Khóa luận tốt nghiệp: Quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội giai đoạn 2015 - 2025 (Nguyễn Thị Giang)
lượt xem 54
download
Nhằm khắc phục những khó khăn và phát huy được lợi thế nhằm đưa nền kinh tế xã hội của xã Yên Sở phát triển một cách bền vững, ổn định, lâu dài và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung khóa luận tốt nghiệp "Quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội giai đoạn 2015-2025". Hy vọng đây là tài liệu tham khảo phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu hữu ích cho các bạn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội giai đoạn 2015 - 2025 (Nguyễn Thị Giang)
- LỜI MỞ ĐẦU Trong bốn năm học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Lâm nghiệp, tôi đã được trang bị nhiều kiến thức về khoa học nói chung và khoa học lâm nghiệp nói riêng. Để hệ thống hóa lại kiến thức đã học, đồng thời bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học và thực tế sản xuất, được sự đồng ý của khoa Lâm học – trường Đại học Lâm nghiệp, tôi tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp với chuyên đề: “Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở huyện Hoài Đức – T.P Hà Nội giai đoạn 2015 – 2025”. Lời mở đầu cho phép tôi được gửi lời cảm ơn tới tất cả thầy, cô giáo trong Ban giám hiệu nhà trường, khoa Lâm học và các thầy cô trong bộ môn điều tra quy hoạch rừng, những người đã trực tiếp dạy dỗ, rèn luyện cho tôi cả về đạo đức và kiến thức cần có của một người làm công tác khoa học trong những năm tháng tôi là sinh viên dưới mái trường Đại học Lâm nghiệp. Đặc biệt, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới sự hướng dẫn nhiệt tình quý báu và đầy trách nhiệm của thầy giáo – người đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp: GS.TS. Trần Hữu Viên. Cũng nhân dịp này, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn tới Ủy ban nhân dân xã Yên Sở huyện Hoài Đức T.P Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi tốt cho tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Mặc dù đã rất cố gắng và nỗ lực, nhưng vì bị hạn chế bởi thời gian cũng như kiến thức, kinh nghiệm của bản thân nên bài khóa luận này của tôi không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ phía các thầy cô, qua đó sẽ giúp tôi học hỏi thêm kinh nghiệm và hoàn thiện hơn bài khóa luận của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn!
- Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Giang MỤC LỤC Trang PHỤ BIỂU
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Giải nghĩa 1 FAO Tổ chức nông nghiệp và lương thực liên hợp quốc 2 NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn 3 PRA Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân 4 UBND Ủy ban nhân dân 5 VSMT Vệ sinh môi trường 6 HTX Hợp tác xã 7 TTCN XD Tiểu thủ công nghiệp – xây dựng 8 TNHH Trách nhiệm hữu hạng 9 CNHHĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa 10 NLKH Nông lâm kết hợp 11 NXB Nhà xuất bản 12 LNXH Lâm nghiệp xã hội
- DANH MỤC CÁC BIỂU
- ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, tài nguyên thiên nhiên của thế giới cũng như Việt Nam đã và đang bị thu hẹp về diện tích, giảm sút về chất lượng. Tình trạng môi trường ngày càng bị suy thoái, ô nhiễm nghiêm trọng dẫn đến thiên tai, hạn hán, lũ lụt, dịch bệch xảy ra ngày một tăng cao. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do áp lực về dân số, kéo theo nhiều hoạt động sản xuất kinh tế diễn ra mạnh mẽ, đồng thời phát triển các ngành công nghiệp, sự đô thị hóa với tốc độ nhanh chóng. Chính vì vậy, việc quy hoạch, sử dụng hợp lý và bền vững các nguồn tài nguyên cũng như xây dựng nền nông lâm nghiệp bền vững không còn là trách nhiệm riêng của một quốc gia nào mà là công việc chung của toàn nhân loại. Những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách ưu tiên cho phát triển nông thôn tại các khu vực vùng sâu vùng xa, vùng đồng bằng như chương trình 135, chính sách hỗ trợ người dân về giống, phân bón, dồn điền đổi thửa, chương trình phát triển bền vững, cho người dân vay vốn phát triển nông lâm nghiệp với lãi suất thấp… Sau thời gian những chính sách ấy đi vào đời sống, đã cho thấy có sự chuyển mình mạnh mẽ, bước đầu đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, những kết quả đó chưa xứng đáng với tiềm năng và lợi thế của nước ta, nông nghiệp đã phát triển nhưng vẫn còn manh mún thiếu quy hoạch nên chưa phát huy được tiềm năng của một nước nông nghiệp, lâm nghiệp. Dù bước đầu đáp ứng được cuộc sống của người dân, nhưng lợi nhuận đem lại từ nghề rừng chưa cao, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất, chuyển giao khoa học kĩ thuật còn hạn chế, cơ sở hạ tầng thấp kém, tỷ lệ hộ nghèo cao ảnh hưởng đến môi trường và phát sinh nhiều bức xúc. Yên Sở là xã thuộc huyện Hoài Đức – T.P Hà Nội, là một xã nằm bên sông Đáy, thuận lợi cho việc sản xuất nông lâm nghiệp. Là huyện có thế
- mạnh phát triển công nghiệp – đô thị, dịch vụ nhưng huyện vẫn còn trên 80% dân số sống dựa vào nông nghiệp. Diện tích đất nông lâm nghiệp khoảng 314,05 ha, xã Yên Sở được chọn xây dựng mô hình nông thôn mới của huyện, không chỉ phát triển nông lâm nghiệp truyền thống, thuần túy mà còn hướng tới công nghệ cao; tiến hành tổ chức lại sản xuất, gắn nền nông lâm nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ và xây dựng đô thị. Nền sản xuất nông lâm nghiệp của xã đang được chú trọng đầu tư phát triển, năng suất không ngừng tăng lên, nâng cao đời sống của bà con trong toàn xã. Tuy nhiên, nền sản xuất nông lâm nghiệp của xã còn tồn tại nhiều khuyết điểm: Khai thác sử dụng đất vẫn chưa hợp lý, trình độ khoa học còn yếu kém, tư liệu sản xuất đơn giản, kỹ thuật canh tác truyền thống, một số vùng vẫn còn độc canh cây lúa… Vậy vấn đề đặt ra là cần khắc phục những khó khăn đó, để phát huy được lợi thế nhằm đưa nền kinh tế xã hội của xã phát triển một cách bền vững, ổn định, lâu dài và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Xuất phát từ những thực trạng trên tôi tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp: “Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở huyện Hoài Đức – T.P Hà Nội giai đoạn 2015 2025”.
- PHẦN 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Sản xuất nông lâm nghiệp có vai trò và tầm quan trọng rất lớn đối với đời sống của con người. Nhằm phát huy tối đa hiệu quả sản xuất nông lâm nghiệp đã có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện trên khắp các Châu lục, tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đặc biệt là những nghiên cứu về quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, quy hoạch sử dụng đất. Những nghiên cứu này mặc dù đã được thực hiện trên nhiều khía cạnh, đối tượng khác nhau song đến thời điểm này thì tất cả các công trình nghiên cứu đều hướng tới mục đích chính là sử dụng đất đai, phát triển nông lâm nghiệp một cách hiệu quả và bền vững. 1.1. Trên thế giới Trên thế giới quy hoạch phát triển nông thôn đã được đề cập và nhắc tới từ rất sớm. Mô hình sử dụng đất đầu tiên là du canh, đó là những hệ thống nông nghiệp trong đó đất đã được phát quang để canh tác trong một thời gian ngắn hơn thời gian bỏ hóa (Conklin 1957). Mô hình SALT1 (Sloping Agriculture Land Technology) với c ơ cấu 25% cây lâm nghiệp + 25% cây lưu niên + 50% cây nông nghiệp hàng năm. Mô hình SALT2 (Sim pleagro – Livestoch Technology) với cơ cấu 40% nông nghiệp + 20% lâm nghiệp + 20% công nghiệp + 20% làm nhà ở và chuồng trại. Mô hình SALT3 (Sustainable agor – forest land Technology) với c ơ cấu 40% nông nghiệp + 60% lâm nghiệp.
