intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm kiểu truyện "người đội lốt vật" trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam

Chia sẻ: Tiêu Sở Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:78

46
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm kiểu truyện "người đội lốt vật" trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam được thực hiện với mục tiêu nhằm tìm hiểu sâu hơn về thế giới của truyện cổ tích thần kỳ cũng như tìm ra những đặc điểm đặc sắc nổi bật về kiểu truyện này để làm phong phú hơn cách vận dụng đặc điểm ấy trong sáng tác của tác giả dân gian. Đồng thời làm nổi bật lên nội dung cũng như đặc điểm nghệ thuật kiểu truyện “người đội lốt vật” trong truyện cổ tích của người Việt. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm kiểu truyện "người đội lốt vật" trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam

  1. 1234579   671  6
  2.  12345 6 KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN ĐẶC ĐIỂM KIỂU TRUYỆN “NGƯỜI ĐỘI LỐT VẬT” TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC NGUYỄN TRÚC LY Hậu Giang – Năm 2014
  3. 1234579   671  6
  4.  12345 6 KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC ĐẶC ĐIỂM KIỂU TRUYỆN “NGƯỜI ĐỘI LỐT VẬT” TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: TS. TRẦN VĂN NAM NGUYỄN TRÚC LY MSSV: 1056010006 Lớp: Đại học Ngữ văn Khóa: 3 Hậu Giang – Năm 2014
  5. LỜI CẢM ƠN Mới đó thời gian bốn năm đại học sắp trôi qua, bảng đen, giảng đường, hai buổi đến trường giờ chỉ còn trong tôi là kỉ niệm. Cũng như bao bạn bè cùng trang lứa, giờ tôi đang trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình, một công việc với tôi đầy sự mới mẽ, gặp nhiều khó khăn nhưng đổi lại vô cùng bổ ích nó giúp tôi tích lũy và hoàn thiện nhiều hơn kiến thức còn hạn hẹp của mình. Trên thực tế chẳng có sự hoàn thiện nào mà không trãi qua sự cố gắng của bản thân cũng như sự giúp đỡ, hỗ trợ dù ích hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp của những người xung quanh. Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã gặp không ít khó khăn nhưng nhờ sự giúp đỡ của gia đình, th ầy cô và bạn bè tôi đã hoàn thành tốt luận văn. Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn cha mẹ đã luôn ủng hộ tinh thần và tạo điều thuận lợi để tôi hoàn thành tốt luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu trường Đại học Võ Trường Toản và quý thầy cô Khoa cơ bản đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi khi làm luận vă n này. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Trần Văn Nam, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và giải quyết nhữ ng khó khăn vướng mắc cho tôi trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp. Tôi xin cả m ơn bạn bè những người luôn động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian tôi nghiên cứu đề tài. Sinh viên thực hiện (Kí và ghi rõ họ tên) Nguyễn Trúc Ly i
  6. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Sinh viên thực hiện (Kí và ghi rõ họ tên) Nguyễn Trúc Ly ii
  7. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................................2 3. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................5 4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................6 5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................6 Chương 1. TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ NGƯỜI VIỆT VÀ KIỂU TRUYỆN “NGƯỜI ĐỘI LỐT VẬT”........................................................................8 1.1. KHÁI QUÁT VỀ TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ ............................................8 1.1.1. Khái niệm ....................................................................................................8 1.1.2. Đặc điểm chung ...........................................................................................9 1.1.3. Phân loại truyện cổ tích thần kỳ ................................................................10 1.1.3.1. Nhóm truyện về nhân vật tài giỏi dũng sĩ .........................................10 1.1.3.2. Nhóm truyện về các nhân vật bất hạnh .............................................13 1.2. KIỂU TRUYỆN “NGƯỜI ĐỘI LỐT VẬT” ......................................................16 1.2.1. Khái niệm kiểu truyện ...............................................................................16 1.2.2. Khái niệm về kiểu truyện “người đội lốt vật” ..........................................17 Chương 2. ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA KIỂU TRUYỆN “NGƯỜI ĐỘI LỐT VẬT” .......................................................................................18 2.1. SỰ CHIẾN THẮNG CỦA CÁI THIỆN VÀ TÌNH YÊU TỰ DO ....................18 2.1.1. Sự chiến thắng của cái thiện ......................................................................18 2.1.2. Sự chiến thắng của tình yêu tự do .............................................................25 2.2. SỐ PHẬN CỦA NHỮNG CON NGƯỜI THẤP HÈN .....................................28 2.2.1. Kiểu nhân vật bất hạnh ..............................................................................28 2.2.2. Kiểu nhân vật xấu xí mà có tài ..................................................................30 Chương 3. ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRUYỆN “NGƯỜI ĐỘI LỐT VẬT” .37 3.1. CỐT TRUYỆN ..................................................................................................37 3.1.1. Type truyện ................................................................................................38 3.1.2. Các Motif truyện........................................................................................41 3.1.2.1. Motif sinh nở thần kỳ ........................................................................42 iii
  8. 3.1.2.2. Motif mang hình hài dị dạng, xấu xí .................................................43 3.1.2.3. Motif thử thách ..................................................................................43 3.1.2.4. Motif tài năng....................................................................................45 3.1.2.5. Motif kết hôn .....................................................................................47 3.1.2.6. Motif gây tai họa và kẻ gây tai họa ...................................................47 3.1.2.7. Motif về phù trợ và vật phù trợ .........................................................48 3.1.2.8. Motif đoàn viên.................................................................................49 3.2. NHÂN VẬT .......................................................................................................50 3.2.1. Nhân vật chính diện ...................................................................................50 3.2.2. Nhân vật phản diện ....................................................................................55 3.3. XUNG ĐỘT TRUYỆN ......................................................................................59 3.4. KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT ...........................................62 3.4.1. Không gian nghệ thuật ...............................................................................62 3.4.2. Thời gian nghệ thật ....................................................................................65 KẾT LUẬN ..............................................................................................................69 TÀI LIỆU THAM KHẢO iv
  9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ai trong chúng ta mà không từng trải qua những kỉ niệm ngọt ngào của tuổi thơ hồn nhiên nhí nhảnh, cái thời con nít vô tư, bình thản hay ngồi lặng yên trên chiếc võng lắng nghe những câu chuyện cổ tích qu a lời kể ấm áp yêu thương của bà, của mẹ. Những câu chuyện ấy là cả một chân trời mới đầy ấp những điều kỳ thú lạ lẵm mà vui tươi rồi từ lúc nào cái thế giới cổ tích thần tiên kỳ lạ ấy đưa tôi chìm sâu vào giấc ngủ. Năm tháng tuổi thơ dần qua đi, tuổi thơ ấy cũng trôi dần vào quá khứ, nhưng tôi làm sau có thể nào quên được những câu chuyện của thế giới truyện cổ tích với muôn hình vạn vẽ của thế giới thần tiên, những giấc mơ, những nhân vật diệu kỳ trong mỗi câu chuyện kể, bao hình ảnh ấy luôn sống dậy trong tôi như chưa một lần mai một. Lớn lên được bước chân vào cánh cửa đại học tôi được tiếp xúc, tìm hiểu với rất nhiều thể loại văn học khác nhau vậy mà tình yêu cổ tích trong tôi vẫn âm ĩ cháy trong lòng khi nhớ về những sự tích của tuổi thơ từng nghe nào là sự tích Trầu cau, cô Tấm diệu hiền trong truyện Tấm cám, Nàng Tô Thị hóa đá chờ chồng hay anh chồng tội nghiệp trong Ai mua hành tôi… bao hình ảnh ấy dần đi vào thế giới của tuổi thơ tôi. Từ đó tôi yêu truyện cổ tích vì thế giới thần tiên diệu kỳ, với chất thơ bay bổng, với ước mơ lãng mạn, đến với cổ tích ta tìm thấy ước mơ khao khát hạnh phúc cuộc sống mà ở hiện thực ta không tìm thấy đồng thời qua đó tôi còn học được về cách đối nhân xử thế, bài học nhân sinh quý giá qua mỗi câu chuyện kể. Là một thể loại tương đối đồ sộ, truyện cổ tích được chia thành nhiều mảng nhỏ, nhiều tiểu loại, nhiều kiểu khác nhau, mỗi kiểu điều có nét hấp dẫn, thu hút, lôi cuốn riêng của nó. Trong đó truyện cổ tích thần kỳ về nhân vật “người đội lốt vật ” là một kiểu truyện nhỏ của truyện cổ tích, kiểu truyện này đã đem đến cho tôi sự say mê bởi thế giới kỳ lạ của con người khi mang hình dạng nửa người nửa vật mà lại biết nói tiếng người, biết hành động, yêu thương như người hay những con người có bề ngoài xấu xí mà chất chứa m ột tấm lòng cao đẹp. Là một sinh viên chuyên ngành Ngữ văn tôi có điều kiện tìm hiểu sâu hơn về truyện cổ tích đặc biệt là cổ tích thần kỳ với thế giới thơ mộng do vậy tôi không 1
  10. ngần ngại khi chọn cho mình đề tài đặc điểm kiểu truyện “người đội lốt vật” trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam để làm luận văn tốt nghiệp cho mình. Mong rằng trong quá trình nghiên cứu tôi sẽ có dịp tìm hiểu rõ và sâu sắc hơn để hoàn thiện phần kiến thức còn hạn chế của mình đồng thời giúp tôi chuẩn bị tốt vốn kiến thức cho quá trình giảng dạy sau này định hướng cho học sinh hiểu đúng tinh thần và ý nghĩa của truyện cổ tích mà cha ông đã để lại. 2. Lịch sử vấn đề Với một kho tàng đồ sộ truyện cổ tích trở thành một thể loại quan trọng nhất trong văn học dân gian, từ lâu truyện cổ tích đã được ghi chép, sưu tầm. Dõi theo quá trình nghiên cứu ta biết được nhiều công trình nghiên cứu, được ghi chép công phu. Từ thế kỉ XV, một số truyện đã được biên soạn và được giới thiệu trong Lĩnh Nam chích quái. Trước Cách mạng tháng Tám, tập truy ện cổ tích có dung lượng phong phú hơn cả là tập Truyện cổ nước Nam gồm 2 tập (xuất bản lần đầu năm 1928) của Nguyễn Văn Ngọc. Sau Cách mạng, việc sưu tầm, giới thiệu và nghiên cứu truyện cổ tích Việt Nam rất được chú ý. Hàng loạt công trình biên soạn, ngh iên cứu truyện cổ tích các dân tộc đã được xuất bản đáng lưu ý là bộ Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi gồm 5 tập với 201 truyện cùng nhiều dị bản được in và tái bản nhiều lần , Truyện cổ dân tộc Mèo, Truyện cổ Vân Kiều, Truyện cổ Bana, Truyện cổ các dân tộc thiểu số miền Nam, Sợ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích Việt Nam qua truyện Tấm Cám. Trên cơ sở những thành tựu sưu tầm, công việc nghiên cứu truyện cổ tích bắt đầu từ những bài, những chương sách có tính chất giới thiệu chung nhất về thể loại này. Có thể kể đến những bộ giáo trình về văn học dân gian của các trường đại học và hàng loạt những chuyên khảo mở ra các hướng tiếp cận nhằm đi cụ thể vào các vấn đề của truyện cổ tích. Trong những vấn đề nghiên cứu của truyện cổ tích V iệt Nam, vấn đề kiểu truyện cổ tích là vấn đề quan trọng góp phần phân chia ranh giới một cách cụ thể chuyên biệt của các kiểu, các loại truyện cổ tích. Tuy nhiên, kiểu truyện cổ tích thần kỳ về nhân vật “người đội lốt vật” là một kiểu nhỏ của tiểu loại truyện cổ tích thần kỳ. Tìm hiểu, khảo sát về kiểu truyện này chưa được mấy ai quan tâm nghiên cứu. 2
  11. Những công trình có tính chất khởi đầu cho việc nghiên cứu nhân vật truyện cổ tích có liên quan đến vấn đề này, có thể kể đến bài báo cáo có nhan đề Người nông dân trong truyện cổ tích của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đăng trên tạp chí nghiên cứu văn học (bài viết này sau đó được in trong sách Những trang văn do NXB Văn học, ấn hành năm 1976). Nhà nghiên cứu Phan Đăng Nhật với việc tìm hiểu bước đầu truyện cổ t ích về người đội lốt vật xấu xí và truyện cổ tích về người mồ côi với truyền thống dân chủ trong công trình Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam. Đặc biệt từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 những bài viết, những công trình nghiên cứu về đề tài này ngày càng nhiều và có tính chất ngày càng chuyên sâu như: Cuốn sách Văn học dân gian - Những công trình nghiên cứu do Bùi Mạnh Nhị chủ biên là một cuốn sách tập hợp những công trình nghiên cứu về những vấn đề lý luận chung cũng như những vấn đề cụ thể của từng t hể loại, đề tài, tác phẩm, nhân vật… Trong đó liên quan đến truyện cổ tích thần kỳ về nhân vật “người xấu xí mà có tài” có hai bài nghiên cứu: Bài nhân vật lý tưởng và cốt truyện cổ tích thần kỳ của Nguyễn Tấn Phát và Bùi Mạnh Nhị. Tuy nhiên ở bài viết này không chỉ dành riêng trang viết của mình cho kiểu truyện cổ tích thần kỳ về nhân vật “người xấu xí mà có tài ” mà ở đây đề cập đến loại truyện cổ tích thần kỳ. Cuốn Văn học dân gian Việt Nam , Lê Chí Quế đã tìm hiểu, nhận xét truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam theo tiến trình lịch sử làm sáng rõ một số vấn đề: Những truyện về gia đình: tác giả tập trung vào mãng bi kịch qua mối quan hệ huyết thống xoay quanh nhân vật nam - nữ qua hai truyện cổ tích sự tích Trầu cau voi và sự tích Đá Vọng phu. Truyện những đứa trẻ mồ côi: là một đề tài nổi bật trong hệ thống truyện cổ tích thần kỳ. Đó là những sự phản ánh xung đột xã hội, phản ánh mối quan hệ giữa người với người thay cho sự xung đột giữa người với thiên nhiên. 3
  12. Loại nhân vật đội lốt thú: rất phổ biến họ thường được thụ phép thần linh nên đã làm được những việc phi thường vượt qua mọi thử thách cuối cùng họ đạt được những điều họ ước muốn. Loại truyện về người dũng sĩ: Ông đã xoay quanh những nhân vật dũng sĩ, yêu quái, cô gái. Trong truyện còn có yếu tố thần thoại và những nghi lễ cổ truyền. Nhân vật xấu xí mà có tài trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam của tác giả Nguyễn Thị Huế là một bài viết thật sự chuyên sâu vào kiểu truyên cổ tích thần kỳ về nhân vật “người xấu xí mà có tài”. Bài viết đã đưa ra được những tuyến nhân vật phổ biến của kiểu truyện cổ tích này và nhận xét về tính chất, về kết cấu cũng như nội dung của truyện. Đặc biệt là công trình Nhân vật xấu xí mà tài ba trong truyện cổ tích Việt Nam của tác giả Nguyễn Thị Huế (NXB Khoa học và Xã hội, 1999), là một công trình công phu, đặc sắc, đã đưa ra những đánh giá, nhận định xác đáng, có ý nghĩa quan trọng về kiểu truyện cổ tích này. Ngoài phần mở đầu và kết luận, công trình gồm 3 chương. Trong đó: Chương 1: Kiểu truyện và những nhân vật chính của kiểu truyện “nhân vật xấu xí mà tài ba”. Ở chương này bằng việc khảo sát những tác phẩm được coi là dị bản, tác giả đã lựa chọn những dị bản có cùng một nội dung cốt truyện , tên gọi… và đã xác lập được mô hình kết cấu cốt truyện với tuyến nhân vật mà trong đó nhân vật xấu xí mà tài ba đóng vai trò là nhân vật chính. Chương 2: Những motif chính trong kết cấu hình tượng “nhân vật xấu xí mà tài ba”. Trong chương này, tác giả đã đưa ra và phân tích một cách có hệ thống những motif chính trong quá trình diễn biế n cốt truyện. Chương 3: Một số truyện nước ngoài tương đồng với kiểu “nhân vật xấu xí mà tài ba” của Việt Nam. Đây chính là chương mà tác giả đi sâu vào việc so sánh, phân tích những điểm tương đồng và dị biệt của kiểu truyện này ở nước Việt Nam chúng ta với các nước khác, đặc biệt là các nước trong khu vực Đông Nam Á. Từ việc nghiên cứu đề tài, tác giả đã rút ra những kết luận khoa học đáng ghi nhận đó là khẳng định kiểu truyện là phổ biến trong các truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam. Kiểu truyện là sự ph ản ánh hiện thực sâu sắc, phản ánh cuộc sống của xã hội. 4
  13. Gần đây tập chí văn hóa dân gian, trong số 5 (119/2008) bài báo Nhân vật “gây trở ngại” và kiểu truyện “người mang lốt” trong truyện cổ tích thần kỳ các dân tộc Việt Nam của tác giả Phạm Anh Tuấn cũng là một bài viết liên quan đến kiểu truyện của cổ tích thần kỳ về nhân vật “người xấu xí mà có tài”. Ở bài viết này tác giả đã tập trung xem xét, tìm hiểu và rút ra kết luận đối với nhân vật “gây trở ngại” trong mối quan hệ với nhân vật “người xấu xí mà c ó tài”. Từ việc phân tích, bài báo đã chốt lại bốn đặc điểm chính của nhân vật “gây trở ngại” là: nhân vật “gây trở ngại”, là kẻ có quyền lực và của cải, nhân vật có thái độ bất mãn, thù địch với nhân vật “người xấu xí mà có tài ”, luôn đưa ra những thử thá ch khó khăn nhằm cản trở hôn nhân của nhân vật “người xấu xí mà có tài” và cuối cùng là nhân vật này đã phải thay đổi thái độ, quy phục, thừa nhận nhân vật “người xấu xí mà có tài ” hoặc phải chịu thất bại nặng nề do sự cố chấp của mình. Bài báo chính là một công trình quan trọng giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện, khách quan về nhân vật “gây trở ngại và thử thách”, những ông bố vợ giàu sang, quyền lực của nhân vật “người xấu xí mà có tài”. Mặc dù chưa có một công trình nghiên cứu nào chọn vẹn, đầy đủ về k iểu truyện cổ tích thần kỳ về nhân vật “người xấu xí mà có tài”, các công trình chỉ đề cập đến một khía cạnh nhỏ mà chưa đi sâu vào nghiên cứu một cách hoàn chỉnh, dừng lại ở việc nghiên cứu kiểu nhân vật chứ chưa thật sự xem xét đầy đủ, trọn vẹn kiểu truyện cổ tích này. Nhưng những gì mà các nhà nghiên cứu, các tác giả đề cập đến đặc biệt là những ý kiến kết luận của tác giả Nguyễn Thị Huế trong công trình “nhân vật xấu xí mà tài ba trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam ” sẽ là những tiền đề quan trọng, giúp người viết có những cơ sở để nghiên cứu, triển khai một cách sâu rộng, cụ thể hơn trong khi nghiên cứu đề tài đặc điểm kiểu truyện “người đội lốt vật ” trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam. 3. Mục đích nghiên cứu Khi thực hiện đề tài: Đặc điểm kiể u truyện “người đội lốt vật” trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam. Người viết muốn tìm hiểu sâu hơn về thế giới của truyện cổ tích thần kỳ cũng như tìm ra những đặc điểm đặc sắc nổi bật về kiểu truyện này để làm phong phú hơn cách vận dụng đặc điểm ấy tro ng sáng tác của tác giả dân gian. Đồng thời làm nổi bật lên nội dung cũng như đặc điểm nghệ thuật kiểu truyện 5
  14. “người đội lốt vật” trong truyện cổ tích của người Việt. Ngoài ra, đây còn là dịp để tôi rèn luyện những kỹ năng, vận dụng các phương pháp đã học để thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học. Tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề này người viết mong rằng sẽ góp một phần nhỏ của mình để cùng mọi người chung tay giữ gìn và phát huy những nét đẹp về văn hóa truyền thống của dân tộc, để nước Việt Nam vương cao phá t triển trên con đường hội nhập nhưng không hòa tan. Đó là mục đích mà người viết chọn và đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề này. 4. Phạm vi nghiên cứu Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam rất phong phú, đa dạng và có nhiều mảng đề tài khác nhau để nghiên cứu tìm hiểu nhưng trong luận văn này, đối tượng mà người viết đi sâu tìm hiểu, khảo sát và nghiên cứu là đặc điểm kiểu truyện “người đội lốt vật” trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam. Trong đề tài này, có nhiều vấn đề cần khai thác và nghiên cứu. Song do hạ n chế về thời gian, năng lực cũng như về tài liệu tham khảo, người viết chỉ có thể tập trung nghiên cứu ở phạm vi: Truyện cổ tích thần kỳ Kiểu truyện cổ tích thần kỳ về nhân vật “người đội lốt vật”. Một số đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của kiểu truyện cổ tích thần kỳ về nhân vật “người đội lốt vật” của người Việt. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này chúng tôi đã sử dụng kết hợp các phương pháp khác nhau để có kết quả cao nhất, trong đó có một số phương pháp cơ bản: Phương pháp phân tích tổng hợp: để làm nổi bật các luận điểm, luận đề cần triển khai để làm sáng tỏ trong luận văn . Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: đây có thể xem là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong công tác nghiên cứu của mọi vấn đề. Ở đây người viết đã thu thập các tài liệu có liên quan đến luân văn để chọn lọc và ghi nhận nhữ ng nội dung cần thiết để làm cơ sở dữ liệu cho luận văn. 6
  15. Phương pháp hệ thống: phương pháp này giúp chúng tôi có được cái nhìn tổng quát và có hệ thống đối với những truyện mà đã sưu tầm. Ngoài các phương pháp cơ bản trên chúng tôi còn sử dụng các phương pháp liên ngành trong mối quan hệ giữa văn học dân gian với văn hóa học, dân tộc học nhằm làm sáng tỏa những vấn đề nhận định được đưa ra. 7
  16. Chương 1 TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ NGƯỜI VIỆT VÀ KIỂU TRUYỆN “NGƯỜI ĐỘI LỐT VẬT” Truyện cổ tích là một thể loại tự sự dân gian, nảy sinh từ xã hội nguyên thủy nhưng chủ yếu là phát triển trong xã hội có sự phân chia giai cấp, phân chia vị thế xã hội. Với chức năng chủ yếu là phản ánh và lý giải các vấn đề xã hội , những số phận cũng như đời sống của con người. Là một phạm trù rộng lớn của văn học dân gian, truyện cổ tích bao gồm nhiều tiểu loại khác nhau, việc phân loại truyện cổ tích luôn là một vấn đề gây nhiều tranh cải và hiện nay vấn đề này vẫn chưa được các nhà nghiên cứu thống nhất ý kiến. Về vấn đề này, người viết xin theo ý kiến của đa số các nhà nghiên cứu, đặc biệt là các nhà nghiên cứu Chu Xuân Diên, Hoàng Tiến Tựu, Lê Chí Quế trong việc phân chia thể loại truyện cổ tích ra làm ba tiểu loại: truyện cổ t ích thần kỳ, truyện cổ tích sinh hoạt và truyện cổ tích về loài vật. 1.1. KHÁI QUÁT VỀ TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ 1.1.1. Khái niệm Là một bộ phận quan trọng, phong phú nhất của truyện cổ tích, tiểu loại truyện cổ tích thần kỳ chiếm một khối lượng tương đối đồ sộ trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam cũng như kho tàng truyện cổ tích trên thế giới. Về khái niệm truyện cổ tích thần kỳ thì cho đến nay ở Việt Nam việc quan niệm thế nào là truyện cổ tích thần kỳ vẫn chưa phải là hoàn toàn thống nhất. Trong quyển Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của mình, tác giả Nguyễn Đổng Chi đã gọi truyện có “nhiều yếu tố huyễn tưởng” là truyện cổ tích hoang đường. Trong cuốn Từ điển văn hóa dân gian của tác giả Nguyễn Ngọc Khánh – Phạm Minh Thảo – Nguyễn Vũ thì truyện cổ tí ch thần kỳ được định nghĩa: “Là những truyện có nhiều yếu tố hoang đường, có sự tham dự của nhiều lực lượng siêu nhiên (nhưng không phải là thần thoại)” [12; tr. 94]. 8
  17. Ý kiến của nhà nghiên cứu Chu Xuân Diên, Hoàng Tiến Tụ và Lê Chí Quế là: “Đó là việc coi truyện cổ tích thần kỳ là một tiểu loại của truyện cổ tích có những đặc điểm riêng về nhiều mặt, phân biệt nó với những tiểu loại khác như truyện cổ tích loài vật hay truyện cổ tích sinh hoạt; thể hiện ở việc xây dựng nhân vật, xây dựng cốt truyện, phương pháp phản ánh thực tại… trong đó tiêu chí cơ bản phân biệt các tiểu loại với nhau là vai trò quan trọng của yếu tố thần kỳ trong việc chi phối quá trình phát triển hệ thống tình tiết cốt truyện” [13; tr. 56]. Trong quyển Từ điển thuật ngữ văn học, các nhà nghiên cứu Lê Bá Hán, Trần Đình Sử và Nguyễn Khắc Huy đã đưa ra định nghĩa truyện cổ tích thần kỳ như sau: “Truyện cổ tích thần kỳ là một bộ phận quan trọng và tiêu biểu nhất của thể loại cổ tích. Ở loại truyện này nhân vật chính vẫn là con người trong th ực tại, nhưng các lực lượng thần kỳ, siêu nhiên có một vai trò quan trọng. Hầu như mọi xung đột trong thực tại giữa người với người điều bế tắc, không thể giải quyết nổi nếu thiếu yếu tố thần kỳ” [6; tr. 368]. Trong cuốn Đinh Gia Khánh tuyển tập, tập 1 – Văn học dân gian cũng như trong quá trình Văn học dân gian Việt Nam (với hai tác giả Chu Xuân Diên và Võ Quang Nhơn. NXB Giáo Dục 1998), nhà nghiên cứu Đinh Gia Khánh với quan niệm truyện cổ tích nào cũng có ít hay nhiều yếu tố thần kỳ tham dự, đã không xếp truyện cổ tích thần kỳ thành một tiểu loại riêng mà chỉ chia truyện cổ tích ra làm hai loại: truyện cổ tích lịch sử và truyện cổ tích thế sự. Từ ý kiến của các nhà nghiên cứu người viết xin đưa ra quan niệm của mình về vấn đề truyện cổ tích thần kỳ: Truyện cổ tích thần kỳ là một tiểu loại quan trọng và phong phú nhất của thể loại truyện cổ tích, với nhân vật trung tâm, đối tượng chính của sự phản ánh, miêu tả là con người. Ngoài ra, còn có sự góp mặt của một đối tượng quan trọng, phân biệt tiểu loại này với những tiểu loại truyện cổ tích khác (truyện cổ tích thế sự, truyện cổ tích về loài vật) đó chính là lực lượng thần kỳ. 1.1.2. Đặc điểm chung Truyện cổ tích thần kỳ là một thể loại quan trọng và phong phú n hất của thể loại truyện cổ tích. V ới nhân vật trung tâm, đối tượng chính của sự phản ánh, miêu tả là con người. Là những mâu thuẫn trong gia đình phụ quyền như mâu thuẫn giữa 9
  18. các chị em gái (truyện Lấy chồng Dê, truyện Tấm Cám, truyện Sọ Dừa…), giữa các anh em trai (truyện Cây Khế , truyện Hai anh em và con chó đá, truyện Đực rựa …), giữa mẹ ghẻ con chồng (truyện Tấm Cám, truyện Người dì ghẻ ác nghiệt hay là Sự tích con Dế…), vấn đề tình yêu hôn nhân như Sự tích Trầu cau, Sự tích đá vọng phu…, những quan hệ xã hội đặc biệt là quan hệ giữa giai cấp thống trị - những tên cường hào ác bá và giai cấp thống trị - những người nghèo nàn, thiếu thốn về vật chất phải đem thân ra làm thuê, làm mướn, đi ở đợ, những người nông dân chân lấm tay bùn, chất phát, lương thiện, hiền lành ( Sự tích con Khỉ, truyện Cây tre trăm đốt… ). Ngoài đối tượng trung tâm là con người còn có một yếu tố không kém phần quan trọng trong diễn biến và kết thúc câu truyện đó chính là lực lượng thần kỳ. Ngoài việc đóng vai trò quan trọng trong kết cấu của quá trình dẫn dắt câu chuyện, nó còn là phương tiện hỗ trợ cho hoạt động của con người. Đó là những ông Bụt, bà Tiên, Hòn ngọc ước, cây gậy với những biến hóa thần kỳ làm thay đổi cuộc đời và số phận của con người. Những ông tiên, Ngọc Hoàng đặc biệt là tầng số xuất hiện cao của ông Bụt luôn là những vị cứu tinh xuất hiện kịp thời và đúng lúc của những con người bất hạnh, nghèo nàn nhưng tốt bụng, lương thiện. Tác giả dân gian đã dùng lực lượng thần kỳ để thắt nút, mở nút câu truyện mà không cần biết có hợp lý hay không nhưng chính nó đã tạo nên bao điều kỳ thú, bao cảm xúc ngọt ngào làm thi vị hóa cuộc đời đầy rẫy những bất công ngang trái của chế độ phân chia giai cấp, chế độ người bó c lột người này. 1.1.3. Phân loại truyện cổ tích thần kỳ Có nhiều cách để phân loại truyện cổ tích thần kỳ, ở đây người viết sẽ phân loại kiểu truyện này theo đặc điểm của nhân vật chính trong truyện. Theo cách phân loại này, truyện cổ tích thần kỳ được chia thành hai nhóm truyện khác nhau: Nhóm truyện về nhân vật tài giỏi, dũng sĩ Nhóm truyện về nhân vật bất hạnh 1.1.3.1. Nhóm truyện về nhân vật tài giỏi dũng sĩ Truyện về nhân vật tài giỏi, dũng sĩ là một kiểu truyện khá hấp dẫn trong hệ thống các nhóm truyện cổ tích. Như tên gọi của nhóm truyện, nhân vật chính trong 10
  19. truyện là nhân vật có tài đặc biệt, phi thườ ng, kỳ vĩ về một hay nhiều lĩnh vực nào đó. Nội dung của truyện thường kể về những cuộc phiêu lưu ly kì, hấp dẫn của các nhân vật chính. Cuối cùng nhân vật chính lập chiến công, tiêu diệt cái ác, bảo vệ cái thiện, mưu cầu hạnh phúc cho con người. Trong kiể u truyện này, nhân vật chính của truyện là nhân vật tài giỏi, dũng sĩ được chia ra làm hai dạng: Dạng thứ nhất: nhân vật chính là nhân vật có nguồn gốc xuất thân thần kỳ nên luôn là những con người xuất chúng, hơn người bởi những khả năng và tài nghệ phi thường của mình. Cốt truyện dù đơn giản hay phức tạp, kết cấu của nó vẫn thường xoay quanh trục gồm ba nhân vật chính: dũng sĩ, yêu quái và cô gái đẹp. Trong đó, có sự xuất hiện một số nét đặc trưng tương ứng của thần thoại và những nghi lễ cổ của con người nguyên thủy: cuộc đấu tranh giữa người với yêu quái, tục bắt cóc phụ nữ, lễ hiến tế… Tuy nhiên nó vẫn nằm trong khuôn khổ của truyện cổ tích về sự nổi bật của yếu tố hoang đường, vì đối tượng chính của sự phản ánh vẫn là con người cùng với kết thúc có hậ u của nó. Tiêu diệt mãng xà, Bốn anh tài, Anh em sinh năm, Ba chàng thiện nghệ … là những câu chuyện kể về những chiến công oanh liệt của những nhân vật chính, những con người kỳ vĩ, phi thường, cộng với sự toàn vẹn về tài đức…. Trong kiểu truyện này, hấp d ẫn và thu hút người đọc, người nghe nhất không thể không nhắc đến nhân vật Thạch Sanh và những chiến công kỳ vĩ, phi thường của anh trong câu chuyện cùng tên. Thạch Sanh từ nhỏ đã sống trong cảnh mồ côi, đơn độc và thiếu thốn. Vốn cô độc từ tấm bé cho nên khi được sự chăm sóc nhiệt tình của Lý Thông, Thạch Sanh đã vui vẻ nhận lời Lý Thông từ giã gốc đa về ở dưới mái nhà họ Lý. Nhưng chàng đâu biết rằng, Lý Thông vốn là con người xảo quyệt, gian tham và thủ đoạn. Hắn đã nhận thấy được sự thật thà của Thạch S anh và có ý muốn lợi dụng chàng. Truyện còn lôi cuốn đọc giả bởi mâu thuẫn giữa một bên là mẹ con Lý Thông, đại diện cho sự gian xảo, tham lam, đại diện cho cái ác và một bên là Thạch Sanh, đại diện cho tài năng đức độ và cái thiện. Để bảo vệ cho quyền l ợi của mình, Lý Thông đã bao lần đẩy Thạch Sanh vào sự khó khăn, nguy hiểm và thậm 11
  20. chí là cái chết. Triết lý: “ở hiền gặp lành” hay “ác lai ác báo” muôn đời nay đã được nhân dân ta xem trọng và đưa và truyện cổ tích thần kỳ một cách linh hoạt và hiệu quả, bằng triết lý ấy tác giả dân gian đã để cho Thạch Sanh nhiều lần thoát nạn, cuối cùng được kết duyên cùng Quỳnh Nga công chúa. Lên ngôi vua trị vì đất nước – một đất nước thanh bình, thịnh trị với một ông vua tài ba và lương thiện như Thạch Sanh. Còn Lý Thông, một tên đại gian, đại ác cùng với người mẹ cũng không kém phần gian ác của hắn đã bị trừng trị một cách thích đáng. Nhưng tác giả dân gian đã không cho Thạch Sanh, một con người đại diện cho sự toàn diện, toàn mỹ về nhân phẩm ra tay trừng trị mẹ con Lý Thông mà để cho thần Sét đánh chết. Qua đó nhân dân ta một lần nữa khẳng định sự lương thiện vị tha của Thạch Sanh đồng thời cũng khẳng định tội ác của mẹ con Lý Thông, tội ác ấy đến trời đất còn nổi giận, còn không thể đứng yên mà phải ra tay diệt trừ m ột cách thích đáng. Các nhân vật chính trong các câu chuyện luôn là những nhân vật tiêu biểu, đại diện cho ước mơ và nguyện vọng của nhân dân ta về một lý tưởng về đạo đức, tài năng, sức khỏe…. Dạng thứ hai: nhân vật chính lúc đầu vốn là những con người bì nh thường vốn bản tính chất phát, lương thiện và hay giúp đỡ người khác. Nên họ đã nhận được sự giúp đỡ của những lực lượng thần kỳ và đã được đổi đời. Như nhân vật tên Triều trong câu chuyện Chiếc áo tàng hình vốn xuất thân từ một anh chàng chày lưới nghè o khó nhưng bản tính lại lương thiện hay giúp đỡ người khác nên đã được ông tiên ban thưởng cho chiếc áo tàng hình. Và kể từ đấy, những cuộc phiêu lưu ly kỳ, hấp dẫn của nhân vật liên tiếp diễn ra, nhân vật đã sử dụng chiếc áo tàng hình của mình với mục đí ch là hướng thiện và diệt trừ cái ác: “thấy người nghèo nhan nhản khắp phố phường, anh lẻn vào kho tàng của nhà vua lấy của ra phân phát cho họ ”. Chiến công oanh liệt nhất của anh ở cuối truyện là chiến công tiêu diệt được kẻ thù, tiêu diệt bọn giặc ngoại xâm giữ gìn nền độc lập cho đất nước. Tóm lại: Dù ở dạng thứ nhất hay dạng thứ hai thì nhân vật chính của truyện những con người tài giỏi, dũng sĩ ấy luôn là những đại diện tiêu biểu nhất, sáng giá nhất về đạo đức, về tài năng của con người. Những nhân vật chính này là đại diện 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2