Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Kết quả điều trị của phương pháp Bơm tinh trùng vào buồng tử cung ở nhóm phụ nữ dưới 35 tuổi có Hội chứng buồng trứng đa nang tại Bệnh viện Quốc tế Phương Châu
lượt xem 8
download
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Kết quả điều trị của phương pháp Bơm tinh trùng vào buồng tử cung ở nhóm phụ nữ dưới 35 tuổi có Hội chứng buồng trứng đa nang tại Bệnh viện Quốc tế Phương Châu được thực hiện với mục tiêu nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng của người bệnh dưới 35 tuổi có Hội chứng buồng trứng đa nang được điều trị bằng biện pháp Bơm tinh trùng vào buồng tử cung tại Đơn vị hỗ trợ sinh sản IVFPC thuộc Bệnh viện Quốc tế Phương Châu. Mô tả kết quả điều trị của phương pháp Bơm tinh trùng vào buồng tử cung của người bệnh dưới 35 tuổi có Hội chứng buồng trứng đa nang tại Đơn vị hỗ trợ sinh sản IVFPC thuộc Bệnh viện Quốc tế Phương Châu. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Kết quả điều trị của phương pháp Bơm tinh trùng vào buồng tử cung ở nhóm phụ nữ dưới 35 tuổi có Hội chứng buồng trứng đa nang tại Bệnh viện Quốc tế Phương Châu
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN NGUYỄN THỊ DIỄM MY KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA PHƯƠNG PHÁP BƠM TINH TRÙNG VÀO BUỒNG TỬ CUNG Ở NHÓM PHỤ NỮ DƯỚI 35 TUỔI CÓ HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG TẠI BỆNH VIỆN QUỐC TẾ PHƯƠNG CHÂU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ ĐA KHOA Hậu Giang – 2022
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN NGUYỄN THỊ DIỄM MY KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA PHƯƠNG PHÁP BƠM TINH TRÙNG VÀO BUỒNG TỬ CUNG Ở NHÓM PHỤ NỮ DƯỚI 35 TUỔI CÓ HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG TẠI BỆNH VIỆN QUỐC TẾ PHƯƠNG CHÂU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ ĐA KHOA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS.BS. Phạm Văn Đởm ThS.BS. Huỳnh Thanh Phong Hậu Giang - 2022
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hậu Giang, ngày tháng năm Người cam đoan NGUYỄN THỊ DIỄM MY
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các Quý Thầy cô Khoa Y, Trường Đại học Võ Trường Toản đã tạo cơ hội cho Tôi được học tập, rèn luyện và tích lũy kiến thức, kỹ năng để thực hiện khóa luận. Đặc biệt, Tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy TS.BS. Phạm Văn Đởm và ThS.BS. Huỳnh Thanh Phong đã tận tình chỉ dẫn, theo dõi và đưa ra những lời khuyên bổ ích giúp Tôi giải quyết được các vấn đề gặp phải trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài một cách tốt nhất. Do kiến thức của bản thân còn hạn chế và thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung luận văn này khó tránh những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý, chỉ dạy thêm từ Quý Thầy cô. Cuố i cù ng, Tôi xin kính chú c Quý Thầ y Cô luôn thật nhiều sức khỏe và đa ̣t đươ ̣c nhiề u thà nh công trong công viê ̣c. Hậu Giang, ngày tháng năm Tác giả NGUYỄN THỊ DIỄM MY
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chương 1 TỔNG QUAN ................................................................................... 3 1.1 Đại cương vô sinh ........................................................................................ 3 1.2 Hội chứng buồng trứng đa nang: .................................................................. 6 1.3 Sự thụ tinh, sự thụ thai và làm tổ của trứng ................................................ 11 1.4 Phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) trong điều trị vô sinh:12 1.5 Các nghiên cứu về BTTVBTC trong và ngoài nước: .................................. 13 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 16 2.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 16 2.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 16 2.3 Đạo đức y học trong nghiên cứu ................................................................. 24 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................... 26 3.1 Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu ....................................................... 26 3.2 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng: .......................................................... 27 3.3 Kết quả điều trị IUI .................................................................................... 32 Chương 4 BÀN LUẬN ..................................................................................... 41 4.1 Đặc điểm chung của nhóm được nghiên cứu .............................................. 41 4.2 Đặc điểm lâm sàng của nhóm đối tượng nghiên cứu và những liên quan đến phương pháp BTTVBTC: ................................................................................. 43
- 4.3 Phân tích đánh giá kết quả điều trị BTTVBTC trên nhóm nghiên cứu có HCBTĐN: ........................................................................................................ 47 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 55 1 Đặc điểm lâm sàng của người bệnh dưới 35 tuổi có Hội chứng buồng trứng đa nang được điều trị bằng phương pháp Bơm tinh trùng vào buồng tử cung:....... 55 2 Mô tả kết quả điều trị của phương pháp Bơm tinh trùng vào buồng tử cung của người bệnh dưới 35 tuổi có Hội chứng buồng trứng đa nang: ........................... 55 KIẾN NGHỊ ..................................................................................................... 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt BTTVBTC Bơm tinh trùng vào buồng tử cung HCBTĐN Hội chứng buồng trứng đa nang KTBT Kích thích buồng trứng Tiếng Anh FSH Follicle Stimulating Hormone hCG Human Chorionic Gonadotropin hMG Human Menopausal Gonadotropin IU International Unit Intra Uterine Insemination IUI Bơm tinh trùng vào buồng tử cung In Vitro Fertilization IVF Thụ tinh trong ống nghiệm LH Luteinizing Hormone
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ....................................... 17 Bảng 2.2. Những đặc điểm liên quan trước và sau chỉ định BTTVBTC ........... 18 Bảng 2.3. Kết quả điều trị ................................................................................. 19 Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi của người có buồng trứng đa nang được điều trị IUI ..... ......................................................................................................................... 26 Bảng 3.2. Đặc điểm BMI của người có buồng trứng đa nang được điều trị IUI 26 Bảng 3.3. Thời gian vô sinh.............................................................................. 28 Bảng 3.4. Tiền sử bệnh lý liên quan chức năng sinh sản / HCBTĐN ................ 30 Bảng 3.5. Phân bố giữa kết quả AMH với thai lâm sàng .................................. 33 Bảng 3.6. Mối liên quan giữa phác đồ điều trị KTBT với thai lâm sàng ........... 34 Bảng 3.7. Mối liên quan giữa thuốc hỗ trợ hoàng thể với tỷ lệ có thai lâm sàng 35 Bảng 3.8. Số ngày KTBT với kết quả thai lâm sàng ......................................... 36 Bảng 3.9 Mối liên quan giữa số buồng trứng ghi nhận đa nang và có thai lâm sàng ......................................................................................................................... 36 Bảng 3.10 Liên quan giữa kết quả prolactin với thai lâm sàng .......................... 37 Bảng 3.11. Liên quan giữa số nang trội với thai lâm sàng ................................ 38 Bảng 3.12 Liên quan giữa trigger với thai lâm sàng ......................................... 38 Bảng 3.13 Liên quan giữa loại vô sinh với thai lâm sàng.................................. 39 Bảng 3.14 Liên quan giữa thời gian vô sinh với thai lâm sàng .......................... 39
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Tình hình vô sinh của người có HCBTĐN ................................... 27 Biểu đồ 3.2. Tình hình điều trị trước đây .......................................................... 28 Biểu đồ 3.3. Tình hình hỗ trợ hoàng thể của đối tượng nghiên cứu................... 29 Biểu đồ 3.4. Số buồng trứng đa nang ghi nhận được ........................................ 30 Biểu đồ 3.5. Kết quả thai sinh hóa và thai lâm sàng.......................................... 32 Biểu đồ 3.6. Số lượng thai sau điều trị bằng IUI dựa trên kết quả ..................... 33 Biểu đồ 3.7. Kết quả quá kích buồng trứng của đối tượng nghiên cứu .............. 34
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Vô sinh hiếm muộn là vấn đề đang được quan tâm trong xã hội ngày nay. Tình trạng đang ngày càng trở nên trẻ hóa do áp lực công việc ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt vợ chồng, lối sống không lành mạnh như hút thuốc lá, uống rượu bia hoặc do bản thân người vợ hoặc người chồng có bệnh lý ảnh hưởng đến chức năng sinh sản,… Mặc dù tần suất quan hệ tình dục đều đặn 2 - 3 lần mỗi tuần mà vẫn không đậu thai. Theo Tổ chức Y tế Thế Giới, một cặp vợ chồng gọi là vô sinh khi sống cùng nhau trên một năm và không dùng biện pháp tránh thai nào mà vẫn không có thai [26]. Riêng những người vợ có độ tuổi trên 35 tuổi mốc thời gian được tính là vô sinh không còn là trên một năm mà giảm xuống còn 6 tháng [20]. Lí do phổ biến từ người vợ có thể chia ra làm 4 nhóm bao gồm: Nhóm 1 do rối loạn phóng noãn, nhóm 2 do bệnh lý từ vòi trứng - phúc mạc, nhóm 3 đó là từ tử cung và những nguyên nhân chưa được tìm ra được liệt kê vào nhóm 4 là nhóm chưa rõ nguyên nhân [20]. Trong nhóm rối loạn phóng noãn, có một hội chứng được coi là nguyên nhân phổ biến của vô sinh nữ chiếm tỷ lệ khoảng 7 - 8% đó là hội chứng buồng trứng đa nang (HCBTĐN) [34]. Ngoài việc giải quyết các vấn đề về rụng trứng ở những phụ nữ này, điều quan trọng cần nhớ là phải kiểm tra các bệnh liên quan khác như bệnh tiểu đường loại 2, tăng huyết áp hoặc tăng cholesterol máu [39]. Trong số những phụ nữ này, khoảng 2/3 sẽ không rụng trứng thường xuyên và do đó có thể tìm cách điều trị để kích thích rụng trứng, mục tiêu của kích thích rụng trứng là phát triển một nang noãn đơn lẻ và tránh đa thai [32]. Ngoài điều trị nội khoa còn phải nhắc đến các phương pháp hỗ trợ sinh sản. Trong đó có phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung (BTTVBTC) được báo cáo thấp hơn (8,7% đến 17,1%), nhưng nó vẫn thường được thực hiện trước các phương pháp khác như thụ tinh trong ống nghiệm do ít xâm lấn và đỡ tốn chi phí hơn [38]. Các chỉ định
- 2 BTTVBTC là bất thường phóng tinh, yếu tố cổ tử cung, tinh trùng yếu hay rối loạn phóng noãn,… [21]. Giải pháp cần đặt ra cần hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của bệnh lý trên nhóm phụ nữ hiếm muộn để từ đó có định hướng tốt hơn về mặt điều trị và đưa ra hướng can thiệp phù hợp hơn. Có một bệnh viện ở miền Tây nước ta chuyên điều trị về hỗ trợ sinh sản cho các cặp vợ chồng khó hoặc không có khả năng có thai tự nhiên đó là Bệnh viện Quốc tế Phương Châu, tại đây có đơn vị hỗ trợ sinh sản IVFPC có thể giải quyết được vấn đề liên quan đến sinh sản, trong đó có hiếm muộn. Về độ tuổi của người phụ nữ theo nghiên cứu của Osaikhuwuomwan, J và cộng sự (2018) kết luận rằng phụ nữ dưới 35 tuổi mắc HCBTĐN có tỷ lệ mang thai cao hơn so với phụ nữ từ 40 tuổi trở lên [36]. Để làm rõ hơn về vấn đề kết quả điều trị của phương pháp can thiệp nói trên ở bệnh nhân mắc HCBTĐN và tỷ lệ thành công trên nhóm bệnh nhân có độ tuổi dưới 35 tại Bệnh viện Quốc tế Phương Châu – Một trong những nơi điều trị hỗ trợ sinh sản dễ tiếp cận và được nhiều người biết đến ở khu vục Đồng bằng sông Cửu Long nên đề tài nghiên cứu được thực hiện “Kết quả điều trị của phương pháp Bơm tinh trùng vào buồng tử cung ở nhóm phụ nữ dưới 35 tuổi có Hội chứng buồng trứng đa nang tại Bệnh viện Quốc tế Phương Châu” với mục tiêu cụ thể như sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của người bệnh dưới 35 tuổi có Hội chứng buồng trứng đa nang được điều trị bằng biện pháp Bơm tinh trùng vào buồng tử cung tại Đơn vị hỗ trợ sinh sản IVFPC thuộc Bệnh viện Quốc tế Phương Châu. 2. Mô tả kết quả điều trị của phương pháp Bơm tinh trùng vào buồng tử cung của người bệnh dưới 35 tuổi có Hội chứng buồng trứng đa nang tại Đơn vị hỗ trợ sinh sản IVFPC thuộc Bệnh viện Quốc tế Phương Châu.
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Đại cương vô sinh 1.1.1 Định nghĩa vô sinh “Các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản sau 1 năm chung sống thực sự và không áp dụng biện pháp tránh thai nào vẫn không có thai được thì gọi là vô sinh (nếu người vợ > 35 tuổi, thời gian này chỉ tính 6 tháng)” [20]. 1.1.2 Tình hình vô sinh trên Thế Giới và Việt Nam - Tình hình vô sinh trên Thế Giới: Theo tài liệu thống kê trên Thế Giới, tỷ lệ vô sinh đạt vào khoảng 8 - 15% các cặp vợ chồng không sử dụng biện pháp tránh thai nào mà vẫn không có thai [18]. Một nghiên cứu gộp vào năm 2007 của Boivin, J., et al bao gồm kết quả từ 25 nghiên cứu khác nhau với cỡ mẫu lên tới 172.413 phụ nữ cho thấy tỷ lệ hiện mắc trong 12 tháng dao động ở các quốc gia phát triển từ 3,5% - 16,7% và từ 6,9% - 9,3% ở các quốc gia kém phát triển hơn. Kết luận của nghiên cứu cho thấy tỷ lệ vô sinh là 9% trong 1 năm nghiên cứu trên 56% các cặp vợ chồng tìm đến sự trợ giúp y tế cho các vấn đề liên quan đến sinh sản [29]. Một nghiên cứu ghi nhận từ 3231 cặp vợ chồng hiếm muộn, độ tuổi trung bình của các trường hợp nữ khám điều trị vô sinh là 26,85 (±4,78) tuổi, và ở nam trung bình là 29,81±3,18 tuổi. Gần một nửa số trường hợp ghi nhận vô sinh (48,8%) chỉ có nguyên nhân từ phụ nữ. Trong số đó ghi nhận nguyên nhân do bất thường rụng trứng chiếm hơn phân nửa (52,12%) [40]. - Tình hình vô sinh ở Việt Nam:
- 4 “Ở Việt Nam, theo thống kê từ những năm 80, có khoảng 7 - 10% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh nở bị vô sinh. Hiện nay, vô sinh chiếm tỷ lệ 12 - 13% tổng số cặp vợ chồng, tương đương với gần 1 triệu cặp vợ chồng” [18]. “Tại Việt Nam, nghiên cứu trên toàn quốc do Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Đại học Y Hà Nội tiến hành trên 14.300 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ (15 - 49) ở 8 tỉnh đại diện cho 8 vùng sinh thái ở nước ta cũng xác định tỉ lệ vô sinh của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ là 7,7%, trong đó vô sinh nguyên phát là 3,9% và vô sinh thứ phát là 3,8%. Đáng báo động có khoảng 50% cặp vợ chồng vô sinh có độ tuổi dưới 30. Theo nghiên cứu của Nguyễn Khắc Liêu và cs tại Viện Bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh (1993-1997) trên 1000 trường hợp vô sinh thì vô sinh nữ là 55,4%, vô sinh nam là 35,6% và không rõ nguyên nhân là 10%, trong đó vô sinh nữ nguyên nhân do tắc vòi tử cung 46,7%” [13]. 1.1.3 Nguyên nhân và tình hình vô sinh “Theo Tổ chức y tế Thế Giới vào năm 1985, nhóm không rõ nguyên nhân chiếm khoảng 20%, còn lại 80% đều tìm ra được nguyên nhân. Trong số đó vô sinh do nữ giới chiếm khoảng 40%, do nam giới chiếm khoảng 40% và do cả hai ghi nhận 20%” [14]. 1.1.3.1 Nguyên nhân do vợ “Rối loạn phóng noãn: - Bệnh lý trung tâm: + Suy hạ đồi, suy tuyến yên. + Cường androgen, cường Prolactin. - Bệnh lý ngoại biên: + Buồng trứng không phóng noãn. + Suy buồng trứng sớm. - Bệnh lý biến dưỡng:
- 5 + Bệnh lý tuyến giáp, thừa androgen, u thượng thận. + Bệnh lý gan thận. + Béo phì. Do vòi trứng, phúc mạc: - Tắc ống dẫn trứng. - Nhiễm trùng, viêm phúc mạc ruột thừa, viêm vùng chậu. - Lạc nội mạc tử cung buồng trứng. Do tử cung: - Dị dạng bẩm sinh: không có tử cung và cổ tử cung. - U xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung trong cơ tử cung. - Dính buồng tử cung. - Nội mạc tử cung không phát triển (
- 6 - Tinh hoàn lạc chỗ. - Xạ trị hoặc hóa trị. - Dãn tĩnh mạch thừng tinh Bất thường di động: - Tinh trùng không có đuôi. - Có kháng thể kháng tinh trùng” [20]. 1.2 Hội chứng buồng trứng đa nang: “Hội chứng buồng trứng đa nang (HCBTĐN) là một tình trạng rối loạn nội tiết và chuyển hóa phổ biến gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của 6 - 18% phụ nữ. Những nghiên cứu đánh giá rối loạn chuyển hóa trong HCBTĐN hiện còn chưa nhiều và thiếu tính đồng nhất liên quan đến chủng tộc, vị trí địa lý, nguồn gốc, độ tuổi, kích thước mẫu hay lối sống” [19]. 1.2.1 Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng buồng trứng đa nang “Hội chứng buồng trứng đa nang được chẩn đoán khi người bệnh có 2 trong 3 tiêu chuẩn: (1) Rối loạn phóng noãn hay không phóng noãn; (2) Cường androgen được chẩn đoán bằng các dấu hiệu lâm sàng và/ hay cận lâm sàng; (3) Hình ảnh buồng trứng đa nang trên siêu âm” [12]. 1.2.2 Chu kỳ kinh không đều và rối loạn phóng noãn “Theo tiêu chuẩn của Rotterdam, rối loạn phóng noãn là đặc điểm chẩn đoán chính của hội chứng buồng trứng đa nang, biểu hiện bằng chu kỳ kinh nguyệt không đều. Rối loạn phóng noãn cũng có thể xảy ra ở những phụ nữ có chu kỳ kinh đều. Do đó, nếu trên lâm sàng có nghi ngờ hội chứng buồng trứng đa nang nhưng có chu kỳ kinh nguyệt đều, để xác định chu kỳ không phóng noãn cần phải xét nghiệm nội tiết” [5]. “Chu kỳ kinh nguyệt không đều được định nghĩa như sau:
- 7 - Chu kỳ không đều trong vòng 1 năm đầu sau lần hành kinh đầu tiên là bình thường. - Từ > 1 đến < 3 năm sau lần hành kinh đầu tiên: nếu chu kỳ kinh < 21 hoặc > 45 ngày. - > 3 năm sau lần hành kinh đầu tiên đến quanh mãn kinh, nếu chu kỳ kinh < 21 ngày hoặc > 35 ngày hoặc < 8 lần hành kinh trong 1 năm. - > 1 năm sau lần hành kinh đầu tiên, nếu có bất cứ một chu kỳ nào kéo dài > 90 ngày. Vô kinh nguyên phát độ tuổi khoảng 15 hoặc trên 3 năm sau phát triển tuyến vú. Rối loạn phóng noãn vẫn có thể xảy ra ngay cả khi kinh nguyệt đều. Định lượng nồng độ progesterone là một cách để chẩn đoán không phóng noãn” [4]. 1.2.3 Cường androgen a. Lâm sàng “(1) Rậm lông được xem là một chỉ điểm lâm sàng chính của cường androgen. Đa số các tác giả sử dụng thang điểm Ferriman - Gallway cải tiến để đánh giá tình trạng rậm lông của người bệnh. Tuy nhiên, khi sử dụng “rậm lông” như một chỉ điểm của cường androgen, một số vấn đề cần được lưu ý như: (i) chưa có trị số tham khảo của dân số bình thường, (ii) đánh giá rậm lông vẫn khá chủ quan, (iii) trong thực hành lâm sàng, các bác sĩ ít khi sử dụng hệ thống đánh giá chuẩn Ferriman-Gallway và (iv) rậm lông thường ít biểu hiện ở phụ nữ gốc Đông Á so với các dân số khác. (2) Mụn trứng cá cũng được xem là một dấu hiệu của cường androgen, mặc dù, trong các nghiên cứu, tần suất chính xác của cường androgen ở những người bệnh có mụn trứng cá rất khác nhau, chủ yếu do chưa có sự thống nhất trong cách đánh giá mụn trứng cá. (3) Hói đầu kiểu nam giới cũng là một chỉ điểm của cường androgen, nhưng lại được nghiên cứu ít hơn các dấu hiệu khác. Ngoài ra, hói đầu đơn thuần có vẻ
- 8 không đủ mạnh để chẩn đoán cường androgen, ngoại trừ ở các người bệnh có rối loạn phóng noãn. (4) Béo phì cũng là một biểu hiện lâm sàng của cường androgen, thường được đề cập ở người mắc HCBTĐN, nhất là ở khu vực Châu Âu và Mỹ. Béo phì ở người bị HCBTĐN thường theo kiểu trung tâm, được đánh giá bằng cách sử dụng chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index - BMI), chỉ số vòng bụng hay tỉ số eo hông (Waist-hip ratio - WHR). BMI >23 kg/m2 được chẩn đoán thừa cân và >25 kg/m2 được chẩn đoán béo phì. WHR >0,82 - 0,85 hay chỉ số vòng bụng >80 cm được xem là béo phì kiểu trung tâm (WHO, 2000)” [12]. b. Cận lâm sàng “Cường androgen là một trong những tiêu chuẩn chẩn đoán của hội chứng buồng trứng đa nang chiếm đến 60 – 100%, với những biểu hiện cường androgen trên lâm sàng (rậm lông, hói đầu kiểu nam, mụn trứng cá) và trên cận lâm sàng. Những biểu hiện của cường androgen là một thách thức trong chẩn đoán và thay đổi theo phương pháp tiếp cận, chủng tộc và các yếu tố gây ảnh hưởng như thừa cân và giai đoạn khác nhau của cuộc đời. Chẩn đoán cường androgen trên cận lâm sàng thường khó vì chưa có sự thống nhất về việc định lượng loại androgen, loại xét nghiệm sử dụng, cách định giá trị ngưỡng bình thường, sự thay đổi giá trị giữa nhóm phụ nữ bình thường và phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang, cuối cùng là chi phí cho những phương pháp xét nghiệm có giá trị cao. Testosterone có hoạt tính sinh học và testosterone tự do được tính theo công thức của Vermeulen và cộng sự hiện đang là phương pháp được sử dụng nhiều nhất để tính toán chỉ số androgen tự do (FAI = 100 x (testosterone toàn phần/SHBG). Xét nghiệm testosterone trực tiếp thường được sử dụng, nhưng độ chính xác không cao. Tiến hành chuẩn hóa về độ chính xác, tin cậy cũng như có thể so sánh theo thời gian của xét nghiệm testosterone là rất cần thiết. Cần phải
- 9 có các biện pháp chuẩn hóa độ chính xác và độ tin cậy của xét nghiệm testosterone. Testosterone toàn phần có thể giúp phát hiện 20 – 30% phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang có cường androgen cận lâm sàng, trong khi định lượng testosterone tự do hoặc không kết hợp sẽ phát hiện được đến 50 – 60%. Khuyến cáo phòng xét nghiệm nên xác định giá trị ngưỡng. Những xét nghiệm có độ chính xác cao giúp chẩn đoán chính xác hơn nhưng cũng làm tăng chi phí. Khi nghi ngờ người phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang, định lượng androgen rất hữu ích trong việc phát hiện cường androgen cận lâm sàng, đặc biệt trong chẩn đoán hội chứng buồng trứng đa nang ở những phụ nữ không có biểu hiện cường androgen lâm sàng (ví dụ như rậm lông)” [6]. 1.2.4 Chẩn đoán hình ảnh buồng trứng đa nang “Hình ảnh buồng trứng đa nang được xem là một trong những tiêu chuẩn để chẩn đoán HCBTĐN. Dựa trên các bằng chứng y học hiện có, tiêu chuẩn siêu âm sau đây được xem là có đủ độ nhạy và độ đặc hiệu để chẩn đoán hình ảnh buồng trứng đa nang: “Sự hiện diện của #12 nang noãn có kích thước 2-9 mm trên một mặt cắt và/hay tăng thể tích buồng trứng (>10 mL)”. Một số lưu ý khi siêu âm đánh giá hình ảnh buồng trứng đa nang: (1) Đặc điểm phân bố của các nang ở vùng ngoại vi buồng trứng, tăng thể tích và độ dày trên siêu âm của mô đệm buồng trứng không còn được quan tâm như trước đây. Chỉ một buồng trứng thỏa yêu cầu cũng đủ để chẩn đoán hình ảnh buồng trứng đa nang. (2) Người phụ nữ không sử dụng thuốc ngừa thai, thuốc kích thích buồng trứng 3 tháng trước đó. (3) Nếu có một nang >10 mm trên buồng trứng, thực hiện siêu âm lại vào chu kỳ sau.
- 10 (4) Thời điểm siêu âm vào ngày 3-5 ở những phụ nữ có chu kỳ kinh đều. Những phụ nữ có kinh thưa hay vô kinh có thể được siêu âm bất kỳ thời điểm nào hay vào ngày 3-5 sau khi gây ra huyết âm đạo bằng progestin. (5) Thể tích buồng trứng được tính bằng (0,5 x chiều dài x chiều rộng x độ dày). (6) Một phụ nữ chỉ có hình ảnh buồng trứng đa nang trên siêu âm mà không có rối loạn phóng noãn hay triệu chứng cường androgen (buồng trứng đa nang “không triệu chứng”) không nên được xem là có HCBTĐN cho đến khi có các biểu hiện lâm sàng khác” [12]. “Cần mô tả rõ số nang trên mỗi buồng trứng và thể tích buồng trứng trên kết quả siêu âm. Bảng kết quả chuẩn cần mô tả bao gồm: - Kinh cuối. - Tần số đầu dò. - Ngả siêu âm. - Tổng số nang noãn 2 – 9 mm trên mỗi buồng trứng. - Kích thước 3 chiều và thể tích mỗi buồng trứng. - Bề dày niêm mạc tử cung và hình ảnh niêm mạc tử cung 3 lớp giúp đánh giá bệnh lý niêm mạc tử cung. - Các bất thường khác của tử cung và buồng trứng, ví dụ nang buồng trứng, nang hoàng thể, nang vượt trội ≥ 10 mm" [9]. 1.2.5 Điều trị hội chứng buồng trứng đa nang (HCBTĐN): Các quyết định điều trị trong HCBTĐN không dựa vào 1 yếu tố mà gồm nhiều yếu tố gọp lại như phụ thuộc vào kiểu hình, mối quan tâm của đối tượng bệnh, mục tiêu điều trị cần đạt được của bệnh nhân và sau đó nên tập trung vào: 1. Ngăn chặn và chống lại sự bài tiết và hoạt động của androgen. 2. Cải thiện tình trạng trao đổi chất. 3. Cải thiện khả năng sinh sản [28].
- 11 1.3 Sự thụ tinh, sự thụ thai và làm tổ của trứng 1.3.1 Sự thụ tinh Sự thự tinh là sự kết hợp giữa một tế bào đực là tinh trùng với một tế bào cái là noãn để thành một tế bào mới là trứng. “Quá trình thụ tinh chỉ có thể đạt được nếu như sự phóng tinh vào đường sinh dục nữ diễn ra trước thời điểm rụng trứng. Thời điểm này thường là giữa chu kỳ kinh, hoặc 14 ngày trước khi lần hành kinh tiếp theo. Tế bào trứng tồn tại được ở vòi trứng trong khoảng 24 - 48 giờ, còn các tinh trùng vẫn có thể kéo dài đời sống tại đường sinh dục nữ trong khoảng 72 giờ. Tuy rằng có đến 300 triệu tinh trùng trong mỗi lần phóng tinh, nhưng chỉ có một tế bào duy nhất tham gia thụ tinh chính danh với trứng. Các nghiên cứu gần đây cho thấy 36% phụ nữ phát hiện có thai khi giao hợp một lần vào ngày rụng trứng. Nếu giao hợp trước rụng trứng 1 hoặc 2 ngày thì tỷ lệ này thấp hơn, còn nếu giao hợp sau rụng trứng tỉ lệ có thai là 0%” [11]. 1.3.2 Sự thụ thai “Sự thụ thai có thể xảy ra khi đạt được các điều kiện đó là: (1) Có sự phát triển nang noãn và phóng noãn; (2) Có sự sản xuất tinh trùng đảm bảo chất lượng; (3) Tinh trùng gặp được trứng; (4) Sự thụ tinh và làm tổ tại 2 niêm mạc tử cung. Khi có rối loạn bất kỳ khâu nào trong chuỗi các hoạt động sinh sản này đều dẫn đến kết cục bất lợi” [18]. 1.3.3 Sự thụ tinh và làm tổ của trứng “Sau mỗi lần giao hợp, tinh trùng đến 1/3 ngoài vòi tử cung để gặp noãn. Sự thụ tinh diễn ra ở đoạn bóng của vòi tử cung và thường chỉ có một tinh trùng xâm nhập được vào noãn. Sau đó trứng phải mất 3 – 4 ngày để di chuyển vào buồng tử cung dưới tác động của các lông chuyển và nhu động của vòi tử cung.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận Tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Thực trạng môi trường và tình hình sức khỏe công nhân tiếp xúc với dung môi hữu cơ tại Công ty cổ phần giầy Hải Dương năm 2010
61 p | 252 | 64
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa: Tính dị hình của một số NST ở các thai được chẩn đoán trước sinh bình thường
47 p | 220 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh đái tháo đường type 2 và kết quả điều trị ở bệnh nhân đến khám và điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản
95 p | 32 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị sốt xuất huyết Dengue ở người lớn tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2022
75 p | 35 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố liên quan đến loét dạ dày tá tràng tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2022
82 p | 37 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ y khoa: Nghiên cứu đặc điểm rối loạn lipid máu ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2021
86 p | 25 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc huyết áp và kết quả điều trị ở bệnh nhân đến khám, điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản
93 p | 25 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tiêu chảy cấp ở trẻ em từ 1 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Bà Rịa tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
67 p | 32 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật kết hợp xương điều trị gãy xương bánh chè tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
86 p | 25 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị tại khoa Nội Tim mạch - Khớp Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2021
83 p | 29 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Nghiên cứu tình hình mổ lấy thai, các nguyên nhân và một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh An Giang năm 2020-2021
90 p | 23 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ y khoa: Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP huyết tương và mức độ nặng của bệnh nhân đợt mất bù cấp suy tim mạn tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2021
81 p | 31 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm ruột thừa cấp ở trẻ em bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bình Thuận
92 p | 25 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm phổi ở trẻ từ 02 tháng đến 05 tuổi tại Bệnh viện Quận 8, từ tháng 2/2020 đến 12/2020
80 p | 23 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Đánh giá kết quả điều trị sớm ung thư trực tràng bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
91 p | 23 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và các tổn thương kèm theo ở bệnh nhân gãy kín mâm chày tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2019-2020
65 p | 22 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tiền sản giật tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp
90 p | 16 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn