intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm phổi ở trẻ từ 02 tháng đến 05 tuổi tại Bệnh viện Quận 8, từ tháng 2/2020 đến 12/2020

Chia sẻ: Tiêu Sở Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:80

24
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm phổi ở trẻ từ 02 tháng đến 05 tuổi tại Bệnh viện Quận 8, từ tháng 2/2020 đến 12/2020 được thực hiện với mục tiêu nhằm xác nhận đặc điểm lâm sàng của bệnh viêm phổi ở trẻ 2 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Quận 8 thời gian từ tháng 02/2020 đến tháng 12/2020. Xác nhận đặc điểm cận lâm sàng của bệnh viêm phổi ở trẻ 2 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh Viện Quận 8 từ tháng 02/2020 đến tháng 12/2020. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm phổi ở trẻ từ 02 tháng đến 05 tuổi tại Bệnh viện Quận 8, từ tháng 2/2020 đến 12/2020

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN NGUYỄN NỮ ANH ĐÀO NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG BỆNH VIÊM PHỔI Ở TRẺ TỪ 02 THÁNG ĐẾN 05 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 8, TỪ THÁNG 2/2020 ĐẾN 12/2020 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ ĐA KHOA Hậu Giang - năm 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN NGUYỄN NỮ ANH ĐÀO NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG BỆNH VIÊM PHỔI Ở TRẺ TỪ 02 THÁNG ĐẾN 05 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 8, TỪ THÁNG 2/2020 ĐẾN 12/2020 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ ĐA KHOA Người hướng dẫn khoa học: TS.BS. Lương Đình Lâm BS. CKI. Trang Kim Phụng Ths.Trần Đỗ Thanh Phong Hậu Giang - năm 2021
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài “KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG BỆNH VIÊM PHỔI Ở TRẺ TỪ 02 THÁNG ĐẾN 05 TUỔI TẠI BỆNH VIÊN QUẬN 08, TỪ THÁNG 2/2020 ĐẾN 12/2020”. Không chỉ là sự cố gắng của riêng bản thân em mà còn là sự hướng dẫn, động viên, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giảng viên tại trường Đại Học Võ Trường Toản. Em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến: Hội đồng Khoa Học và Đào Tạo trường Đại Học Võ Trường Toàn đã thông qua và đóng góp ý kiến để hoàn thành luận văn tốt đẹp. Ban Giám Hiệu, Phòng Đào Tạo & Công tác sinh viên, Thư Viện và các thầy cô bộ môn Nhi của Trường Đại Học Võ Trường Toản. Ban Giám Đốc, Bác sĩ Trưởng Khoa và các anh chị trong khoa Nhi của Bệnh Viện Quận 08 đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em tiến hành thu thập số liệu cho đề tài nghiên cứu này. Đặc biệt là lời cảm ơn chân thành nhất đến với Thầy TS.BS. Lương Đình Lâm, Thầy Ths. Trần Đỗ Thanh Phong và cô Bs. CKI. Trang Kim Phụng đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, em xin cảm ơn bạn bè, gia đình và người thân đã cổ vũ, động viên em trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này. Hậu Giang, ngày tháng năm 2021 Tác giả
  4. Nguyễn Nữ Anh Đào LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu và kết quả nghiên cứu là hoàn toàn trung thực, không sao chép và được thu thập một cách chính xác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm cho việc không trung thực trong quá trình nghiên cứu. Hậu Giang, ngày tháng năm 2021 Người Cam Đoan Nguyễn Nữ Anh Đào
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ Tiếng Việt BTS Hiệp hội lồng ngực Anh DHST Dấu hiệu sinh tồn IDSA Hiệp hội bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ IM Tiêm bắp IV Tiêm tĩnh mạch PIDS Hiệp hội truyền nhiễm nhi khoa TMC Tiêm tĩnh mạch chậm TCYT Tổ chức y tế TH3 Thế hệ 3 S. aureus Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) S. pneumonia Phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumonia) WHO Tổ chức y tế thế giới (TCYTTG) Tiếng Anh B. pertusis Bordetella pertussis C.trachomatis Chlamydia trachomatis C.pneumonia Chlamydophila pneumonia H. influenza Haemophilus influenza
  6. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................. 3 LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................................... 4 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................................. 5 MỤC LỤC................................................................................................................................... 6 DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................................... 8 DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................................... 10 ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 01 .............................................................................................................................. 3 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................................................... 3 1.1 Định nghĩa viêm phổi ........................................................................................................................ 3 1.2 Đặc điểm dịch tể học của viêm phổi ................................................................................................ 3 1.3 Đặc điểm giải phẫu và sinh lý bộ máy hô hấp của trẻ.................................................................... 4 1.4 Nguyên nhân viêm phổi: ................................................................................................................... 5 1.5 Cơ chế bệnh sinh của viêm phổi: ..................................................................................................... 7 1.6 Lâm sàng: .......................................................................................................................................... 8 1.7 Phân độ viêm phổi........................................................................................................................... 13 1.8 Cận lâm sàng: .................................................................................................................................. 13 1.9 Chẩn đoán xác định: ....................................................................................................................... 16 1.10 Điều trị: .......................................................................................................................................... 16 CHƯƠNG 02 ............................................................................................................................ 21 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 21 2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................................... 21 2.1.1. Các đối tượng nghiên cứu....................................................................................................... 21 2.1.2. Tiêu chuẩn chọn đối tượng ..................................................................................................... 21 2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ.................................................................................................................. 21 2.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................................... 21 2.3 Đạo đức trong nghiên cứu .............................................................................................................. 25 CHƯƠNG 03 ............................................................................................................................ 26
  7. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................................................... 26 3.1 Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu............................................................................................ 26 3.2 Lý do vào viện.................................................................................................................................. 29 3.3 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng .............................................................................................. 30 CHƯƠNG 4 .............................................................................................................................. 46 BÀN LUẬN ............................................................................................................................... 46 4.1 Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu............................................................................................ 46 4.2 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng .............................................................................................. 48 CHƯƠNG 5 .............................................................................................................................. 57 KẾT LUẬN ............................................................................................................................... 57 5.1 Triệu chứng lâm sàng ..................................................................................................................... 57 5.2 Đặc điểm cận lâm sàng ................................................................................................................... 57 KIẾN NGHỊ.............................................................................................................................. 58 BỘ CÂU HỎI THU THẬP SỐ LIỆU ...................................................................................... 1 DANH SÁCH BỆNH NHI ......................................................................................................... 4
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Nguyên nhân vi sinh gây viêm phổi cộng đồng theo lứa tuổi…….06 Bảng 1.2. Bảng phân độ suy hô hấp…………………………………………10 Bảng 1.3. Tiêu chuẩn nhịp thở nhanh theo tuổi (WHO)……………………..13 Bảng 1.4. Bảng điều trị kháng sinh trong viêm phổi phân theo độ tuổi……..18 Bảng 2.1. Các biến số sử dụng trong nội dung nghiên cứu………………….22 Bảng 2.2. Công thức bạch cầu theo tuổi…………………………………… .24 Bảng 3.1. Phân bố giới tính theo tuổi………………………………………..27 Bảng 3.2. Phân bố cân nặng lúc sanh theo tuổi và giới tính……………...….27 Bảng 3.3. phân bố tuổi thai theo tuổi và giới tính………………………...…28 Bảng 3.4. Bảng phân bố lý do vào viện theo tuổi và giới tính…………...….28 Bảng 3.5. Phân bố triệu chứng sốt theo tuổi và giới tính………………...….31 Bảng 3.6. Phân bố SpO2 theo tuổi và giới tính……………………………...31 Bảng 3.7. Phân bố triệu chứng tím theo tuổi và giới tính………………...…32 Bảng 3.8. Phân bố tri giác theo tuổi và giới tính…………………………….33 Bảng 3.9. Phân bố triệu chứng khò khè theo tuổi và giới tính………………34 Bảng 3.10. Phân bố triệu chứng viêm đường hô hấp theo tuổi và giới tính…34 Bảng 3.11. Phân bố triệu chứng ăn kém theo tuổi và giới tính……………....35 Bảng 3.12. Phân bố triệu chứng nôn ói theo tuổi và giới tính……………….36 Bảng 3.13. Phân bố triệu chứng tiêu chảy theo tuổi và giới tính…………….36 Bảng 3.14. Phân bố triệu chứng thở nhanh theo tuổi và giới tính……………37
  9. Bảng 3.15. Phân bố triệu chứng rút lõm lồng ngực theo tuổi và giới tính……37 Bảng 3.16. Phân bố triệu chứng co giật theo tuổi và giới tính………………..38 Bảng 3.17. Phân bố tiếng ran phổi theo tuổi và giới tính…………………..…39 Bảng 3.18. Phân bố số lượng bạch cầu theo tuổi và giới tính……………..….39 Bảng 3.19. Phân bố Bạch cầu trung tính theo tuổi và giới tính………….…....40 Bảng 3.20. Phân bố Bạch cầu Lympho theo tuổi và giới tính……………..….41 Bảng 3.21. Phân bố Bạch cầu theo tuổi và giới tính…………………..………41 Bảng 3.22. Phân bố bạch cầu Eosinophil theo tuổi và giới tính…………..…..42 Bảng 3.23. Phân bố xét nghiệm CRP theo tuổi và giới tính……………..……43 Bảng 3.24. Phân bố hình ảnh X-Quang theo tuổi và giới tính……………..….43 Bảng 4.1. Phân bố tuổi theo tác giả…………………………………...............45 Bảng 4.2. Phân bố tỷ lệ giới tính của các tác giả………………………...…....46 Bảng 4.3. Lí do vào viện theo tác giả……………………………………..…..47 Bảng 4.4. Bảng tỷ lệ các triệu chứng cơ năng theo các tác giả…………..…...49 Bảng 4.5. Bảng tỷ lệ các triệu chứng theo các tác giả0…………………..…...50
  10. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố theo nhóm tuổi…………………………………….26 Biểu đồ 3.2. Phân bố số ngày điều trị theo tần số (n)……………………29 Biểu đồ 3.3. Phân bố tần số triệu chứng ho……………………………...33
  11. ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm phổi là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ nhỏ chiếm khoảng 15% tử vong trẻ em dưới 5 tuổi [43],[34]. Đối với trẻ dưới 5 tuổi, hệ miễn dịch còn yếu, giải phẩu và sinh lý cơ quan hô hấp chưa hoàn thiện như đường thở ngắn, hẹp, dễ bị bít tắc và viêm lan tỏa gây tổn thương nặng, dẫn đến suy hô hấp và tử vong. Năm 2015, TCYT ước tính nhiễm trùng hô hấp cấp tính chiếm 11% tử vong dưới 5 tuổi tại Việt Nam, trong khi đó tử vong do suy giảm miễn dịch mắc phải (HIV) và sốt rét cộng lại chiếm ít hơn 2%.[45]. Năm 2015, viêm phổi trẻ em gây ra gần 900,000 tử vong dưới 5 tuổi, hơn 90% xảy ra tại các nước có thu nhập vừa và thấp [33]. Mặc dù đạt được nhiều kết quả tốt trong điều trị nhưng tỷ lệ viêm phổi ở Việt Nam vẫn cao gấp gần 10 lần so với các nước phát triển như Úc, Nhật. Ở Việt Nam mỗi ngày có 11 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong vì viêm phổi [42]. Năm 2016 Bệnh viện A Thái Nguyên số bệnh nhi mắc viêm phổi là 1.100 trẻ, chiếm hơn 21,4% tổng số trẻ điều trị nội trú [20]. Viêm phổi biểu hiện lâm sàng đa dạng của tùy thuộc vào từng độ tuổi, độ nặng và tác nhân gây bệnh. Lâm sàng của bệnh trải qua hai giai đoạn: giai đoạn khởi phát và giai đoạn toàn phát, bao gồm các dấu hiệu triệu chứng không đặc hiệu, dấu hiệu triệu chứng đặc hiệu tại phổi và dấu hiệu thực thể. Về cận lâm sàng, công thức máu và X-Quang góp phần định hướng tác nhân trong viêm phổi. Việc khảo sát các đặc điểm lâm sàng đặc trưng kết hợp với cận lâm sàng giúp cung cấp chứng cứ để đưa ra quyết định điều trị kịp thời, hiệu quả cho bệnh nhi. Bệnh viện Quận 8 là một bệnh viện tuyến quận của Thành Phố Hồ Chí Minh, viêm phổi là bệnh hô hấp chiếm tỷ lệ rất lớn trong các bệnh khiến trẻ nhập viện tại đây. Chẩn đoán, điều trị kịp thời sẽ giảm sự quá tải cho các bệnh viện tuyến đầu. Do đó, xác định được các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng rất quan trọng trong chẩn đoán viêm phổi để góp phần giảm biến chứng và tỉ lệ tử vong. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng viêm 1
  12. phổi ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh Viện Quận 8, từ tháng 2/2020 đến 12/2020” nhằm mục tiêu: 1) Xác nhận đặc điểm lâm sàng của bệnh viêm phổi ở trẻ 2 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh Viện Quận 8 thời gian từ tháng 02/2020 đến tháng 12/2020. 2) Xác nhận đặc điểm cận lâm sàng của bệnh viêm phổi ở trẻ 2 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh Viện Quận 8 từ tháng 02/2020 đến tháng 12/2020. 2
  13. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Định nghĩa viêm phổi Viêm phổi là tình trạng tổn thương viêm nhu mô phổi, có thể lan tỏa cả hai phổi hoặc tập trung ở một thùy phổi. Theo Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), viêm phổi bao gồm viêm phế quản, viêm phế quản phổi, viêm phổi thùy và áp xe phổi [8]. Viêm phổi được chia làm 4 loại: viêm phổi mắc phải tại cộng đồng, viêm phổi mắc phải tại bệnh viện, viêm phổi liên quan đến thở máy, viêm phổi liên quan đến chăm sóc y tế [31]. 1.2 Đặc điểm dịch tể học của viêm phổi 1.2.1. Tỉ lệ mắc bệnh: Viêm phổi là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở trẻ nhỏ đặc biệt trẻ dưới 5 tuổi, 1.9 triệu trẻ tử vong hằng năm do viêm phổi. Theo tổ chức y tế thế giới, mỗi năm có 156 triệu trường hợp viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi, trong đó 20 triệu trường hợp nặng cần phải nhập viện cấp cứu. Ở các nước phát triển, ước tính tỉ lệ mắc hằng năm của viêm phổi là 33/10.000 trẻ em dưới 5 tuổi và 14.5/10.000 trẻ 0-16 tuổi. Ở các nước đang phát triển, chỉ số mới mắc bệnh ở lứa tuổi này là 0.29 đợt bệnh/ trẻ/ năm, cao gấp 10 lần so với các nước phát triển (0.03 đợt). Trong số các trường hợp viêm phổi, 7-13% trẻ có dấu hiệu nặng đe dọa tính mạng cần nhập viện [25]. Tỉ lệ mắc viêm phổi toàn cầu trung bình ước tính trong năm 2010 ở trẻ e dưới 5 tuổi là 0.22 đợt/trẻ năm, 11.5% trong số đó đủ nặng để nhập viện, con số này thấp hơn ít nhất 25% so với ước tính một thập kỷ trước đó. Tỷ lệ mắc ước tính ở các nước thu nhập cao là 0.015 đợt/ năm [35]. Theo nghiên cứu của Đặng Đức Anh năm 2017, ở 3 bệnh viện tại Hà Nội, Huế, Hồ Chí Minh, viêm phổi chiếm 5.4% trong tổng số ca trẻ em nhập viện, ước tính tỷ lệ mắc là 7,3/1000 trẻ [30]. 3
  14. 1.2.2. Tỉ lệ tử vong: Ở các nước phát triển có tỉ lệ tử vong thấp (
  15. - Niêm mạc hô hấp có nhiều mao mạch nên khi viêm dễ bị phù nề và xuất tiết nhiều gây chít hẹp đường thở. - Số lượng phế nang ít. Kích thước phế nang nhỏ. - Thông khí bàng hệ kém nên dễ bị xẹp phổi. - Lồng ngực mềm, các xương sườn nằm ngang, dãn nở kém nên dễ bị biến dạng - Các cơ hô hấp hoạt động chưa tốt nên trẻ thở chủ yếu bằng bụng - Não chưa điều hòa nhịp thở tốt, trẻ dễ có cơn ngưng thở hoặc thở không đều. 1.3.2. Trẻ lớn: - Các tiểu phế quản tăng về chiều dài và đường kính. Lúc sinh các tiểu phế quản ở thế hệ thứ 16 tiếp tục phân chia đến thế hệ 25-30 lúc 20 tuổi, đường kính tiểu phế quản tăng từ 0.05 mm đến 0.2 mm, gấp 4 lần. - Số lượng phế nang tăng từ 24 triệu lúc mới sinh lên 300 triệu lúc 8 tuổi, 400 -600 triệu ở người lớn, làm tăng diện tích trao đổi khí từ 3m2 đến 50m2. - Kích thước phế nang phát triển từ 2-3 tuổi đến dậy thì. - Thông khí bàng hệ qua lỗ Kohn và kênh Lambert xuất hiện 2-8 tuổi. - Lồng ngực phát triển tốt, cơ hô hấp mạnh hơn và hoạt động vỏ não hoàn chỉnh. -Trẻ lớn ít bị nhiễm trùng. Nếu có, ít bị lan toản, thường khu trú ở một thùy hoặc phân thùy nên ít bị suy hô hấp, ngừng thở và kiệt sức. 1.4 Nguyên nhân viêm phổi: 1.4.1. Do vi sinh: - Virus: Virus là tác nhân gây viêm đường hô hấp dưới chủ yếu ở trẻ sau 1 tháng tuổi và trẻ nhỏ
  16. (respiratory syncytial virus, RSV) và rhinoviruses là các tác nhân chính, đặc biệt ở trẻ dưới 2 tuổi. Các virus khác gồm influenza virus, parainfluenza viruses, adenoviruses, enteroviruses, và human metapneumovirus. Nhiễm nhiều hơn 1 virus hô hấp gặp đến 20% trường hợp. Tùy lứa tuổi có thể giúp nhận biết các tác nhân có thể gặp. RSV thường gây bệnh nặng ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ, trong khi influenza virus gây bệnh hô hấp cấp ở tất cả các lứa tuổi [40]. - Vi khuẩn: Theo nghiên cứu của Zhang. Q và cộng sự năm 2013 ở miền Nam Trung Quốc 10 836 trẻ em nhập viện viêm phổi do vi khuẩn là 23%, trong đó Streptococcus pneumoniae 7%, Haemophilus influenza b (Hib) 4%, Mycoplasma 11%. [39]. - Ký sinh trùng, nấm: Viêm phổi ở trẻ em có thể do Pneumocystis carinii, Toxoplasma, Histoplasma, Candida. 1.4.2. Không do vi sinh: - Hít sặc: thức ăn, dịch vị, dị vật, dầu hôi. - Thuốc, phóng xạ. - Trào ngược dạ dày thực quản. 1.4.3. Nguyên nhân vi sinh gây viêm phổi cộng đồng theo lứa tuổi Bảng 1.1. Nguyên nhân vi sinh gây viêm phổi cộng đồng theo lứa tuổi Sơ sinh 01-06 tháng 06-12 tháng 01- 05 tuổi >05 tuổi Streptococcus Siêu vi Siêu vi Siêu vi Siêu vi Enteric Gram Streptococcus Streptococcus M.pneumoniae, M.pneumoniae, âm Pneumonia, Pneumonia, S. pneumonia, S. pneumonia, RSV Haemophilus Haemophilus C.pneumoniae. C.pneumoniae. influenza, influenza, Staphylococcus Staphylococcus aureus, aureus, Moraxella Moraxella catarrhalis, catarrhalis. 6
  17. Chlamydia trachomatis, Ureaplasma urealyticum, Bordetella pertussis. 1.5. Cơ chế bệnh sinh của viêm phổi: 1.5.1. Tác nhân gây viêm phổi có thể theo những đường vào sau đây: - Hít phải vi khuẩn ở môi trường bên ngoài, trong không khí. - Từ các ổ nhiễm khuẩn đường hô hấp trên lan đến phổi. - Vi khuẩn theo đường máu từ những ổ hiễm khuẩn xa. 1.5.2 Cơ chế bệnh sinh: 7
  18. - Vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào phổi gây tổn thương viêm các phế quản nhỏ, phế nang và tổ chức xung quanh. Do phổi bị tổn thương gây tăng tiết đờm dãi, phù nề niêm mạc phế quản gây bít tắc đường thở dẫn đến rối loạn thông khí và khuếch tán khí, cuối cùng là suy hô hấp. Hậu quả của suy hô hấp là thiếu O2 và tăng CO2 trong máu và gây nên các rối loạn bệnh lý khác: - Rối loạn thông khí: +Do đường thở bị bít tắc làm giảm thông khí, CO2 không ra ngoài được gây tăng CO2 trong máu, nó kết hợp với H2O tạo thành H2CO3 gây toan hô hấp. Cũng do đường thở bị tắc, O2 từ phế nang vào máu ít, gây thiếu O2 trong máu dẫn đến chuyển hóa yếm khí tạo ra nhiều sản phẩm acid lactic gây toan chuyển hóa. - Rối loạn tim mạch: hay gặp là trụy mạch và suy tim do: +Suy hô hấp, thiếu O2 tim phải co bóp nhiều hơn để tống máu có O2 dự trữ đi nuôi cơ thể, đồng thời cơ tim không được nuôi dưỡng dẫn đến suy tim. +Do độc tố của vi khuẩn và virus tác động đến cơ tim và trung tâm vận mạch ngoại biên gây trụy mạch. +Mất nước, điện giải do trẻ thở nhanh, sốt, nôn hoặc tiêu chảy kèm theo. 1.6 Lâm sàng - Viêm phổi trẻ em thường diễn tiến qua hai giai đoạn: 1.6.1. Giai đoạn khởi phát: - Triệu chứng cơ năng: + Nhiễm siêu vi: sốt nhẹ, sổ mũi, ho. + Nhiễm khuẩn: sốt cao, lạnh run, nhức đầu hoặc quấy khóc ở trẻ nhỏ. 8
  19. +Ngoài triệu chứng hô hấp trẻ có thêm triệu chứng tiêu hóa: ói, ọc, biếng ăn, đau bụng, chướng bụng, tiêu chảy thường nổi bật ở trẻ nhỏ. - Triệu chứng thực thể: chưa thấy triệu chứng đặc hiệu phổi. 1.6.2. Giai đoạn toàn phát: - Nhóm dấu hiệu, triệu chứng không đặc hiệu: + Sốt từ nhẹ đến cao tùy nguyên nhân gây bệnh. + Mệt mỏi, quấy khóc, nhức đầu, ớn lạnh. + Rối loạn tiêu hóa: nôn ói, chướng bụng, tiêu chảy và đau bụng. + Chướng bụng có thể nổi bật bởi sự giãn nở dạ dày do nuốt không khí. + Đau bụng thường gặp ở viêm phổi thùy dưới. Gan có thể to bởi cơ hoành dịch chuyển xuống phía dưới do tăng nở phồng của phổi hoặc suy tim xung huyết. - Nhóm dấu hiệu, triệu chứng tại phổi: có giá trị nhất cho chẩn đoán viêm phổi nhưng nhiều khi không biểu hiện rõ ở trẻ nhỏ. + Ho: lúc đầu ho khan, sau đó ho có đờm, có thể không có ho ở trẻ nhỏ + Đau ngực: thường gặp trong viêm phổi có biến chứng màng phổi. + Suy hô hấp: biểu hiện bằng: Thở nhanh: thở nhanh là dấu hiệu nhạy nhất trong chẩn đoán viêm phổi trẻ em. Khó thở, thở rên, thở co kéo cơ bụng và liên sườn, phập phồng cánh mũi, tím tái. Bảng 1.2. BẢNG PHÂN ĐỘ SUY HÔ HẤP Triệu chứng Độ 1 Độ 2 Độ 3 Tri giác Tỉnh Kích thích Lơ mơ, hôn mê Hô hấp Nhịp thở tăng Nhịp thở tăng Nhịp thở tăng
  20. Không co kéo Co kéo cơ hô hấp Thở chậm, không phụ đề, ngưng thở Tim mạch Nhịp tim bình Nhịp tim tăng Nhịp tim nhanh thường hoặc tăng hoặc chậm Huyết áp tăng Huyết áp tăng Huyết áp tăng hoặc giảm Đáp ứng với oxy Không tím với Không tím với Vẫn tím khi cho oxy khí trời oxy oxy PaO2 60-80 mmHg 40-60 mmhg < 40 mmHg Đánh giá Còn bù Còn bù Mất bù “Nguồn: Chẩn đoán và xử trí hô hấp, Thực hành lâm sàng chuyên khoa nhi” - Những dấu hiệu thực thể: + Nhìn: thở nhanh, kiểu thở bất thường, biểu hiện suy hô hấp, lồng ngực bất cân xứng do tràn khí màng phổi/ tràn dịch màng phổi. + Sờ: rung thanh giảm (hội chứng ba giảm) hoặc rung thanh tăng (hội chứng đông đặc). + Gõ: gõ đục khi có đông đặc phổi hoặc tràn dịch màng phổi, gõ đục sớm nhất ở vùng liên bả vai, dưới góc xương bả vai và vùng nách. + Nghe: phế âm thô, ran nổ, ẩm nhỏ hạt có thể nghe ở trẻ lớn và có thể không ghi nhận được ở nhũ nhi. Vì đường dẫn truyền ngắn, lồng ngực nhỏ và lớp dịch mỏng phế âm không phải luôn luôn giảm ở nhũ nhi bị tràn dịch hoặc tràn mủ màng phổi. - Ngoài ra, có thể phát hiện các triệu chứng ngoài phổi gợi ý tác nhân: + Nhọt da, viêm cơ thường đi kèm với viêm phổi do liên cần nhóm A hoặc tụ cầu. + Viêm tai giữa, viêm xoang, viêm màng não thường đi kèm với viêm phổi do phế cầu hoặc Haemophilus influenza type B. + Viêm thanh thiệt, viêm màng ngoài tim thường đi kèm với viêm phổi do Haemophilus influenza type B. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2