intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và các tổn thương kèm theo ở bệnh nhân gãy kín mâm chày tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2019-2020

Chia sẻ: Tiêu Sở Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:65

23
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và các tổn thương kèm theo ở bệnh nhân gãy kín mâm chày tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2019-2020 được thực hiện với mục tiêu nhằm khảo sát đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học của các bệnh nhân gãy mâm chày tại Khoa Ngoại Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện Chợ Rẫy. Xác định các tổn thương kèm theo ở các bệnh nhân gãy mâm chày tại Khoa Ngoại Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện Chợ Rẫy. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và các tổn thương kèm theo ở bệnh nhân gãy kín mâm chày tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2019-2020

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN PHÙNG NGUYỄN MINH TÂN KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH HỌC VÀ CÁC TỔN THƯƠNG KÈM THEO Ở BỆNH NHÂN GÃY KÍN MÂM CHÀY TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY NĂM 2019 - 2020 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ ĐA KHOA HẬU GIANG – 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN PHÙNG NGUYỄN MINH TÂN KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH HỌC VÀ CÁC TỔN THƯƠNG KÈM THEO Ở BỆNH NHÂN GÃY KÍN MÂM CHÀY TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY NĂM 2019 - 2020 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ ĐA KHOA Người hướng dẫn khoa học: ThS. BS Nguyễn Tuấn Cảnh HẬU GIANG – 2020
  3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình và sự động viên của các quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến: Hội đồng Khoa học và Đào tạo trường Đại học Võ Trường Toản đã thông qua đề cương, đóng góp ý kiến để tôi có thể hoàn thành tốt khoá luận này. Các Thầy cô bộ môn Ngoại – Khoa Y trường Đại học Võ Trường Toản đã cho tôi những kiến thức về ngoại khoa và nhiệt tình giúp đỡ trong thời gian học tập tại trường. ThS. BS Nguyễn Tuấn Cảnh - giảng viên trường Đại học Võ Trường Toản, người thầy đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận. Ban Giám đốc, Trưởng Khoa Ngoại Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện Chợ Rẫy đã cho phép, tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu thuận lợi. Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo & Công tác sinh viên, Thư viện và các phòng ban trường Đại học Võ Trường Toản đã cho phép và giúp đỡ tôi thực hiện khóa luận. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Gia đình và bè bạn đã động viên, giúp đỡ và khích lệ tôi trong quá trình làm khoá luận. Hậu Giang, ngày tháng năm 2020 Tác giả Phùng Nguyễn Minh Tân
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực, được thu thập một cách chính xác và chưa từng được ai công bố trong bất kì luận văn hay nghiên cứu nào khác. Hậu Giang, ngày tháng năm 2020 Người cam đoan Phùng Nguyễn Minh Tân
  5. MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC HÌNH ẢNH ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3 1.1. Đặc điểm giải phẫu vùng gối ................................................................... 3 1.2. Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và phân loại gãy mâm chày ........... 8 1.3. Tổn thương kèm theo của gãy mâm chày ............................................ 14 1.4. Điều trị gãy mâm chày ........................................................................... 16 1.5. Một số nghiên cứu về gãy mâm chày.................................................... 17 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 19 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 19 2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 19 2.3. Đạo đức trong nghiên cứu ..................................................................... 25 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 27 3.1. Đặc điểm chung mẫu nghiên cứu.......................................................... 27 3.2. Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học ..................................................... 31 3.3. Phân bố các tổn thương kèm theo ........................................................ 34
  6. 3.4. Liên quan giữa phân loại gãy mâm chày theo Schatzker với phân bố các tổn thương kèm theo............................................................................... 37 Chương 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 38 4.1. Về đặc điểm chung ................................................................................. 38 4.2. Về đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học ................................................ 40 4.3. Về đặc điểm phân bố tổn thương kèm theo ......................................... 43 KẾT LUẬN .................................................................................................... 45 KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ AO-ASIF Arbeitsgemeinschaft fuer Osteosynthesefragen - Association for the Study of Internal Fixation. BN Bệnh nhân CLVT Cắt lớp vi tính CS Cộng sự DC Dây chằng ĐM Động mạch GMC Gãy mâm chày MC Mâm chày NC Nghiên cứu TK Thần kinh TN Tai nạn TT Tổn thương XQ X-quang
  8. DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1. Các biến số nghiên cứu của đặc điểm chung .................................. 21 Bảng 2.2. Các biến số nghiên cứu của đặc điểm lâm sàng ............................. 22 Bảng 2.3. Các biến số nghiên cứu của đặc điểm hình ảnh học ....................... 23 Bảng 2.4. Các biến số nghiên cứu của đặc điểm tổn thương kèm theo .......... 24 Bảng 3.5. Phân loại gãy mâm chày theo nhóm tuổi........................................ 27 Bảng 3.6. Phân bố số lượng bệnh nhân theo nghề nghiệp .............................. 28 Bảng 3.7. Phân bố theo nguyên nhân gây tai nạn ........................................... 29 Bảng 3.9. Liên quan giữa phân loại gãy mâm chày theo Schatzker với phân bố các tổn thương kèm theo ................................................................................. 37 Bảng 4.10. Độ tuổi trung bình trong các nghiên cứu ...................................... 38 Bảng 4.11. Tỷ lệ về đặc điểm giới qua các nghiên cứu .................................. 39 Bảng 4.12. Tỷ lệ nguyên nhân tai nạn giao thông trong các nghiên cứu........ 39 Bảng 4.13. Tỷ lệ cơ chế chấn thương trực tiếp trong các nghiên cứu ............ 40 Bảng 4.14. Tỷ lệ gãy mâm chày Schatzker VI trong các nghiên cứu ............. 41 Bảng 4.15. Phân bố bệnh nhân gãy mâm chày theo phân loại AO qua các nghiên cứu ................................................................................................................... 42
  9. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1. Phân loại gãy mâm chày theo giới tính ...................................... 28 Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo chân bên tổn thương ............................ 29 Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh nhân theo cơ chế chấn thương ............................. 30 Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh nhân theo các triệu chứng lâm sàng .................... 31 Biểu đồ 3.5. Phân loại gãy mâm chày theo Schatzker .................................... 32 Biểu đồ 3.6 Phân loại gãy mâm chày theo AO/ASIF ..................................... 33 Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ tổn thương gãy xương mác ............................................... 34 Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ tổn thương chèn ép khoang ............................................... 34 Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ tổn thương bong chỗ bám, đứt dây chằng chéo bên ......... 35 Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ tổn thương rách sụn chêm ............................................... 35 Biểu đồ 3.11. Tỷ lệ tổn thương mạch máu ...................................................... 36 Biểu đồ 3.12. Tỷ lệ tổn thương thần kinh ....................................................... 36
  10. DANH MỤC HÌNH ẢNH Trang Hình 1.1. Mâm chày phải nhìn trước và sau. .................................................... 3 Hình 1.2. Khớp gối bên trong. .......................................................................... 4 Hình 1.3. Bao khớp gối. .................................................................................... 5 Hình 1.4. Gối bên phải trong tư thế gấp............................................................ 6 Hình 1.5. Hố khoeo. .......................................................................................... 7 Hình 1.6. Động mạch vùng gối. ........................................................................ 7 Hình 1.7. Hình ảnh Xquang gãy mâm chày ...................................................... 9 Hình 1.8. Ảnh chụp cắt lớp vi tính gãy mâm chày Schatzker II 3D ............... 10 Hình 1.9. Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính dựng 3D gãy mâm chày .................. 10 Hình 1.10. Phân loại gãy mâm chày của Schatzker ........................................ 12 Hình 1.11. Phân loại gãy đầu trên xương chày theo AO – ASIF. .................. 13 Hình 1.12. Phân loại gãy mâm chày của Hohl năm 1991. .............................. 14
  11. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Gãy mâm chày (GMC) là loại gãy phạm khớp mà việc điều trị không tốt sẽ dẫn đến đau khớp gối kéo dài, giới hạn vận động gấp duỗi khớp gối, thoái hóa khớp sớm sau chấn thương hoặc có khi cứng khớp, làm mất chức năng của khớp gối, ảnh hưởng đến mọi hoạt động trong cuộc sống của bệnh nhân(BN). GMC thường là hậu quả của chấn thương trực tiếp vào MC hoặc do nén ép theo chiều dọc của lồi cầu đùi tác động trực tiếp lên bề mặt của MC [25]. Tùy theo hướng tác động và mức độ va đập mà tạo nên những hình thái gãy khác nhau [27]. Trong những năm gần đây ở Việt Nam số lượng GMC tăng lên rất nhiều do sự tăng lên của phương tiện giao thông và tai nạn giao thông. Theo nhiều tác giả GMC do tai nạn(TN) giao thông chiếm đến 60% - 80%[3], [8]. Ngoài ra, GMC còn có thể do nguyên nhân tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động. Theo y văn thế giới, GMC chiếm khoảng 1% tất cả các gãy xương và khoảng 8% gãy xương ở người lớn tuổi [2], [24]. Mức độ tổn thương(TT) MC phụ thuộc vào một số yếu tố khác như: tuổi cao, giới, mức độ loãng xương, tư thế chi khi bị chấn thương và cường độ hướng lực ép tạo ra gãy xương. Những yếu tố này cũng làm cho hình ảnh gãy xương MC có nhiều mức độ khác nhau, từ gãy một mảnh đến nhiều mảnh hay từ lún mức độ ít đến lún mức độ nhiều[35],[25]. Mỗi loại gãy có đặc trưng riêng về hình thái và cách điều trị. BN GMC có thể kèm theo các TT khác như đứt dây chằng(DC) chéo, DC bên chày, rách sụn chêm, TT mạch máu, TT thần kinh mác [9]. Nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ và ứng dụng hình ảnh học vào công tác chẩn đoán,việc chẩn đoán chính xác và phát hiện kiểu gãy cũng như các loại TT kèm theo, nhà nghiên cứu lâm sàng có thể lựa chọn phương pháp điều trị tối ưu mang lại kết quả tốt nhất với ít nguy cơ nhất với BN [17],[6].
  12. 2 Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và các TT kèm theo ở bệnh nhân gãy kín mâm chày tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2019 - 2020” với các mục tiêu: 1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học của các bệnh nhân gãy mâm chày tại Khoa Ngoại Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện Chợ Rẫy. 2. Xác định các TT kèm theo ở các bệnh nhân gãy mâm chày tại Khoa Ngoại Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện Chợ Rẫy.
  13. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đặc điểm giải phẫu vùng gối 1.1.1. Đầu trên xương chày, mâm chày Xương chày là một xương dài và là xương chính nằm phía trong cẳng chân, tiếp khớp với xương đùi và chịu phần lớn sức nặng của cơ thể. Đầu trên xương chày là một khối xương to do lồi cầu trong và lồi cầu ngoài tạo nên. Mặt trên của mỗi lồi cầu lõm thành mặt khớp trên tiếp khớp với một lồi cầu xương đùi. Hai mặt khớp này nhìn từ trên xuống trông như hai cái mâm, gọi là mâm chày (MC) [5], [10]. Hình 1.1. Mâm chày phải nhìn trước và sau. (Nguồn: Atlas giải phẫu người, 2007 [2]) MC là vùng xương xốp của đầu trên xương chày. Mặt trên tiếp khớp với lồi cầu xương đùi gọi là diện khớp trên hình ổ chảo. Diện khớp phẳng chỉ hơi trũng ở giữa nên gọi là MC. Diện khớp trong dài và trũng hơn diện khớp ngoài, diện khớp ngoài rộng hơn. Vì hai lồi cầu đùi lồi hơn nên ở giữa hai lồi cầu đùi và MC, có hai sụn chêm [23]. Sụn chêm ngoài hình chữ O và sụn chêm trong hình chữ C [4]. Phủ mặt trước MC là tổ chức da và dưới da mỏng, vì vậy khi chấn thương mạnh dễ gây nên gãy hở [1].
  14. 4 Hình 1.2. Khớp gối bên trong. (Nguồn: Atlas giải phẫu người, 2007 [2]) Nhìn từ trên xuống thấy hai MC không cân xứng nhau cả về hình dáng và độ lõm. Ớ giữa hai MC có phần nhô lên gọi là gai chày trước và gai chày sau. Gai chày chia khoang giữa hai MC thành diện trước gai chày, và diện sau gai chày. Diện trước gai chày có DC chéo trước bám và diện sau gai chày có DC chéo sau bám. Diện gai chày hay bị TT trong chấn thương khớp gối, thường gặp nhất là bong điểm bám DC chéo. Cấu trúc xương của MC trong chắc chắn hơn MC ngoài, thực tế là hay gặp GMC ngoài hơn GMC trong. GMC trong thường là do lực chấn thương lớn và thường kết hợp với TT mô mềm. Theo Purnell M.L [35], MC trong rộng và khỏe hơn MC ngoài và chịu lực chiếm đến 60%.
  15. 5 1.1.2. Sơ lược giải phẫu khớp gối Khớp gối là một khớp lớn của cơ thể, tiếp nối giữa đùi và cẳng chân . Có một số đặc điểm cần chú ý như sau: Diện khớp, Hệ thống DC bao khớp và Bao hoạt dịch. Khớp gối có ba diện khớp: Diện khớp của lồi cầu trong xương đùi với MC, Diện khớp của lồi cầu ngoài xương đùi với MC, Diện khớp giữa mặt sau xương bánh chè với diện khớp trước hai lồi cầu đùi. Vì MC tương đối phẳng, lồi cầu lại tròn nên không khớp tốt với nhau. Sụn chêm nằm ở giữa làm cho khớp gối sâu hơn và rộng hơn. Hai sụn chêm cùng dính vào xương bởi sừng trước ở diện trước gai, sừng sau ở diện sau gai. Hệ thống DC bao khớp: - Bao khớp: Là một bao sợi bọc quanh khớp từ xương đùi tới xương chày. Ở xung quanh, bao khớp dính vào sụn chêm và chia ra làm 2 tầng: tầng trên sụn chêm và tầng dưới sụn chêm. Hình 1.3. Bao khớp gối. (Nguồn: Gray’s Anatomy for Student, 2015[13])
  16. 6 - DC có 4 hệ thống DC bao gồm: + Hệ thống các DC phía trước: gồm DC bánh chè, cánh bánh chè trong và cánh bánh chè ngoài. + Hệ thống các DC phía sau: có DC khoeo chéo. + Hệ thống DC bên: DC bên trong và DC bên ngoài. Hình 1.4. Gối bên phải trong tư thế gấp. (Nguồn: Atlas giải phẫu người, 2007 [2]) + Hệ thống các DC chéo gồm: DC chéo trước đi từ mặt trong lồi cầu ngoài xương đùi tới diện trước gai, có nhiệm vụ giữ cho MC không bị trượt ra trước so với lồi cầu đùi. DC chéo sau nằm ở trung tâm khớp gối, có chức năng chính là chống sự di lệch ra sau của MC và lồi cầu đùi, đặc biệt khi gối gấp 90 độ, phối hợp với các DC khác giúp giữ vững khớp. Bao hoạt dịch: là một màng dầy che phủ mặt trong khớp, phía dưới bám từ gốc sụn chêm, ôm quanh hai DC chéo và luồn vào chỗ khuyết của hai lồi cầu. Phía trước trên, bao hoạt dịch tạo thành một khoang trống gọi là túi cùng hay túi bịt sau cơ tứ đầu đùi. Chính vì bao hoạt dịch bao phủ toàn bộ DC chéo nên DC chéo nằm ở giữa ổ khớp, giữa bể hoạt dịch nhưng về mặt cấu trúc thì lại như ở ngoài khớp.
  17. 7 1.1.3. Vùng khoeo Khoeo chân là một vùng ở sau khớp gối, được tạo bởi tam giác đùi và tam giác chày. Thành phần trong hố khoeo gồm: ĐM, tĩnh mạch và TK xếp theo bậc thang từ sâu đến nông, từ trong ra ngoài. Hình 1.5. Hố khoeo. (Nguồn: Atlas giải phẫu người, 2007[2]) 1.1.4. Động mạch nuôi dưỡng vùng khớp gối Vùng khớp gối có bốn vòng nối ĐM rất phong phú được tạo thành do bốn cuống mạch cùng xuất phát từ ĐM khoeo. - ĐM gối trên ngoài. - ĐM gối trên trong. - ĐM gối dưới ngoài. - ĐM gối dưới trong. Hình 1.6. Động mạch vùng gối. (Nguồn: Atlas giải phẫu người, 2007 [2])
  18. 8 1.1.5. Chức năng vận động khớp gối Khớp gối là một khớp lớn của cơ thể, chịu lực và chuyển trọng lượng cơ thể xuống khớp cổ chân thông qua xương chày. Tuy là khớp lớn nhưng các thành phần của khớp hay bị TT khi chấn thương [23]. Khớp gối chỉ thực sự vững ở tư thế duỗi thẳng, khi đó các thành phần của khớp được khóa lại, chống được sự xoắn vặn và sẽ hạn chế được TT. Khớp gối có hai cử động chính là gấp và duỗi. Bình thường biên độ gấp là 135o - 140°, duỗi là 0°. 1.2. Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và phân loại gãy mâm chày 1.2.1. Định nghĩa GMC là loại gãy vào phần diện khớp của đầu trên xương chày, nếu điều trị không tốt sẽ ảnh hưởng nặng nề tới chức năng khớp gối 1.2.2. Lâm sàng - Sau TN BN thấy đau chói ở đầu trên xương chày và không thể đứng lên được, bất lực vận động hoàn toàn. - Nhìn thấy khớp gối sưng nề to mất các lõm tự nhiên. Đầu trên xương chày bè rộng ra so với bên lành, có trường hợp nhìn thấy biến dạng khớp gối vẹo hẳn vào trong hoặc ra ngoài. - Ấn vào MC gãy thấy đau chói. - Khớp gối tràn dịch và máu, khi chọc hút thấy có máu lẫn váng mỡ. - Có thể khám thấy các triệu chứng của TT khác kết hợp như: Dấu hiệu há khớp của TT DC bên, dấu hiệu ngăn kéo của TT DC chéo. - Các triệu chứng phát hiện hội chứng khoang: + Đau dữ dội, đau nhiều hơn so với gãy xương thông thường. + Bắp chân sưng to và căng cứng. + Mất mạch mu chân. + Tê đầu chi và giảm cử động ở các ngón. - Khám phát hiện biến chứng mạch máu: Mạch ngoại vi đập yếu hay mất, cần làm doppler, hay chụp mạch để phát hiện TT mạch máu [13], [15], [17].
  19. 9 1.3. Hình ảnh học gãy mâm chày Cần xác định mặt khớp ở các MC bị TT ra sao, mức độ lún, mức độ vụn mảnh, gãy lan xuống dưới hành xương, thân xương, có bị TT gai xương giữa các MC hay không. 1.3.1. Xquang khớp gối Cần chụp X-quang (XQ) thẳng - nghiêng, chếch. Chụp thẳng có tia chếch xuống dưới 15°, xem độ lún của mặt khớp và sự di lệch [15]. XQ là hình ảnh cơ bản để chẩn đoán, cần phải có đủ phim XQ bình diện mặt trước sau, bình diện bên và hai phim chụp chếch khớp gối. Những trường hợp gãy phức tạp có thể thêm chụp cắt lớp vi tính (CLVT). Hình 1.7. Hình ảnh Xquang gãy mâm chày (Nguồn: Rockwood And Green's Fractures In Adults, 2015 [27]) 1.3.2. Chụp cắt lớp vi tính khớp gối Chụp CLVT làm rõ thương tổn MC: Độ lún của mặt khớp, độ vụn mà XQ thường không làm rõ, với kỹ thuật CLVT chéo xoắn, dùng mâm bàn quay tốc độ 2mm/s, sẽ tái tạo hình ảnh từng mm [3].
  20. 10 Hình 1.8. Ảnh chụp cắt lớp vi tính gãy mâm chày Schatzker II 3D (Nguồn: Practical Fracture Treatment, 2008 [29]) Phần lớn các tác giả đều nhận thấy rằng hình ảnh CLVT đầu trên xương chày cho thấy rõ vị trí, hình thái đường gãy, số lượng các mảnh vỡ, mức độ di lệch và tình trạng lún ở MC [29], [34], [37], [39]. CLVT cho thấy rõ các TT xương không thấy rõ trên phim XQ [34], [38]. Bên cạnh đó tái tạo hình ảnh 3D trên phim chụp CLVT giúp phát hiện những TT chính xác hơn ở MC [30]. Trường hợp GMC điều trị bằng nắn kín và cố định ngoài thì chụp CLVT giúp cho biết kích thước và hướng của các mảnh gãy giúp cho việc nắn chỉnh xương và bắt vít được thuận lợi hơn [16]. Hình 1.9. Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính dựng 3D gãy mâm chày (Nguồn: Rockwood And Green's Fractures In Adults, 2015 [27])
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2