- Mô hình SALT4 (Small Agro – Fruit Likelihood Technology) với cơ cấu 60% lâm nghiệp + 15% nông nghiệp + 25% cây ăn quả. Các mô hình canh tác nông nghiệp bền vững trên đất dốc có sự phối hợp hài hòa giữa cây nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc đều dựa trên cơ sở có sự nghiên cứu phân bố các loại đất đai một cách hợp lý, khoa học nhằm tạo ra hiệu quả kinh tế cao nhất và bền vững nhất về mặt môi trường sinh thái. Quy hoạch nông lâm nghiệp được xác định là một chuyên ngành bắt đầu bằng việc quy hoạch vùng từ thế kỷ XVII theo Orschowy vào thời gian này quy hoạch quản lý rừng, nông nghiệp và lâm sinh ở Châu Âu phát triển ở mức cao trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất. Quy hoạch vùng nông nghiệp là một biện pháp tổng hợp của Nhà nước về phân bố và phát triển lực lượng sản xuất trên lãnh thổ các vùng hành chính, nông nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về phát triển tất cả các ngành kinh tế trong vùng. Quy hoạch vùng nông nghiệp là giai đoạn kết thúc của kế hoạch hóa tương lai của Nhà nước một cách chi tiết sự phát triển và phân bố lực lượng sản xuất theo lãnh thổ của các vùng, là biện pháp xác định các xí nghiệp chuyên môn hóa một cách hợp lý. Là biện pháp sử dụng đất đai, lợi dụng các yếu tố tự nhiên, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật… Sự phát triển của quy hoạch lâm nghiệp gắn liền với sự phát triển kinh tế Tư bản chủ nghĩa. Do công nghiệp và giao thông vận tải phát triển, nhu cầu về gỗ ngày càng tăng. Sản xuất gỗ đã tách khỏi nền kinh tế địa phương của chế độ phong kiến và bước vào thời đại kinh tế hàng hóa Tư bản chủ nghĩa. Thực tế sản xuất lâm nghiệp đã không còn bó hẹp trong việc sản xuất gỗ đơn thuần mà cần phải có ngay những lý luận và biện pháp nhằm đảm bảo thu hoạch lợi nhuận lâu dài cho các chủ rừng. Chính
- hệ thống hoàn chỉnh về lý luận quy hoạch lâm nghiệp đã được hình thành trong hoàn cảnh như vậy. Đến đầu thế kỷ XVIII, phạm vi quy hoạch lâm nghiệp mới chỉ dừng lại ở giải quyết việc “Khoanh khu chặt luân chuyển”, có ý nghĩa là đem trữ lượng hoặc diện tích tài nguyên rừng chia đều cho từng năm của chu kì khai thác và tiến hành khoanh khu chặt luân chuyển theo trữ lượng hoặc theo diện tích. Phương pháp này phục vụ cho phương thức kinh doanh rừng chồi, chu kì khai thác ngắn. Sau cách mạng công nghiệp, vào thế kỷ XIX, phương thức kinh doanh rừng chồi được thay thế bằng phương thức kinh doanh rừng hạt với chu kì khai thác dài, phương thức kinh doanh “Khoanh khu chặt luân chuyển” nhường chỗ cho phương thức “chia đều” của Harting. Ông đã chia chu kì khai thác thành nhiều thời kì lợi dụng và trên cơ sở đó khống chế lượng chặt hàng năm. Đến năm 1816, xuất hiện phương pháp khai thác “phân kì lợi dụng” của H.cotta và cũng lấy đó để khống chế lượng chặt hàng năm. Sau đó, phương pháp “bình quân thu hoạch” ra đời. Quan điểm phương pháp này là giữ đều mức thu hoạch trong kì khai thác hiện tại, đồng thời vẫn đảm bảo thu hoạch được liên tục trong chu kì sau. Đến cuối thế kỷ XIX xuất hiện phương pháp “lâm phần kinh tế” của Judeich, phương pháp này khác với phương pháp “bình quân thu hoạch” về căn bản. Judeich cho rằng những lâm phần nào đảm bảo thu hoạch được nhiều tiền nhất sẽ được đưa vào diện khai thác. Hai phương pháp “lâm phần kinh tế” và “bình quân thu hoạch” chính là tiền đề của hai phương pháp tổ chức rừng khác nhau và tổ chức kinh doanh. Theo FAO đã định nghĩa về đất đai như sau: “Đất đai là một tổng thể vật chất bao gồm cả sự kết hợp giữa địa hình và không gian tự nhiên của tổng thể vật chất đó”. Về mặt bản chất cần được xác định dựa trên quan điểm nhận thức, đất đai là đối tượng của các mối quan hệ sản xuất trong tất cả lĩnh vực. Việc
- sử dụng nguồn đất đai được coi như là việc sử dụng tư liệu sản xuất đặc biệt, nó gắn với sự phát triển kinh tế xã hội. Quy hoạch là sự phân bố, bố trí, sắp xếp, tổ chức một cách hợp lý có khoa học các mục tiêu sử dụng đất và đề xuất sử dụng đất theo một trật tự nhất định trong một lãnh thổ, khu vực hoặc một địa phương để đạt được hiệu quả cao nhất về mặt sử dụng đất. Đã có rất nhiều tài liệu nghiên cứu định nghĩa về quy hoạch sử dụng đất khác nhau. Theo Dent (1988 1993): “Quy hoạch sử dụng đất như là phương tiện giúp cho lãnh đạo quyết định sử dụng đất đai như thế nào thông qua việc đánh giá có hệ thống cho việc chọn mẫu hình trong sử dụng đất đai, mà trong sự lựa chọn này sẽ đáp ứng với những mục tiêu riêng biệt, và từ đó hình thành nên chính sách và chương trình cho sử dụng đất đai”. Theo Mohammed (1999): “Những từ vựng kết hợp với những định nghĩa về quy hoạch sử dụng đất đai là hầu hết đều đồng ý chú trọng và giải đoán những hoạt động như là một tiến trình xây dựng quyết định cấp cao. Do đó quy hoạch sử dụng đất, trong một thời gian dài với quyết định từ trên xuống nên cho kết quả là nhà quy hoạch bảo người dân phải làm những gì”. Trong phương pháp tổng hợp và người sử dụng đất đai là trọng tâm thì định nghĩa về quy hoạch sử dụng đất đai được đổi lại như sau: “Quy hoạch sử dụng đất là một tiến trình xây dựng những quyết định để đưa đến những hành động trong việc phân chia đất đai cho sử dụng để cung cấp những cái có lợi bền nhất” (FAO, 1995). Với cái nhìn về quan điểm khả năng bền vững thì chức năng của quy hoạch sử dụng đất là hướng dẫn sự quyết định trong sử dụng đất đai để làm sao trong nguồn tài nguyên đó được khai thác có lợi cho con người, nhưng đồng thời cũng được bảo vệ cho tương lai. Cung cấp những thông tin tốt liên quan đến nhu cầu và sự chấp
- nhận của người dân, tiềm năng thực tại của nguồn tài nguyên và những tác động đến môi trường có thể có của những sự lựa chọn là một yêu cầu đầu tiên cho tiến trình quy hoạch sử dụng đất đai thành công. 1.2. Trong nước Quy hoạch nông nghiệp huyện được tiến hành ở hầu hết các huyện, là một quy hoạch ngành bao gồm cả nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủ công nghiệp và công nghiệp chế biến, nhiệm vụ chủ yếu của quy hoạch nông nghiệp huyện là: Trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện căn cứ vào dự án phát triển, phân bố lực lượng sản xuất và phân vùng nông nghiệp tỉnh hoặc thành phố đã được phê duyệt, xác định phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu phát triển nông nghiệp và xây dựng các biện pháp nhằm thực hiện được các mục tiêu đó theo hướng chuyên môn hóa tập trung kết hợp phát triển tổng hợp nhằm thực hiện 3 mục tiêu nông nghiệp là giải quyết lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp và nông sản xuất khẩu ổn định. Hoàn thiện phân bổ sử dụng đất đai cho các đối tượng sử dụng đất nhằm sử dụng đất đai được hiệu quả cao, đồng thời bảo vệ và nâng cao được độ phì nhiêu của đất. Tạo điều kiện để ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Tính vốn đầu tư cơ bản và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch. Quy hoạch lâm nghiệp liên quan rất nhiều đến các hoạt động sản xuất của các ngành khác và nó được đặt trong bối cảnh phát triển kinh tế, xã hội của vùng, khu vực cũng như nhu cầu của từng địa phương, do đó phương án quy hoạch cần xem xét mối quan hệ này, đặc biệt xuất phát từ thực tế. Hiện nay chúng ta đã có nhiều thay đổi trong cách tiếp cận trong xây dựng phương án
- quy hoạch, thay vì các quy hoạch thường do một nhóm chuyên gia xây dựng trên cơ sở các luận cứ khoa học về rừng, đất… thường bỏ quên mối quan hệ với dân cư tại chỗ, chúng ta đã từng bước tổ chức quy hoạch ở cấp xã với sự tham gia của nhiều bên liên quan. Quy hoạch lâm nghiệp được áp dụng ở nước ta từ thời Pháp thuộc. Như việc xây dựng phương án điều chế rừng chồi, sản xuất củi, điều chế rừng Thông theo phương pháp điều chế hạt… Đến năm 1955 1957 tiến hành sơ thám và mô tả ước lượng tài nguyên rừng.Năm 1958 1959 tiến hành thống kê trữ lượng rừng miền Bắc. Mãi đến năm 1960 1964 công tác quy hoạch lâm nghiệp mới áp dụng ở miền Bắc. Từ năm 1965 đến nay, lực lượng quy hoạch lâm nghiệp ngày càng được tăng cường và mở rộng. Viện điều tra quy hoạch rừng kết hợp chặt chẽ với lực lượng điều tra quy hoạch của các Sở lâm nghiệp (nay là Sở NN&PTNT) không ngừng cải tiến phương pháp điều tra, quy hoạch lâm nghiệp của nước ngoài cho phù hợp với trình độ và điều kiện tài nguyên rừng ở nước ta. Năm 1994, Tổng cục địa chính đã xây dựng kế hoạch và triển khai công tác quy hoạch sử dụng đất trên quy mô cả nước giai đoạn 1995 2000. Trong đó việc lập kế hoạch giao đất nông nghiệp, lâm nghiệp cho rừng để sử dụng vào mục đích khác cũng như đề cập đến. Báo cáo đánh giá tổng quát hiện trạng sử dụng đất và định hướng phát triển đến năm 2000 làm căn cứ để các địa phương, các ngành thống nhất triển khai công tác quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất. Nguyễn Xuân Quát (1996), đã phân tích tình hình sử dụng đất đai và đề xuất mô hình sử dụng đất tổng hợp bền vững, mô hình khoanh nuôi và phục hồi rừng ở Việt Nam. Đồng thời đưa ra những tập đoàn cây trồng
- thích hợp cho các mô hình sử dụng đất tổng hợp bền vững trong công trình nghiên cứu “Sử dụng đất tổng hợp và bền vững”. Phương pháp tiếp cận nông thôn có người dân tham gia được đề cập trong chương trình tập huấn dự án hỗ trợ lâm nghiêp của trường Đại học Lâm nghiệp: Lý Văn Trọng, Nguyễn Bá Ngãi, Nguyễn Nghĩa Biên và Trần Ngọc Bình (1997) đã phối hợp với các chuyên gia trong và ngoài nước biên soạn. Song song với việc tiến hành áp dụng các công tác quy hoạch lâm nghiệp trong thực tiễn sản xuất, môn quy hoạch lâm nghiệp cũng đã được đưa vào giảng dạy ở các trường Đại học. Nội dung của giáo trình chủ yếu phục vụ cho việc tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức cho rừng đồng tuổi với ít loài cây chưa phù hợp với điều kiện lập địa nước ta có một bộ phận rất lớn rừng tự nhiên khác tuổi với nhiều loài cây. Đồng thời mới chỉ dừng lại ở tổ chức kinh doanh mà chưa giải quyết sâu sắc về tổ chức và quản lý rừng. Tài liệu tập huấn về quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp có sự tham gia của người dân, GS.TS Trần Hữu Viên (1999) đã kết hợp phương pháp quy hoạch sử dụng đất trong nước và của một số dự án quốc tế đang áp dụng tại một số vùng có dự án tại Việt Nam. Trong đó tác giả đã trình bày về khái niệm và nguyên tắc chỉ đạo quy hoạch sử dụng đất và giao đất có người dân tham gia. Theo chiến lược Phát triển Lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2006 2020 một trong những tồn tại mà Bộ NN&PTNT đánh giá là: “Công tác quy hoạch nhất là quy hoạch dài hạn còn yếu và chậm đổi mới, chưa kết hợp chặt chẽ với quy hoạch của các ngành khác, còn mang nặng tính bao cấp và thiếu tính khả thi. Chưa quy hoạch ba loại rừng hợp lý và chưa thiết lập được lâm phận ổn định trên thực địa”. Đây cũng là nhiệm vụ nặng nề và cấp bách đối với ngành lâm nghiệp của nước ta hiện nay.
- Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được chính phủ phê duyệt với nội dung: Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp (bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản) phải theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh, hiệu quả và tính bền vững của nền nông nghiệp, kết hợp ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ, gắn kết chặt chẽ sản xuất với công nghiệp bảo quản, chế độ và thị trường tiêu thụ; tích tụ ruộng đất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn, có hệ thống chính sách đảm bảo huy động cao các nguồn lực xã hội, trước hết là đất đai, lao động, rừng và biển, phát huy sức mạnh hội nhập quốc tế và hỗ trợ của nhà nước. Trên cơ sở xây dựng các phương pháp và nghiên cứu áp dụng những thành tựu đạt được của thế giới vào thực tiễn ở nước ta trong lĩnh vực quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp đã và đang có nhiều công trình được tiến hành tại hầu hết các vùng miền, các địa phương trong cả nước mang lại hiệu quả lớn cho người dân từ đó phát triển kinh tế xã hội. 1.3. Các văn bản chính sách của Đảng và nhà nước liên quan đến quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp Hiến pháp của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 nêu: “Nhà nước thống nhất quyền quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật bảo đảm sử dụng đúng mục đích và hiệu quả. Nhà nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài”. Thông tư số 30/2004/TTBTNMT ngày 01/11/2004 về việc hướng dẫn điều chỉnh thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Luật bảo vệ và phát triển rừng được quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 6 thông qua Luật số: 29/2004/QH11 ngày 03/12/2004.
- Nghị định 69/2009/NĐCP của Chính phủ, ngày 13/8/2009 về quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Thông tư số 07/2010/TTBNNPTNT ngày 08/02/2010 hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Quyết định số 800/QĐTTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt chương trình mục tiệu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020. Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 20062020. Nghị định 64/CP, nghị định 01/CP, nghị định 02/CP của Thủ tướng Chính phủ về giao đất nông lâm nghiệp và khoán bảo vệ rừng cho các tổ chức và hộ gia đình. Luật đất đai năm 2013. Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLTBNNPTNTBTCBKHĐT ngày 16/10/2013 về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 01/2012/QĐTTg ngày 9/01/2012 của thủ tướng chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Thông tư 28/2014/TTBTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 02 tháng 06 năm 2014 về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Quyết định số 124/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông lâm nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
- PHẦN 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu tổng quát Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế cho xã Yên Sở huyện Hoài Đức – T.P Hà Nội nói riêng và phát triển kinh tế cho xã hội nói chung giai đoạn 2015 2025. 2.1.2. Mục tiêu cụ thể Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình quản lý sử dụng đất đai tài nguyên của xã Yên Sở làm cơ sở cho công tác quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp. Đề xuất quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp xã Yên Sở huyện Hoài Đức – T.P Hà Nội giai đoạn 2015 2025 góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái tại địa phương. 2.1.3. Đối tượng, phạm vi, giới hạn nghiên cứu Đối tượng: Hiện trạng sử dụng đất đai tài nguyên nông lâm nghiệp của xã Yên Sở huyện Hoài Đức – T.P Hà Nội. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tại địa bàn xã Yên Sở huyện Hoài Đức – T.P Hà Nội. Giới hạn: Tập trung đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai tài nguyên nông lâm nghiệp làm cơ sở quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp xã Yên Sở Hoài Đức – Hà Nội giai đoạn 2015 – 2025. 2.2. Nội dung nghiên cứu 2.2.1. Điều tra phân tích điều kiện cơ bản của xã Yên Sở Điều kiện cơ bản của xã: tự nhiên, kinh tế xã hội. Hiện trạng sử dụng đất đai, tài nguyên nông lâm nghiệp.
- Đánh giá, phân tích thuận lợi, khó khăn của điều kiện cơ bản đến phát triển sản xuất nông lâm nghiệp. Định hướng sử dụng đất của xã trong giai đoạn 2015 – 2025. Phân tích thị trường nông lâm sản trên địa bàn xã Yên Sở. Dự báo các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội. 2.2.2. Quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp Xác định căn cứ, phương hướng, mục tiêu phát triển sản xuất nông lâm nghiệp. Quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp xã Yên Sở đến năm 2025. Quy hoạch các biện pháp phát triển sản xuất nông lâm nghiệp. Phân kỳ quy hoạch và kế hoạch thực hiện. Ước tính vốn đầu tư và hiệu quả kinh tế cho phương án quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp. Đề xuất giải pháp tổ chức thực hiện phương án quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu 2.3.1.1. Phương pháp kế thừa Phương pháp thu thập và kế thừa có chọn lọc các tài liệu liên quan tới vấn đề phát triển sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn xã Yên Sở được cập nhập qua các thời kỳ và trong năm, về các tài liệu có liên quan sau: + Tài liệu về điều kiện tự nhiên của xã: Vị trí địa lý, đặc điểm về điều kiện khí hậu, thủy văn, địa hình, đất đai… + Tài liệu về điều kiện kinh tế xã hội: Dân số, lao động, thực trạng cơ sở hạ tầng, trồng trọt, chăn nuôi và xu hướng phát triển… + Tài liệu về tình hình sử dụng đất sản xuất nông lâm nghiệp của xã. + Tài liệu về hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông lâm nghiệp của xã
- + Các chương trình dự án đã, đang và sẽ đầu tư tại xã. Các số liệu thống kê về đất đai và cơ sở hạ tầng. + Thu thập hệ thống bản đồ số và bản đồ giấy 2.3.1.2. Phương pháp điều tra ngoài thực địa Phương pháp này dùng để kiểm tra tính kế thừa chọn lọc các số liệu có sẵn đồng thời thu thập tài liệu, tìm hiểu hiện trạng sản xuất… bổ sung các tính chất chưa đầy đủ hoặc chưa được cập nhật. Điều tra thực địa về các loại hình sử dụng đất trong địa bàn. Điều tra hiệu quả các mô hình sản xuất, cây trồng vật nuôi trên địa bàn xã nghiên cứu… 2.3.1.3. Phương pháp PRA Phỏng vấn các cán bộ khuyến nông của xã và người dân xung quanh khu vực nghiên cứu nhằm thu thập nguồn thông tin của cư dân địa phương trong việc phát hiện những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên: + Gặp gỡ trao đổi thông tin với cán bộ phòng ban của xã, huyện về tình hình sản xuất nông lâm nghiệp, tình hình kinh tế xã hội. + Kinh tế hộ, mức thu nhập bình quân của từng hộ trong xã Yên Sở… + Tập quán canh tác, mức độ ưu tiên lựa chọn các loài cây trồng hiện nay. Để xác định được những thuận lợi, khó khăn trong việc đề xuất các loài cây trồng và mô hình sản xuất nông lâm nghiệp phù hợp với địa phương nghiên cứu. 2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu Trên cơ sở phân tích, tính toán, xử lý tổng hợp tài liệu sẵn có và thu thập số liệu ngoài thực tế, chúng ta tiến hành tổng hợp và đánh giá cơ sở cho việc quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn xã: 2.3.2.1. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
- Phân tích SWOT để đánh giá hiện trạng sử dụng đất từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp. S (Strength): Điểm mạnh W (Weakness): Điểm yếu S W O (Opprtunities): Cơ hội O T T (Threats): Thách thức 2.3.2.2. Phương pháp tổng hợp phân tích thông tin về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội Sau khi thu thập được các số liệu từ UBND xã Yên Sở, các phòng ban có liên quan và bổ sung bằng việc điều tra trực tiếp ngoài thực địa, các thông tin được tổng hợp và phân tích những thuận lợi, khó khăn về điều kiện cơ bản của xã đối với sản xuất nông – lâm nghiệp và các số liệu về hiện trạng sử dụng đất, cơ cấu kinh tế xã qua các năm, thống kê về các loài cây trồng, vật nuôi được tổng hợp, phân tích theo các nhóm và các biểu sau: + Về điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu thủy văn… + Điều kiện kinh tế xã hội: Dân số, lao động, cơ sở hạ tầng, tình hình sản xuất nông lâm nghiệp… + Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất được xây dựng bằng phần mềm Mapinfo, Microstation. Biểu 3.1: Biểu hiện trạng sử dụng đất STT Mục đích sử dụng Mã Diện tích Tỷ lệ (ha) (%) 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 2 Nhóm đất phi nông PNN nghiệp 3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD Tổng diện tích đất tự nhiên
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quy hoạch chi tiết xây dựng trung tâm thị trấn Phát Diệm - huyện Kim Sơn - tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2009-2020
84 p | 971 | 367
-
Khoá luận tốt nghiệp Hệ thống thông tin địa lý: Xây dựng WebGIS tra cứu thông tin quy hoạch sử dụng đất tại thành phố Bến Tre - Tỉnh Bến Tre
82 p | 184 | 45
-
Khóa luận tốt nghiệp: Lập kế hoạch marketing thương mại điện tử cho Công ty TNHH Phần mềm Tâm Phát
58 p | 32 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Tìm hiểu các di tích thờ danh nhân văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm ở huyện Vĩnh Bảo – TP Hải Phòng - phục vụ phát triển du lịch
82 p | 135 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) và phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh
49 p | 62 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật học: Pháp luật về quy hoạch đô thị ở Việt Nam qua thực tiễn thi hành tại thành phố Hà Nội
81 p | 36 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp Kỹ thuật môi trường: Đánh giá hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện An Lão, thành phố Hải Phòng
69 p | 61 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tối ưu hóa môi trường nuôi cấy chủng Lactobacillus plantarum NT1.5 bằng phương pháp quy hoạch thực nghiệm
86 p | 108 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thống
102 p | 58 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Lập kế hoạch marketing thương mại điện tử cho sản phẩm Sapo Pos của Công ty Cổ phần Công nghệ Sapo
77 p | 48 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Xuất Nhập khẩu Thái Hưng
57 p | 30 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại - Dịch vụ - Kỹ thuật Gia Khang giai đoạn 2014-2018
110 p | 27 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác hoạch định tại Công ty cổ phần dịch vụ di động Thế Hệ Mới
69 p | 30 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Hoàn thiện hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Thương mại Vận tải Thành Đạt (TNHH)
69 p | 30 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Nghiên cứu thành phần hóa học lá cây bụp giấm (Hibiscus sabdariffa Linn.)
60 p | 20 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
100 p | 46 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Biện pháp phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế và Đầu tư xây dựng HP Nam Việt
75 p | 12 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn