Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố liên quan đến loét dạ dày tá tràng tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2022
lượt xem 15
download
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố liên quan đến loét dạ dày tá tràng tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2022 được thực hiện với mục tiêu nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh loét dạ dày tá tràng tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2022. Xác định một số yếu tố liên quan đến bệnh loét dạ dày tá tràng tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2022. Xác định kiến thức, thực hành của bệnh nhân về bệnh loét dạ dày tá tràng tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2022. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố liên quan đến loét dạ dày tá tràng tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2022
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN TRẦN VĂN TIẾN KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM TIỀN GIANG NĂM 2022 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ ĐA KHOA HẬU GIANG – 2022
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN TRẦN VĂN TIẾN KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM TIỀN GIANG NĂM 2022 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ ĐA KHOA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Phan Đăng BS. CK1. Lê Hoài Thanh HẬU GIANG – 2022
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện và hoàn thành bài Nghiên cứu khoa học này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ quý báu của thầy cô từ nhà trường, bệnh viện, gia đình và bạn bè. Do đó, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến: - Ban giám hiệu, Khoa Y, Phòng đào tạo và Công tác sinh viên, cùng toàn thể Quý Thầy Cô giáo Trường đại học Võ Trường Toản đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt trong quá trình học tập. - Ban giám đốc, Phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang đã quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang. - Toàn thể bác sĩ, điều dưỡng của khoa Nội soi tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang đã quan tâm, động viên và giúp đỡ để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến: - PSG. TS. Phan Đăng đã quan tâm và giúp đỡ tôi thực hiện đề tài nghiên cứu. - BSCKI. Lê Hoài Thanh là giảng viên Trường đại học Võ Trường Toản đã quan tâm và hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thiện đề tài nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy/cô, cha mẹ, anh chị em và bạn bè đã chia sẻ và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt trong quá trình học tập. Xin chân thành cảm ơn! Hậu Giang, ngày… tháng… năm 2022 Trần Văn Tiến
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đề tài “Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố liên quan đến loét dạ dày tá tràng tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2022” là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hậu Giang, ngày… tháng… năm 2022 Người cam đoan (Ký và ghi rõ họ tên) Trần Văn Tiến
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TĂT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC HÌNH ẢNH ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 3 1.1. Giải phẫu và sinh lý của dạ dày tá tràng ........................................................ 3 1.1.1. Đặc điểm giải phẫu ............................................................................. 3 1.1.2. Đặc điểm sinh lý ................................................................................. 4 1.2. Đặc điểm loét dạ đày tá tràng ......................................................................... 5 1.2.1. Định nghĩa ........................................................................................... 5 1.2.2. Giải phẫu bệnh .................................................................................... 5 1.2.3. Cơ chế ................................................................................................. 6 1.2.4. Nguyên nhân ....................................................................................... 7 1.3. Triệu chứng .................................................................................................... 8 1.4. Cận lâm sàng .................................................................................................. 9 1.4.1. Nội soi dạ dày tá tràng ........................................................................ 9 1.4.2. X – quang dạ dày có cản quang ........................................................ 11 1.4.3. Xét nghiệm chẩn đoán Helicobacter Pylori ..................................... 11 1.5. Điều trị.......................................................................................................... 11 1.6. Tình hình loét dạ dày tá tràng ...................................................................... 12 1.6.1. Tình hình loét dạ dày tá tràng trên thế giới ....................................... 12
