Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tiêu chảy cấp ở trẻ em từ 1 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Bà Rịa tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
lượt xem 13
download
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tiêu chảy cấp ở trẻ em từ 1 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Bà Rịa tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu được thực hiện với mục tiêu nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng của bệnh nhi được chẩn đoán tiêu chảy cấp ở trẻ em từ 1 tháng đến 5 tuổi tại Khoa Nhi Bệnh viện Bà Rịa tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Mô tả đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhi được chẩn đoán tiêu chảy cấp ở trẻ em từ 1 tháng đến 5 tuổi tại Khoa Nhi bệnh viện Bà Rịa tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tiêu chảy cấp ở trẻ em từ 1 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Bà Rịa tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƢỜNG TOẢN NGUYỄN THỊ HỒNG THƢƠNG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA TIÊU CHẢY CẤP Ở TRẺ EM TỪ 1 THÁNG ĐẾN 5 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN BÀ RỊA TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ ĐA KHOA HẬU GIANG – Năm 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƢỜNG TOẢN NGUYỄN THỊ HỒNG THƢƠNG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA TIÊU CHẢY CẤP Ở TRẺ EM TỪ 1 THÁNG ĐẾN 5 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN BÀ RỊA TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ ĐA KHOA Người hướng dẫn khoa học: 1. TS BS Lƣơng Đình Lâm 2. BS CK1 Trang Kim Phụng 3. ThS Trần Đỗ Thanh Phong Hậu Giang – Năm 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi là Nguyễn Thị Hồng Thương, Đại học y chính qui, ngành Bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Võ Trường Toản, xin cam đoan: Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS BS Lương Đình Lâm, BS.CK1. Trang Kim Phụng và Ths. Trần Đỗ Thanh Phong. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Hậu Giang, ngày tháng năm 2021 Người viết cam đoan Nguyễn Thị Hồng Thƣơng
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AUD Australia Dollar ATP Adenosine Triphosphat ATPASE Adenosine triphosphatase AMP Adenosine Monophosphate ARN Axit ribonucleic AIDS Acquired Immunodeficiency Syndrome BUN Blood Urea Nitrogen CCĐ Chống chỉ định CFU Colony Forming Unit GMP Guanosine monophosphate FAO The Food and Agriculture Organization Hb Hemoglobin Huyết sắc tố HCT Hematocrit MCH Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu MCHC Nồng độ huyết sắt tố trung bình của hồng cầu MCV Thể tích trung bình khối hồng cầu HIV Human Immunodeficiency Virus PCR Polymerase Chain Reaction UNICEF United Nations International Children‟s Emergency Fund Qũy Nhi Đồng Liên Hợp Quốc SARS-CoV Severe Actue Respiratory Syndrome- Coronavirus SDD Suy dinh dưỡng TM Tĩnh mạch USD United States Dollar WHO World Health Organization Tổ chức y tế thế giới
- MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN ............................................................................ 4 1.1. Đặc điểm chung tiêu chảy cấp ở trẻ em ................................................. 4 1.1.1. Một số khái niệm ................................................................................... 4 1.1.2. Dịch tễ học .............................................................................................. 4 1.1.2.1. Các con đƣờng lan truyền của vi sinh vật........................................ 4 1.1.2.2. Các yếu tố nguy cơ gây tiêu chảy cấp ............................................... 5 1.1.3. Đặc điểm giải phẫu ruột non ................................................................ 6 1.2. Sinh bệnh học Tiêu chảy cấp................................................................... 7 1.2.1. Sinh lý trao đổi nƣớc của ruột non ...................................................... 7 1.2.2. Bệnh sinh của tiêu chảy cấp ................................................................. 9 1.2.2.1. Tiêu chảy xâm nhập:.......................................................................... 9 1.2.2.2. Tiêu chảy do cơ chế xuất tiết: ........................................................... 9 1.2.2.3. Tiêu chảy do cơ chế thẩm thấu ....................................................... 10 1.3. Tác nhân gây bệnh và triệu chứng lâm sàng tƣơng ứng của Tiêu chảy cấp ................................................................................................................... 10 1.4. Lâm sàng và cận lâm sàng tiêu chảy cấp ở trẻ em .............................. 13 1.4.1. Các thay đổi lâm sàng trong tiêu chảy cấp ở trẻ em ........................ 13 1.4.1.1. Triệu chứng tiêu hóa:....................................................................... 13 1.4.1.2. Triệu chứng mất nƣớc ..................................................................... 14 1.4.2. Các thay đổi cận lâm sàng trong Tiêu chảy cấp trẻ em................... 15 1.5. Chẩn đoán tiêu chảy cấp ....................................................................... 16 1.5.1. Chẩn đoán mức độ mất nƣớc ............................................................. 16 1.5.2. Chẩn đoán biến chứng ........................................................................ 17 1.5.2.1. Rối loạn nƣớc – điện giải ................................................................. 17 1.5.2.2. Các rối loạn khác: ............................................................................ 18 1.6. Điều trị viêm dạ dày ruột ...................................................................... 18
- 1.6.1. Nguyên tắc điều trị .............................................................................. 18 1.6.2. Điều trị đặc hiệu .................................................................................. 18 1.6.2.1. Bồi hoàn nƣớc điện giải ................................................................... 18 1.6.2.2. Điều trị nhiễm khuẩn ....................................................................... 20 1.6.2.3. Bổ sung Kẽm ..................................................................................... 21 1.6.2.4. Dinh dƣỡng ....................................................................................... 21 1.6.3. Các thuốc khác .................................................................................... 22 1.6.4. Theo dõi ................................................................................................ 23 1.7. Một số nghiên cứu trong và ngoài nƣớc............................................... 24 CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHI N CỨU .......... 26 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................. 26 2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu.......................................................................... 26 2.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu .......................................................................... 26 2.1.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ......................................................................... 26 2.1.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ ........................................................................... 26 2.1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................... 26 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................... 26 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: ........................................................................... 26 2.2.2. Cỡ mẫu ................................................................................................. 27 2.2.3. Phƣơng pháp chọn mẫu ...................................................................... 27 2.2.4. Nội dung nghiên cứu ........................................................................... 27 2.2.4.1. Đặc điểm chung của các đối tƣợng nghiên cứu ............................. 27 2.2.4.2. Đặc điểm lâm sàng của tiêu chảy cấp ............................................. 28 2.2.4.3. Đặc điểm cận lâm sàng của tiêu chảy cấp ...................................... 30 2.2.5. Phƣơng pháp thu thập số liệu ............................................................ 32 2.2.6. Phƣơng pháp xử lí số liệu ................................................................... 32 2.3. Vấn đề y đức trong nghiên cứu ............................................................. 33 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ ................................................................................ 34 3.1. Đặc điểm chung của trẻ ở bệnh tiêu chảy cấp ..................................... 34
- 3.2. Đặc điểm lâm sàng của bệnh tiêu chảy cấp ......................................... 35 3.3. Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh tiêu chảy cấp .................................. 39 CHƢƠNG 4 BÀN LUẬN .............................................................................. 42 4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu................................................... 42 4.2. Đặc điểm lâm sàng của bệnh tiêu chảy cấp ......................................... 43 4.2.1. Triệu chứng sốt lúc nhập viện của trẻ tiêu chảy cấp ....................... 43 4.2.2. Tính chất phân của trẻ tiêu chảy cấp ................................................ 43 4.2.3. Số lần tiêu phân lỏng trong ngày và tình trạng mất nƣớc của trẻ tiêu chảy cấp .................................................................................................. 44 4.2.4. Các triệu chứng khác của trẻ tiêu chảy cấp ..................................... 44 4.3. Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh tiêu chảy cấp .................................. 45 CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN .............................................................................. 48 CHƢƠNG 6 KIẾN NGHỊ............................................................................. 49
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Xác định mức độ mất nước.............................................................. 15 Bảng 1.2 Đánh giá mức độ mất nước theo Bộ Y tế năm 2015 ....................... 16 Bảng 1.3 Lượng ORS theo phác đồ A theo Bộ Y tế ....................................... 19 Bảng 1.4 Truyền Ringer Lactate theo Phác đồ C theo Bộ Y tế ...................... 20 Bảng 2.1 Chẩn đoán mức độ thiếu máu dựa vào Hb ...................................... 31 Bảng 2.2 Chẩn đoán mức độ thiếu máu và cô đặc máu vào Hct .................... 31 Bảng 3.1 Tình trạng dinh dưỡng của trẻ ......................................................... 34 Bảng 3.2 Triệu chứng sốt của trẻ bệnh tiêu chảy cấp ..................................... 35 Bảng 3.3 Mùi phân của trẻ tiêu chảy cấp ........................................................ 37 Bảng 3.4 Số lần tiêu phân tiểu phân lỏng của trẻ tiêu chảy cấp ..................... 37 Bảng 3.5 Tình trạng mất nước của trẻ tiêu chảy cấp ...................................... 37 Bảng 3.6 Triệu chứng khác của trẻ ................................................................. 38 Bảng 3.7 Kết quả xét nghiệm Hb, Hct, MCV, MCH ...................................... 39 Bảng 3.8 Kết quả xét nghiệm Natri máu ......................................................... 40 Bảng 3.9 Kết quả xét nghiệm Kali máu .......................................................... 41
- DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1 Hấp thu nước và điện giải ở liên bào ruột. ......................................... 8 Hình 1.2 Bài tiết nước và điện giải ở liên bào ruột ......................................... 10
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ giới tính của trẻ ở bệnh tiêu chảy cấp ................................ 34 Biểu đồ 3.2 Đặc điểm theo tuổi của trẻ ở bệnh tiêu chảy cấp......................... 35 Biểu đồ 3.3 Mức độ sốt lúc nhập viện ............................................................ 36 Biểu đồ 3.4 Màu sắc phân của trẻ tiêu chảy cấp ............................................. 36 Biểu đồ 3.4 Bệnh lý kèm theo ......................................................................... 38 Biểu đồ 3.5 Kết quả xét nghiệm Bạch cầu ...................................................... 40
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tiêu chảy cấp ở trẻ em vẫn là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở trẻ dưới 5 tuổi. Mặc dù là một bệnh có thể dễ dàng chữa trị nhưng lại là một nguyên nhân gây chết cho hàng triệu trẻ em trên toàn cầu. Trên thế giới, hàng năm vẫn có khoảng 10,6 triệu trẻ em tử vong trước khi đến sinh nhật lần thứ 5. Chỉ riêng tiêu chảy là nguyên nhân gây ra gần 20% số ca tử vong [35]. Bệnh tiêu chảy là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi, chỉ sau viêm phổi và là nguyên nhân giết chết khoảng 525 000 trẻ em mỗi năm [42]. Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Qũy Nhi Đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) ước tính rằng gần 2,5 tỉ đợt tiêu chảy xảy ra hàng năm ở trẻ em
- 2 Tiêu chảy có thể kéo dài vài ngày và có thể khiến cơ thể thiếu nước và muối cần thiết để tồn tại. Trước đây, đối với hầu hết mọi người, tình trạng mất nước và mất nước nghiêm trọng là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong do tiêu chảy. Song hiện nay, các nguyên nhân khác như nhiễm trùng do vi khuẩn tự hoại có thể chiếm tỉ lệ ngày càng tăng trong tất cả các trường hợp tử vong do tiêu chảy. Rotavirus và Campylobacter là nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi [39]. Trẻ em suy dinh dưỡng hoặc suy giảm khả năng miễn dịch cũng như những người nhiễm HIV có nguy cơ bị tiêu chảy đe dọa tính mạng cao nhất. Với sự phát triển của y học hiện đại, không thể phủ nhận sự giúp ích rất lớn của các cận lâm sàng trong việc chẩn đoán bệnh tật. Tuy nhiên, với các yếu tố thuận lợi gây bệnh, chủ thể bệnh tật, các mầm bệnh cũng ngày càng thay đổi phức tạp và không lường trước được. Cùng với việc các thiết bị kĩ thuật không hoàn toàn có độ nhạy và độ tin cậy cho tất cả các mầm bệnh liên quan. Để điều tra mầm bệnh do vi khuẩn, các mẫu phân phải được chuyển đến phòng thí nghiệm càng sớm càng tốt, vì sự chậm trễ có thể ảnh hưởng đến việc phục hồi mầm bệnh của vi khuẩn. Ngoài ra, một mẫu phân duy nhất, được thu thập đúng cách và gửi kịp thời sẽ xác định hầu hết bệnh nhân có vi khuẩn gây bệnh. Cần gửi thêm mẫu phân nếu kết quả nuôi cấy âm tính, các triệu chứng vẫn tồn tại và không tìm được nguyên nhân khác [29]. Đối với xét nghiệm phân bằng kính hiển vi, sự hiện diện của bạch cầu gợi ý đến nhiễm trùng xâm lấn, và không thể loại trừ trường hợp không có bạch cầu. Các xét nghiệm cận lâm sàng thường ít có giá trị chẩn đoán xác định, cấy phân cho kết quả muộn [11]. Còn các phương pháp điều trị kháng khuẩn là thường không được khuyến cáo cho tiêu chảy cấp ở trẻ em. Hầu hết các hướng dẫn hiện có đều khuyến cáo rằng, đối với tiêu chảy cấp, các xét nghiệm chẩn đoán chỉ nên được thực hiện trong những trường hợp nghiêm trọng, khi sốt, đau bụng cấp tính và phân có chất nhầy hoặc máu xuất hiện [21].
- 3 Tiêu chảy ở trẻ em cũng là trong những nguyên nhân đáng kể gây nhập viện của trẻ em tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Tuy nhiên vẫn còn rất ít thông tin về đặc điểm lâm sàng cũng như cận lâm sàng về bệnh tiêu chảy cấp trong bối cảnh này. Vì vậy, việc nắm vững và giải quyết các vấn đề thiếu hụt của bệnh giúp chẩn đoán sớm và chính xác tiêu chảy sẽ giảm đáng kể tỉ lệ mắc và tử vong cũng như những gánh nặng bệnh tật. Với tất cả những lý do trên, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài “Nghiên cứu những đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tiêu chảy cấp ở trẻ em từ 1 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh Viện Bà Rịa tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu”. Mục tiêu chung: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhi được chẩn đoán tiêu chảy cấp ở trẻ em từ 1 tháng đến 5 tuổi tại Khoa Nhi Bệnh viện Bà Rịa tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Mục tiêu cụ thể: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của bệnh nhi được chẩn đoán tiêu chảy cấp ở trẻ em từ 1 tháng đến 5 tuổi tại Khoa Nhi Bệnh viện Bà Rịa tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. 2. Mô tả đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhi được chẩn đoán tiêu chảy cấp ở trẻ em từ 1 tháng đến 5 tuổi tại Khoa Nhi bệnh viện Bà Rịa tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
- 4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Đặc điểm chung tiêu chảy cấp ở trẻ em 1.1.1. Một số khái niệm Định nghĩa tiêu chảy Tiêu chảy là tình trạng tăng lượng dịch đột ngột trong phân, biểu hiện bằng tiêu phân lỏng ≥3 lần trong vòng 24 giờ [2]. Một số tác giả đề nghị chẩn đoán tiêu chảy khi tốc độ thải phân > 10 ml/kg/24giờ, định nghĩa này có vẻ chi tiết chính xác hơn nhưng thực tế khó áp dụng vào chẩn đoán. Đợt tiêu chảy Đợt tiêu chảy là thời gian kể từ ngày đầu tiên mắc tiêu chảy cho đến sau ngày khi phân trẻ trở lại bình thường. Nếu sau 2 ngày đó, trẻ mắc tiêu chảy trở lại là trẻ bắt đầu mắc đợt tiêu chảy mới [7]. Phân loại theo loại bệnh Bệnh tiêu chảy, thường gặp nhất là tiêu chảy phân lỏng cấp tính, loại thứ 2 là hội chứng lỵ và thứ 3 là tiêu chảy kéo dài [12]. Tiêu chảy cấp Tiêu chảy cấp là đợt tiêu chảy khởi phát cấp tính, kéo dài khoảng < 14 ngày (thường là 5-7 ngày) với các tính chất phân: - Phân nhiều nước, ít cái - Trong phân không có đàm máu - Niêm mạc ruột không bị tổn thương - Nước trong phân là từ lòng mạch thất thoát vào lòng ruột [12]. 1.1.2. Dịch tễ học 1.1.2.1. Các con đƣờng lan truyền của vi sinh vật Phân trẻ bệnh tiêu chảy là nguồn nhiễm bệnh cho thức ăn, nước uống. Trẻ bị tiêu chảy khi ăn uống phải thức ăn, nước uống bị nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc với nguồn lây [12].
- 5 1.1.2.2. Các yếu tố nguy cơ gây tiêu chảy cấp - Đối với trẻ (người mắc bệnh) tăng tính cảm thụ bệnh: Tuổi: Theo các nghiên cứu, trẻ dưới 6 tháng tuổi có tỉ lệ tiêu chảy thấp hơn. Trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi hay bị mắc tiêu chảy do trẻ mới tập ăn sam, giảm kháng thể thụ động kháng thể chủ động chưa hoàn thiện. Nguy cơ tiếp xúc mầm bệnh tăng lên khi trẻ biết bò và tăng hoạt động cá nhân [11]. Suy dinh dưỡng: Theo các nghiên cứu, trẻ suy dinh dưỡng dễ mắc tiêu chảy và các đợt tiêu chảy thường kéo dài hơn. Đặc biệt trẻ suy dinh dưỡng nặng bị tiêu chảy có tỉ lệ tử vong rất cao. Trung bình tiêu chảy làm tăng tỉ lệ mắc bệnh có tỉ lệ tử vong 1,6- đến 4,6 lần [27]. Theo thống kê, trẻ em bị suy dinh dưỡng cấp tính có nguy cơ bị nhiễm khuẩn huyết cao gấp 2 lần và bị nhiễm khuẩn Escherichia Coli cao gấp 5 lần so với trẻ em không bị suy dinh dưỡng [26]. Kẽm: Có chức năng tăng trưởng, miễn dịch và sinh sản. Thiếu kẽm gây giảm sức đề kháng, rất dễ mắc các bệnh nhiễm trùng. Ngoài ra các nghiên cứu còn chỉ ra rằng, thiếu kẽm của liên quan đến nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài, thiếu máu và thiếu vitamin A [1]. Tình trạng suy giảm miễn dịch của trẻ: Khi trẻ mắc các bệnh như sởi, HIV/AIDS làm tăng tính cảm thụ của tiêu chảy [11]. Sởi: trẻ đang mắc bệnh sởi hay mới khởi bệnh trong vòng 4 ngày thì mắc tiêu chảy nhiều hơn do tổn thương hệ miễn dịch sau sởi [16]. - Tính chất mùa: Có sự khác biệt theo mùa và theo địa dư. + Ở vùng ôn đới: tiêu chảy do vi khuẩn thường xảy ra cao nhất vào mùa nóng. Tiêu chảy virus thường xảy ra cao nhất vào mùa đông. + Ở vùng nhiệt đới: tiêu chảy do vi khuẩn thường xảy ra cao nhất vào mùa mưa và mùa nóng, tiêu chảy do Rotavirus lại xảy ra cao nhất vào mùa khô lạnh [12].
- 6 - Tập quán, điều kiện môi trường sống: + Nuôi con hoàn toàn bằng sữa me trong 4-6 tháng đầu: sữa mẹ là thức ăn lý tưởng nhất, đặc biệt là trẻ 6 tháng đầu. Thời gian này ruột trẻ chi tiêu hóa tốt sữa mẹ. Nếu nuôi trẻ bằng thức ăn khác, trẻ rất dễ bị roi loạn tiêu hóa gây tiêu chảy. + Cai sữa trước 1 tuổi: trẻ bú sữa mẹ kéo dài sẽ làm giảm chỉ số mắc bệnh tiêu chảy và sự trầm trọng của bệnh. + Cho trẻ bú bình: bình sữa dễ ô nhiễm bởi các vi khuẩn đường ruột. Việc khó đánh rửa, cho sữa vào bình không sạch sẽ dẫn đến ô nhiễm, nếu trẻ ăn không hết sữa ngay vi khuẩn sẽ phát triển gây tiêu chảy. + Thức ăn bị ô nhiễm trước và sau khi chế biến. + Nước uống không sạch (không đun sôi hoặc để lâu), hoặc nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm. + Không rửa tay sau khi đi ngoài, rửa tay sau khi dọn phân hoặc trước khi chuẩn bị thức ăn + Không xử lý phân [5,12]. 1.1.3. Đặc điểm giải phẫu ruột non Ruột non gồm 3 đoạn tá tràng, hồi tràng và hỗng tràng. Ruột trẻ em tương đối dài so với người lớn, 6 tháng đầu ruột non trẻ em gấp 6 lần chiều dài cơ thể (người lớn chỉ có 4 lần) [7]. Khi cắt ngang ruột non, sẽ thấy các cơ, mạng thần kinh và niêm mạc được phân bố từ ngoài vào trong như sau: - Thanh mạc - Lớp cơ dọc - Mạng thần kinh Auerbach - Lớp cơ vòng - Mạng Meissner - Lớp dưới niêm mạc
- 7 - Lớp niêm mạc [13] Khắp ruột non có các tuyến hình ống đơn giản gọi là hang Lieberkuhn. Riêng tá tràng có những tuyến hình nang lẫn ống cuộn lại là tuyến Brunner. Trên bề mặt của niêm mạc ruột có nhiều nếp ruột làm tăng diện tích hấp thu của niêm mạc lên gấp 3 lần [13]. 1.2. Sinh bệnh học Tiêu chảy cấp 1.2.1. Sinh lý trao đổi nƣớc của ruột non Trong những điều kiện bình thường quá trình hấp thu bài tiết nước và điện giải xảy ra trong toàn bộ ống tiêu hóa. Ở người lớn mạnh khỏe: nước vào hàng ngày ăn uống khoảng < 2 lít; nước bọt, dịch dạ dày, ruột, mật tụy: khoảng 9 lít đi vào hỗng tràng mỗi ngày. Tại ruột non nước và điện giải đồng thời được hấp thụ ở các tế bào hấp thụ ở nhung mao ruột và bài tiết ở các hẽm tuyến tạo nên sự trao đổi hai chiếu giữa lòng ruột và máu. Bình thường 90% dịch được hấp thu ở ruột non do vậy chỉ còn khoảng 1 lít dịch được đi vào ruột già. Tại ruột già nước tiếp tục được tái hấp thụ. Qua các liên bào chỉ còn khoảng 100-200ml nước được bài tiết bình thường ra ngoài theo phân. Khi quá trình trao nước và điện giải ở ruột non bị rối loạn, dẫn tới lượng ùa vào đại tràng vượt quá khả năng hấp thụ của đại tràng gây nên triệu chứng tiêu chảy [27].
- 8 Hình 1.1 Hấp thu nước và điện giải ở liên bào ruột Quá trình hấp thụ ở ruột non Ruột non đóng vài trò quan trọng trong quá trình điều hòa thăng bằng nước và điện giải giữa huyết tương và các chất dịch trong lòng ruột. Quá trình trao đổi nước qua liên bào ruột được điều hòa chủ yếu bởi sự chênh lệch áp lực thẩm thấu gây nên bởi sự vận chuyển các chất hòa tan đặc biệt là Natri từ bên này qua mặt bên kia của liên bào ruột. Natri từ lòng ruột vào tế bào bởi: + Trao đổi với 1 ion hydro. + Gắn với chloride + Hoặc gắn với glucose, các acid amin trên các vật chuyên chở Khi có mặt glucose làm tăng sự hấp thu Natri từ lòng ruột vào máu gấp 3 lần. Cơ chế hấp thụ theo từng cặp của Natri và glucose là nguyên lý cơ bản của việc sử dụng glucose trong dung dịch oresol. Natri được vận chuyển ra ngoài tế bào vào máu theo cơ chế bơm Natri dưới tác dụng của các men Na+, K-, ATPase. Natri đi vào khoảng gian bào,
- 9 làm tăng áp lực thậm khu vực này lên gây nên sự áp lực chênh lệch thấm thấu giữa máu và lòng ruột kéo nước từ lòng ruột vào gian bào và vào máu [27]. Quá trình bài tiết ruột non Quá trình bài tiết xảy ra ngược với quá trình hấp thụ. Bình thường kênh Cl- ở màng apical của tế bào hẽm tuyến đóng. Cl- đi vào màng bên trong của tế bào, cùng lúc đó, Natri vào tế bào được bơm bởi men Na+, K-, ATPase, làm nồng độ clo trong tế bào hẽm tuyến tới mức cao hơn sự cân bằng hóa - điện học. Ngoài ra nhiều chất trong tế bào kích thích quá trình bài tiết như các nucleotide vòng (đặc biệt như AMP vòng hoặc GMP vòng) làm tăng tính thẩm thấu của màng tế bào hẽm tuyến, mở kênh Cl- ở màng apical. Sự bài tiết clo kèm theo với Natri kéo nước từ máu vào lòng ruột [27]. 1.2.2. Bệnh sinh của tiêu chảy cấp 1.2.2.1. Tiêu chảy xâm nhập: Vi khuẩn gây xâm nhập gồm: Shigella, Coli xâm nhập (E.I.E.C), Coli xuất huyết (E.H.E.C), Camphylobacter jejuni, Samonella, Yersinia, Vibrio hema, Juarhemolytica và Entamoeba histolytica. Các yếu tố gây bệnh xâm nhập vào trong tế bào liên bào ruột non, ruột già nhân lên trong đó và phá hủy tế bào, làm bong tế bào và gây phản ứng viêm. Những sản phẩm phá hủy tế bào, viêm bài tiết vào trong lòng ruột gây nên ỉa chảy [11]. 1.2.2.2. Tiêu chảy do cơ chế xuất tiết: Điển hình là phẩy khuẩn tả, E.T.E.C. Cơ chế bệnh sinh nhóm này biết rõ hơn nhóm tiêu chảy cơ chế xâm nhập. Tiêu chảy cơ chế xuất tiết điển hình ở tiêu chảy do tả. Sau khi qua dạ dày, vi khuẩn cư trú ở phần dưới hồi tràng và sản sinh ra độc tố ruột CT (cholera toxin): đơn vị B của độc tố gắn vào bộ phận tiếp nhận đặc hiệu của tế bào giải phóng ra đơn vị A độc tố. Đơn vị này đi vào tế bào hoạt hóa
- 10 adenylcyclase làm ATP chuyển thành AMP vòng. Sự tăng AMP vòng trong tế bào làm ức chế hoặc ngăn cản hấp thụ Na theo cơ chế gắn với clo ở ruột (nhưng không ức chế đối với cơ thể hấp thụ Na gắn với glucose và các chất vận chuyển trung gian khác) tăng sự bài tiết clo ở tế bào hẽm tuyến vào trong lòng ruột làm tăng tính thấm của màng tế bào phía lòng ruột. Hai quá trình trên làm tiêu chảy trầm trọng mặc dù không có sự thương tổn hình thái tế bào ruột [11]. Hình 1.2 Bài tiết nước và điện giải ở liên bào ruột 1.2.2.3. Tiêu chảy do cơ chế thẩm thấu Điển hình là E.P.E.C, E.A.E.C, Rotavirus, Giardia lamblia, Cryptosp- ordium. Do bám dính vào niêm mạc ruột, gây tổn thương diềm bàn chải của các tế bào hấp thu ở ruột non, các chất thức ăn không tiêu hóa hết trong lòng ruột không được hấp thu hết sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu, hút nước và điện giải vào lòng ruột, gây tiêu chảy và bất dung nạp các chất trong đó có Lactose [5]. 1.3. Tác nhân gây bệnh và triệu chứng lâm sàng tƣơng ứng của Tiêu chảy cấp Nguyên nhân do virus:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận Tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Thực trạng môi trường và tình hình sức khỏe công nhân tiếp xúc với dung môi hữu cơ tại Công ty cổ phần giầy Hải Dương năm 2010
61 p | 252 | 64
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa: Tính dị hình của một số NST ở các thai được chẩn đoán trước sinh bình thường
47 p | 219 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh đái tháo đường type 2 và kết quả điều trị ở bệnh nhân đến khám và điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản
95 p | 30 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị sốt xuất huyết Dengue ở người lớn tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2022
75 p | 35 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố liên quan đến loét dạ dày tá tràng tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2022
82 p | 36 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc huyết áp và kết quả điều trị ở bệnh nhân đến khám, điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản
93 p | 25 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ y khoa: Nghiên cứu đặc điểm rối loạn lipid máu ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2021
86 p | 23 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị tại khoa Nội Tim mạch - Khớp Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2021
83 p | 29 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật kết hợp xương điều trị gãy xương bánh chè tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
86 p | 22 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Nghiên cứu tình hình mổ lấy thai, các nguyên nhân và một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh An Giang năm 2020-2021
90 p | 19 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ y khoa: Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP huyết tương và mức độ nặng của bệnh nhân đợt mất bù cấp suy tim mạn tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2021
81 p | 27 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm ruột thừa cấp ở trẻ em bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bình Thuận
92 p | 24 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Đánh giá kết quả điều trị sớm ung thư trực tràng bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
91 p | 20 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm phổi ở trẻ từ 02 tháng đến 05 tuổi tại Bệnh viện Quận 8, từ tháng 2/2020 đến 12/2020
80 p | 23 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và các tổn thương kèm theo ở bệnh nhân gãy kín mâm chày tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2019-2020
65 p | 22 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Kết quả điều trị của phương pháp Bơm tinh trùng vào buồng tử cung ở nhóm phụ nữ dưới 35 tuổi có Hội chứng buồng trứng đa nang tại Bệnh viện Quốc tế Phương Châu
72 p | 21 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tiền sản giật tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp
90 p | 14 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn