông tin của mình, từ đó tăng hiệu quả chi phí, giảm chi phí quản lý, v.v… Từ những lý do nêu trên, tôi đã chọn đề tài “Ứng dụng tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho trang web thư viện trường Đại học Nội vụ Hà Nội” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp, chuyên ngành TT-TV của mình với mong muốn nghiên cứu này của tôi có khả năng ứng dụng vào thực tế, nâng cao hiệu quả hoạt động tìm kiếm và phổ biến thông tin tại Trung tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học Nội vụ Hà Nội, đáp ứng tốt hơn NCT của NDT tại TV. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Những ý tưởng về SEO đã được hình thành manh nha từ những năm 1998 khi hai người đồng sáng lập ra Google là Sergey Brin và Lawrence Page đã có một bài viết có tựa đề: “The Anatomy of a Large-Scale Hypertextual Web SE” (tạm dịch: Cấu tạo của một công cụ tìm kiếm web siêu văn bản quy mô 2
  12. lớn). SEO tại Việt Nam bắt đầu những nền móng phát triển đầu tiên khoảng vào thời điểm giữa năm 2006 [8]. Sau hơn chục năm, đến nay SEO đã là một khái niệm mà hầu như bất kì một nhà quản trị website nào cũng biết đến và tìm hiểu nó dù ít hay nhiều. Thậm chí, SEO còn được đưa vào hoạt động của công ty như một hướng đi chiến lược với những kế hoạch dài hơn. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Đã có nhiều bài viết cũng như kết quả nghiên cứu về SEO cũng như cụ thể được áp dụng cụ thể trong lĩnh vực Thư viện. Điều này đã khẳng định qua các nghiên cứu của các nhà thư viện học trong các cơ quan TT-TV, Hiệp hội tổ chức về Thư viện như: “Increasing libraries' content findability on the web with SE optimization” (Tăng khả năng tìm kiếm nội dung trên trang web thư viện với tối ưu hóa công cụ tìm kiếm); “Search Engine Optimization of Binghamton University Libraries’ and University Web Pages” [18] (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm trang web của Thư viện Đại học Binghamton); “Search Engine Optimization for the Research Librarian, or How Librarians Can Beat Spammers at their own Game” (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm cho cán bộ thư viện, hay làm thể nào để cán bộ Thư viện có thể loại bỏ những thông tin kém chất lượng (không liên quan đến yêu cầu tin) trong quá trình tìm tin, v.v… Nội dung của các bài viết trên không chỉ chia sẻ kinh nghiệm thực hiện các dự án SEO trang web thư viện đại học, mà còn chỉ ra lợi ích của việc ứng dụng SEO đã mang lại nhiều mặt tích cực cho TV và trường đại học. Tình hình nghiên cứu trong nước Về mặt nghiên cứu, cho đến nay trong nước chưa có nhiều công trình nghiên cứu hay tài liệu viết về SEO (SE Optimization), chỉ có một số ít các đề tài là luận văn, báo cáo về lĩnh vực này như: Luận văn của Lê Tử Long với đề tài: “Tìm hiểu và ứng dụng SEO - SE Optimization vào website Guitarpro.vn” bảo vệ năm 2011 [3]. Luận văn của 3
  13. Nghiêm Xuân Hải với đề tài: “Tìm hiểu xây dựng phần mềm phát triển nội dung và SEO tự động áp dụng với website thương mại điện tử” bảo vệ năm 2015 [1]. Hai đề tài trên đều đi sâu phân tích về cách thức tối ưu và lợi ích của SEO mang lại đối với website thương mại điện tử. Luận văn của Nguyễn Mạnh Hùng với đề tài: “Nghiên cứu và ứng dụng SEO website trường Đại học sư phạm Thái Nguyên” bảo vệ năm 2016 [2], đề cập tới thực trạng và biện pháp tối ưu kết quả tìm kiếm đạt kết quả cao cho website trường Đại học sư phạm Thái Nguyên. Cho đến nay, chỉ có duy nhất bài viết trên Tạp chí chuyên ngành như: Tạp chí Thư viện Việt Nam của TS. Ngô Thanh Thảo với tiêu đề bài viết: “Ứng dụng tối ưu hoá công cụ tìm kiếm cho trang web thư viện” [4]. Nội dung chủ yếu của bài viết trình bày lý do ứng dụng và cách thức SEO trong thư viện cho hiệu quả. Tuy đã có các công trình khoa học cùng nghiên cứu về một chủ đề SEO song mỗi đề tài có phạm vi nghiên cứu khác nhau và cho đến nay chưa có một đề tài nào nghiên cứu tìm hiểu về việc tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho trang web thư viện trường ĐHNVHN. Chính vì vậy, đề tài “Ứng dụng tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho trang web thư viện trường Đại học Nội vụ Hà Nội” là đề tài hoàn toàn mới, không bị trùng lặp với bất cứ đề tài nào. 3. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng hoạt động tối ưu công cụ tìm kiếm tại trang web TV trường ĐHNVHN, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng tối ưu hoá công cụ tìm kiếm cho trang web thư viện, nhằm đáp ứng tốt hơn NCT của NDT. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 1. Hệ thống hóa, khái quát hóa về công cụ tìm kiếm và tối ưu hoá công cụ tìm kiếm. 2. Đánh giá phân tích thực trạng hoạt động tối ưu hoá công cụ tìm kiếm 4
  14. tại TTTT-TV trường ĐHNVHN. 3. Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tối ưu hoá công cụ tìm kiếm tại TTTT-TV trường ĐHNVHN. 5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm cho trang web thư viện trường ĐHNVHN Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: Trung tâm Thông tin - Thư viện trường ĐHNVHN + Thời gian: số liệu được thu thập trong năm 2019 6. Giả thuyết nghiên cứu Hiện nay, hoạt động tối ưu hoá công cụ tìm kiếm cho trang web thư viện đã được thư viện ĐHVNHN quan tâm và áp dụng các phương pháp kỹ thuật khác nhau để hỗ trợ cho việc tìm kiếm kết quả, tuy nhiên việc thực hiện chưa mang lại hiệu quả cao do một số yếu tố chi phối: những nội dung cụ thể cần tối ưu và phương pháp tối ưu. Nếu các yếu tố này được đảm bảo sẽ làm tăng hiệu quả của việc triển khai ứng dụng tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho trang web thư viện ĐHNVHN trong thời gian tới, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phục vụ NDT. 7. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu. Dựa vào các số liệu thu thập được qua quá trình khảo sát trực tiếp tại thư viện; các công cụ hỗ trợ kiểm tra thực tế website thư viện trường ĐHNVHN và nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước đề từ đó đưa ra những đánh giá một cách khách quan về thực trạng của website thư viện trường và đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của website. - Phương pháp so sánh So sánh thực trạng website trường ĐHNVHN với website thư viện trường Đại học RMIT Vietnam qua các tiêu chí tối ưu hoá website nhằm mang lại 5
  15. hiệu quả SEO. - Phương pháp quan sát - Phương pháp phỏng vấn 8. Kết cấu khoá luận Trong đề tài này ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về tối ưu hoá công cụ tìm kiếm và khái quát về Trung tâm Thông tin – Thư viện trường Đại học Nội vụ Hà Nội Chương 2: Hoạt động tối ưu hoá công cụ tìm kiếm tại Trung tâm Thông tin – Thư viện trường Đại học Nội vụ Hà Nội Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng tối ưu hoá công cụ tìm kiếm tại Trung tâm Thông tin – Thư viện trường Đại học Nội vụ Hà Nội 6
  16. PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỐI ƯU HOÁ CÔNG CỤ TÌM KIẾM VÀ KHÁI QUÁT VỀ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 1.1 Một số khái niệm cơ bản 1.1.1 Khái niệm công cụ tìm kiếm (Search Engine - SE) Theo từ điển Dictionary Cambridge, SE được định nghĩa: Một chương trình máy tính để tìm các thông tin trên Internet bằng cách tìm kiếm các từ mà bạn đã đánh vào [16]. Có thể hiểu một cách đơn giản rằng SE là công cụ tìm kiếm, bộ máy tìm kiếm, là một thư viện thông tin khổng lồ về các website, cho phép người sử dụng có thể tìm kiếm các website cần quan tâm theo một chủ đề nào đó căn cứ vào từ khoá (keyword) mà người đó yêu cầu SE tìm kiếm. Với các SE, người dùng có thể tìm kiếm thông tin theo nhiều tiêu chí khác nhau như: từ khoá, thời gian, địa điểm, dạng thông tin (hình ảnh, âm thanh)... Ngày nay, SE đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống, và không ngừng được cải thiện về số lượng và chất lượng các kết quả tìm kiếm. Sự phát triển của SE được gắn liền với sự phát triển của công nghệ thông tin toàn cầu, và đặc biệt gắn liền với sự thay đổi của ngành dịch vụ tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO). Một cách khái quát, hoạt động của các SE bắt đầu khi nhận được câu lệnh yêu cầu tìm kiếm, sau đó chúng sẽ phân tích yêu cầu đó, đánh giá, xếp hạng và trả về kết quả phù hợp nhất với yêu cầu tin được đặt ra. Ban đầu, SE sẽ gửi các Spider (hay còn gọi là con bọ, Crawler) để tiến hành khảo sát một website khi nó được tải lên. Các Spider này được lập trình để có thể tự động lần theo liên kết để đi đến các website khác nhau, sau khi 7
  17. dừng lại ở một website nào đó, Spider này sẽ thu thập, đánh giá các thông tin trên website đó trước khi tự động lần theo các liên kết đến các website khác... Sau khi nhận được các thông tin từ Spider, SE có nhiệm vụ lưu trữ lại trước khỉ phân tích chúng bằng các thuật toán riêng biệt để trả về các kết quả khi người dùng truy vấn đúng vào nội dung. Ta có thể tham khảo cách thức làm việc chung của SE tại hình dưới đây: Hình 1.1: Tổng quan cách thức làm việc của bộ máy tìm kiếm Theo hình 1.1, các SE đều hoạt động theo một quy trình gồm 04 bước cụ thể như sau, trong đó cụ thể: Khảo sát - Crawl: là một giai đoạn rất quan trọng để SE tham quan, thu thập thông tin trên website của chúng ta. SE có những con bọ (Spider hay Crawler) được lập trình để có thể tự động theo các liên kết (link) để mò đến các website khác nhau, thu thập và đánh giá các thông tin trên website đó. Lưu trữ - Index: là giai đoạn SE lưu lại thông tin sau khi đã Crawl. Với khối lượng lưu trữ vô hạn, các SE có thể chứa hàng tỉ kết quả liên quan. Một trang web có thể được index nhanh hoặc chậm tuỳ thuộc vào tốc độ Crawl, độ tin cậy của website và nhiều yếu tố khác. Phân tích - Analysis: giai đoạn này SE sẽ làm việc trên các dữ liệu mà nó thu thập được. Sau đó tính toán độ liên quan của dữ liệu so với yêu cầu của người dùng. Các SE khác nhau có những thuật toán phân tích khác nhau từ 8
  18. đây tạo ra sự khác biệt giữa các SE. Giai đoạn phân tích sẽ tạo tiền đề cho giai đoạn phía sau - trả về kết quả. Kết quả - Results: Các kết quả liên quan sẽ được hiển thị trong giai đoạn này. Những kết quả liên quan thường được sắp ở phía trên, cao hơn những kết quả ít liên quan. Mặc dù không phải lúc nào các kết quả cũng thoả mãn được yêu cầu của người tìm kiếm. Nhưng cho đến hiện nay, người dùng khá hài lòng với những gì mà SE trả về. Nhìn bức tranh hoạt động của SE bên ngoài nhìn chung khá đơn giản nhưng bên trong là tập hợp rất nhiều thuật toán phức tạp. SE nào thoả mãn nhiều nhất nhu cầu tìm kiếm người sử dụng sẽ được sử dụng rộng rãi và phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Ai là vua trong thị trường tìm kiếm trực tuyến đầy tiềm năng này? 1.1.1.1 Giới thiệu về các SE thông dụng Hiện nay trên thế giới có rất nhiều SE đang hoạt động. Trong đó, phải kể đến năm gã khống lồ đang chi phối chủ yếu thị phần tìm kiếm: Google, Baidu, Bing, Yahoo, Yandex. Hình 1.2: Biểu đồ thị phần SE market (theo công cụ searchenginewatch.com) 9