- 1.6.2. Tình hình loét dạ dày tá tràng ở Việt Nam ....................................... 13 1.7. Tình hình kiến thức, thực hành về loét dạ dày tá tràng ................................ 14 1.7.1. Tình hình kiến thức và thực hành về loét dạ dày tá tràng trên thế giới……....................................................................................................... 14 1.7.2. Tình hình kiến thức và thực hành về loét dạ dày tá tràng ở Việt Nam………. ................................................................................................ 15 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 16 2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 16 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh ....................................................................... 16 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ............................................................................ 16 2.1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................... 16 2.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 16 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu........................................................................... 16 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu và phương pháp chọn mẫu ............................... 17 2.2.3. Các biến số nghiên cứu ..................................................................... 18 2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................ 23 2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu................................................................. 23 2.3. Đạo đức nghiên cứu ..................................................................................... 23 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 24 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.................................................. 24 3.1.1. Phân bố theo tuổi............................................................................... 24 3.1.2. Phân bố theo giới tính ....................................................................... 24 3.1.3. Phân bố theo trình độ học vấn........................................................... 25 3.1.4. Phân bố theo nghề nghiệp ................................................................. 25 3.1.5. Phân bố theo khu vực ........................................................................ 26
- 3.2. Đặc điểm các yếu tố nguy cơ ....................................................................... 26 3.3. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ............................................................ 27 3.3.1. Đặc điểm triệu chứng ........................................................................ 27 3.3.2. Đặc điểm hình ảnh nội soi................................................................. 27 3.3.3. Đặc điểm kết quả xét nghiệm Urease nhanh..................................... 29 3.3.4. Đặc điểm cận lâm sàng trên bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có xuất huyết tiêu hóa .............................................................................................. 30 3.3.5. Đặc điểm cận lâm sàng trên bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có nhiễm Helicobacter pylori ..................................................................................... 31 3.4. Các yếu tố liên quan đến loét dạ dày tá tràng .............................................. 33 3.4.1. Mối liên quan giữa loét dạ dày tá tràng đơn thuần với mức độ tổn thương ổ loét ............................................................................................... 33 3.4.2. Mối liên quan giữa loét đơn thuần và loét hỗn hợp với mức độ tổn thương ổ loét ............................................................................................... 34 3.5. Kiến thức, thực hành về bệnh loét dạ dày tá tràng ....................................... 35 3.5.1. Kiến thức về bệnh loét dạ dày tá tràng ............................................. 35 3.5.2. Thực hành của bệnh nhân trong điều trị và dự phòng loét dạ dày tá tràng ............................................................................................................. 37 3.5.3. Mối liên quan giữa đặc điểm chung với kiến thức, thực hành ......... 38 3.5.4. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành ...................................... 40 Chương 4. BÀN LUẬN ..................................................................................... 41 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.................................................. 41 4.1.1. Phân bố theo tuổi............................................................................... 41 4.1.2. Phân bố theo giới tính ....................................................................... 41 4.1.3. Phân bố theo trình độ học vấn........................................................... 42 4.1.4. Phân bố theo nghề nghiệp ................................................................. 42
- 4.1.5. Phân bố theo khu vực ........................................................................ 42 4.2. Đặc điểm các yếu tố nguy cơ ....................................................................... 43 4.3. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ............................................................ 44 4.3.1. Đặc điểm triệu chứng ........................................................................ 44 4.3.2. Đặc điểm hình ảnh nội soi................................................................. 45 4.3.3. Đặc điểm kết quả xét nghiệm Urease nhanh..................................... 47 4.3.4. Đặc điểm cận lâm sàng trên bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có xuất huyết tiêu hóa .............................................................................................. 48 4.3.5. Đặc điểm cận lâm sàng trên bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có nhiễm Helicobacter pylori ..................................................................................... 49 4.4. Các yếu tố liên quan đến loét dạ dày tá tràng .............................................. 50 4.4.1. Mối liên quan giữa loét dạ dày tá tràng đơn thuần với mức độ tổn thương ổ loét ............................................................................................... 50 4.4.2. Mối liên quan giữa loét đơn thuần và loét hỗn hợp với mức độ tổn thương ổ loét ............................................................................................... 51 4.5. Xác định kiến thức, thực hành về bệnh loét dạ dày tá tràng ........................ 51 4.5.1. Kiến thức về loét dạ dày tá tràng ...................................................... 51 4.5.2. Thực hành trong tuân thủ điều trị và dự phòng loét dạ dày tá tràng. 52 4.5.3. Mối liên quan giữa đặc điểm chung với kiến thức, thực hành về loét dạ dày tá tràng ............................................................................................. 53 4.5.4. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành ...................................... 54 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 56 KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH SÁCH BỆNH NHÂN THAM GIA NGHIÊN CỨU
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng việt LDD Loét dạ dày LDD/TT Loét dạ dày hoặc tá tràng LDDTT Loét dạ dày tá tràng LTT Loét tá tràng TC – CĐ – ĐH Trung cấp – cao đẳng – đại học TĐHV Trình độ học vấn THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông UTDD Ung thư dạ dày VDD Viêm dạ dày XHTH Xuất huyết tiêu hóa Tiếng anh H. pylori Helicobacter pylori Non – steroidal antiinflamatory Thuốc kháng viêm NSAID drug không steroid PPI Proton – pump inhibitor Ức chế bơm Proton
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân loét dạ dày tá tràng .......................... 18 Bảng 2.2. Yếu tố nguy cơ gây bệnh nhân loét dạ dày tá tràng ........................... 19 Bảng 2.3. Đặc điểm các triệu chứng của bệnh nhân loét dạ dày tá tràng ........... 19 Bảng 2.4. Đặc điểm cận lâm sàng ở bệnh nhân loét dạ dày tá tràng .................. 20 Bảng 2.5. Kiến thức và thực hành về bệnh loét dạ dày tá tràng ......................... 21 Bảng 3.1. Đặc điểm nhóm tuổi ở bệnh nhân loét dạ dày tá tràng ...................... 24 Bảng 3.2. Đặc điểm giới tính ở bệnh nhân loét dạ dày tá tràng ......................... 24 Bảng 3.3. Đặc điểm trình độ học vấn ở bệnh nhân loét dạ dày tá tràng............. 25 Bảng 3.4. Đặc điểm nghề nghiệp ở bệnh nhân loét dạ dày tá tràng ................... 25 Bảng 3.5. Đặc điểm khu vực ở bệnh nhân loét dạ dày tá tràng .......................... 26 Bảng 3.6. Đặc điểm hình thái loét dạ dày tá tràng.............................................. 27 Bảng 3.7. Đặc điểm vị trí ổ loét .......................................................................... 28 Bảng 3.8. Đặc điểm kích thước ổ loét ................................................................ 28 Bảng 3.9. Đặc điểm số lượng ổ loét ................................................................... 29 Bảng 3.10. Biến chứng xuất huyết tiêu hóa ........................................................ 29 Bảng 3.11. Kết quả xét nghiệm Urease nhanh ................................................... 29 Bảng 3.12. Đặc điểm cận lâm sàng trên bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có xuất huyết tiêu hóa ...................................................................................................... 30 Bảng 3.13. Đặc điểm cận lâm sàng trên bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có nhiễm H. pylori............................................................................................................... 31 Bảng 3.14. Liên quan giữa loét dạ dày tá tràng đơn thuần với số lượng ổ loét...33 Bảng 3.15. Liên quan giữa loét dạ dày tá tràng đơn thuần với kích thước ổ loét..33 Bảng 3.16. Liên quan giữa loét đơn thuần và loét hỗn hợp với số lượng ổ loét…34 Bảng 3.17. Liên quan giữa loét đơn thuần và loét hỗn hợp với kích thước ổ loét..34 Bảng 3.18. Hiểu biết về nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng .......................... 35 Bảng 3.19. Hiểu biết về triệu chứng của loét dạ dày tá tràng............................. 35 Bảng 3.20. Hiểu biết về biến chứng loét dạ dày tá tràng.................................... 36
- Bảng 3.21. Thực hành trong điều trị loét dạ dày tá tràng ................................... 37 Bảng 3.22. Thực hành trong dự phòng loét dạ dày tá tràng ............................... 37 Bảng 3.23. Liên quan giữa giới tính với kiến thức, thực hành về loét dạ dày tá tràng ..................................................................................................................... 38 Bảng 3.24. Liên quan giữa trình độ học vấn với kiến thức, thực hành về loét dạ dày tá tràng .......................................................................................................... 39 Bảng 3.25. Liên quan giữa nghề nghiệp với kiến thức, thực hành về loét dạ dày tá tràng ..................................................................................................................... 40 Bảng 3.26. Liên quan giữa kiến thức và thực hành về loét dạ dày tá tràng ....... 40 Bảng 4.1. So sánh các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân loét dạ dày tá tràng trong nghiên cứu của chúng tôi và nghiên cứu khác .................................................... 40 Bảng 4.2. So sánh triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân loét dạ dày tá tràng trong nghiên cứu của chúng tôi với các nghiên cứu khác ............................................ 41 Bảng 4.3. So sánh số lượng ổ loét trong nghiên cứu của chúng tôi và một số nghiên cứu khác .............................................................................................................. 44 Bảng 4.4. So sánh kích thước ổ loét trong nghiên cứu của chúng tôi và các nghiên cứu khác .............................................................................................................. 43
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Đặc điểm các yếu tố nguy cơ gây loét dạ dày tá tràng .................. 26 Biểu đồ 3.2. Đặc điểm triệu chứng ở bệnh nhân loét dạ dày tá tràng ................ 27 Biểu đồ 3.3. Kiến thức của bệnh nhân về bệnh loét dạ dày tá tràng .................. 36 Biểu đồ 3.4. Thực hành trong điều trị và dự phòng bệnh loét dạ dày tá tràng ... 38
- DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Giải phẫu dạ dày ................................................................................... 3 Hình 1.2. Giải phẫu tá tràng ................................................................................. 4 Hình 1.3. Tuyến axit ở đáy vị và thân vị .............................................................. 5 Hình 1.4. Hình ảnh loét dạ dày tá tràng trên nội soi .......................................... 10
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Loét dạ dày tá tràng là một bệnh rất phổ biến trên Thế giới và được coi là vấn đề sức khỏe mang tính toàn cầu với tỷ lệ mắc bệnh khoảng 10 – 15% dân số thế giới và mỗi năm tăng thêm khoảng 0,2%. Đặc biệt, tại một số bệnh viện ở Việt Nam có đến 26 – 30% bệnh nhân vào viện vì bệnh loét dạ dày tá tràng [28]. Mặc dù hiện nay trong chẩn đoán và điều trị đã có những bước tiến lớn nhưng đây vẫn là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm bởi số lượng bệnh nhân nhiều, tính chất mạn tính, dễ tái phát, chi phí điều trị cao và có thể gây một số biến chứng nguy hiểm [4]. Trên lâm sàng, loét dạ dày tá tràng thường được nhận biết với các triệu chứng như đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua. Tuy nhiên, có đến 40% bệnh nhân loét dạ dày tá tràng không có triệu chứng hoặc có triệu chứng không rõ ràng [11]. Qua một số nghiên cứu ở Việt Nam tỷ lệ bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có triệu chứng không rõ ràng như ăn uống kém (49,0%) [3] và mệt mõi, sụt cân (32,7%) [6]. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây các biến chứng nguy hiểm thường gặp như xuất huyết tiêu hóa [28]. Nội soi dạ dày tá tràng bằng ống mềm là phương pháp tốt nhất trong chẩn đoán và theo dõi loét dạ dày tá tràng vì phương pháp này cho phép thấy được nhiều hình ảnh tổn thương khác nhau ở dạ dày và tá tràng kết hợp sinh thiết lấy mẫu niêm mạc để làm xét nghiệm chuẩn đoán Helicobacter pylori bằng xét nghiệm Urease nhanh [24]. Tuy nhiên, các hình ảnh tổn thương của dạ dày tá tràng trên nội soi vẫn còn phức tạp. Do đó, cần tìm hiểu thêm về vấn đề này để nắm rõ hơn. Bên cạnh đó, loét dạ dày tá tràng có liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau như tiền sử tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ, mức tổn thương trên dạ dày tá tràng và kiến thức, thực hành về tuân thủ điều trị và dự phòng của người bệnh có ảnh hưởng đến sự gia tăng tỷ lệ loét dạ dày tá tràng.
- 2 Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang có số bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị loét dạ dày tá tràng khá đông. Câu hỏi đặt ra là đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố liên quan đến bệnh loét dạ dày tá tràng hiện nay ra sao? Để tìm hiểu rõ hơn về những vấn đề này nên tôi tiến hành nghiên cứu “Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố liên quan đến loét dạ dày tá tràng tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2022” với 3 mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh loét dạ dày tá tràng tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2022. 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến bệnh loét dạ dày tá tràng tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2022. 3. Xác định kiến thức, thực hành của bệnh nhân về bệnh loét dạ dày tá tràng tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2022.
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giải phẫu và sinh lý của dạ dày tá tràng 1.1.1. Đặc điểm giải phẫu Dạ dày được mô tả như hình chữ J là đoạn phình to nhất của ống tiêu hóa, nối thực quản và tá tràng, nằm ở vị trí vùng thượng vị lệch trái và có hình dạng túi rỗng, có hai mặt trước và sau, hai bờ cong nhỏ và bờ cong lớn, hai đầu. Dạ dày được chia ra các thành phần bao gồm: tâm vị, đáy vị, thân vị, môn vị. Dạ dày có thể thay đổi hình dạng khi thay đổi về tư thế, tuổi, giới, lượng thức ăn. Hệ lưới mạch máu và mạch bạch huyết của dạ dày thì phong phú. Trong đó, các động mạch chính của dạ dày chạy dọc theo bờ cong dạ dày tạo thành hai vòng động mạch gồm: động mạch vị trái, động mạch vị phải ở bờ cong nhỏ, động mạch vị mạc nối trái, động mạch vị mạc nối phải ở bờ cong lớn. Các động mạch này đều bắt nguồn từ động mạch thân tạng. Dạ dày được chi phối bởi hai thân thần kinh X ở trước và sau thuộc hệ đối giao cảm và những sợi thần kinh từ đám rối tạng thuộc hệ giao cảm [36]. Hình 1.1. Giải phẫu dạ dày (Nguồn: Nguyễn Hoàng Vũ, Giải Phẫu Học) [36] Tá tràng là một phần của ruột non có hình chữ C, dài khoảng 25cm, từ môn vị đến góc tá hỗng tràng. Tá tràng chia thành bốn phần: Phần trên còn gọi là D1, có hai phần ba đoạn này hơi phình to và có thể di động, được gọi là hành tá tràng
- 4 và được phủ bởi phúc mạc liên tục với phúc mạc của dạ dày. Phần xuống còn gọi là D2 nối với D1 qua góc tá tràng trên. Phía trong của tạng này là đầu tụy và ống mật chủ. Bên trong có hai nhú gồm nhú tá lớn có lỗ đổ của ống mật chủ và ống tụy chính, nhú tá bé có lỗ đỗ của ống tụy phụ. Phần ngang còn gọi là D3 tiếp nối với D2. Phần lên còn gọi là D4 tiếp nối với D3. Tá tràng được cấp máu bởi các nhánh của động mạch vị tá tràng [36]. Hình 1.2. Giải phẫu tá tràng (Nguồn: Nguyễn Hoàng Vũ, Giải Phẫu Học) [36] 1.1.2. Đặc điểm sinh lý Niêm mạc dạ dày có rất nhiều tuyến như các tuyết nhầy, tuyến axit, tuyến môn vị. Tuyến tiết nhầy hiện diện ở khắp bề mặt niêm mạc dạ dày. Tuyến axit thì có ở đáy vị và thân vị được cấu tạo bởi 3 loại tế bào là tế bào cổ tuyến bài tiết chất nhầy, tế bào thành tiết HCl và yếu tố nội tại, tế bào chính tiết pepsinogen được hoạt hóa thành pepsin trong môi trường axit. Tuyến môn vị có ở hang vị được cấu tạo bởi những tế bào cổ tuyến tiết nhầy, còn tế bào G tiết ra hormon gastrin đi vào trong máu và một số tế bào nội tiết. Khoảng 2 lít dịch vị được bài tiết mỗi ngày. Tính chất của dịch vị là không màu, quánh , pH từ 2 đến 3. Dịch vị có vai trò tiêu hóa thức ăn và diệt khuẩn. Sự bài tiết HCl được điều hòa bởi các chất trung gian thần kinh và hormon như acetylcholin, peptic giải phóng gastrin từ thần kinh ruột, gastrin từ tế bào G, histamin từ tế bào ưa bạc và somatostatin từ tế bào D ức chế tiết axit [10], [22], [30], [31].
- 5 Hình 1.3. Tuyến axit ở đáy vị và thân vị (Nguồn: Trần Văn Ngọc, Sinh Lý Học Y Khoa) [22] 1.2. Đặc điểm loét dạ đày tá tràng 1.2.1. Định nghĩa Loét dạ dày tá tràng là tình trạng tổn thương bề mặt niêm mạc dạ dày vượt quá lớp cơ niêm dưới tác động của dịch vị [2], [11]. 1.2.2. Giải phẫu bệnh Loét cấp thường nhỏ kích thước dưới 10mm, hình tròn và ít khi qua lớp niêm mạc. Đáy ổ loét do sự giáng hóa của máu nên có màu nâu xám. Khác với LDDTT mạn, loét cấp do yếu tố tâm lý có thể gặp ở vị trí bất kỳ của dạ dày. Có thể chỉ đơn độc nhưng thường nhiều ổ xuất hiện khắp dạ dày tá tràng. Các nếp niêm mạc quanh ổ loét, hầu như là bình thường, vùng rìa và đáy ổ loét mềm mại [37]. Loét mạn thường gặp ổ loét ở tá tràng hơn dạ dày với tỷ lệ 4:1. Vị trí thường gặp nhất của ổ loét ở tá tràng là đoạn ngay sau cơ thắt môn vị và thành trước gặp nhiều hơn thành sau. Vị trí thường thấy nhất của ổ loét dạ dày là bờ cong nhỏ, gần chỗ khuyết góc, ít gặp nhất ở thành trước, thành sau và bờ cong lớn. Đa số chỉ có một ổ loét, khoảng 10 – 20% số bệnh nhân có đồng thời ổ loét ở dạ dày và tá tràng. Ổ loét có kích thước 6mm thì hầu như chắc chắn là loét, khoảng >50% LDDTT 40mm, vách ổ loét dựng đứng, bờ ổ loét không gồ cao. Đáy
- 6 ổ loét thường nhẵn và sạch. Độ sâu của ổ loét giới hạn ở lớp niêm mạc và dưới niêm mạc hay có thể ăn sâu đến lớp cơ. Trường hợp ổ loét xuyên thủng toàn bộ dạ dày, đáy ổ loét có thể được mạc nối, gan, tụy bịt kín lại. Khi ổ loét lành và hóa sẹo, nó có thể gây co kéo, tạo ra các nếp gấp niêm mạc tỏa ra xung quanh theo hình nan hoa hoặc gây hẹp môn vị [37]. 1.2.3. Cơ chế Loét dạ dày tá tràng gây ra bởi sự mất cân bằng giữa 2 yếu tố là yếu tố tấn công gồm HCl, pepsinogen và yếu tố bảo vệ gồm chất nhầy, sự tưới máu, khả năng hàn gắn. Sự mất cân bằng này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra trong đó vai trò của vi khuẩn H. pylori và NSAIDs là rất quan trọng [18]. Cơ chế bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng: sự tiết nhầy của tế bào biểu mô bề mặt, tạo ra lớp chất nhầy phủ trên bề mặt niêm mạc. Các tế bào biểu mô bề mặt chế tiết bicarbonate vào trong lớp chất nhầy, tạo ra vi môi trường pH trung tính cho bề mặt tế bào. Các tế bào biểu mô có khả năng tăng sinh tái tạo nhanh chóng thay thế các tế bào bị tổn thương, đảm bảo sự toàn vẹn lớp biểu mô bề mạc. Hệ thống tưới máu niêm mạc phong phú, cung cấp oxy, bicarbonat và các chất dinh dưỡng cần thiết cho biểu mô, đồng thời chuyển đi các ion H+ bị khuếch tán ngược từ lòng ống vào trong niêm mạc, duy trì tốt hoạt động chuyển hóa tế bào và tái tạo. Mô đệm niêm mạc sản xuất prostaglandin, kích thích sự tiết nhầy và bicarbonate, duy trì việc tưới máu niêm mạc [22]. Có nhiều tác nhân có thể gây mất sự cân bằng giữa cơ chế bảo vệ niêm mạc và tác động của axit, pepsin dẫn đến LDDTT mạn tính như: H. pylori, thuốc lá, rượu, thuốc kháng viêm không steroid, corticoid, u sản xuất gastrin. H. pylori là tác nhân quan trọng nhất gây ra tình trạng mất cân bằng trên. Các tác nhân này được tìm thấy ở hầu hết các bệnh nhân bị LDDTT và 70% bệnh nhân loét dạ dày (LDD). Cơ chế tác động của H. pylori rất phức tạp: sản xuất protease làm hủy glycoprotein trong chất nhầy dạ dày, sản xuất phospholipases làm tổn thương tế bào biểu mô bề mặt, giải phóng các chất trung gian hóa học thu hút và hoạt hóa các tế bào viêm, làm niêm mạc càng bị tổn thương hơn nữa, khiến sự sản xuất
- 7 chất nhầy càng giảm, yếu tố hoạt hóa tiểu cầu do H. pylori sản xuất thúc đẩy sự hình thành huyết khối làm tắc nghẽn các mạch máu nuôi niêm mạc, kích thích sự tiết gastrin làm tăng sản xuất axit. Vì vậy, khi dùng kháng sinh tiêu diệt H. pylori thì ổ loét sẽ nhanh lành hơn và ít bị tái phát [2], [22]. 1.2.4. Nguyên nhân Tác dụng phụ NSAIDs là nguyên nhân gây LDDTT thường gặp nhất với các triệu chứng ợ hơi, khó tiêu, khó chịu và diễn tiến kéo dài dẫn đến các biến chứng nặng như XHTH, thủng tạng rỗng. Nguyên nhân do ức chế enzyme cyclooxygenase (COX) làm giảm sản xuất prostaglandin, giảm tưới máu đến dạ dày, giảm bài tiết chất nhầy và HCO3, giảm quá trình sửa chữa và phân bào. NSAID còn là một axit yếu và không bị ion hóa bởi pH dạ dày nên thuốc sẽ dễ dàng khuếch tán qua lớp chất nhầy vào niêm mạc dạ dày gây tổn thương biểu mô dạ dày [2], [11]. Vi khuẩn H. pylori là nguyên nhân chủ yếu gây viêm dạ dày (VDD) cấp và mạn, LDDTT và ung thư dạ dày (UTDD). VDD chủ yếu ở hang vị có khả năng cao trở thành loét tá tràng (LTT) do H. pylori làm giảm số lượng tế bào D tiết Somatostatin gây giảm ức chế tiết Gastrin dẫn đến tăng tiết Gastrin kéo theo kích thích tế bào thành tăng tiết axit làm chuyển sản niêm mạc tá tràng thành niêm mạc dạ dày để thích ứng với môi trường axit, sau đó vi khuẩn H. pylori sẽ di chuyển xuống vùng chuyển sản ở tá tràng gây viêm loét tá tràng. Đồng thời VDD mạn toàn bộ có khả năng gây LDD và ung thư biểu mô tuyến dạ dày do niêm mạc vùng thân vị bị viêm nên lượng axit được bài tiết ra ít hơn gây ra môi trường thiểu toan tạo điều kiện cho vi khuẩn và tế bào viêm sản xuất nitrogen và oxygen gây UTDD [11], [14]. Yếu tố tinh thần: Rối loạn cấp tính có thể phát hiện qua nội soi chủ yếu trên người bệnh nặng nhập khoa chăm sóc tích cực trong 24 giờ đầu. Ở các bệnh nhân nằm cấp cứu thường gặp như: bỏng, nhiễm trùng huyết, thở máy, chấn thương sọ não, suy gan, suy thận, viêm tụy cấp… [2], [11]. Trong khi, rối loạn mạn tính như
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận Tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Thực trạng môi trường và tình hình sức khỏe công nhân tiếp xúc với dung môi hữu cơ tại Công ty cổ phần giầy Hải Dương năm 2010
61 p | 250 | 64
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa: Tính dị hình của một số NST ở các thai được chẩn đoán trước sinh bình thường
47 p | 213 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh đái tháo đường type 2 và kết quả điều trị ở bệnh nhân đến khám và điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản
95 p | 28 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị sốt xuất huyết Dengue ở người lớn tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2022
75 p | 34 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ y khoa: Nghiên cứu đặc điểm rối loạn lipid máu ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2021
86 p | 22 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc huyết áp và kết quả điều trị ở bệnh nhân đến khám, điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản
93 p | 24 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị tại khoa Nội Tim mạch - Khớp Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2021
83 p | 29 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tiêu chảy cấp ở trẻ em từ 1 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Bà Rịa tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
67 p | 29 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Nghiên cứu tình hình mổ lấy thai, các nguyên nhân và một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh An Giang năm 2020-2021
90 p | 15 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật kết hợp xương điều trị gãy xương bánh chè tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
86 p | 15 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm ruột thừa cấp ở trẻ em bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bình Thuận
92 p | 23 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ y khoa: Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP huyết tương và mức độ nặng của bệnh nhân đợt mất bù cấp suy tim mạn tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2021
81 p | 25 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Đánh giá kết quả điều trị sớm ung thư trực tràng bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
91 p | 18 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm phổi ở trẻ từ 02 tháng đến 05 tuổi tại Bệnh viện Quận 8, từ tháng 2/2020 đến 12/2020
80 p | 23 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và các tổn thương kèm theo ở bệnh nhân gãy kín mâm chày tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2019-2020
65 p | 20 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Kết quả điều trị của phương pháp Bơm tinh trùng vào buồng tử cung ở nhóm phụ nữ dưới 35 tuổi có Hội chứng buồng trứng đa nang tại Bệnh viện Quốc tế Phương Châu
72 p | 21 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tiền sản giật tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp
90 p | 13 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn