Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật kết hợp xương điều trị gãy xương bánh chè tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
lượt xem 11
download
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật kết hợp xương điều trị gãy xương bánh chè tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ được thực hiện với mục tiêu nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng gãy xương bánh chè; đánh giá kết quả phẫu thuật kết hợp xương điều trị gãy xương bánh chè. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật kết hợp xương điều trị gãy xương bánh chè tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN NGÔ XUÂN OÁNH ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG BÁNH CHÈ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ ĐA KHOA HẬU GIANG – 2022
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN NGÔ XUÂN OÁNH ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG BÁNH CHÈ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ ĐA KHOA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS.BS. Lương Đình Lâm BSCK1. Nguyễn Quốc Thái HẬU GIANG – 2022
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và hoàn thành bài Nghiên cứu khoa học này, chúng tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và hỗ trợ quý báu của nhà trường Đại học Võ Trường Toản, khoa Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Bằng tất cả sự kính trọng và lòng biết ơn, chúng tôi xin chân thành bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến: TS. Dương Đăng Khoa - Hiệu trưởng nhà trường, cùng toàn thể Quý Thầy Cô giáo đã giảng dạy, giúp đỡ và tạo điều kiện cho chúng tôi trong quá trình học tập tại trường. Lãnh đạo khoa cũng như toàn thể các bác sĩ, điều dưỡng của khoa Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đã tạo điều kiện, động viên và giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Đặc biệt, chúng tôi xin chân thành cảm ơn TS.BS. Lương Đình Lâm và BSCK1. Nguyễn Quốc Thái, giảng viên hướng dẫn, người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết giúp đỡ và dìu dắt chúng tôi hoàn thành bài nghiên cứu này. Cuối cùng chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân và bạn bè, đặc biệt là cha mẹ chúng tôi, những người đã luôn ủng hộ và giúp đỡ chúng tôi suốt cả cuộc đời. Hậu Giang, ngày 07 tháng 10 năm 2022 Tác giả Ngô Xuân Oánh
- LỜI CAM ĐOAN Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chúng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hậu Giang, ngày 07 tháng 10 năm 2022 Người cam đoan (Ký và ghi rõ họ tên) Ngô Xuân Oánh
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC HÌNH ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1 Chương 1. TỔNG QUAN ......................................................................................... 3 1.1. Giải phẫu, chức năng khớp gối .................................................................... 3 1.1.1. Giải phẫu khớp gối ............................................................................ 3 1.1.2. Chức năng khớp gối .......................................................................... 6 1.2. Giải phẫu, chức năng xương bánh chè ......................................................... 7 1.2.1. Giải phẫu xương bánh chè ................................................................ 7 1.2.2. Hệ thống mạch máu nuôi dưỡng xương bánh chè ............................ 8 1.2.3. Chức năng xương bánh chè .............................................................. 8 1.3. Cơ chế chấn thương ..................................................................................... 9 1.3.1. Cơ chế trực tiếp ................................................................................. 9 1.3.2. Cơ chế gián tiếp ................................................................................ 9 1.4. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng gãy xương bánh chè ...................... 9 1.4.1. Triệu chứng lâm sàng........................................................................ 9 1.4.2. Hình ảnh cận lâm sàng. ................................................................... 10 1.5. Phân loại gãy xương ................................................................................... 10 1.6. Hướng điều trị và các phương pháp phẫu thuật điều trị ............................ 11 1.6.1. Mục tiêu điều trị .............................................................................. 11
- 1.6.2. Điều trị bảo tồn gãy xương bánh chè .............................................. 11 1.6.3. Điều trị phẫu thuật .......................................................................... 12 1.6.4. Các phương pháp phẫu thuật điều trị gãy xương bánh chè. ........... 12 1.7. Các biến chứng sau mổ gãy xương bánh chè............................................. 15 1.8. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ................................................ 16 1.8.1. Nghiên cứu trong nước ................................................................... 16 1.8.2. Nghiên cứu ngoài nước ................................................................... 17 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 19 2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 19 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 19 2.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu ...................................................................... 19 2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ .......................................................................... 19 2.1.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................... 19 2.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 19 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................ 19 2.2.2. Cỡ mẫu ............................................................................................ 20 2.2.3. Phương pháp chọn mẫu................................................................... 20 2.2.4. Nội dung nghiên cứu ....................................................................... 20 2.2.5. Phương pháp thu thập và đánh giá số liệu ...................................... 27 2.2.6. Phương pháp kiểm soát sai số. ........................................................ 28 2.2.7. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu .......................................... 28 2.3. Đạo đức nghiên cứu ................................................................................... 28 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 29 3.1. Đặc điểm của bệnh nhân nghiên cứu ......................................................... 29 3.1.1. Tuổi ................................................................................................. 29
- 3.1.2. Giới tính .......................................................................................... 29 3.1.3. Nghề nghiệp .................................................................................... 30 3.1.4. Chân bị tổn thương.......................................................................... 31 3.2. Nguyên nhân và cơ chế chấn thương ......................................................... 31 3.2.1. Nguyên nhân ................................................................................... 31 3.2.2. Cơ chế chấn thương ........................................................................ 31 3.3. Mối liên quan giữa nguyên nhân chấn thương và giới tính ....................... 32 3.4. Tổn thương gãy kín hay hở ........................................................................ 32 3.5. Dấu hiệu lâm sàng ...................................................................................... 33 3.6. Thương tổn giải phẫu ................................................................................. 34 3.7. Thời gian từ lúc bị chấn thương đến khi được phẫu thuật ......................... 35 3.8. Mối liên quan giữa tổn thương giải phẫu và kỹ thuật mổ .......................... 36 3.9. Liên quan giữa tập luyện phục hồi chức năng sau mổ và kỹ thuật mổ ...... 37 3.10. Thời gian nằm viện. ................................................................................. 38 3.11. Đánh giá kết quả cơ năng khớp gối sau phẫu thuật gãy xương bánh chè 38 3.12. Đánh giá kết quả cơ năng khớp gối theo gãy kín hay gãy hở .................. 39 3.13. Đánh giá kết quả cơ năng khớp gối theo tổn thương giải phẫu ............... 40 3.14. Đánh giá kết quả cơ năng khớp gối theo kỹ thuật mổ ............................. 41 3.15. Đánh giá kết quả cơ năng khớp gối theo các phương pháp tập luyện phục hồi chức năng .................................................................................................... 42 3.16. Biến chứng ............................................................................................... 43 Chương 4. BÀN LUẬN ........................................................................................... 44 4.1. Bàn luận về đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu .................................. 44 4.1.1. Độ tuổi............................................................................................. 44 4.1.2. Giới tính .......................................................................................... 45
- 4.1.3. Nghề nghiệp .................................................................................... 46 4.1.4. Chân bị tổn thương.......................................................................... 46 4.2. Bàn luận về nguyên nhân và cơ chế chấn thương...................................... 47 4.2.1. Nguyên nhân và sự phân bố nguyên nhân chấn thương theo giới tính............................................................................................................. 47 4.2.2. Cơ chế chấn thương ........................................................................ 48 4.3. Tổn thương gãy kín hay gãy hở ................................................................. 48 4.4. Dấu hiệu lâm sàng ...................................................................................... 48 4.5. Bàn luận về thương tổn giải phẫu .............................................................. 49 4.6. Thời gian từ lúc chấn thương đến khi được phẫu thuật ............................. 51 4.7. Bàn luận về mối liên quan giữa thương tổn giải phẫu và kỹ thuật mổ ...... 51 4.8. Bàn luận về thời gian nằm viện ................................................................. 53 4.9. Bàn luận về kết quả điều trị ....................................................................... 53 4.10. Bàn luận về kết quả cơ năng khớp gối theo gãy kín hay gãy hở ............. 54 4.11. Bàn luận về kết quả cơ năng khớp gối theo tổn thương giải phẫu .......... 55 4.12. Bàn luận về kết quả cơ năng khớp gối theo kỹ thuật mổ ......................... 56 4.13. Bàn luận về mối liên quan giữa đánh giá phục hồi chứng năng khớp gối và phương pháp tập luyện sau mổ..................................................................... 58 4.14. Bàn luận về các biến chứng sau phẫu thuật ............................................. 59 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 60 KIẾN NGHỊ ............................................................................................................. 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt BN : Bệnh nhân CS : Cộng sự ĐM : Động mạch GP : Giải phẫu KHX : Kết hợp xương NC : Nghiên cứu PHCN : Phục hồi chức năng PT : Phẫu thuật TNGT : Tai nạn giao thông TNLĐ : Tai nạn lao động TNSH : Tai nạn sinh hoạt TNTT : Tai nạn thể thao XBC : Xương bánh chè Tiếng Anh ADLs : Thang đo hoạt động chức năng (Activities of Daily Living) AO : Hiệp hội kết hợp xương (Association of Osteosynthesis) C – arm : Màn hình tăng sáng ORIF : Mở nắn kết hợp xương bên trong (Open reduction internal fixation) OTA : Hiệp hội chấn thương quốc tế (Orthopaedic Trauma Association)
- DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu theo nhóm tuổi.............................. 29 Bảng 3.2. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu theo nguyên nhân gây chấn thương..................................................................................................................... 31 Bảng 3.3. Mối liên quan giữa giới tính và nguyên nhân chấn thương ............. 32 Bảng 3.4. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu theo dấu lâm sàng ........................... 33 Bảng 3.5. Mối liên quan giữa tổn thương giải phẫu và kỹ thuật mổ ................ 36 Bảng 3.6. Liên quan giữa tập luyện phục hồi chức năng và kỹ thuật mổ........ 37 Bảng 3.7. Đánh giá kết quả tổng thể theo thang điểm Lyshome Gilquist ............ 38 Bảng 3.8. Bảng tổng hợp phân loại kết quả theo gãy kín hay gãy hở .............. 39 Bảng 4.1. So sánh sự phân bố giới tính giữa các nghiên cứu ............................ 45 Bảng 4.2. So sánh tỷ lệ chân bị tổn thương giữa các nghiên cứu...................... 46 Bảng 4.3. So sánh hình thức tổn thương giữa các nghiên cứu .......................... 48 Bảng 4.4. So sánh thời gian từ lúc chấn thương đến lúc phẫu thuật ............... 51
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu theo giới tính............................. 29 Biểu đồ 3.2. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu theo nghề nghiệp ...................... 30 Biểu đồ 3.3. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu theo chân tổn thương ............... 31 Biểu đồ 3.4. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu theo tổn thương gãy kín hay gãy hở...................................................................................................................... 32 Biểu đồ 3.5. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu theo tổn thương giải phẫu ....... 34 Biểu đồ 3.6. Thời gian từ lúc bị chấn thương đến khi được phẫu thuật .......... 35 Biểu đồ 3.7. Kết quả cơ năng khớp gối theo tổn thương giải phẫu .................. 40 Biểu đồ 3.8. Kết quả cơ năng khớp gối theo kỹ thuật mổ ................................. 41 Biểu đồ 3.9. Kết quả cơ năng khớp gối theo các phương pháp tập luyện phục hồi chức năng ......................................................................................................... 42
- DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Giải phẫu khớp gối ................................................................................. 3 Hình 1.2. Sụn chêm trong và ngoài........................................................................ 4 Hình 1.3. Các dây chằng chéo và bên của khớp gối ............................................. 5 Hình 1.4. Tầm vận động khớp gối ......................................................................... 6 Hình 1.5. Xương bánh chè ...................................................................................... 7 Hình 1.6. Sơ đồ mạch máu cung cấp cho xương bánh chè .................................. 8 Hình 1.7. Phân loại gãy xương bánh chè theo OTA .......................................... 11 Hình 1.8. Phương pháp mổ buộc vòng xung quanh xương bánh chè .............. 12 Hình 1.9. Kỹ thuật néo ép số 8 theo nguyên lý của Pauwels ................................ 13 Hình 1.10. Vít nén AO và buộc vòng bắt chéo bằng chỉ thép ........................... 14 Hình 2.1. Hình ảnh Xquang của bệnh nhân gãy xương bánh chè .................... 21 Hình 2.2. Bộc lộ ổ gãy............................................................................................ 22 Hình 2.3. Kỹ thuật phối hợp buộc vòng và néo ép số 8 có xuyên Kirschner ... 23 Hình 2.4. Kiểm tra xương nắn chỉnh trên C – arm............................................ 24
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Xương bánh chè là xương vừng lớn nhất của cơ thể, có vai trò quan trọng trong hoạt động của khớp gối, làm tăng sức mạnh của gân cơ tứ đầu đùi khi duỗi gối và giữ gối được thăng bằng khi đi lại [3]. Gãy xương bánh chè là một chấn thương ít gặp, chiếm khoảng 1% tổng số các loại gãy xương, chiếm 3% gãy xương chi dưới. Gãy xương bánh chè xảy ra ở mọi lứa tuổi, độ tuổi trung bình từ 20 – 50 tuổi và tỷ lệ nam : nữ là 2 : 1. Gãy xương bánh chè có thể gặp gãy kín hoặc gãy hở, 6 – 9% là gãy xương hở. Nguyên nhân thường do ngã đập đầu gối xuống đất, cơ chế chấn thương thường là cơ chế trực tiếp [6], [17], [37]. Trước kia, khi chưa có phẫu thuật, gãy xương bánh chè chủ yếu điều trị bảo tồn nắn bằng nẹp, bó thẳng gối. Về sau, Malgaigne dùng phương tiện kim loại móc qua da và ép hai mảnh xương gãy lại với nhau qua các ốc có ren, tuy nhiên phương pháp này bị bác bỏ vì gây ra nhiễm trùng và viêm mủ khớp. Năm 1877, Cameron là người đầu tiên thực hiện phẫu thuật gãy xương bánh chè, tác giả dùng sợi dây bạc luồn qua các lỗ khoan xương để kết hợp xương gãy. Từ đó, nhiều công trình nghiên cứu được công bố và áp dụng làm cho điều trị gãy xương bánh chè ngày càng tốt hơn. Năm 1892, Berger là người đặt vấn đề, Denegre Martin là người đầu tiên mô tả kỹ thuật buộc vòng quanh bánh chè, đây là kỹ thuật cơ bản được sử dụng trong kết hợp xương bánh chè, ngày nay vẫn được áp dụng phổ biến. Từ năm 1900, với phương pháp triệt khuẩn rồi vô khuẩn, mổ đã phổ biến. Người ta buộc với catgut, gân Kanguroo, sợi bạc, sợi nhôm, sợi đồng thau, rồi phổ biến thép không gỉ. Kỹ thuật thay đổi, buộc vòng tròn, buộc vòng có xuyên qua xương, buộc vòng với các lỗ khoan xương theo hướng dọc (tên riêng Payr, Magnuson) [14]. Năm 1935, Thompson lấy bỏ mảnh vỡ nhỏ, để lại mảnh to. Năm 1955, Mc Keeve dùng một bánh chè nhân tạo thay cho bánh chè vỡ vụn, kết quả tốt [7], [14]. Kỹ thuật cố định xương bánh chè bằng vít xốp do Depalma và Muller [7], [8] mô tả năm 1954. Kỹ thuật néo ép của nhóm AO do Weber và Muller mô tả năm
- 2 1963, các tác giả cho rằng: đây là kỹ thuật kết hợp xương vững chắc, bệnh nhân có thể tập luyện sớm sau mổ, kết quả phục hồi cơ năng khớp gối tốt [19], [46]. Ngày nay việc chẩn đoán xác định gãy xương bánh chè dựa vào các triệu chứng lâm sàng và hình ảnh X – quang thẳng nghiêng. Xương bánh chè có vai trò quan trọng trong vận động gấp và duỗi gối của bệnh nhân, đặc biệt quan trọng trong động tác duỗi gối. Tổn thương xương bánh chè ít ảnh hưởng đến khả năng đi lại trên đường bằng phẳng của bệnh nhân, nhưng sẽ ảnh hưởng đến các động tác liên quan đến gấp gối như leo cầu thang, ngồi thấp hoặc ngồi xổm. Ngoài ra, thương tổn bánh chè nếu phục hồi giải phẫu không tốt sẽ dẫn đến thoái hoá khớp gối sớm do tổn thương khớp bánh chè lồi cầu. Tổn thương gãy xương bánh chè thường ít có khả năng điều trị bảo tồn do có hai gân rất khoẻ là gân bánh chè và gân tứ đầu bám vào nên thường di lệch, chỉ định điều trị bảo tồn rất ít, thường là các trường hợp gãy không hoàn toàn và không di lệch [7]. Qua đó có thể thấy, trước đây điều trị gãy xương bánh chè chủ yếu bằng phương pháp bảo tồn. Ngày nay, chỉ định phẫu thuật trong gãy xương bánh chè ngày càng được thực hiện rộng rãi để giúp cho bệnh nhân sớm trở lại vận động và ít bị ảnh hưởng chức năng khớp gối. Chính vì lý do đó, chúng tôi chọn thực hiện đề tài “Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật kết hợp xương điều trị gãy xương bánh chè tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ” để đánh giá và có cái nhìn tổng quan về tình hình phẫu thuật điều trị kết hợp xương bánh chè. Nghiên cứu này chúng tôi thực hiện nhằm hướng đến 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng gãy xương bánh chè. 2. Đánh giá kết quả phẫu thuật kết hợp xương điều trị gãy xương bánh chè.
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Giải phẫu, chức năng khớp gối 1.1.1. Giải phẫu khớp gối - Là khớp phức hợp lớn nhất của cơ thể, gồm hai khớp: + Khớp xương đùi và khớp xương chày thuộc loại khớp lồi cầu. + Khớp giữa xương đùi và XBC thuộc loại khớp phẳng [11]. Hình 1.1. Giải phẫu khớp gối [32] [Nguồn: Anatomy Standard (2021)] - Mặt khớp được tạo bởi: + Lồi cầu trong và lồi cầu ngoài xương đùi: hai lồi cầu nối nhau ở phía trước bởi diện bánh chè (facies patellaris), nơi tiếp khớp với XBC. Diện bánh chè có một rãnh ở giữa, chia diện này làm hai phần, phần ngoài rộng hơn phần trong [11]. + Diện khớp trên xương chày (facies articularis superior): nằm ở mặt trên của hai lồi cầu và tiếp khớp với lồi cầu xương đùi. Diện khớp trong lõm và dài hơn
- 4 diện khớp ngoài. Hai lồi cầu ở mặt trước có khoảng tam giác mà đỉnh tam giác gồ ghề và nằm ngay dưới da, đó lồi củ chày (tuherositas tibiae) nơi dây chằng bánh chè bám vào [11]. + Diện khớp XBC: diện khớp chiếm 4/5 diện tích mặt sau và khớp với diện bánh chè xương đùi [11]. + Sụn chêm trong và ngoài: là hai miếng sụn sợi nằm ở diện khớp trên xương chày làm cho diện khớp này thêm sâu rộng và trơn láng. Sụn chêm ngoài hình chữ O, sụn chêm trong hình chữ C. Hai sụn chêm nối nhau bởi dây chằng ngang gối (ligamentum transversum genus) [11]. Hình 1.2. Sụn chêm trong và ngoài [11] [Nguồn: Bài giảng giải phẫu học, Nguyễn Quang Quyền] - Phương tiện nối khớp: + Bao khớp (capsula articularis): mỏng, bao khớp bám trên diện ròng rọc về phía xương đùi. Về phía xương chày bám dưới hai diện khớp. Phía trước, bao khớp bám vào các bờ của XBC và được gân bánh chè đến tăng cường. Phía ngoài, bám vào sụn chêm. + Hệ thống 4 dây chằng khớp gối: dây chằng trước gồm dây chằng bánh chè và mạc giữ bánh chè trong và ngoài. Dây chằng sau gồm dây chằng khoeo
- 5 chéo và dây chằng khoeo cung. Dây chằng bên gồm dây chằng bên chày và bên mác. Dây chằng chéo gồm dây chằng chéo trước và chéo sau. - Hai dây chằng bên chày và bên mác giữ cho khớp khỏi trật ra ngoài và vào trong. Hai dây chằng chéo rất chắc, đóng vai trò quan trọng giữ cho khớp khỏi trật theo chiều trước sau, đứt một trong hai sẽ xuất hiện dấu hiệu ngăn kéo. - Bao hoạt dịch: được lót bên trong bởi bao khớp và cũng bám vào sụn chêm. Phía trên , bao hoạt dịch lên rất cao tạo thành túi thanh mạc trên bánh chè. Tóm lại: khớp gối được coi như hai khớp cầu. Mỗi khớp gồm một lồi cầu xương đùi, một diện khớp của xương chày. Khớp được giữ cho khỏi trật sang bên và ra trước bởi hệ thống dây chằng bên và dây chằng chéo [11]. Hình 1.3. Các dây chằng chéo và bên của khớp gối [4] [Nguồn: Atlas giải phẫu người, FRANK H. NETTER (2007)]
- 6 1.1.2. Chức năng khớp gối Động tác chủ yếu của khớp gối là gấp và duỗi. Các động tác dạng, khép, xoay trong, xoay ngoài rất ít và chỉ thực hiện được khi cẳng chân gấp. 1.1.2.1. Gấp – duỗi - Đây là động tác chính của khớp gối. - Đầu gối có khả năng gấp và duỗi để chúng ta có thể đi và chạy, hỗ trợ nâng đỡ trọng lượng cơ thể, kiểm soát sự thăng bằng. Và là một bộ phận giảm xóc quan trọng của cơ thể. Trên thực tế: + Đi bộ: Gấp 650 – duỗi 00 + Lên cầu thang: Gấp 850 – duỗi 00 + Xuống cầu thang: Gấp 900 – duỗi 00 + Đứng lên: Gấp 950 – duỗi 00 + Nhặt vật thể trên sàn nhà: Gấp 750 – duỗi 00 + Ngồi xổm: Gấp 1150 – duỗi tối thiểu 00 + Ngồi chéo chân: Gấp 1150 – duỗi 00 Tầm vận động khớp gối bình thường là: Gấp 1400 - duỗi 00 [20]. Hình 1.4. Tầm vận động khớp gối [20] [Nguồn: Knee Range of Motion (2019)]
- 7 1.1.2.2. Xoay Xoay chỉ thực hiện được khi khớp gối gấp khoảng 250 thì có thể xoay ngoài được 300 – 400, xoay trong được 100 [20]. 1.2. Giải phẫu, chức năng xương bánh chè 1.2.1. Giải phẫu xương bánh chè - XBC (Patella) là một xương hình tam giác hơi tròn, nằm trước đầu dưới xương đùi, được coi là xương vừng lớn nhất cơ thể và sờ được dễ dàng qua da [11]. - XBC nằm trong hệ thống gân duỗi gối, che chở mặt trước khớp gối, vì vậy gãy XBC sẽ ảnh hưởng đến chức năng gấp - duỗi gối. XBC là một xương dày, với đỉnh hướng xuống dưới, có đường viền giữa và đường viền bên. - Mặt sau liên quan trực tiếp với khớp gối. Ba phần tư mặt sau được bao phủ bởi sụn khớp dày, mặt khớp này gồm mặt giữa và mặt bên, mặt bên lớn hơn, các khía cạnh được ngăn cách bởi đường gờ dọc [37], [42]. - Đỉnh của XBC là nơi bám vào của dây chằng chày, dây chằng này chèn vào ống chày phía trên mặt trước xương chày. Một phần ba giữa XBC có các lỗ mở mạch máu khác nhau cho phép các ĐM xâm nhập và cung cấp máu cho xương. Hình 1.5. Xương bánh chè [11] [Nguồn: Bài giảng giải phẫu học, Nguyễn Quang Quyền (2016)]
- 8 - Cấu trúc XBC: là xương xốp, bề mặt được phủ một lớp xương đặc. XBC có một lớp vỏ bao quanh ở mặt trước và có các thớ sợi dày chắc đan chéo nhau, mặt sau là lớp sụn khớp trong suốt có chiều dày ở phần trung tâm là 4 – 5 mm. Hai bên XBC có cánh bánh chè giữ cho XBC không di lệch sang bên [6], [42], [46]. 1.2.2. Hệ thống mạch máu nuôi dưỡng xương bánh chè XBC được cung cấp máu bởi nhiều nhánh của ĐM quanh gối, các đám rối mạch máu đi vào bánh chè tại phần giữa và phần dưới, do vậy gãy ngang có khi bị hoại tử xương do thiếu máu nuôi ở cực trên bánh chè. Tỉ lệ hoại tử vô mạch 3,5 – 24% [7]. Hình 1.6. Sơ đồ mạch máu cung cấp cho xương bánh chè [4] [Nguồn: Atlas giải phẫu người, FRANK H. NETTER (2007)] 1.2.3. Chức năng xương bánh chè - Bảo vệ mặt trước khớp gối, nuôi dưỡng sụn khớp của xuơng đùi, bảo vệ lồi cầu đùi khỏi bị chấn thương [7], [10]. - Phân bố đều lực ép lên sụn khớp đầu dưới xương đùi. Khi đi lên dốc hay xuống dốc lực tác động từ xương đùi vào XBC gấp 3,3 lần trọng lượng cơ thể, gấp hơn 7 lần khi đi trên đường bằng phẳng (Reilly và Martens, 1972) [10], [15].
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận Tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Thực trạng môi trường và tình hình sức khỏe công nhân tiếp xúc với dung môi hữu cơ tại Công ty cổ phần giầy Hải Dương năm 2010
61 p | 252 | 64
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa: Tính dị hình của một số NST ở các thai được chẩn đoán trước sinh bình thường
47 p | 219 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh đái tháo đường type 2 và kết quả điều trị ở bệnh nhân đến khám và điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản
95 p | 30 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị sốt xuất huyết Dengue ở người lớn tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2022
75 p | 35 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố liên quan đến loét dạ dày tá tràng tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2022
82 p | 36 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc huyết áp và kết quả điều trị ở bệnh nhân đến khám, điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản
93 p | 25 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ y khoa: Nghiên cứu đặc điểm rối loạn lipid máu ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2021
86 p | 23 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tiêu chảy cấp ở trẻ em từ 1 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Bà Rịa tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
67 p | 31 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị tại khoa Nội Tim mạch - Khớp Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2021
83 p | 29 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Nghiên cứu tình hình mổ lấy thai, các nguyên nhân và một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh An Giang năm 2020-2021
90 p | 19 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ y khoa: Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP huyết tương và mức độ nặng của bệnh nhân đợt mất bù cấp suy tim mạn tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2021
81 p | 27 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm ruột thừa cấp ở trẻ em bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bình Thuận
92 p | 24 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm phổi ở trẻ từ 02 tháng đến 05 tuổi tại Bệnh viện Quận 8, từ tháng 2/2020 đến 12/2020
80 p | 23 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Đánh giá kết quả điều trị sớm ung thư trực tràng bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
91 p | 21 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và các tổn thương kèm theo ở bệnh nhân gãy kín mâm chày tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2019-2020
65 p | 22 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Kết quả điều trị của phương pháp Bơm tinh trùng vào buồng tử cung ở nhóm phụ nữ dưới 35 tuổi có Hội chứng buồng trứng đa nang tại Bệnh viện Quốc tế Phương Châu
72 p | 21 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tiền sản giật tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp
90 p | 14 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn