intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Dược học: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở người bệnh loạn dưỡng cơ vùng đai chi tại khoa Cơ xương khớp Bệnh viện E và Bạch Mai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:50

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận "Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở người bệnh loạn dưỡng cơ vùng đai chi tại khoa Cơ xương khớp Bệnh viện E và Bạch Mai" tiến hành nghiên cứu với hai mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân bị bệnh loạn dưỡng cơ vùng đai chi tại khoa Cơ xương khớp bệnh viện E và bệnh viện Bạch Mai; tình hình nghiên cứu về dược điều trị bệnh lý loạn dưỡng cơ trên thế giới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Dược học: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở người bệnh loạn dưỡng cơ vùng đai chi tại khoa Cơ xương khớp Bệnh viện E và Bạch Mai

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC NGUYỄN PHƯƠNG MY ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở NGƯỜI BỆNH LOẠN DƯỠNG CƠ VÙNG ĐAI CHI TẠI KHOA CƠ XƯƠNG KHỚP BỆNH VIỆN E VÀ BẠCH MAI KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC Hà Nội – 2023
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC Người thực hiện: NGUYỄN PHƯƠNG MY ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở NGƯỜI BỆNH LOẠN DƯỠNG CƠ VÙNG ĐAI CHI TẠI KHOA CƠ XƯƠNG KHỚP BỆNH VIỆN E VÀ BẠCH MAI KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC KHÓA: QH2018.Y Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Đặng Hồng Hoa 2. ThS. Bùi Sơn Nhật Hà Nội – 2023
  3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS.TS. Đặng Hồng Hoa – trưởng bộ môn Nội cơ xương khớp Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), người cô đã tận tình hướng dẫn và cho em nhận xét chuyên môn quý báu trong suốt quá trình em thực hiện khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn ThS. Bùi Sơn Nhật – Nghiên cứu viên Bộ môn Dược lâm sàng, Trường Đại học Y Dược, ĐHQGHN, người thầy đã định hướng và cho em rất nhiều lời khuyên quý báu, quan tâm, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho em thực hiện đề tài. Em xin cảm ơn ThS. BS. Trần Nam Chung – Phó Trưởng khoa Cơ xương khớp bệnh viện E, phó trưởng bộ môn Nội cơ xương khớp Trường Đại học Y Dược, ĐHQGHN (chủ nhiệm đề tài cơ sở cấp Trường Đại học Y Dược CS.22.06 cùng nhóm nghiên cứu của đề tài) đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khóa luận này. và nhóm nghiên cứu đề tài CS.22.06 đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khóa luận này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các Quý thầy cô trong Ban lãnh đạo Trường Đại học Y Dược, ĐHQGHN, các cán bộ, giảng viên trực thuộc Trường Đại học Y Dược và các thầy cô tại các cơ sở liên kết đào tạo với Trường Đại học Y Dược đã nhiệt tình chỉ dạy cho em từ những điều cơ bản nhất tới những tri thức chuyên nghành chuyên sâu trong suốt thời gian 05 năm học tập, rèn luyện và nghiên cứu chuyên ngành Dược học tại nơi đây. Em xin gửi lời cảm ơn tới tập thể cán bộ nhân viên Khoa Cơ xương khớp Bệnh viện E, bệnh viện Bạch Mai đã tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Cuối cùng, em vô cùng biết ơn gia đình, bạn bè đã luôn theo sát, quan tâm, động viên, khích lệ và tạo điều kiện giúp đỡ em trong mọi mặt để em có thể có kết quả như ngày hôm nay. Xin cảm ơn và chúc tất cả mọi người luôn mạnh khỏe, hạnh phúc! Hà Nội, ngày _ tháng _ năm 2023 Sinh viên Nguyễn Phương My
  4. DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Angiotensin - converting enzyme inhibitor ACEI (Thuốc ức chế men chuyển) ALT Alanine Transaminase Angiotensin II receptor blocker ARB (Thuốc chẹn thụ thể angiotensin) AST Aspartate Transaminase Becker muscular dystrophy BMD (Loạn dưỡng cơ Becker) Body Mass Index BMI (Chỉ số khối cơ thể) BN Bệnh nhân Cluster Distinguished CD (Các dấu ấn miễn dịch) CK Creatine Kinase Cr Creatinine monohydrate C - reactive protein CRP (Protein C phản ứng) Computed Tomography CT Scan (Chụp cắt lớp vi tính) Dendritic cells DC (Tế bào đuôi gai) Duchenne muscular dystrophy DMD (Loạn dưỡng cơ Duchenne) Erythrocyte Sedimentation Rate ESR (Tốc độ lắng hồng cầu) Facioscapulohumeral muscular dystrophy FSHD (Loạn dưỡng cơ mặt vai cánh tay) GC Glucocorticoid Gđ Giai đoạn Limb - girdle muscular dystrophy LGMD (Loạn dưỡng cơ vùng đai chi) MRI Magnetic Resonance Imaging
  5. (Chụp cộng hưởng từ) NAC N - acetylcysteine NC Nghiên cứu NCKH Nghiên cứu khoa học
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Đặc điểm bệnh nhân theo tuổi ........................................................ 15 Bảng 3.2. Đặc điểm về chỉ số BMI của nhóm NC .......................................... 16 Bảng 3.3. Các đặc điểm về thời gian của nhóm nghiên cứu ........................... 17 Bảng 3.4. Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân nghiên cứu .......................... 18 Bảng 3.5. Đặc điểm xét nghiệm men cơ và bilan viêm của bệnh nhân nghiên cứu ................................................................................................................... 18 Bảng 3.6. Đặc điểm các xét nghiệm điện cơ, siêu âm và mô bệnh học của bệnh nhân nghiên cứu ..................................................................................... 19 Bảng 3.7. Kết quả các nghiên cứu liên quan tới glucocorticoid ..................... 20 Bảng 3.8. Kết quả các nghiên cứu liên quan tới nhóm thuốc sinh học........... 25 Bảng 3.9. Kết quả các nghiên cứu liên quan tới các nhóm thuốc khác .......... 27
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ Hình 3.1. Đặc điểm về giới của nhóm NC ...................................................... 15 Hình 3.2. Đặc điểm về trình độ học vấn của nhóm NC .................................. 16 Hình 3.3. Đặc điểm về nghề nghiệp của nhóm NC ........................................ 17
  8. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .................................................................................. 3 1.1. Đại cương bệnh lý loạn dưỡng cơ và loạn dưỡng cơ vùng đai chi ............. 3 1.1.1. Định nghĩa, phân loại bệnh lý loạn dưỡng cơ và loạn dưỡng cơ vùng đai chi ..................................................................................................... 3 1.1.2. Dịch tễ bệnh lý loạn dưỡng cơ vùng đai chi ......................................... 4 1.1.3. Triệu chứng, chẩn đoán loạn dưỡng cơ vùng đai chi ........................... 5 1.1.3.1. Triệu chứng ..................................................................................... 5 1.1.3.2. Chẩn đoán bệnh loạn dưỡng cơ vùng đai chi ................................. 5 1.2. Điều trị bệnh lý loạn dưỡng cơ và loạn dưỡng cơ vùng đai chi .................. 9 1.2.1. Nguyên tắc, mục tiêu điều trị ................................................................ 9 1.2.2. Các biện pháp dược điều trị .................................................................. 9 1.2.2.1. Glucocorticoid .............................................................................. 10 1.2.2.2. Thuốc bảo vệ sụn .......................................................................... 10 1.2.2.3. Thuốc ức chế miễn dịch ................................................................ 11 1.2.2.4. Thuốc tim mạch ............................................................................ 12 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 13 2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 13 2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 13 2.3. Xử lí số liệu............................................................................................ 14 2.4. Đạo đức nghiên cứu ............................................................................... 14 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 15 3.1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân bị bệnh loạn dưỡng cơ vùng đai chi tại khoa Cơ Xương Khớp bệnh viện E và bệnh viện Bạch Mai................................................................................................... 15 3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ........................................ 15
  9. 3.1.2. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân loạn dưỡng cơ vùng đai chi ........ 17 3.2. Tình hình nghiên cứu về dược điều trị trong bệnh lý loạn dưỡng cơ trên thế giới .............................................................................................................. 20 3.2.1. Các nghiên cứu về Glucocorticoid ..................................................... 20 3.2.2. Các nghiên cứu về nhóm thuốc sinh học ............................................ 25 3.2.3. Các nghiên cứu về các nhóm thuốc khác............................................ 27 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ................................................................................... 30 4.1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân bị bệnh loạn dưỡng cơ vùng đai chi tại khoa Cơ Xương Khớp bệnh viện E và bệnh viện Bạch Mai................................................................................................... 30 4.2. Tình hình nghiên cứu về dược điều trị trong bệnh lý loạn dưỡng cơ trên thế giới .............................................................................................................. 33 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 35 ĐỀ XUẤT ............................................................................................................ 37
  10. ĐẶT VẤN ĐỀ Loạn dưỡng cơ vùng đai chi (LGMD) là một trong 4 nhóm bệnh lí loạn dưỡng cơ phổ biến nhất, với đặc điểm kém đồng nhất cao nhất, có nhiều dạng đột biến khác nhau, có khi nhiều vị trí bất thường gen trên cùng một người bệnh [1]. LGMD có thể khởi phát ở mọi lứa tuổi từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành. Đây là một bệnh hiếm gặp, tần suất gặp nói chung của tất cả các bệnh lí loạn dưỡng cơ vùng đai chi đã được ước tính là từ 5 - 70 trên triệu người ở một số quốc gia [2-4]. Bệnh nhân loạn dưỡng cơ vùng đai chi có thể gặp khó khăn trong việc ăn uống do khó nuốt hoặc không có khả năng tự ăn do yếu cơ tay. Bệnh nhân có thể bị biến dạng cột sống, chẳng hạn như vẹo cột sống, gù lưng hoặc gù ưỡn cột sống. Những biến dạng này dẫn đến suy giảm chức năng vận động, cản trở dáng đi và các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Một số thể bệnh của LGMD có quá trình tiến triển nhanh với biểu hiện bị mất khả năng đi lại, suy giảm chức năng tim và hô hấp [4, 5]. Chẩn đoán sớm, chính xác bệnh LGMD sẽ giúp quản lý tốt bệnh nhân và gia đình họ để có những tư vấn di truyền thích hợp nhằm mục đích ngăn ngừa và giảm tỉ lệ mắc bệnh ở các thế hệ tiếp theo, đồng thời gia tăng hiệu quả phòng bệnh, giúp người bệnh phục hồi chức năng, duy trì sức cơ, nâng cao chất lượng cuộc sống, hạn chế một phần những hậu quả nặng nề do bệnh nhân và gia đình họ [1]. Tại Việt Nam hiện nay một số nhóm bệnh lí loạn dưỡng cơ như Duchenne, Becker đã được nhiều tác giả, nhiều trung tâm đi sâu nghiên cứu. Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu nào liên quan tới bệnh lí loạn dưỡng cơ vùng đai chi nói chung cũng như các phương pháp chăm sóc, can thiệp dược nói riêng. Vì vậy chúng tôi quyết định tiến hành nghiên cứu: “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở người bệnh loạn dưỡng cơ vùng đai chi tại khoa Cơ xương khớp bệnh viện E và Bạch Mai” với 2 mục tiêu: 1
  11. 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân bị bệnh loạn dưỡng cơ vùng đai chi tại khoa Cơ xương khớp bệnh viện E và bệnh viện Bạch Mai. 2. Tình hình nghiên cứu về dược điều trị bệnh lý loạn dưỡng cơ trên thế giới. 2
  12. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Đại cương bệnh lý loạn dưỡng cơ và loạn dưỡng cơ vùng đai chi 1.1.1. Định nghĩa, phân loại bệnh lý loạn dưỡng cơ và loạn dưỡng cơ vùng đai chi Loạn dưỡng cơ là một nhóm bệnh cơ thoái hóa tiến triển do di truyền với các đặc điểm về lâm sàng và di truyền đặc trưng. Bệnh được chia thành các thể như loạn dưỡng cơ Duchenne (DMD), loạn dưỡng cơ Becker (BMD), loạn dưỡng cơ vùng đai chi (LGMD) và các bệnh loạn dưỡng cơ hiếm gặp khác [6]. DMD và BMD là các bệnh di truyền lặn liên kết nhiễm sắc thể X gây giảm dystrophin − một protein trong màng tế bào cơ. Bệnh thường gặp chủ yếu ở nam giới, yếu cơ xuất hiện ban đầu ở các cơ mông, chi dưới sau đó ở các cơ lưng, hô hấp, chi trên, tổn thương cơ gốc chi xuất hiện trước, ở giai đoạn sớm có thể có phì đại một số cơ nhưng sau đó là teo cơ tiến triển. Thường không có teo ở cơ bụng chân và một số trường hợp cơ rộng và cơ delta cánh tay [4, 7]. Loạn dưỡng cơ vùng đai chi là một nhóm bệnh di truyền, có tính không đồng nhất rất cao, hiện diện như nhau ở cả 2 giới, nam và nữ, ảnh hưởng đến cơ xương gây mất dần các sợi cơ dẫn đến yếu cơ, vị trí tổn thương cơ chủ yếu là yếu cơ ở vùng đai chậu, gồm vùng đai hông và đai vai, không bị ở mặt [1, 8-10]. LGMD được đặc trưng bởi sự di truyền trên nhiễm sắc thể thường, không liên kết nhiễm sắc thể X. Các gen liên quan đến LGMD thường mã hoá cho các protein trong cơ bắp, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cấu trúc và chức năng của chúng. Sự thiếu hụt hoặc đột biến của các gen này có thể dẫn đến sự suy giảm hoặc mất chức năng vận động của cơ [8, 11]. LGMD được phân thành 2 nhóm chính tùy thuộc vào kiểu di truyền: nhóm đột biến trội trên nhiễm sắc thể thường được định danh là type 1 và nhóm đột biến gene lặn trên nhiễm sắc thường được gọi là type 2. Cho đến nay, đã có hơn 30 loại tổn thương di truyền khác nhau tạo nên các dưới nhóm của loạn dưỡng cơ vùng đai chi đã được ghi nhận [12, 13]. 3
  13. Các nhóm đột biến gene lặn trên nhiễm sắc thể thường bao gồm bệnh calpainopathy (LGMD2A), dysferlinopathy (LGMD2B) sarcoglycanopathies (LGMD2C − F) và các dạng khác [13]. Calpainopathy (LGMD2A) là một bệnh di truyền ảnh hưởng đến sự hoạt động của calpain, một enzym tham gia vào việc phân hủy protein trong cơ bắp. Khi calpain không hoạt động chính xác, nó có thể dẫn đến giảm sức mạnh cơ bắp và các triệu chứng khác như đau và suy nhược cơ bắp [13, 14]. Dysferlinopathy (LGMD2B) là một loại bệnh di truyền ảnh hưởng đến sự sản xuất của dysferlin, một protein được tìm thấy trong cơ bắp và tham gia vào việc tái tạo và bảo vệ các tế bào cơ bắp. Khi dysferlin không hoạt động đúng cách, nó có thể dẫn đến suy nhược cơ bắp và giảm sức mạnh, cũng như các triệu chứng khác như đau và khó khăn khi di chuyển [15]. Sarcoglycanopathies (LGMD2C – F) là một nhóm các bệnh di truyền liên quan đến sự suy giảm chức năng của các protein sarcoglycan, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cấu trúc và hoạt động của cơ bắp. Các sarcoglycanopathies gây ra suy giảm chức năng của các cơ bắp, dẫn đến các triệu chứng như yếu cơ, suy giảm sức mạnh và ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày. Các loại sarcoglycanopathies bao gồm alpha- sarcoglycanopathy, beta-sarcoglycanopathy, gamma-sarcoglycanopathy và delta-sarcoglycanopath [16]. 1.1.2. Dịch tễ bệnh lý loạn dưỡng cơ vùng đai chi Tần suất gặp nói chung của tất cả các bệnh lí loạn dưỡng cơ vùng đai chi đã được ước tính là từ 5 − 70 trên triệu người ở một số quốc gia; tuy nhiên, mỗi quần thể dân số lại có tần suất mắc bệnh khác nhau ước tính nằm trong khoảng từ 1/14.500 đến 2,27/100.000. Norwood và cs. (2009) nghiên cứu quần thể người mắc bệnh thần kinh cơ ở khu vực phía Bắc nước Anh và nhận thấy có 1105 người bệnh đăng ký, 68 người được phân loại mắc loạn dưỡng cơ vùng đai chi, xuất hiện với tần suất mắc bệnh là 2.27/100,000 [2, 3]. Các LGMD đột biến lặn trên nhiễm sắc thể thường chỉ chiếm khoảng 10 % tổng số các LGMD đột biến trội (Norwood và cs. 2009). Trong tất cả các nghiên cứu được tiến hành, LGMD2A dường như là LGMD phổ biến 4
  14. nhất, chiếm khoảng 8 – 26 % trong tất cả các trường hợp (van der Kooi et al. 2007, Balci et al. 2006), mặc dù con số này thấp hơn 5 − 6 lần so với quần thể người Sudan (Duno et al. 2008). LGMD2B chiếm 3 – 19 %. Nhóm bệnh lí Sarcoglycanopathies (LGMD2C − F) chiếm 3 – 18 %, tuy nhiên tách biệt ra thì chúng khá hiếm gặp. Trong nhóm bệnh lí sarcoglycanopathy, LGMD2D (α - sarcoglycanopathy) là phổ biến nhất, nhìn chung thì nhóm này có tỷ lệ xuất hiện cao gấp đôi nhóm LGMD2C (γ - sarcoglycanopathy) và LGMD2E (β - sarcoglycanopathy) với nhóm LGMD2F (δ - sarcoglycanopathy) là hiếm gặp nhất. Những con số này chỉ được áp dụng cho các quốc gia Châu Âu [3, 5]. Ở Tây Ban Nha, Ý, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Trung Quốc, Brazil và Úc, thể bệnh phổ biến nhất là bệnh calpainopathy (LGMD2A). Thể LGMD2I gặp thường xuyên hơn so với các thể khác ở bán đảo Scandinavi. Tuy nhiên, bệnh lí dysferlinopathy (LGMD2B) là thể thường gặp nhất ở Mỹ, Nhật Bản và Mexico. Ở Ấn Độ, nhóm bệnh lí sarcoglycanopathies có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất [1]. 1.1.3. Triệu chứng, chẩn đoán loạn dưỡng cơ vùng đai chi 1.1.3.1. Triệu chứng Một số triệu chứng của loạn dưỡng cơ vùng đai chi bao gồm [5, 10]: ‒ Giảm sức mạnh cơ bắp: có thể xuất hiện nhẹ hoặc nặng, tùy thuộc vào mức độ tổn thương của các cơ bắp. Sự giảm sút khả năng di chuyển và chức năng của các cơ ở vùng đùi, hông và mông. ‒ Khó khăn trong việc leo cầu thang, đứng lên từ ghế hoặc phải sử dụng cả hai tay để đưa mình lên ghế, khó khăn trong việc trèo lên giường hoặc đổi tư thế khi đang nằm xuống. ‒ Khó khăn khi leo cầu thang, đi bộ hoặc vận động các cơ bắp ở vùng đai chậu và chi dưới. ‒ Đau và mệt mỏi ở các cơ bắp sau khi vận động, sử dụng. 1.1.3.2. Chẩn đoán bệnh loạn dưỡng cơ vùng đai chi  Các phương pháp hình ảnh 5
  15. Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) là một phương pháp hình ảnh y tế sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh chi tiết của các cơ và mô xung quanh vùng đùi, hông và mông. CT scan là một phương pháp không xâm lấn và không đau, được sử dụng rộng rãi trong lâm sàng để xác định quy mô và mức độ tổn thương của các cơ và mô. Quá trình này giúp bác sĩ chẩn đoán và theo dõi các vấn đề liên quan đến hàng loạt bệnh lý, bao gồm cả những bệnh liên quan đến cơ bắp trong đó có cả loạn dưỡng cơ vùng đai chi (LGMD) [5, 10]. Chụp cộng hưởng từ (MRI) là một phương pháp hình ảnh y tế sử dụng từ trường và sóng radio để tạo ra hình ảnh chi tiết của các cơ và mô trong vùng đùi, hông và mông. MRI là một phương pháp không xâm lấn và không có tia X, do đó ít gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, quá trình này có thể mất thời gian và đòi hỏi sự hợp tác của bệnh nhân để giữ yên vị trí trong khi quét cơ thể. Kỹ thuật này cho phép bác sĩ xem xét các cấu trúc trong cơ thể, như bắp, gân, xương và dây chằng, giúp chẩn đoán chính xác và theo dõi các bệnh lý liên quan đến cơ bắp, bao gồm LGMD [5, 10].  Đo điện cơ Đây là phương pháp đo hoạt động điện của cơ và các dây thần kinh chi phối cơ, từ đó giúp chẩn đoán rối loạn chức năng cơ, rối loạn chức năng thần kinh hoặc các vấn đề dẫn truyền thần kinh đến cơ. Các tế bào thần kinh vận động gửi các tín hiệu kích thích cơ hoạt động làm cơ co lại hoặc thắt chặt. Thông thường có rất ít hoạt động điện khi cơ nghỉ ngơi. Khi co cơ, hoạt động điện bắt đầu xuất hiện. Khi tăng co cơ, hoạt động điện cũng tăng lên. Các tín hiệu này được thể hiện dưới dạng sóng cơ, giúp bác sĩ xác định xem cơ có phản ứng bình thường hay không. Điện cơ đồ cho biết mức độ hoạt động điện xảy ra tại cơ trong trạng thái nghỉ ngơi và co cơ chủ động. Đây là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, được sử dụng nhằm mục đích chẩn đoán phân biệt các tổn thương cơ do thần kinh, do cơ hoặc do các bệnh lý khác; chẩn đoán xác định vùng tổn thương trong hệ thần kinh và tiên lượng bệnh [5, 10].  Phương pháp xét nghiệm máu Xét nghiệm enzyme cơ (CK) là một phương pháp chẩn đoán được sử dụng để đo mức độ tổn thương hoặc phân hủy các tế bào cơ trong cơ thể. Các 6
  16. tế bào cơ của chúng ta sẽ sản xuất CK để giúp cho việc cơ bắp hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, khi các tế bào cơ này bị tổn thương hoặc phân hủy, như trong trường hợp chấn thương hay bệnh lý liên quan đến cơ bắp, mức độ CK trong máu sẽ tăng lên. Việc đo lường mức độ CK trong máu có thể giúp cho các bác sĩ xác định mức độ tổn thương cơ bắp và tìm ra nguyên nhân gây ra vấn đề. Tuy nhiên, mức độ CK cao không chỉ đơn thuần là dấu hiệu của một vấn đề liên quan đến cơ bắp. Nó cũng có thể được tạo ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả việc sử dụng thuốc hoặc tác nhân độc hại [16]. Xét nghiệm mioglobin là một phương pháp chẩn đoán khác được sử dụng để xác định mức độ tổn thương cơ bắp. Mioglobin là một protein quan trọng trong cơ bắp, có chức năng giữ oxy và cung cấp năng lượng cho các tế bào cơ. Khi cơ bắp bị tổn thương hoặc phân hủy, mioglobin sẽ được giải phóng vào máu. Mức độ mioglobin trong máu cao có thể cho thấy mức độ tổn thương cơ bắp và đôi khi được sử dụng để chẩn đoán các vấn đề liên quan đến cơ bắp như viêm cơ hay thoái hóa cơ bắp. Tuy nhiên, mức độ mioglobin cao cũng có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau như đột quỵ, suy tim hoặc các bệnh lý khác. Vì vậy, việc chẩn đoán chỉ dựa trên mức độ mioglobin cao không đủ để kết luận một cách chính xác về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, cần làm thêm các xét nghiệm cận lâm sàng khác đi kèm để việc chẩn đoán trở lên chính xác [16].  Phương pháp xét nghiệm gen Xét nghiệm di truyền là một công cụ quan trọng trong việc chẩn đoán các loại bệnh loạn dưỡng cơ vùng đai chi có liên quan đến sự đột biến gen. Đây là một phương pháp rất hiệu quả để xác định những đột biến này thông qua việc kiểm tra và phân tích DNA của bệnh nhân. Kết quả của xét nghiệm di truyền có thể cung cấp thông tin quan trọng về nguyên nhân gốc rễ của bệnh, giúp bác sĩ đưa ra quyết định điều trị hiệu quả nhất cho bệnh nhân. Các loại bệnh loạn dưỡng cơ vùng đai chi được liên kết với sự đột biến gen, gây ra các tác động tiêu cực đến sự phát triển của cơ bắp và khả năng di chuyển của cơ thể. Tuy nhiên, không phải tất cả các bệnh loạn dưỡng cơ vùng đai chi đều do đột biến gen gây ra. Do đó, xét nghiệm di truyền sẽ giúp xác định chính 7
  17. xác nguyên nhân gốc rễ của bệnh giúp bệnh nhân và gia đình hiểu rõ hơn về bệnh của mình [5, 16]. Ngoài ra, xét nghiệm tế bào học là một phương pháp khác để chẩn đoán các bệnh loạn dưỡng cơ vùng đai chi. Bằng cách chỉ định xem cấu trúc của các tế bào cơ và tìm kiếm các dấu hiệu của bệnh, bác sĩ có thể đưa ra kết luận về tình trạng của bệnh nhân và quyết định liệu pháp điều trị phù hợp nhất. Xét nghiệm tế bào cơ cho phép bác sĩ đánh giá được tình trạng và mức độ bệnh của bệnh nhân, từ đó đưa ra kế hoạch điều trị sớm và hiệu quả. Tuy nhiên, xét nghiệm tế bào cơ không phải là phương pháp duy nhất trong việc chẩn đoán bệnh loạn dưỡng cơ vùng đai chi. Nó có thể chỉ cho bác sĩ biết tình trạng của các tế bào cơ, nhưng không thể xác định nguyên nhân gốc rễ của bệnh. Do đó, xét nghiệm di truyền là phương pháp quan trọng hơn trong việc chẩn đoán bệnh loạn dưỡng cơ vùng đai chi [5, 16]. Tóm lại, xét nghiệm di truyền và xét nghiệm tế bào học là hai phương pháp chẩn đoán quan trọng trong việc đối phó với các loại bệnh loạn dưỡng cơ vùng đai chi. Mỗi phương pháp có những ưu điểm và giới hạn riêng, nhưng kết hợp sử dụng hai phương pháp này sẽ giúp đưa ra quyết định điều trị hiệu quả nhất cho bệnh nhân.  Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh lý LGMD Tiêu chuẩn chẩn đoán LGMD theo Bushby (1996) [17]: ‒ Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ kiểm tra các triệu chứng và các dấu hiệu để xem liệu có bất thường nào trong cơ bắp không (như yếu cơ, co cứng hay giãn cơ). ‒ Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu để loại trừ các bệnh khác có triệu chứng tương tự như LGMD. ‒ Điện cơ: Xét nghiệm điện cơ để đánh giá khả năng truyền tải tín hiệu từ não đến cơ bắp. ‒ Siêu âm hoặc MRI cơ thể: Quét cơ thể bằng siêu âm hoặc MRI để xem liệu có bất thường nào trong cơ bắp. ‒ Xét nghiệm gen di truyền: Kiểm tra gene để tìm ra các biến đổi gen gây ra LGMD. 8
  18. 1.2. Điều trị bệnh lý loạn dưỡng cơ và loạn dưỡng cơ vùng đai chi 1.2.1. Nguyên tắc, mục tiêu điều trị Bệnh lý loạn dưỡng cơ không có phương pháp chữa khỏi, việc điều trị có thể kéo dài suốt đời. Mục tiêu chính của điều trị là cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và giảm thiểu sự suy giảm chức năng của các cơ qua thời gian [6, 16]. Cụ thể bao gồm: ‒ Tăng cường khả năng hoạt động của cơ: Bằng cách tập thể dục đều đặn, vận động cơ thể và cải thiện dinh dưỡng, bệnh nhân có thể giúp cơ thể hồi phục và tăng cường khả năng hoạt động của các cơ. ‒ Giảm triệu chứng: Các triệu chứng chính của bệnh lý loạn dưỡng cơ bao gồm mệt mỏi, đau cơ và yếu cơ. Để giảm thiểu các triệu chứng này, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng thuốc giảm đau, thuốc ức chế axit nucleic hoặc hormone steroid để giảm viêm và giảm sự thoái hóa của các cơ. ‒ Phát hiện và xử lý các biến chứng: Các biến chứng của bệnh lý loạn dưỡng cơ bao gồm suy tim, suy hô hấp và nhiễm trùng. Bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ để phát hiện và xử lý các biến chứng này. ‒ Hỗ trợ tinh thần: Bệnh nhân với bệnh lý loạn dưỡng cơ thường cảm thấy lo âu, khó chịu và phiền muộn, đặc biệt đối với những bệnh nhân đã bị tàn phế hoàn toàn, phải cần đến sự giúp đỡ của người nhà trong hầu hết mọi hoạt động. Việc hỗ trợ tinh thần bao gồm tư vấn tâm lý, hỗ trợ và giúp đỡ bệnh nhân vượt qua những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. 1.2.2. Các biện pháp dược điều trị Bệnh lý loạn dưỡng cơ là một bệnh mãn tính có tác động đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhiều người. Có nhiều biện pháp dược điều trị được sử dụng để giảm triệu chứng của bệnh lý này, nhưng không có thuốc nào hoàn toàn chữa khỏi bệnh [6, 16, 22]. Các biện pháp dược điều trị cho bệnh lý loạn dưỡng cơ bao gồm: 9
  19. 1.2.2.1. Glucocorticoid Glucocorticoid (GC) là nhóm thuốc được sử dụng để điều trị bệnh lý loạn dưỡng cơ vùng đai chi. GC có vai trò kháng viêm và ức chế miễn dịch. Chúng giúp giảm viêm và phù nề, kéo dài thời gian tái tạo sợi cơ và cải thiện chức năng cơ bắp. Thuốc glucocorticoid làm chậm quá trình phá hủy cơ bắp ở bệnh nhân và kéo dài thời gian trước khi mất khả năng di chuyển ít nhất 2 năm [17]. Prednisone và Deflazacort là hai hoạt chất được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh loạn dưỡng cơ. Liều khởi trị của Prednisone là 0,75 mg/kg/ngày; Deflazacort là 0,9 mg/kg/ngày, thời gian dùng thuốc GC hiện tại bao gồm hàng ngày, 10 ngày dùng sau đó 10 ngày nghỉ hoặc hai lần mỗi tuần (hai ngày cuối tuần liên tiếp dùng liều 10 mg/kg). Liều dùng có thể được điều chỉnh tùy thuộc vào trọng lượng cơ thể và tình trạng bệnh lý của bệnh nhân. Đường dùng của hai thuốc này thường là đường uống [22]. Trong một nghiên cứu đánh giá tính tương đương, liều cao thuốc corticosteroid được sử dụng trong 2 lần mỗi tuần được so sánh với liều hàng ngày. Nghiên cứu này cung cấp kết quả nghiên cứu giai đoạn I, cho thấy liều cuối tuần của prednisone mang lại hiệu quả tương đương với liều hàng ngày. Hơn nữa, liều cao vào cuối tuần được liên kết với ít tổn thương đến tăng trưởng chiều cao và bảo tồn mật độ xương tốt hơn [23]. Một số Nghiên cứu khoa học trước đó đã cho thấy rằng GC có thể giảm các triệu chứng và cải thiện chức năng cơ bắp ở bệnh nhân LGMD. Ví dụ, một nghiên cứu được tiến hành trên 18 bệnh nhân LGMD cho thấy rằng Prednisone giúp cải thiện sức mạnh cơ bắp và giảm tần suất các cơn co giật (Mendell et al., 1995) [24]. Một nghiên cứu khác trên 15 bệnh nhân LGMD cũng cho thấy rằng Deflazacort có tác dụng giảm các triệu chứng và tăng sức mạnh cơ bắp (Angelini et al., 1994) [25]. 1.2.2.2. Thuốc bảo vệ sụn Thuốc bảo vệ sụn (Chondroprotector) là một nhóm thuốc được sử dụng trong bệnh lý loạn dưỡng cơ vùng đai chi (LGMD). Cụ thể các thuốc này giúp ngăn ngừa sự phá hủy và giảm viêm của mô sụn, làm chậm quá trình suy 10
  20. giảm sụn, cải thiện chức năng cơ bắp và và giảm tần suất các cơn co giật [26, 27]. Glucosamine và Chondroitin sulfate là hai hoạt chất được sử dụng phổ biến trong điều trị LGMD. Liều khởi trị của Glucosamine và Chondroitin sulfate đều là 1,5 g mỗi ngày. Tuy nhiên, liều dùng có thể được điều chỉnh tùy thuộc vào trọng lượng cơ thể và tình trạng bệnh lý của bệnh nhân. Đường dùng của hai thuốc này là đường uống. Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng thuốc bảo vệ sụn có thể cải thiện chức năng cơ bắp và giảm tần suất các cơn co giật ở bệnh nhân LGMD. Ví dụ, một nghiên cứu trên 60 bệnh nhân LGMD cho thấy rằng Glucosamine và Chondroitin sulfate giúp cải thiện sức mạnh cơ bắp và giảm tần suất các cơn co giật [27]. Một nghiên cứu khác trên 17 bệnh nhân LGMD cũng cho thấy rằng Glucosamine giúp cải thiện sức mạnh cơ bắp và giảm tình trạng viêm (Nakamura et al., 2007) [26]. 1.2.2.3. Thuốc ức chế miễn dịch Thuốc ức chế miễn dịch là một nhóm thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh lý liên quan đến sự bất thường của hệ thống miễn dịch. Trong trường hợp bệnh lý loạn dưỡng cơ vùng đai chi (LGMD), thuốc ức chế miễn dịch có vai trò giảm viêm và ức chế hoạt động của hệ thống miễn dịch để ngăn chặn sự phá hủy cơ bắp. Cơ chế liên quan đến điều trị bệnh lý LGMD của thuốc ức chế miễn dịch là thông qua việc ức chế hoạt động của tế bào miễn dịch, ngăn chặn sự phát triển của kháng thể và giảm viêm trong các cơ bắp. Quá trình này giúp giảm thiểu sự phá hủy cơ bắp và giảm triệu chứng của bệnh lý [28, 29]. Liều lượng và đường dùng của thuốc ức chế miễn dịch phụ thuộc vào từng loại thuốc và từng trường hợp bệnh lý cụ thể. Thông thường, bắt đầu từ liều thấp và tăng dần theo thời gian để đạt được hiệu quả tốt nhất. Việc sử dụng các hoạt chất này cần được giám sát chặt chẽ bởi bác sĩ chuyên khoa [28, 29]: ‒ Imunoglobulin: Đường tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch, liều lượng thường là 2 g/kg/h tuần trong 3-6 tháng, hoặc 0,4 g/kg/ngày trong 5 ngày. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2