  19. Hình 1.2 là biểu đồ thống kê thị phần của 5 công cụ: Google, Baidu, Bing, Yahoo, Yandex trong vòng một năm tính từ tháng 3 năm 2018 đến tháng 3 năm 2019. Google là SE (nên thống nhất viết tắt hoặc đầy đủ từ SE) được nhiều người sử dụng nhất với 80.50% số người sử dụng. Tiếp theo là Baidu (10.73%) và Bing (4.94%), còn lại số phần trăm ít ỏi dành cho các SE khác: Yahoo và Yandex. Tại Việt Nam, Cốc Cốc là công cụ tìm kiếm có lượng người truy cập hàng tháng và hàng ngày nhiều nhất. Tuy nhiên, các kết quả tìm kiếm trả về trên công cụ tìm kiếm này phần lớn được thực hiện bởi Google Search. Vì vậy, trên thực tế, Google Search sẽ là công cụ tìm kiếm được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam hiện nay [6]. Nên việc SEO trên Google là ưu tiên hàng đầu đối với các website. Do đó, trong nghiên cứu này sẽ chỉ đề cập đến việc tối ưu hoá công cụ tìm kiếm cho trang web TV trường ĐHNVHN trên Google. 1.1.2 Khái niệm tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) là quá trình xác định các yếu tố trong một trang web có thể tác động đến khả năng truy cập của công cụ tìm kiếm đến trang web đó và điều chỉnh nhiều thành phần của một trang web sao cho nó có thể trở nên dễ nhận thấy nhất khi công cụ tìm kiếm đáp ứng một câu hỏi liên quan. Nói cách khác, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là tập hợp các phương pháp nhằm đưa trang web lên những vị trí cao trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm [22]. Tuy nhiên, đại đa số những người làm về SEO (SEOer) cho rằng: SEO là tập hợp gồm nhiều phương pháp khác nhau tác động đến "bên trong" và "bên ngoài" website, để giúp website cải thiện thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm đối với một hay nhiều từ khóa mà người dùng, dùng để truy vấn. Như vậy, trong SEO có hai mảng mà chúng ta cần quan tâm là: Tối ưu hoá bên trong website và bên ngoài website. 10
  20. Mục đích của tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là tăng cường khả năng truy cập của công cụ tìm kiếm đến trang web để chúng đạt được vị trí cao trong các trang kết quả của công cụ tìm kiếm nhằm tăng số lượng người sử dụng lựa chọn và truy cập trang web. Theo Yahoo’s SEO Guide “chiến lược SEO tốt sẽ giúp trang web của bạn trở nên dễ nhận thấy hơn đối với cả công cụ tìm kiếm và người sử dụng” [21]. Vì vậy, mục đích cuối cùng của bất kỳ tổ chức nào khi áp dụng SEO chính là thu hút người sử dụng truy cập và khai thác trang web của mình. 1.1.3.1 Giới thiệu các thuật ngữ cơ bản trong SEO  SE (SE): Công cụ tìm kiếm.  SEO (SE Optimization): Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.  SEM (SE Marketing): Marketing trên công cụ tìm kiếm hay có thể hiểu là marketing online.  Market Search Share: Thị phần tìm kiếm.  On-page: Thuật ngữ chỉ việc tối ưu hóa bên trong website.  Off-page: Chỉ việc tối ưu hóa bên ngoài website.  Traffic: Lưu lượng truy cập.  Density: Mật độ từ khoá.  Index: Lập chỉ mục website.  Spider, bot, crawler: Công cụ thu thập dữ liệu của SE, còn gọi là "Bọ".  CTR (Click Through Rate): Tỉ lệ nhấp chuột.  Ads (Advertising): Quảng cáo.  Social: Mạng xã hội.  Keyword targeting: Từ khóa mục tiêu - hướng đến khách hàng tiềm năng.  Keyword research: Nghiên cứu từ khóa.  Unique Content: Nội dung là duy nhất. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2