intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ y khoa: Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP huyết tương và mức độ nặng của bệnh nhân đợt mất bù cấp suy tim mạn tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2021

Chia sẻ: Tiêu Sở Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

28
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ y khoa: Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP huyết tương và mức độ nặng của bệnh nhân đợt mất bù cấp suy tim mạn tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2021 được thực hiện với mục tiêu nhằm khảo sát một số đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân đợt mất bù cấp suy tim mạn tại khoa Nội Tim mạch – Lão học Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ. Tìm mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP và mức độ nặng dựa trên phân độ NYHA của bệnh nhân đợt mất bù cấp suy tim mạn tại khoa Nội Tim mạch – Lão học Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ y khoa: Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP huyết tương và mức độ nặng của bệnh nhân đợt mất bù cấp suy tim mạn tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2021

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN VÕ MINH PHÚC KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ NT-PROBNP HUYẾT TƯƠNG VÀ MỨC ĐỘ NẶNG CỦA BỆNH NHÂN ĐỢT MẤT BÙ CẤP SUY TIM MẠN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y KHOA Hậu Giang - Năm 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN VÕ MINH PHÚC KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ NT-PROBNP HUYẾT TƯƠNG VÀ MỨC ĐỘ NẶNG CỦA BỆNH NHÂN ĐỢT MẤT BÙ CẤP SUY TIM MẠN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y KHOA Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS.BS Phan Đăng BS.CKII Võ Việt Thắng BS.CKI Nguyễn Thị Thu Sen BS Nguyễn Tấn Lộc Hậu Giang - Năm 2021
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đai học Võ Trường Toản, Ban Giám Đốc Bệnh Viện Đa Khoa Thành Phố Cần Thơ đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện nghiên cứu. Xin được gửi lời cảm kích đến Phòng Đào Tạo Trường Đại Học Võ Trường Toản, Ban Chủ Nhiệm Khoa Y Trường Đại Học Võ Trường Toản, Ban Chủ Nhiệm Khoa Nội Tim Mạch - Lão Học Bệnh Viện Đa Khoa Thành Phố Cần Thơ đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện khóa luận này. Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.BS Phan Đăng, BS.CKII Võ Việt Thắng, BS.CKI Nguyễn Thị Thu Sen, BS Nguyễn Tấn Lộc đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi và là người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và dành nhiều thời gian cũng như công sức giúp đỡ tôi hoàn thiện khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn quý bệnh nhân đã hợp tác, đồng ý tham gia vào nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành khóa luận. Một phần không nhỏ thành công khóa luận này là nhờ sự giúp đỡ, động viên của quý anh, chị và các bạn đồng môn. Xin gửi đến tất cả mọi người lời cảm ơn chân thành. Hậu Giang, ngày .......... tháng.......... năm 2021 Tác giả khóa luận Võ Minh Phúc
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hậu Giang, ngày.......... tháng.......... năm 2021 Người cam đoan Võ Minh Phúc
  5. MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC SƠ ĐỒ ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 3 1.1. Đại cương suy tim ............................................................................................ 3 1.1.1. Định nghĩa suy tim ..................................................................................... 3 1.1.2. Dịch tễ học suy tim .................................................................................... 3 1.1.3. Sinh lý bệnh suy tim .................................................................................. 4 1.1.4. Chẩn đoán suy tim ..................................................................................... 6 1.1.5. Chẩn đoán các thể suy tim ....................................................................... 10 1.1.6. Phân độ suy tim theo Hội tim mạch New York ....................................... 11 1.1.7. Giai đoạn suy tim theo hướng dẫn của Trường môn Tim mạch Hoa Kỳ/Hội Tim mạch học Hoa Kỳ ....................................................................................... 12 1.1.8. Suy tim mất bù cấp .................................................................................. 13 1.2. Các peptide lợi niệu natri và NT-proBNP .................................................. 15 1.2.1. Cấu trúc và hoạt tính sinh học ................................................................. 15 1.2.2. Định lượng nồng độ NT-proBNP huyết thanh ........................................ 17 1.2.3. Vai trò chẩn đoán suy tim của peptide lợi niệu natri ............................... 18 1.2.4. Nồng độ NT-proBNP và chức năng tâm thu thất trái .............................. 19 1.3. Các nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................................... 20 1.3.1. Các nghiên cứu trong nước ...................................................................... 20 1.3.2. Các nghiên cứu ngoài nước ..................................................................... 21
  6. Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 23 2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 23 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn ....................................................................................... 23 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ................................................................................... 23 2.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 23 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................. 23 2.2.2. Cỡ mẫu ..................................................................................................... 23 2.2.3. Kỹ thuật chọn mẫu ................................................................................... 24 2.2.4. Nội dung nghiên cứu................................................................................ 24 2.2.5. Một số tiêu chuẩn áp dụng trong nghiên cứu .......................................... 25 2.2.6. Các biến số trong nghiên cứu .................................................................. 26 2.2.7. Biện pháp hạn chế sai số .......................................................................... 28 2.2.8. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu................................................... 29 2.3. Đạo đức trong nghiên cứu ............................................................................ 29 Chương 3 KẾT QUẢ......................................................................................... 30 3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ............................................................ 30 3.1.1. Tuổi trung bình và phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi ........................... 30 3.1.2. Giới tính ................................................................................................... 31 3.1.3. Tiền sử...................................................................................................... 32 3.1.4. Triệu chứng lâm sàng............................................................................... 33 3.1.5. Phân độ NYHA ........................................................................................ 34 3.1.6. Đặc điểm cận lâm sàng ............................................................................ 35 3.2. Mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNp và phân độ NYHA ................... 38 Chương 4 BÀN LUẬN ...................................................................................... 39 4.1. Đặc điểm về lâm sàng và cận lâm sàng ....................................................... 39
  7. 4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới .......................................................................... 39 4.1.2. Tiền sử...................................................................................................... 40 4.1.3. Triệu chứng .............................................................................................. 42 4.1.4. Phân độ NYHA ........................................................................................ 44 4.1.5. Nồng độ NT-proBNP ............................................................................... 46 4.1.6. Phân suất tống máu thất trái..................................................................... 47 4.1.7. Hình ảnh X-Quang ngực thẳng ................................................................ 48 4.1.8. Kết quả điện tâm đồ ................................................................................. 49 4.2. Mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP và phân độ NYHA ................... 50 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 52 HẠN CHẾ ............................................................................................................. 54 KIẾN NGHỊ ......................................................................................................... 55
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt ACC/AHA American College of Cardiology/ Trường môn Tim mạch American Heart Association Hoa Kỳ/ Hội Tim mạch học Hoa Kỳ ASCEND- Acute Study of Clinical HF Effectiveness of Nesiritide and Decompensated Heart Failure BMI Body Mass Index Chỉ số khối cơ thể BNP B-type Natriuretic Peptide Peptide lợi niệu natri týp B EF Ejection Fraction Phân suất tống máu eGFR Estimated Glomerular Filtration Rate Độ lọc cầu thận ước tính ESC European Society of Cardiology Hội Tim mạch châu Âu IQR Interquartile Range Khoảng tứ phân vị MDRD Modification of Diet in Renal Disease NT-proBNP N-terminal pro B-type Natriuretic Peptide RAA Renin-angiotensin-aldosterone
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Triệu chứng suy tim ........................................................................ 8 Bảng 1.2. Dấu hiệu suy tim ............................................................................. 9 Bảng 1.3. Phân loại các thể suy tim theo ESC năm 2016 ............................. 10 Bảng 1.4. Phân độ suy tim theo Hội tim mạch New York ............................ 11 Bảng 1.5. Phân độ suy tim theo Trường môn Tim mạch Hoa Kỳ ................. 12 Bảng 1.6. Hoạt tính sinh học của các peptide bài niệu natri ......................... 16 Bảng 1.7. Các nguyên nhân làm tăng nồng độ peptide lợi niệu natri............ 17 Bảng 1.8. Nồng độ NT-proBNP huyết tương ................................................ 20 Bảng 1.9. Phân bố bệnh nhân theo phân độ NYHA ...................................... 20 Bảng 1.10. Mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP phân độ NYHA ......... 21 Bảng 1.11. Nồng độ NT-proBNP huyết tương .............................................. 21 Bảng 1.12. Phân bố bệnh nhân theo phân độ NYHA .................................... 22 Bảng 1.13. Mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP phân độ NYHA ......... 22 Bảng 2.1. Biến số nhân trắc ........................................................................... 26 Bảng 2.2. Biến số lâm sàng ........................................................................... 27 Bảng 2.3. Biến số cận lâm sàng ..................................................................... 28 Bảng 3.1. Tuổi trung bình của các đối tượng nghiên cứu ............................. 30 Bảng 3.2. Nồng độ NT-proBNP huyết tương ................................................ 35 Bảng 3.3. Mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP và phân độ NYHA ...... 38 Bảng 4.1. So sánh đặc điểm về tuổi và giới................................................... 39 Bảng 4.2. So sánh đặc điểm tiền sử của bệnh nhân ....................................... 40 Bảng 4.3. So sánh triệu chứng và dấu hiệu.................................................... 42 Bảng 4.4. So sánh phân bố tỷ lệ bệnh nhân theo phân độ NYHA ................ 44 Bảng 4.5. So sánh nồng độ NT-proBNP ....................................................... 46
  10. Bảng 4.6. So sánh đặc điểm X-Quang ngực thẳng ........................................ 48 Bảng 4.7. So sánh mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP và phân độ NYHA ........................................................................................................ 50
  11. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi ........................................... 30 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ giới tính ............................................................................ 31 Biểu đồ 3.3. Tiền sử bệnh .............................................................................. 32 Biểu đồ 3.4. Triệu chứng lâm sàng ................................................................ 33 Biểu đồ 3.5. Phân độ NYHA ......................................................................... 34 Biểu đồ 3.6. Đặc điểm X-Quang ngực thẳng ................................................ 35 Biểu đồ 3.7. Đặc điểm phân suất tống máu thất trái ...................................... 36 Biểu đồ 3.8. Đặc điểm điện tâm đồ ............................................................... 37 Biểu đồ 4.1. So sánh đặc điểm tiền sử của bệnh nhân................................... 41 Biểu đồ 4.2. So sánh triệu chứng và dấu hiệu ............................................... 43 Biểu đồ 4.3. So sánh phân bố tỷ lệ bệnh nhân theo phân độ NYHA ............ 45 Biểu đồ 4.4. So sánh phân suất tống máu thất trái......................................... 47 Biểu đồ 4.5. So sánh kết quả điện tâm đồ...................................................... 49
  12. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Quy trình chẩn đoán suy tim .......................................................... 7 Sơ đồ 1.2. Phân loại suy tim mất bù cấp theo huyết động............................. 14
  13. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Suy tim được xem là một vấn đề sức khỏe lớn, ở Hoa Kỳ giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2016 có 6,2 triệu người từ 20 tuổi trở lên mắc suy tim, chiếm 2,2% dân số [45]. Tại Châu Âu, tỷ suất lưu hành của suy tim ở dân số trưởng thành là 1 - 2%, và tăng đến ≥10% đối với dân số ≥70 tuổi [30]. Tỷ lệ bệnh nhân suy tim tái nhập viện không có kế hoạch trong vòng 30 ngày là 26,6% [13]. Chi phí điều trị suy tim mỗi bệnh nhân mỗi năm là 2496 đến 84434 đô la Mỹ, chi phí ước tính để điều trị cho một bệnh nhân suy tim trong mỗi lần nhập viện là 3780 đến 34233 đô la Mỹ [40]. Tại Việt Nam, theo thống kê tại Viện Tim mạch Quốc gia, cứ 1291 bệnh nhân điều trị nội trú, có 765 người mắc suy tim (chiếm tỷ lệ 59%) [9]. Tỷ suất lưu hành suy tim ngày càng tăng trên thế giới, giải thích cho vấn đề dịch tễ học này là do: tuổi thọ con người ngày càng gia tăng ở các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển, tăng tỷ lệ mắc mới béo phì, đái tháo đường, và tăng huyết áp, cải thiện tỷ lệ sống còn sau nhồi máu cơ tim, thành công trong việc ngăn ngừa đột tử do tim, nhiều tiến bộ trong điều trị nội khoa và can thiệp cải thiện dự hậu bệnh nhân suy tim trong vài thập niên qua [14]. Suy tim mất bù cấp là một hội chứng lâm sàng gồm các triệu chứng mới xuất hiện hoặc nặng dần của suy tim, thường làm bệnh nhân cần phải nhập viện do đợt nặng lên của suy tim mạn [17], [18], [23]. Khi tiếp cận đánh giá mức độ nặng của suy tim, phân độ suy tim theo Hội Tim mạch New York (NYHA) được áp dụng rộng rãi và được công nhận trên cả thế giới. Tầm quan trọng của các chất chỉ dấu sinh học của tim trong chẩn đoán và phân tầng nguy cơ bệnh nhân suy tim ngày càng tăng. Trong số đó, vai trò của các peptide lợi niệu natri đã được khẳng định qua nhiều nghiên cứu, tài liệu, cũng như khuyến cáo [35], [43], [49]. Định lượng peptide lợi niệu hiện nay được xem như thăm dò đầu tay trong tiếp cận chẩn đoán suy tim. Định lượng peptide lợi niệu trong giá trị bình
  14. 2 thường cho phép loại trừ chẩn đoán suy tim. Peptide lợi niệu natri type-B còn được gọi là peptide lợi niệu natri não (BNP: Brain natriuretic peptide), được phát hiện sớm có nguồn gốc chính từ tim, đại diện cho hormone của tim [11], [32]. NT-proBNP (N- terminal pro B-type natriuretic peptide), giống như BNP, cũng là một sản phẩm của quá trình thủy phân phân tử proBNP. Hiện tại, nồng độ NT-proBNP huyết thanh là chất chỉ điểm sinh học với những ưu điểm: xét nghiệm miễn dịch nhanh, giá cả hợp lý, ứng dụng trên lâm sàng hiệu quả cao. Để tìm hiểu về mối tương quan giữa NT- proBNP và mức độ nặng của suy tim trên bệnh nhân đợt mất bù cấp của suy tim mạn trên lâm sàng, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP huyết tương và mức độ nặng của bệnh nhân đợt mất bù cấp suy tim mạn tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2021” nhằm hai mục tiêu: 1. Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân đợt mất bù cấp suy tim mạn tại khoa Nội Tim mạch – Lão học Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ. 2. Tìm mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP và mức độ nặng dựa trên phân độ NYHA của bệnh nhân đợt mất bù cấp suy tim mạn tại khoa Nội Tim mạch – Lão học Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.
  15. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đại cương suy tim 1.1.1. Định nghĩa suy tim Suy tim là một hội chứng bệnh lý rất thường gặp và là hậu quả của nhiều bệnh về tim mạch như tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, bệnh van tim, bệnh cơ tim, bệnh tim bẩm sinh, rối loạn nhịp tim… Bình thường, tim và hệ tuần hoàn luôn có sự điều chỉnh, thích nghi để đáp ứng được nhu cầu ôxy của cơ thể trong các điều kiện hoạt động của cuộc sống. Khi tim bị suy, tim không còn đủ khả năng để cung cấp ôxy (máu) theo nhu cầu của cơ thể nữa. Vì vậy có thể định nghĩa: Suy tim là tình trạng bệnh lý trong đó cung lượng tim không đủ để đáp ứng nhu cầu ôxy của cơ thể trong mọi tình huống sinh hoạt của bệnh nhân [7]. 1.1.2. Dịch tễ học suy tim Các số liệu cho thấy có 23 triệu người trên toàn cầu nói chung và 5,7 triệu người Mỹ nói riêng mắc suy tim trong giai đoạn từ năm 2009-2012, con số này được dự đoán sẽ tăng thêm 25% vào năm 2030 [34]. Tại Châu Âu, với dân số trên 500 triệu, tần suất suy tim khoảng 0,4 - 2%, do đó có từ 2 - 10% triệu bệnh nhân suy tim [21]. Tỷ suất hiện mắc suy tim tăng theo tuổi và tác động đến 4 - 8% người lớn hơn 65 tuổi [19]. Tương tự, một thống kê cho thấy tỷ suất mắc mới suy tim khoảng 20/1.000 dân số độ tuổi từ 65 đến 69, tăng lên trên 80/1.000 dân ở người trên 85 tuổi. Suy tim là lý do vào viện phổ biến nhất ở nhóm tuổi trên 65 (khoảng 80%) [29]. Mặc dù tỷ suất mắc mới ở nữ giới thấp hơn nam giới mọi nhóm tuổi, tỷ suất hiện mắc ở nhóm tuổi cao hơn 80 ở nữ giới vẫn cao hơn nam giới do kỳ vọng sống của nữ giới dài hơn [33].
  16. 4 1.1.3. Sinh lý bệnh suy tim Nguồn gốc dẫn đến các triệu chứng của suy tim vẫn chưa được rõ ràng. Có thể từ một biến cố ban đầu gây tổn thương cơ tim dẫn đến tăng áp lực lên thành tim. Theo sau là sự hoạt hóa của nhiều hệ thống thần kinh nội tiết kéo theo sự thay đổi cấu trúc và chuyển hóa của hệ cơ xương ngoại vi và bất thường các phản xạ chức năng tim phổi như phản xạ giảm nhịp tim và phản xạ giảm áp. Những rối loạn trên làm gia tăng áp lực lên thành tim kéo theo một vòng xoắn bệnh lý [6]. Suy tim được khởi đầu bằng một quá trình bệnh lý làm tổn thương cơ tim, dẫn đến làm giảm chức năng tế bào cơ tim và cuối cùng ngăn cản hoạt động co bóp bình thường của tim. Quá trình bệnh lý này có thể khởi phát đột ngột, như trong nhồi máu cơ tim cấp; có thể khởi phát từ từ như trong quá tải về áp lực hoặc thể tích; hoặc có thể di truyền, như trong nhiều bệnh cơ tim do di truyền. Đối với mọi trường hợp suy tim, cần tìm ra tổn thương tim nguyên phát là nguyên nhân gây suy tim, ở một số bệnh nhân, tổn thương này có thể có khả năng đảo ngược được. Bệnh mạch vành là nguyên nhân suy tim ở xấp xỉ 60-70% bệnh nhân trong các thử nghiệm lâm sàng thực hiện trong thập kỷ vừa qua. Các nguyên nhân khác bao gồm, đái tháo đường, tăng huyết áp, loạn nhịp, bệnh lý cơ tim thứ phát sau bệnh hệ thống hoặc bệnh lý cơ tim di truyền [48]. Bất chấp bản chất của bệnh nguyên, đặc điểm chung nhất là làm giảm khả năng bơm máu của tim. Trong hầu hết trường hợp bệnh nhân vẫn không biểu hiện triệu chứng hoặc có triệu chứng rất nhẹ sau khi khả năng co bóp của tim giảm. Ở những bệnh nhân có suy chức năng thất trái nhưng chưa có triệu chứng lâm sàng, có thể là do một số cơ chế bù trừ được hoạt hóa khi có tổn thương tim và/hoặc suy chức năng thất trái. Các cơ chế bù trừ bao gồm: (1) hoạt hóa hệ renin-angiotensin- aldosterone (RAA) và hệ thần kinh giao cảm, nhằm duy trì cung lượng tim bằng cách tăng giữ muối nước và (2) tăng co bóp cơ tim. Ngoài ra còn có sự hoạt hóa của một
  17. 5 nhóm các phân tử giãn mạch gồm các peptide lợi niệu nhĩ và não (ANP và BNP), prostaglandin (PGE2 và PGI22), và nitric oxide (NO), có tác dụng bù trừ lại sự co mạch ngoại biên quá mức [5]. Suy tim trái làm giảm áp lực máu đến ngoại biên. Sự giảm áp lực lên các áp cảm thụ quan tại thể cảnh và cung động mạch chủ dẫn đến tăng hoạt hệ thần kinh giao cảm và giảm hoạt hệ thần kinh phó giao cảm. Nồng độ noradrenaline (norepinephrine) cao thường được thấy ở các bệnh nhân suy tim, đặc biệt là ở bệnh nhân suy tim giai đoạn tiến triển. Sự tăng hoạt hệ giao cảm dẫn đến tăng nhịp tim và thể tích nhát bóp để duy trì cung lượng tim. Hệ giao cảm cũng làm co mạch ngoại biên, phóng thích renin, giữ muối nước. Điều này làm tăng tiền tải cũng dẫn đến tăng cung lượng tim thông qua cơ chế Starling. Tuy nhiên, co mạch quá mức làm tăng hậu tải, qua đó làm tăng công co của trái tim đang bị suy, hậu quả là cung lượng tim bắt đầu giảm dần. Các catecholamin cũng có thể trực tiếp gây độc cho cơ tim, và tăng nguy cơ loạn nhịp, như rung nhĩ hoặc nhanh thất [15]. Đối với hệ renin-angiotensin-aldosterone, giảm tưới máu đến các tế bào cạnh cầu thận dẫn đến tăng hoạt động hệ renin-angiotensin-aldosterone. Renin được phóng thích vào máu, thực hiện vai trò cắt hai amino acid của angiotensinogen để tạo thành angiotensin I. Angiotensin I sau đó tiếp tục được phân cắt bởi men chuyển để hình thành angiotensin II. Kết quả của quá trình này là co mạch, thúc đẩy quá trình chết của tế bào cơ tim, khát nước, phóng thích noradrenaline, tăng nhạy cảm của mạch máu với noradrenaline, giải phóng vasopressin. Angiotensin II cũng kích thích sự giải phóng aldosterone từ vỏ tuyến thượng thận. Mineralocorticoid này tác dụng lên ống lượn xa và ống góp tại thận để tăng tái hấp thu muối nước, tăng thải kali qua nước tiểu. Kết quả cuối cùng là làm tăng huyết áp và kháng lực thành mạch, giữ muối nước dẫn đến tăng tiền tải và hậu tải. Trong giai đoạn đầu, các cơ chế này duy trì
  18. 6 cung lượng tim và tưới máu các cơ quan, nhưng về lâu dài, chúng thúc đẩy các rối loạn hệ tim mạch [15]. Ở mức độ mô học, tế bào cơ tim và các tế bào khác của tim diễn ra một quá trình biến đổi do hậu quả của tổn thương ban đầu của tim. Sự biến đổi về cấu trúc là một nỗ lực để bù trừ cho sự suy giảm về công co và duy trì cung lượng tim. Quá trình tái cấu trúc tế bào này bao gồm phì đại tế bào, chết theo chương trình, tăng sinh nguyên bào sợi và mô sợi khoảng kẽ. Ngoài hệ thần kinh giao cảm và hệ renin- angiotensin-aldosterone, các yếu tố khác cũng được biết là thúc đẩy quá trình tái cấu trúc cơ tim bao gồm endothelin, các cytokine, nitric oxide, stress oxy hóa và tổn thương ty thể [47]. Theo định luật Starling trong sinh lý bệnh tim, tim bị suy giãn to ra, để duy trì cung lượng tim, làm tăng công co cơ tim và nhờ đó duy trì thể tích nhát bóp. Điều này đạt được nhờ sự kéo dài của các sarcomere trong trái tim bị giãn. Cuối cùng, sự giãn nở này làm giảm lực co, dẫn đến ứ đọng máu trong buồng tim gây quá tải thể tích [31]. 1.1.4. Chẩn đoán suy tim Hỏi bệnh sử và khám thực thể kỹ lưỡng giúp định hướng chẩn đoán suy tim. Các phương tiện cận lâm sàng như siêu âm tim, định lượng BNP hoặc NT-proBNP huyết tương góp phần chẩn đoán suy tim trong hầu hết các trường hợp. Đo điện tâm đồ, chụp X-Quang ngực thẳng cũng cần thiết trong mọi trường hợp nghi ngờ suy tim. Trong đó, điện tâm đồ, X-Quang ngực và siêu âm tim giúp lượng định độ nặng và nguyên nhân suy tim. Do không đặc hiệu nên có rất nhiều tiêu chuẩn chẩn đoán khác nhau. Trong hướng dẫn mới nhất trong chẩn đoán và điều trị suy tim của Hội Tim mạch châu Âu (ESC) năm 2016, chẩn đoán suy tim được đưa ra dựa vào tiền sử, bệnh sử, lâm sàng, điện tâm đồ, định lượng peptide lợi niệu natri và siêu âm tim.
  19. 7 Sơ đồ 1.1. Quy trình chẩn đoán suy tim Nguồn: 2016 ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure [38] a Bệnh nhân khai triệu chứng điển hình (bảng 1.1). b Thể tích và chức năng tâm thu thất và tâm nhĩ bình thường.
  20. 8 c Xem xét các nguyên nhân khác làm tăng nồng độ peptide lợi niệu natri (bảng 1.6). Bảng 1.1. Triệu chứng suy tim Triệu chứng Điển hình Ít điển hình Khó thở khi nằm Ho về đêm Khó thở kịch phát về đêm Thở khò khè Giảm khả năng gắng sức Cảm giác phù nề Mệt mỏi, uể oải, tăng thời gian phục hồi Ăn mất ngon sau vận động thể lực Lẫn lộn (đặc biệt là người già) Phù mắt cá chân Trầm cảm Hồi hộp đánh trống ngực Chóng mặt Ngất Khó thở khi cúi người xuống trước Nguồn: 2016 ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure [38]
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2