Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị sốt xuất huyết Dengue ở người lớn tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2022
lượt xem 19
download
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị sốt xuất huyết Dengue ở người lớn tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2022 được thực hiện với mục tiêu nhằm khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trên bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue ở người lớn. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng và đánh giá kết quả điều trị của bệnh sốt xuất huyết Dengue ở người lớn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị sốt xuất huyết Dengue ở người lớn tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2022
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN NGUYỄN ĐOÀN MINH TRÍ KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE Ở NGƯỜI LỚN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM TIỀN GIANG NĂM 2022 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ ĐA KHOA HẬU GIANG – 2022
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN NGUYỄN ĐOÀN MINH TRÍ KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE Ở NGƯỜI LỚN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM TIỀN GIANG NĂM 2022 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ ĐA KHOA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. Phan Đăng BS.CKI. Lê Hoài Thanh HẬU GIANG – 2022
- LỜI CẢM ƠN Sau 6 năm học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, được sự giúp đỡ của nhà trường, khoa Y nay tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến: Ban giám hiệu nhà trường, khoa Y cùng toàn thể quý thầy cô giáo đã dạy dỗ và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt trong quá trình học tập tại trường. Ban Giám đốc, Phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện nghiên cứu. Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang đã quan tâm và giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu. PGS.TS. Phan Đăng đã quan tâm và giúp đỡ tôi thực hiện nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn BS.CKI. Lê Hoài Thanh, giảng viên hướng dẫn, người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn thiện bài nghiên cứu. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã luôn ủng hộ và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này. Hậu Giang, ngày… tháng… năm… Nguyễn Đoàn Minh Trí
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hậu Giang, ngày… tháng… năm… Người cam đoan (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Đoàn Minh Trí
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC HÌNH ẢNH ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................. 3 1.1. Đại cương sốt xuất huyết Dengue ............................................................. 3 1.1.1. Định nghĩa .................................................................................... 3 1.1.2. Dịch tễ .......................................................................................... 3 1.1.3. Trung gian truyền bệnh .................................................................. 4 1.1.4. Tác nhân gây bệnh ......................................................................... 5 1.1.5. Cơ chế bệnh sinh ........................................................................... 5 1.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của sốt xuất huyết Dengue ................. 6 1.2.1. Giai đoạn sốt ................................................................................. 6 1.2.2. Giai đoạn nguy hiểm...................................................................... 7 1.2.3. Giai đoạn hồi phục......................................................................... 9 1.2.4. Các xét nghiệm thường quy............................................................ 9 1.2.5. Xét nghiệm sự có mặt của virus Dengue ....................................... 10 1.3. Điều trị sốt xuất huyết Dengue ở người lớn ............................................. 10 1.3.1. Điều trị sốt xuất huyết Dengue ..................................................... 10 1.3.2. Điều trị sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo..................... 11
- 1.3.3. Điều trị sốt xuất huyết Dengue nặng ............................................. 11 1.3.4. Tiêu chuẩn cho người bệnh xuất viện ........................................... 13 1.4. Nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................................. 13 1.4.1. Nghiên cứu ngoài nước ................................................................ 13 1.4.2. Nghiên cứu trong nước ................................................................ 13 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................. 15 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 15 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh .................................................................. 15 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ....................................................................... 17 2.1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu................................................. 18 2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 18 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................... 18 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu...................................................................... 18 2.2.3. Phương pháp chọn mẫu................................................................ 18 2.2.4. Các biến số nghiên cứu ................................................................ 18 2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu ....................................................... 25 2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................ 25 2.3. Đạo đức nghiên cứu ............................................................................... 26 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................... 27 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .............................................. 27 3.1.1. Giới tính...................................................................................... 27 3.1.2. Tuổi ............................................................................................ 27 3.1.3. Chỉ số khối cơ thể ........................................................................ 28 3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu................. 28 3.2.1. Ngày nhập viện ........................................................................... 28
- 3.2.2. Tri giác ....................................................................................... 28 3.2.3. Mạch và huyết áp ........................................................................ 29 3.2.4. Đặc điểm sốt ............................................................................... 29 3.2.5. Tỷ lệ các triệu chứng lâm sàng ..................................................... 30 3.2.6. Vị trí xuất huyết .......................................................................... 30 3.2.7. Xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán ............................................... 31 3.2.8. Một số xét nghiệm huyết học giai đoạn nguy hiểm ........................ 31 3.2.9. Xét nghiệm đông máu .................................................................. 32 3.2.10. Xét nghiệm sinh hóa .................................................................. 32 3.2.11. Xét nghiệm khí máu................................................................... 34 3.2.12. Siêu âm ..................................................................................... 34 3.3. Đặc điểm chẩn đoán và điều trị của đối tượng nghiên cứu........................ 34 3.3.1. Đặc điểm chẩn đoán .................................................................... 34 3.3.2. Một số đặc điểm liên quan đến mức độ nặng................................. 35 3.3.3. Đặc điểm điều trị của đối tượng nghiên cứu .................................. 39 Chương 4 BÀN LUẬN ................................................................................ 41 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .............................................. 41 4.1.1. Phân bố bệnh theo giới................................................................. 41 4.1.2. Phân bố bệnh theo tuổi................................................................. 41 4.1.3. Phân bố bệnh theo chỉ số khối cơ thể ............................................ 42 4.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu................. 42 4.2.1. Ngày nhập viện ........................................................................... 42 4.2.2. Đặc điểm sốt ............................................................................... 42 4.2.3. Đặc điểm về triệu chứng .............................................................. 43 4.2.4. Xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán ............................................... 44
- 4.2.5. Một số xét nghiệm huyết học giai đoạn nguy hiểm ........................ 44 4.2.6. Xét nghiệm đông máu .................................................................. 45 4.2.7. Chức năng gan, thận .................................................................... 45 4.2.8. Siêu âm ....................................................................................... 46 4.2.9. Một số xét nghiệm khác ............................................................... 46 4.3. Đặc điểm chẩn đoán và điều trị của đối tượng nghiên cứu........................ 47 4.3.1. Đặc điểm chẩn đoán .................................................................... 47 4.3.2. Một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng ..................................... 47 4.3.3. Đặc điểm điều trị ......................................................................... 51 KẾT LUẬN................................................................................................. 53 KIẾN NGHỊ................................................................................................ 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH SÁCH BỆNH NHÂN THAM GIA NGHIÊN CỨU
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt Chữ viết tắt Viết đầy đủ CS Cộng sự HA Huyết áp SXHD Sốt xuất huyết Dengue Tiếng Anh Chữ viết tắt Viết đầy đủ Tiếng Việt ALT Alanine amino transferase aPTT Activated Partial Thromboplastin Time AST Aspartate aminotransferase BMI Body Mass Index Chỉ số khối cơ thể Thời gian đổ đầy mao CRT Capillary Refill Time mạch Hct Hematocrit Dung tích hồng cầu IgG Immunoglobulin G Kháng thể IgG IgM Immunoglobulin M Kháng thể IgM NS1-Ag Nonstructural protein 1 – Antigen PCR Realtime Polymerase PT Prothrombin Time Serum glutamic oxaloacetic SGOT transaminase SGPT Serum glutamic pyruvic transaminase WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Đặc điểm các loại sốc sốt xuất huyết Dengue ..................................16 Bảng 2.2. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ......................................18 Bảng 2.3. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu..................................19 Bảng 2.4. Đặc điểm cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu............................21 Bảng 2.5. Đặc điểm chẩn đoán của đối tượng nghiên cứu ................................24 Bảng 2.6. Đặc điểm điều trị của đối tượng nghiên cứu ....................................25 Bảng 3.1. Phân bố theo tuổi ...........................................................................27 Bảng 3.2. Phân loại chỉ số khối cơ thể ............................................................28 Bảng 3.3. Ngày nhập viện ..............................................................................28 Bảng 3.4. Tri giác ..........................................................................................28 Bảng 3.5. Mạch và huyết áp ...........................................................................29 Bảng 3.6. Đặc điểm sốt ..................................................................................29 Bảng 3.7. Vị trí xuất huyết .............................................................................30 Bảng 3.8. Xét nghiệm NS1 và IgM .................................................................31 Bảng 3.9. Một số xét nghiệm huyết học giai đoạn nguy hiểm ..........................31 Bảng 3.10. Xét nghiệm đông máu ..................................................................32 Bảng 3.11. Phân độ tổn thương gan ................................................................32 Bảng 3.12. Xét nghiệm chức năng thận...........................................................33 Bảng 3.13. Xét nghiệm điện giải đồ................................................................33 Bảng 3.14. Xét nghiệm sinh hóa khác .............................................................33 Bảng 3.15. Xét nghiệm khí máu .....................................................................34 Bảng 3.16. Siêu âm........................................................................................34 Bảng 3.17. Phân loại mức độ bệnh .................................................................34 Bảng 3.18. Đặc điểm sốt xuất huyết Dengue nặng ...........................................35 Bảng 3.19. Phân loại nhóm bệnh ....................................................................35 Bảng 3.20. Đặc điểm về giới tính trên hai nhóm..............................................35 Bảng 3.21. Đặc điểm về tuổi trên hai nhóm ....................................................36
- Bảng 3.22. Đặc điểm chỉ số khối cơ thể trên hai nhóm ....................................36 Bảng 3.23. Thời gian nhập viện trên hai nhóm ................................................36 Bảng 3.24. Mức độ sốt trên hai nhóm .............................................................37 Bảng 3.25. Các triệu chứng tiêu hóa có ý nghĩa tiên lượng ..............................37 Bảng 3.26. Các triệu chứng lâm sàng khác có ý nghĩa tiên lượng .....................37 Bảng 3.27. Một số chỉ số huyết học trên hai nhóm ..........................................38 Bảng 3.28. Biểu hiện tổn thương gan trên hai nhóm ........................................38 Bảng 3.29. Biểu hiện tràn dịch màng phổi và màng bụng trên hai nhóm...........39 Bảng 3.30. Đặc điểm điều trị ..........................................................................39 Bảng 3.31. Thời gian điều trị..........................................................................39 Bảng 3.32. Kết quả điều trị ............................................................................40
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố theo giới tính.................................................................27 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ các triệu chứng lâm sàng ....................................................30
- DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Các giai đoạn của sốt xuất huyết Dengue .......................................... 6
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Sốt xuất huyết Dengue là một trong các bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất trên toàn cầu. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (2019) có khoảng 4 tỷ người sống trong vùng dịch tễ của sốt xuất huyết Dengue [24]. Hằng năm có đến 100 triệu người mắc bệnh với 500.000 trường hợp phải nhập viện và 20.000 trường hợp tử vong [15]. Việt Nam là một trong các quốc gia đứng đầu về số lượng ca mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue [16]. Bệnh xảy ra chủ yếu ở các tỉnh phía Nam, trong đó có khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Sốt xuất huyết Dengue xảy ra quanh năm, thường đạt đỉnh vào khoảng tháng 6 – tháng 10 hằng năm [22]. Tuy nhiên, đặc điểm dịch tễ ngày càng diễn biến khó lường, đỉnh dịch có xu hướng xuất hiện sớm hơn, số ca mắc và số lượng tử vong tăng cao hơn so với trước đây. Theo số liệu của Bộ Y tế (2022) cho thấy sốt xuất huyết là một trong những bệnh lý đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam. Ước tính trong 6 tháng đầu năm 2022 cả nước ghi nhận 89.120 trường hợp mắc, 34 trường hợp tử vong. Số ca mắc tăng 148% so với cùng kỳ năm 2021 (35.936 trường hợp) [7]. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng sốt xuất huyết Dengue đã được mô tả rõ trong các y văn. Tuy nhiên, đặc điểm sốt xuất huyết Dengue ở người lớn có nhiều thay đổi phức tạp, ví dụ như nhóm bệnh nhân tái nhiễm nhiều lần và nhóm bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue mắc Covid-19. Bệnh cảnh phức tạp và đa dạng, tình trạng phát hiện trễ bệnh có thể dẫn đến diễn tiến nặng và tử vong. Các nghiên cứu gần đây ghi nhận số liệu tại Việt Nam, sốt xuất huyết Dengue có tỷ lệ số trường hợp nặng cao (6,1%), tử vong (0,7%) [21] và tỷ lệ tái nhiễm cao (8,3%) dù đã có nhiều biện pháp phòng ngừa [15]. Qua nhiều năm, bệnh lý sốt xuất huyết Dengue được chú ý ở nhóm đối tượng trẻ em và vị thành niên. Tuy đã có nhiều nghiên cứu trên đối tượng sốt xuất huyết Dengue ở người lớn nhưng sự thay đổi về đặc điểm dịch tễ, bệnh học trong những năm gần đây đòi hỏi tính cấp thiết cần có những nghiên cứu đánh giá đặc điểm
- 2 lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị hiện tại để có được một cái nhìn tổng quan và sát thực tế nhất giúp đẩy lùi dịch bệnh. Hiện nay bệnh lại có xu hướng gia tăng ở người lớn với tỷ lệ 30,9% trong tổng số các trường hợp sốt xuất huyết Dengue [21]. Tìm hiểu về bệnh cảnh nhiễm virus Dengue ở người lớn giúp cho việc hiểu rõ những đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng để chẩn đoán và điều trị sớm làm giảm tỷ lệ tử vong cho bệnh nhân. Xuất phát từ tính cấp thiết trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị sốt xuất huyết Dengue ở người lớn tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2022” với các mục tiêu sau: 1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trên bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue ở người lớn. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng và đánh giá kết quả điều trị của bệnh sốt xuất huyết Dengue ở người lớn.
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đại cương sốt xuất huyết Dengue 1.1.1. Định nghĩa Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus Dengue. Bệnh được lây truyền từ người sang người qua trung gian muỗi Aedes aegypti [10]. 1.1.2. Dịch tễ 1.1.2.1. Tình hình sốt xuất huyết Dengue trên Thế giới Sốt xuất huyết Dengue được ghi nhận ở hơn 100 quốc gia khắp các châu lục [37]. Khoảng 40% dân số Thế giới, tương đương gần 3 tỷ người sống trong các vùng dịch lưu hành và có nguy cơ mắc bệnh [2]. Năm 2012, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp hạng sốt xuất huyết là bệnh virus do muỗi gây ra quan trọng nhất trên Thế giới [8]. Các đợt bùng phát gây ra một gánh nặng bệnh tật lớn đối với dân số, hệ thống y tế và kinh tế ở hầu hết các nước nhiệt đới trên Thế giới [26]. Sự chuyển dịch dân cư kết hợp với hiện tượng đô thị hóa quá mức cùng với sự thay đổi khí hậu đã làm tăng các nơi trú ẩn của véc-tơ truyền bệnh khiến tình hình dịch bệnh ngày càng trầm trọng [25]. Theo một báo cáo về đặc điểm lâm sàng SXHD trên đối tượng người lớn thì nguy cơ bệnh nặng, thoát huyết tương và tử vong ở người lớn tuổi cao hơn so với các nhóm tuổi còn lại [42]. Châu Á là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh này [36]. Tại đây, SXHD được xem như là một vấn đề lớn đối sức khỏe cộng đồng [27]. Nghiên cứu của Akeamon và cộng sự (CS) năm 2020 cho thấy các yếu tố như biến đổi khí hậu, thương mại trong môi trường toàn cầu hóa và du lịch quốc tế đã ảnh hưởng đến véc-tơ truyền bệnh và sự bùng phát của dịch bệnh này ở khu vực châu Á [35]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (2012), SXHD được xem là một gánh nặng bệnh tật tương đương với viêm màng não và gấp đôi gánh nặng của bệnh viêm gan tại Đông Nam Á [41].
- 4 1.1.2.2. Tình hình sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam Tại Việt Nam, bệnh SXHD xuất hiện ở hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước với tỷ lệ mắc trung bình luôn ở mức cao, khoảng 100.000 trường hợp mỗi năm [14], [18]. Giai đoạn từ 2000 – 2015 do có chương trình mục tiêu Quốc gia nên tình hình dịch đã giảm, tuy nhiên trung bình mỗi năm ghi nhận tỷ lệ mắc vẫn khá cao khoảng 50.000 đến 80.000 trường hợp mắc [3]. Trong một nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ học bệnh SXHD tại khu vực phía Nam đã chỉ ra sự thay đổi về độ tuổi mắc bệnh và tỷ lệ tử vong chuyển dịch dần từ trẻ em sang người lớn [8]. Trong những năm gần đây, Việt Nam ghi nhận 2 lần bùng phát dịch SXHD nghiêm trọng vào năm 2009 và năm 2017 với số ca mắc lần lượt là 16.090 và 58.000 ca [4]. SXHD xảy ra quanh năm nhưng cao điểm nhất là vào mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 12 ở miền Nam). Tỷ lệ mắc SXHD ở người trên 15 tuổi tại các tỉnh phía Nam đã tăng từ 35% (1999) lên đến 60% (2017) [11]. 1.1.3. Trung gian truyền bệnh Sốt xuất huyết Dengue là một bệnh lý truyền nhiễm có véc-tơ truyền bệnh là muỗi vằn. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti. Muỗi Aedes phân bố rộng khắp ở nhiều điều kiện môi trường từ nông thôn đến thành thị, đồng bằng đến ven biển đến và miền núi. Đây là một chủng côn trùng nhiệt đới sinh sản bằng cách đẻ trứng vào các dụng cụ chứa nước sạch ở trong và xung quanh nhà như ở bình hoa, xô chậu có chứa nước mưa, hay các bể tự hoại – môi trường rất quan trọng trong việc sinh sản và trưởng thành số lượng lớn muỗi. Sau đó trứng sẽ phát triển thành bọ gậy. Trong tập tính của muỗi, chúng sẽ hút máu từ súc vật và con người. Muỗi vằn cái hút máu vào ban ngày, mạnh nhất sáng sớm và chiều tối. Sau khi muỗi đốt người bị bệnh, virus từ máu người bệnh sẽ truyền sang tế bào muỗi. Đến khi muỗi đốt người, muỗi sẽ truyền virus sang cơ thể và làm cho họ bị nhiễm bệnh. Sự chuyển dịch dân cư kết hợp với hiện tượng đô thị hóa quá mức cùng với sự thay đổi khí hậu đã làm tăng các nơi trú ẩn của véc-tơ truyền bệnh khiến tình hình dịch bệnh ngày phức tạp và trầm trọng [38], [39].
- 5 1.1.4. Tác nhân gây bệnh Virus Dengue thuộc họ Flaviviridae. Dựa vào sự khác biệt trong đặc điểm về kháng nguyên và tính chất sinh học, virus Dengue được chia thành 4 type huyết thanh khác nhau là DEN – 1, DEN – 2, DEN – 3, DEN – 4. Virus có dạng hình cầu đường kính 35 – 50 nm, đối xứng hình khối [32]. Tại Việt Nam, trong những năm qua, có sự lưu hành của cả 4 type huyết thanh với tỷ lệ biến đổi theo thời gian. Tuy nhiên, DEN – 2 được ghi nhận là type gây ra tình trạng lâm sàng nặng hơn so với các type khác [13]. Nhiễm một loại huyết thanh sẽ cung cấp khả năng miễn dịch cho type huyết thanh đó, nhưng nếu sau đó bị nhiễm một type huyết thanh khác thì có nguy cơ phát triển thành bệnh SXHD nặng. Do đó, một người có thể bị nhiễm cả 4 type [6]. 1.1.5. Cơ chế bệnh sinh Sau khi bị muỗi đốt, virus Dengue tiếp xúc đầu tiên với tế bào hình sao và monocyte, vào máu gây sốt, kích hoạt các tế bào lympho, tạo các kháng thể, phức hợp miễn dịch tấn công và làm tổn thương tế bào nội mạc mao mạch gây tăng tính thấm thành mạch. Kháng nguyên NS1 của virus Dengue đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh. Tế bào gan có thành phần giống cấu trúc NS1 nên kháng thể chống NS1 có thể tấn công các vị trí này gây ra giảm tiểu cầu, tổn thương tế bào nội mạc mao mạch gây tăng tính thấm, rối loạn đông máu, tổn thương tế bào gan. Ngoài ra kháng nguyên còn làm tổn thương lớp glycocalyx bao phủ bề mặt các tế bào nội mạc của mao mạch. Quá trình này gây mất liên kết giữa các tế bào gây thoát huyết tương vào mô kẽ, khoang thứ ba. Người bệnh có biểu hiện cô đặc máu, tiểu cầu giảm [6]. Biểu hiện nặng nhất là sốc do tình trạng thất thoát huyết tương, tụ dịch màng phổi, trong bao gan, tổn thương đa cơ quan, rối loạn đông máu. Ngoài ra virus còn tấn công lên não (gây rối loạn tri giác, co giật), lên phổi (gây tổn thương màng phế nang mao mạch gây suy hô hấp), lên tim (gây viêm cơ tim, rối loạn nhịp tim). Giai đoạn phục hồi, virus thoái lui, nội mạch mao mạch phục hồi, có hiện tượng tái hấp thu dịch từ mô kẽ, khoang thứ ba vào lòng mạch [29].
- 6 1.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của sốt xuất huyết Dengue Sốt xuất huyết Dengue có biểu hiện lâm sàng đa dạng. Bệnh nhân có thể không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, trong trường hợp nặng bệnh nhân có thể dẫn tới tử vong nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Sau thời gian ủ bệnh từ 3 – 15 ngày không có triệu chứng, bệnh diễn tiến đột ngột với 3 giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục [6]. Hình 1.1. Các giai đoạn của sốt xuất huyết Dengue (Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới, 2009) [40] 1.2.1. Giai đoạn sốt 1.2.1.1. Đặc điểm lâm sàng Giai đoạn sốt là tiến trình đầu tiên của SXHD. Giai đoạn không có các triệu chứng đặc trưng của bệnh. Biểu hiện của bệnh tương tự các trường hợp nhiễm siêu vi khác. Các triệu chứng thường gặp trong giai đoạn này là sốt cao đột ngột và liên tục, đau đầu, chán ăn, buồn nôn. Ngoài ra, còn thể có gặp các triệu chứng như đau cơ, đau khớp và nhức hai hố mắt [5]. Một số bệnh nhân sẽ không trãi qua
- 7 giai đoạn này. Các nghiên cứu có sự khác biệt về tỷ lệ các triệu chứng trong giai đoạn này, chủ yếu là các triệu chứng thường gặp với tỷ lệ rất cao như đau đầu, đau cơ khớp chiếm 100,0% [17], mệt mỏi (72,5%), đau khớp (69,6%) [15]. Hay các triệu chứng không rõ ràng và chiếm một tỷ lệ khá thấp như chán ăn (11,3%) [30], đau cơ và đau khớp (34,3%), đau đầu (10,8%) [24]. Nghiệm pháp dây thắt dương tính làm gia tăng khả năng bệnh SXHD. Những biểu hiện như xuất huyết nhẹ có thể xảy ra như chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu mũi, hay là các biểu hiện xuất huyết nặng có thể gặp như xuất huyết âm đạo lượng nhiều và xuất huyết tiêu hóa vẫn có thể xảy ra ở giai đoạn này nhưng tương đối ít gặp [6]. 1.2.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng Giai đoạn sốt hầu như ít thay đổi trên cận lâm sàng. Những biểu hiện được cho là thay đổi ở giai đoạn này cũng không đặc hiệu. Những bất thường về cận lâm sàng bao gồm: hematocrit (Hct) bình thường hoặc tăng nhẹ, số lượng tiểu cầu bình thường hoặc giảm (nhưng còn trên 100.000/mm3). Ngoài ra trong giai đoạn sốt còn có hiện tượng ức chế tủy thoáng qua nên số lượng bạch cầu thường giảm trong giai đoạn này [5]. Sự thay đổi về tỷ lệ các triệu chứng cận lâm sàng ở giai đoạn này rất dao động. Cụ thể tỷ lệ bạch cầu giảm lên đến 57,9% và tiểu cầu giảm là 71,9% [31]. Nhưng sự thay đổi cũng có thể rất thấp với tỷ lệ giảm bạch cầu và tiểu cầu lần lượt là 9,8% và 19,6% [24]. 1.2.2. Giai đoạn nguy hiểm 1.2.2.1. Đặc điểm lâm sàng Giai đoạn nguy hiểm là giai đoạn tiếp theo sau giai đoạn sốt, thường vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 7. Giai đoạn này khởi đầu với biểu hiện gia tăng tính thấm thành mạch nghiêm trọng của bệnh. Người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt và có thể có các biểu hiện sau: đau bụng nhiều và liên tục hoặc tăng cảm giác đau nhất là ở vùng gan; vật vã, lừ đừ; gan to > 2cm dưới bờ sườn; tràn dịch ở các màng chủ yếu là màng bụng, màng phổi [5]. Các triệu chứng này thường sẽ không gặp ở những người bệnh hồi phục sau giai đoạn sốt mà không trãi qua giai đoạn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận Tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Thực trạng môi trường và tình hình sức khỏe công nhân tiếp xúc với dung môi hữu cơ tại Công ty cổ phần giầy Hải Dương năm 2010
61 p | 252 | 64
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa: Tính dị hình của một số NST ở các thai được chẩn đoán trước sinh bình thường
47 p | 219 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh đái tháo đường type 2 và kết quả điều trị ở bệnh nhân đến khám và điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản
95 p | 30 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố liên quan đến loét dạ dày tá tràng tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2022
82 p | 36 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ y khoa: Nghiên cứu đặc điểm rối loạn lipid máu ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2021
86 p | 23 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc huyết áp và kết quả điều trị ở bệnh nhân đến khám, điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản
93 p | 25 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị tại khoa Nội Tim mạch - Khớp Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2021
83 p | 29 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tiêu chảy cấp ở trẻ em từ 1 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Bà Rịa tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
67 p | 31 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật kết hợp xương điều trị gãy xương bánh chè tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
86 p | 22 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Nghiên cứu tình hình mổ lấy thai, các nguyên nhân và một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh An Giang năm 2020-2021
90 p | 19 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm ruột thừa cấp ở trẻ em bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bình Thuận
92 p | 24 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ y khoa: Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP huyết tương và mức độ nặng của bệnh nhân đợt mất bù cấp suy tim mạn tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2021
81 p | 27 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Đánh giá kết quả điều trị sớm ung thư trực tràng bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
91 p | 20 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm phổi ở trẻ từ 02 tháng đến 05 tuổi tại Bệnh viện Quận 8, từ tháng 2/2020 đến 12/2020
80 p | 23 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và các tổn thương kèm theo ở bệnh nhân gãy kín mâm chày tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2019-2020
65 p | 22 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Kết quả điều trị của phương pháp Bơm tinh trùng vào buồng tử cung ở nhóm phụ nữ dưới 35 tuổi có Hội chứng buồng trứng đa nang tại Bệnh viện Quốc tế Phương Châu
72 p | 21 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tiền sản giật tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp
90 p | 14 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn