intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh đái tháo đường type 2 và kết quả điều trị ở bệnh nhân đến khám và điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản

Chia sẻ: Tiêu Sở Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

31
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh đái tháo đường type 2 và kết quả điều trị ở bệnh nhân đến khám và điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản được thực hiện với mục tiêu nhằm khảo sát các đặc điểm của bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường trong mẫu nghiên cứu. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân đến khám và điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản. Đánh giá hiệu quả điều trị đối với bệnh nhân đái tháo đường type 2 sau 3 tháng điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh đái tháo đường type 2 và kết quả điều trị ở bệnh nhân đến khám và điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN NGUYỄN THỊ THỦY TIÊN KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ Ở BỆNH NHÂN ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ ĐA KHOA HẬU GIANG - 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN NGUYỄN THỊ THỦY TIÊN KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ Ở BỆNH NHÂN ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ ĐA KHOA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. Phạm Thọ Tuấn Anh BSCKI. Nguyễn Hùng Trấn HẬU GIANG - 2022
  3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và hoàn thành bài Nghiên cứu khoa học này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và hỗ trợ quý báu của nhà trường Đại học Võ Trường Toản, khoa Khám bệnh - Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản, quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Bằng tất cả sự kính trọng và lòng biết ơn, tôi xin chân thành bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến: TS. Dương Đăng Khoa - Hiệu trưởng nhà trường, cùng toàn thể Quý Thầy Cô giáo trong các ban ngành đã giảng dạy, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập tại trường. Lãnh đạo khoa cũng như toàn thể các bác sĩ, điều dưỡng của khoa Khám bệnh - Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản đã tạo điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn BSCKI. Nguyễn Hùng Trấn, giảng viên hướng dẫn, người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết giúp đỡ và dìu dắt tôi hoàn thành bài nghiên cứu này. PGS. TS. Phạm Thọ Tuấn Anh đã quan tâm và giúp đỡ tôi thực hiện bài nghiên cứu này. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân và bạn bè, đặc biệt là cha mẹ tôi, những người đã luôn ủng hộ và giúp đỡ tôi suốt cả cuộc đời. Do về mặt kiến thức và thời gian còn hạn chế, bài nghiên cứu này còn nhiều khiếm khuyết. Tôi mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô và mọi người để bài nghiên cứu này hoàn thiện hơn. Hậu Giang, ngày… tháng… năm 2022 Sinh viên thực hiện
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hậu Giang, ngày… tháng… năm 2022 Người cam đoan (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Thủy Tiên
  5. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC HÌNH ẢNH ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................ 3 1.1. Đặc điểm bệnh đái tháo đường.....................................................................3 1.2. Chẩn đoán đái tháo đường............................................................................3 1.3. Phân loại bệnh đái tháo đường.....................................................................4 1.3.1. Đái tháo đường type 1............................................................................ 4 1.3.2. Đái tháo đường type 2............................................................................ 5 1.3.3. Đái tháo đường thai kỳ...........................................................................5 1.3.4. Đái tháo đường thứ phát và thể bệnh chuyên biệt của đái tháo đường......................................................................................................................5 1.4. Phân biệt đái tháo đường type 1 và type 2.................................................. 6 1.5. Yếu tố nguy cơ................................................................................................7 1.6. Biến chứng của đái tháo đường....................................................................9 1.6.1. Biến chứng cấp tính................................................................................ 9 1.6.2. Biến chứng mạn tính.............................................................................. 9 1.7. Một số xét nghiệm cận lâm sàng................................................................ 11 1.8. Điều trị bệnh đái tháo đường......................................................................11 1.8.1. Nguyên tắc và mục tiêu điều trị...........................................................11 1.8.2. Phương pháp điều trị............................................................................13 1.9. Các thuốc điều trị đái tháo đường............................................................. 14
  6. 1.9.1. Thuốc hạ Glucose huyết dạng tiêm.....................................................15 1.9.2. Thuốc hạ Glucose huyết đường uống................................................. 17 CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............22 2.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................. 22 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn............................................................................. 22 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trư............................................................................... 22 2.1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.......................................................23 2.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 23 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.............................................................................. 23 2.2.2. Mẫu nghiên cứu.................................................................................... 23 2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu............................................... 24 2.4. Các nội dung nghiên cứu (các biến số nghiên cứu).................................. 25 2.4.1. Nhóm biến số về đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu.........25 2.4.2. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 trong mẫu nghiên cứu.........................................................................................26 2.4.3. Đánh giá về hiệu quả điều trị............................................................... 27 2.5. Các chỉ tiêu căn cứ đánh giá....................................................................... 27 2.6. Phương pháp xử lý số liệu...........................................................................28 2.7. Tính Y đức trong nghiên cứu..................................................................... 28 CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................30 3.1. Đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu.............................................30 3.1.1. Phân bố đối tượng theo tuổi và giới tính............................................30 3.1.2. Thời gian mắc bệnh.............................................................................. 31 3.1.3. Chỉ số hóa sinh máu của bệnh nhân khi bắt đầu nghiên cứu.......... 32 3.1.4. Thể trạng bệnh nhân khi bắt đầu nghiên cứu................................... 33 3.1.5. Tỷ lệ các biến chứng và bệnh mắc kèm..............................................34 3.2. Thuốc điều trị đái tháo đường....................................................................36 3.2.1. Danh mục thuốc điều trị Đái tháo đường type 2 được sử dụng...... 36 3.2.2. Các phác đồ điều trị..............................................................................37 3.2.3. Liều lượng các thuốc được chỉ định....................................................38
  7. 3.3. Khảo sát hiệu quả điều trị...........................................................................39 3.3.1 Sự thay đổi mức độ kiểm soát glucose máu: sau mỗi tháng............. 39 3.3.2. Sự thay đổi mức độ kiểm soát HbA1c: sau ba tháng điều trị.......... 41 3.3.3. Sự thay đổi thể trạng: đánh giá dựa trên BMI, sau ba tháng điều trị ........................................................................................................................... 43 3.3.4. Sự thay đổi mức lipid máu...................................................................44 3.3.5. Theo dõi các tác dụng không mong muốn của thuốc........................46 CHƯƠNG 4 - BÀN LUẬN................................................................................. 48 4.1. Về bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu........................................................ 48 4.1.1. Về tuổi và giới tính................................................................................48 4.1.2. Về thời gian mắc bệnh..........................................................................49 4.1.3. Về chỉ số hóa sinh máu khi bắt đầu nghiên cứu................................49 4.1.4. Thể trạng của bệnh nhân..................................................................... 49 4.1.5. Về bệnh mắc kèm..................................................................................50 4.2. Về sử dụng thuốc trong điều trị................................................................. 51 4.2.1. Danh mục và liều lượng thuốc điều trị đái tháo đường....................51 4.2.2. Bàn luận về phác đồ điều trị................................................................53 4.2.3. Bàn luận về lý do thay đổi phác đồ điều trị............................................ 54 4.3. Bàn luận về hiệu quả điều trị......................................................................54 4.3.1. Về chỉ số glucose máu...........................................................................54 4.3.2. Về chỉ số HbA1c.................................................................................... 56 4.3.3. Sự thay đổi thể trạng............................................................................ 58 4.3.4. Về sự thay đổi mức lipid...................................................................... 58 4.3.5. Về tác dụng không mong muốn...........................................................60 4.4. Vấn đề quản lý theo dõi quá trình điều trị................................................60 KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 - PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN BỆNH NHÂN PHỤ LỤC 2 - PHIẾU THEO DÕI TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN
  8. PHỤ LỤC 3 - DANH MỤC THUỐC ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 CỦA BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN DANH SÁCH BỆNH NHÂN THAM GIA NGHIÊN CỨU
  9. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Chữ viết tắt Viết đầy đủ BN Bệnh nhân BV Bệnh viện BYT Bộ Y tế ĐTĐ Đái tháo đường HA Huyết áp NC Nghiên cứu RLLP Rối loạn lipid TB Tế bào THA Tăng huyết áp
  10. TIẾNG ANH Chữ Viết đầy đủ tiếng anh Viết đầy đủ tiếng việt viết tắt ADA American Diabetes Association Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ ALAT Alanine Aminotransferase Chỉ số ALT AND Adenosine Diphosphat Nucleotid ASAT Aspartat Amino Transferase Chỉ số AST BMI Body Mas Index Chỉ số khối cơ thể Glucose - dependen GIP insulinotropic peptide GLP - 1 Glucagon - like - peptide - 1 Hemoglobin gắn glucose vào tế HbA1C Glycosylated Haemoglobin bào (Glucose Transporter) HDL High Density Lipoprotein Lipoprotein tỷ trọng cao IDF International Diabetes Federation Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế IU Internatinal Unit Đơn vị quốc tế Latent Autoimmune Diabetes of Bệnh tiểu đường tự miễn tiềm tàng LADA Adulthood ở người trưởng thành LDL Low Density Lipoprotein Lipoprotein tỷ trọng thấp Maturity Onset Diabetes of the Đái tháo đường khởi phát ở tuổi MODY Young trưởng thành SGLT2 Sodium Glucose Transporter 2 TC Total Cholesterol Cholesterol toàn phần TG Triglycerid TZD Thiazolidinedione WHO Tổ chức Y tế thế giới World Health Organization
  11. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Phân biệt đái tháo đường type 1 và type 2............................................ 6 Bảng 1.2. Mục tiêu điều trị cho BN ĐTĐ ở người trưởng thành, không có thai ...............................................................................................................................11 Bảng 1.3. Mục tiêu điều trị ĐTĐ ở người cao tuổi..............................................12 Bảng 1.4. Sinh khả dụng của các loại insulin...................................................... 16 Bảng 2.1. Chỉ tiêu đánh giá kiểm soát glucose, HbA1C, lipid máu....................27 Bảng 2.2. Phân loại thể trạng dựa trên chỉ số BMI theo tiêu chuẩn của WHO (1998) áp dụng cho người châu Á........................................................................ 28 Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân trong mẫu theo tuổi/giới tính............................... 30 Bảng 3.2. Thời gian mắc bệnh đái tháo đường của bệnh nhân........................... 31 Bảng 3.3. Các chỉ số sinh hóa máu cơ bản của bệnh nhân khi bắt đầu nghiên cứu ...............................................................................................................................32 Bảng 3.4. Thể trạng bệnh nhân khi bắt đầu nghiên cứu...................................... 33 Bảng 3.5. Tỷ lệ BN mắc kèm THA và RLLP máu..............................................34 Bảng 3.6. Phân loại BN theo chỉ số lipid khi bắt đầu nghiên cứu.......................35 Bảng 3.7. Các biến chứng khi bắt đầu điều trị.....................................................35 Bảng 3.8. Các phác đồ điều trị đã sử dụng trong ba tháng..................................37 Bảng 3.9. Liều dùng hàng ngày các thuốc điều trị đái tháo đường.....................38 Bảng 3.10. Đánh giá nồng độ glucose sau các tháng điều trị..............................40 Bảng 3.11. Mức độ kiểm soát glucose máu qua từng tháng điều trị................... 40 Bảng 3.12. Phân bố HbA1c theo độ tuổi sau 3 tháng điều trị............................. 41 Bảng 3.13. Mức độ kiểm soát HbA1c sau 3 tháng điều trị................................. 43 Bảng 3.14. Đánh giá thể trạng sau ba tháng điều trị............................................44 Bảng 3.15. Tổng hợp đánh giá chỉ số lipid sau ba tháng điều trị........................ 45 Bảng 3.16. Phân loại mức độ kiểm soát các chỉ số lipid sau ba tháng................45 Bảng 3.17. Các tác dụng không mong muốn.......................................................46 Bảng 4.1. Thể trạng bệnh nhân trong một số nghiên cứu....................................50
  12. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân trong mẫu theo tuổi/giới tính...........................30 Biểu đồ 3.2. Thời gian mắc bệnh đái tháo đường của bệnh nhân....................... 31 Biểu đồ 3.3. Thể trạng bệnh nhân khi bắt đầu nghiên cứu.................................. 33 Biểu đồ 3.4. Phân bố bệnh nhân theo bệnh mắc kèm..........................................34 Biểu đồ 3.5. Phân loại bệnh nhân theo chỉ số Lipid khi bắt đầu nghiên cứu...... 35 Biểu đồ 3.6. Các biến chứng khi bắt đầu điều trị................................................ 36 Biểu đồ 3.7. Mức độ kiểm soát Glucose qua từng tháng điều trị........................ 41 Biểu đồ 3.8. Phân bố HbA1c ở bệnh nhân từ 18 - 64 tuổi sau 3 tháng điều trị.. 42 Biểu đồ 3.9. Phân bố HbA1c ở bệnh nhân ≥ 65 tuổi sau 3 tháng điều trị...........42 Biểu đồ 3.10. Mức độ kiểm soát HbA1c sau 3 tháng điều trị............................. 43 Biểu đồ 3.11. Đánh giá thể trạng sau 3 tháng điều trị......................................... 44 Biểu đồ 3.12. Phân loại mức độ kiểm soát các chỉ số lipid sau ba tháng............46 Biểu đồ 3.13. Các tác dụng không mong muốn...................................................47 Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ giảm nồng độ Glucose qua các tháng.................................... 55
  13. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Sơ đồ chẩn đoán đái tháo đường........................................................... 4 Hình 1.2. Sơ đồ lựa chọn thuốc và phương pháp điều trị ĐTĐ type 2............... 14 Hình 2.1. Sơ đồ thu thập thông tin bệnh nhân và kết quả xét nghiệm…………25
  14. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ “Thế kỷ XXI là thế kỷ của các bệnh Nội tiết và Rối loạn chuyển hoá” - Trong số các bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa thì bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) đang trở thành một trong những căn bệnh phổ biến và tăng nhanh trên thế giới, ở cả những nước phát triển và những nước đang phát triển, chủ yếu là đái tháo đường type 2 (chiếm khoảng 90%) [40]. Bệnh đái tháo đường đã thực sự trở thành vấn đề cấp thiết được các quốc gia trên toàn thế giới quan tâm bởi căn bệnh này có ảnh hưởng lớn tới kinh tế - xã hội cũng như chất lượng cuộc sống của con người [4]. Đái tháo đường là một trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến trên toàn cầu. Theo Liên đoàn đái tháo đường Quốc tế (IDF), năm 2019, trên toàn thế giới có 463 triệu người lớn (độ tuổi 20 - 79) tương đương 1 trong 11 người trưởng thành đang sống với bệnh đái tháo đường. Ước tính hơn 4 triệu người trong độ tuổi từ 20 - 79 đã tử vong vì các nguyên nhân liên quan đến bệnh đái tháo đường trong năm 2019. Dữ liệu cập nhật của Liên đoàn đái tháo đường Quốc tế (IDF) cho thấy năm 2019 Việt Nam có tỷ lệ 6% người trưởng thành mắc đái tháo đường. Bên cạnh đó, cùng với việc tăng sử dụng thực phẩm không thích hợp, ít hoặc không hoạt động thể lực ở trẻ em, bệnh đái tháo đường type 2 đang có xu hướng tăng ở cả trẻ em, trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng. Bệnh đái tháo đường gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, là nguyên nhân hàng đầu gây các bệnh tim mạch, mù lòa, suy thận và cắt cụt chi [34]. Đáng lưu ý, có tới 70% trường hợp đái tháo đường type 2 có thể dự phòng hoặc làm chậm xuất hiện bệnh bằng cách tuân thủ lối sống lành mạnh (dinh dưỡng hợp lý, luyện tập thể dục,…) [24]. Tại tỉnh Hậu Giang, năm 2017, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường chiếm 10,3%; kiến thức chăm sóc sức khỏe và hiểu biết về bệnh lý đái tháo đường chỉ đạt 25,9% [10], [14]. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển về kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của người dân dần được cải thiện thì tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường tại các cơ sở khám chữa bệnh đang ngày một gia tăng. Biện
  15. 2 pháp hữu hiệu để làm giảm tiến triển và biến chứng của bệnh, chi phí cho chữa bệnh ít tốn kém nhất là phải phát hiện sớm và điều trị bệnh nhân kịp thời. Tuy nhiên, công tác phát hiện sớm, chăm sóc và điều trị bệnh đái tháo đường tại tỉnh Hậu Giang còn gặp rất nhiều khó khăn. Đái tháo đường luôn chiếm số lượng lớn tại khoa Khám bệnh và tỷ lệ điều trị ngoại trú của bệnh đái tháo đường và các biến chứng của nó cũng gia tăng, đồng thời việc cập nhật kiến thức và thái độ, thực hành của người dân về phòng bệnh đái tháo đường còn rất hạn chế, chủ yếu là được tư vấn khi đến khám bệnh tại các cơ sở y tế. Trên thực tế việc phát hiện, quản lý và điều trị bệnh nhân đái tháo đường tại cộng đồng gặp rất nhiều khó khăn. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng như người dân còn nghèo, không có điều kiện để theo dõi, điều trị, thiếu sự quan tâm, thiếu hiểu biết, trình độ học vấn thấp,...Nhưng đa số các nghiên cứu trước đây đều nhắm vào đặc điểm lâm sàng, kiến thức bệnh nhân, chăm sóc và cách sử dụng thuốc,… Hiện vẫn chưa có nhiều nghiên cứu riêng biệt về tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh đái tháo đường và kết quả điều trị ngoại trú. Vì vậy để góp phần tìm hiểu sâu vấn đề này, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh đái tháo đường type 2 và kết quả điều trị ở bệnh nhân đến khám và điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản”. Với các mục tiêu sau: 1. Khảo sát các đặc điểm của bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường trong mẫu nghiên cứu. 2. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân đến khám và điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản. 3. Đánh giá hiệu quả điều trị đối với bệnh nhân đái tháo đường type 2 sau 3 tháng điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản.
  16. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đặc điểm bệnh đái tháo đường Là bệnh rối loạn chuyển hóa do nhiều nguyên nhân, đặc trưng bởi tình trạng tăng glucose huyết mạn tính do khiếm khuyết về tiết insulin, tác động của insulin hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh [22], [24], [27], [28]. 1.2. Chẩn đoán đái tháo đường Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ dựa vào 1 trong 4 tiêu chí sau đây: a. Glucose huyết tương lúc đói ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L) hoặc: b. Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp với 75g glucose bằng đường uống ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L). c. HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm HbA1c phải được thực hiện bằng phương pháp đã chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế. d. BN có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc của cơn tăng glucose huyết cấp kèm mức glucose huyết tương bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L) [31], [38], [41]. Chẩn đoán xác định nếu có 2 kết quả trên ngưỡng chẩn đoán trong cùng 1 mẫu máu xét nghiệm hoặc ở 2 thời điểm khác nhau đối với tiêu chí a, b, hoặc c; riêng tiêu chí d: chỉ cần một lần xét nghiệm duy nhất. Lưu ý: - Glucose huyết đói được đo khi BN nhịn ăn (không uống nước ngọt, có thể uống nước lọc, nước đun sôi để nguội) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua đêm từ 8 -14 giờ). - Nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống phải được thực hiện theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới: BN nhịn đói từ nửa đêm trước khi làm nghiệm pháp, dùng một lượng 75g glucose, hòa trong 250 - 300 mL nước, uống trong 5 phút; trong 3 ngày trước đó BN ăn khẩu phần có khoảng 150 - 200
  17. 4 gam carbohydrat mỗi ngày, không mắc các bệnh lý cấp tính và không sử dụng các thuốc làm tăng glucose huyết. Định lượng glucose huyết tương tĩnh mạch Sơ đồ chẩn đoán đái tháo đường [22], [24]. Hình 1.1. Sơ đồ chẩn đoán đái tháo đường [24] [Nguồn: Bộ Y tế (2020)] 1.3. Phân loại bệnh đái tháo đường 1.3.1. Đái tháo đường type 1 Do tế bào β bị phá hủy nên BN không còn hoặc còn rất ít insulin, 95% do cơ chế tự miễn (type 1A), 5% vô căn (type 1B). BN bị thiếu hụt insulin, tăng glucagon trong máu, không điều trị sẽ bị nhiễm toan ceton. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu ở trẻ em và thanh thiếu niên. BN cần insulin để ổn định glucose huyết. Người lớn tuổi có thể bị ĐTĐ tự miễn diễn tiến chậm còn gọi là LADA, lúc đầu BN còn đủ insulin nên không bị nhiễm toan ceton và có thể điều trị bằng thuốc viên nhưng tình trạng thiếu insulin sẽ nặng dần với thời gian [24].
  18. 5 1.3.2. Đái tháo đường type 2 ĐTĐ type 2 trước kia được gọi là ĐTĐ của người lớn tuổi hay ĐTĐ không phụ thuộc insulin, chiếm 90 - 95% các trường hợp ĐTĐ, bao gồm những người có thiếu insulin tương đối cùng với đề kháng insulin. Ít nhất ở giai đoạn đầu hoặc có khi suốt cuộc sống BN ĐTĐ type 2 không cần insulin để sống sót. Có nhiều nguyên nhân của ĐTĐ type 2 nhưng không có một nguyên nhân chuyên biệt nào. BN không có sự phá hủy TB β do tự miễn, không có kháng thể tự miễn trong máu. Đa số BN có béo phì hoặc thừa cân và/hoặc béo phì vùng bụng với vòng eo to. Béo phì nhất là béo phì vùng bụng có liên quan với tăng acid béo trong máu, mô cũng tiết ra một số hormon làm giảm tác dụng của insulin ở các cơ quan đích như gan, TB cơ (đề kháng insulin tại các cơ quan đích). Do tình trạng đề kháng insulin, ở giai đoạn đầu TB β bù trừ và tăng tiết insulin trong máu, nếu tình trạng đề kháng insulin kéo dài hoặc nặng dần, TB β sẽ không tiết đủ insulin và ĐTĐ type 2 lâm sàng sẽ xuất hiện. Tình trạng đề kháng insulin có thể cải thiện khi giảm cân, hoặc dùng một số thuốc nhưng không bao giờ hoàn toàn trở lại bình thường [24]. 1.3.3. Đái tháo đường thai kỳ Được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về ĐTĐ type 1, type 2 trước đó. Nếu phụ nữ có thai 3 tháng đầu được phát hiện tăng glucose huyết thì chẩn đoán là ĐTĐ chưa được chẩn đoán hoặc chưa được phát hiện và dùng tiêu chí chẩn đoán như ở người không có thai [24]. 1.3.4. Đái tháo đường thứ phát và thể bệnh chuyên biệt của đái tháo đường - Khiếm khuyết trên nhiễm sắc thể thường, di truyền theo gen trội tại TB β: ĐTĐ đơn gen thể MODY; Insulin hoặc proinsulin đột biến; Đột biến kênh KATP; Protein đột biến: Thụ thể Sulfonylureaa 1 - gen ABBC8. - Khiếm khuyết trên nhiễm sắc thể thường, di truyền theo gen lặn tại TB β: hội chứng Mitchell - Riley, hội chứng Wolfram, hội chứng thiếu máu hồng cầu to đáp ứng với thiamine, ĐTĐ do đột biến DNA ty thể,... Các thể bệnh này hiếm gặp, thường gây ĐTĐ sơ sinh hoặc ĐTĐ ở trẻ em.
  19. 6 - Khiếm khuyết gen liên quan đến hoạt tính insulin. - Các hội chứng bất thường nhiễm sắc thể khác (hội chứng Down, Klinefelter, Turner,...) đôi khi cũng kết hợp với ĐTĐ. - Bệnh lý tụy: viêm tụy, chấn thương, u, cắt tụy, xơ sỏi tụy, nhiễm sắc tố sắt,… - ĐTĐ do bệnh lý nội tiết: to đầu chi, hội chứng Cushing, u tủy thượng thận, cường giáp, u tiết glucagon. - ĐTĐ do thuốc, hóa chất: interferon alpha, corticoid, thiazide, hormon giáp, thuốc chống trầm cảm,… [22], [24]. 1.4. Phân biệt đái tháo đường type 1 và type 2 Bảng 1.1. Phân biệt đái tháo đường type 1 và type 2 [22], [24], [39] [Nguồn: Bộ Y tế (2020)] Đặc điểm ĐTĐ type 1 ĐTĐ type 2 Trẻ, thanh thiếu niên Tuổi trưởng thành (thường > Tuổi xuất hiện (thường < 40 tuổi) 40 tuổi) Các triệu chứng rầm Chậm, thường không rõ triệu Khởi phát rộ chứng - Bệnh diễn tiến âm ỉ, ít triệu chứng - Thể trạng béo phì, thừa cân - Tiền sử gia đình có người - Sút cân nhanh chóng mắc bệnh ĐTĐ type 2 Biểu hiện lâm sàng - Đái nhiều - Đặc tính dân tộc có tỷ lệ - Uống nhiều mắc bệnh cao - Chứng tiêu gai đen (Acanthosis nigricans) - Hội chứng buồng trứng đa nang Nhiễm ceton, tăng ceton Dương tính Thường không có trong máu, nước tiểu
  20. 7 Insulin C - peptid Thấp/ không đo được Bình thường hoặc tăng Kháng thể: - Kháng đảo tụy (ICA) - Kháng Glutamic acid decarboxylase 65 (GAD 65) Dương tính Âm tính - Kháng Insulin (IAA) - Kháng Tyrosine phosphatase (IA - 2) - Kháng Zinc Transporter 8 (ZnT8) Thay đổi lối sống, thuốc viên Điều trị Bắt buộc dùng insulin và/hoặc insulin Cùng hiện diện với bệnh Có thể có Hiếm tự miễn khác Các bệnh lý đi kèm lúc - Không có mới chẩn đoán: tăng - Nếu có, phải tìm các Thường gặp, nhất là hội huyết áp, rối loạn bệnh lý khác đồng chứng chuyển hóa chuyển hóa lipid, béo mắc phì 1.5. Yếu tố nguy cơ - Tuổi: nguy cơ ĐTĐ tăng theo dần theo quá trình lão hóa. Ở các nước phát triển ĐTĐ thường tập trung ở lứa tuổi trên 45. - Tăng huyết áp (THA): được coi là nguy cơ phát triển bệnh ĐTĐ type 2. Đa số BN ĐTĐ type 2 có THA và tỷ lệ ĐTĐ type 2 ở BN THA cũng cao hơn rất nhiều so với người bình thường cùng lứa tuổi. Tỷ lệ THA ở BN ĐTĐ type 2 đều tăng theo tuổi đời, tuổi bệnh, BMI, nồng độ glucose máu. - Béo phì: béo phì trung tâm là một trong những nguyên nhân chính gây tình trạng đề kháng insulin, cùng các rối loạn chuyển hóa khác như THA và rối loạn mỡ máu đều có khả năng tiến triển thành ĐTĐ nếu không được kiểm soát
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2