Khóa luận tốt nghiệp Toán ứng dụng: Mô hình Logistic tính toán sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm ở Việt Nam
lượt xem 12
download
Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận trình bày hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về nguồn lao động, LLLĐ, việc làm, thất nghiệp và phương pháp tính các chỉ tiêu này, phân tích thực trạng lao động - việc làm ở Việt Nam từ năm 2005-2010. Từ mô hình thực nghiệm chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Toán ứng dụng: Mô hình Logistic tính toán sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm ở Việt Nam
- i ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN NGUYỄN TRỌNG NHÂN TRẦN THỊ LỆ TRINH MÔ HÌNH LOGISTIC TÍNH TOÁN SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG CÓ VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: TOÁN ỨNG DỤNG TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN: THS. LÊ THÁI SƠN TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 5 NĂM 2017
- ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nào khác. Nguyễn Trọng Nhân Trần Thị Lệ Trinh
- iii LỜI CẢM ƠN Trên thực tế không có thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy cô ở Khoa Toán – Ứng Dụng - Trường Đại học Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường cũng như tạo điều kiện cho bản thân em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp của mình. Đặc biệt em xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến Thầy LÊ THÁI SƠN, người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp. Sau cùng em muốn gửi lời cám ơn đến gia đình, nơi đã luôn là chỗ dựa tinh thần và bạn bè là nguồn động viên, giúp đỡ em trong suốt thời gian làm khóa luận. Chân thành cám ơn tất cả.
- 1 MỤC LỤC Trang phụ bìa…………………………………………………………………………i Lời cam đoan ...............................................................................................................ii Lời cảm ơn …………………………………………………………………………..iii Mục lục……………………………………………………………………………….1 Danh mục .................................................................................................................... 3 MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 5 Chương 1 Một số vấn đề chung về cơ sở lý luận, phương pháp luận phân tích, đánh giá các chỉ tiêu lao động việc làm 1.1 Khái niệm nguồn lao động ................................................................................. 10 1.2 Lực lượng lao động............................................................................................. 11 1.2.1 Việc làm ..................................................................................................... 12 1.2.1.1 Đủ việc làm ......................................................................................... 14 1.2.1.2 Thiếu việc làm ..................................................................................... 15 1.2.2 Thất nghiệp ................................................................................................ 16 1.2.2.1 Thất nghiệp dài hạn ............................................................................. 18 1.2.2.2 Thất nghiệp ngắn hạn .......................................................................... 18 1.2.2.3 Thất nghiệp tạm thời ........................................................................... 19 1.2.2.4 Thất nghiệp chu kỳ .............................................................................. 20 1.2.2.5 Thất nghiệp cơ cấu .............................................................................. 20 1.2.2.6 Thất nghiệp tự nhiên............................................................................ 21 1.3 Phương pháp tính một số chỉ tiêu chủ yếu ......................................................... 23 1.3.1 Lực lượng lao động – LLLĐ...................................................................... 23 1.3.2 Tỷ lệ tham gia vào LLLĐ .......................................................................... 24 1.3.3 Tỷ lệ thiếu việc làm ................................................................................... 24 1.3.4 Tỷ lệ thất nghiệp ........................................................................................ 26 1.4 Phương pháp luận nghiên cứu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm............................................................................................................... 27 Chương 2
- 2 Phân tích thực trạng lao động - việc làm ở Việt Nam Mô hình logistic tính toán sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm ở Việt Nam 2.1 Lực lượng lao động............................................................................................. 31 2.1.1 Phân tích chung về LLLĐ .......................................................................... 31 2.1.2 LLLĐ chia theo nhóm tuổi ........................................................................ 33 2.1.3 LLLĐ chia theo khu vực thành thị và nông thôn....................................... 34 2.1.4 LLLĐ chia theo giới tính ........................................................................... 36 2.1.5 LLLĐ chia theo trình độ học vấn............................................................... 37 2.2 Phân tích lao động có việc làm ........................................................................... 38 2.2.1 Phân tích lao động có việc làm theo giới tính và khu vực ......................... 40 2.2.2 Phân tích lao động có việc làm theo nhóm ngành và thành phần kinh tế . 40 2.3 Mô hình logistic tính toán sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm ở Việt Nam ...................................................................................... 43 2.3.1 Phân tích, lựa chọn mô hình thực nghiệm và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm ............................................................... 43 2.3.1.1 Mô tả số liệu ........................................................................................ 43 2.3.1.2 Mô tả biến số ....................................................................................... 44 2.3.2 Phân tích kết quả mô hình thực nghiệm theo các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm ................................................................................. 47 2.3.2.1 Phân tích mô hình thực nghiệm thu được ........................................... 48 2.3.2.2 Phân tích ảnh hưởng tương tác giữa các biến trong mô hình thực nghiệm ................................................................................................. 49 KẾT LUẬN........................................................................................................... 56
- 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT LLLĐ : Lực lượng lao động THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông THCN : Trung học chuyên nghiệp TCN : Trung cấp nghề CĐ : Cao đẳng CĐN : Cao đẳng nghề DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ STT Tên sơ đồ Trang 1 Sơ đồ 2.1: Biến động của LLLĐ 2005-2010 32 2 Sơ đồ 2.2: Tốc độ tăng LLLĐ theo khu vực 36 3 Sơ đồ 2.3 LLLĐ có việc làm năm 2005-2010 39 4 Sơ đồ 2.4: Tốc độ tăng LLLĐ có việc làm theo ngành kinh tế năm 42 2005-2010
- 4 DANH MỤC CÁC BẢNG STT TÊN BẢNG TRANG 1 Bảng 2.1: Tỷ lệ tham gia LLLĐ từ năm 2005-2010 33 2 Bảng 2.2: Cơ cấu LLLĐ chia theo nhóm tuổi 2005-2010 34 3 Bảng 2.3: LLLĐ chia theo khu vực 2005-2010 35 4 Bảng 2.4: LLLĐ chia theo giới tính 37 5 Bảng 2.5: Cơ cấu LLLĐ chia theo trình độ học vấn 2005-2010 38 Bảng 2.6: Cơ cấu LLLĐ có việc làm chia theo giới tính và khu 6 40 vực năm 2009-2010 Bảng 2.7: Cơ cấu LLLĐ có việc làm chia theo Nhóm nghành 7 41 và thành phần kinh tế năm 2005-2010 Bảng 2.8: Mô hình logistic ước lượng thực nghiệm các nhân tố 8 49 ảnh hưởng đến khả năng có việc làm của người trong LLLĐ 9 Bảng 2.9a: Xác suất có việc làm của LLLĐ 50 Bảng 2.9b: Xác suất có việc làm của LLLĐ theo trình độ học 10 54 vấn
- 5 MỞ ĐẦU 1. SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Nguồn lao động là tài sản quý giá và to lớn của mỗi quốc gia, vừa là mục tiêu, tiền đề, vừa là động lực để phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quan tâm đến con người, đặc biệt là giải quyết việc làm, ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động còn thể hiện bản chất, tính ưu việt của chế độ Xã hội Chủ nghĩa, đồng thời cũng là vấn đề xã hội nóng bỏng hiện nay ở Việt Nam. Sự thịnh vượng của các quốc gia trong thế kỉ XXI sẽ được xây dựng chủ yếu trên nền tảng văn minh về trí tuệ của con người, khác với trước đây là dựa vào sự giàu có nguồn tài nguyên thiên nhiên. Để có thể bắt kịp với trình độ quản lý và trình độ khoa học - kỹ thuật hiện đại của các nước trong khu vực và thế giới trong xu thế hội nhập ngày càng sâu, rộng vào quá trình toàn cầu hóa kinh tề thế giới hiện nay. Việc chuẩn bị một đội ngũ người lao động hội tụ những giá trị truyền thống của dân tộc kết hợp với tinh hoa văn hóa của nhân loại, đó là những con người có đức, có tài, thông minh, sáng tạo, làm việc quên mình vì sự phồn vinh của Tổ quốc, được chuẩn bị tốt về mọi mặt, đủ năng lực từ quản lý sản xuất kinh doanh, đến điều hành vĩ mô kinh tế - xã hội. Yếu tố con người có ý nghĩa quyết định hàng đầu trong sự phát triển kinh tế- xã hội đất nước. Những chính sách, giải pháp đúng trong phát triển giáo dục và đào tạo phải hướng tới hình thành một nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời đại ngày nay, cần đầu tư phát triển nguồn nhân lực, cần tạo ra một đội ngũ cán bộ giỏi, đầu đàn tầm cỡ quốc gia và quốc tế thuộc các lĩnh vực then chốt của khoa học - kỹ thuật, công nghệ - thông tinh, điện tử, y tế, sinh học và các nghành nghề khác, cần tập trung giải quyết các vấn đề nhằm nâng cao dân trí, phát
- 6 triển giáo dục toàn diện, xây dựng các cộng đồng dân cư văn minh, phát triển đội ngũ tri thức, đặc biệt là trí thức tinh hoa, có đủ năng lực để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đóng góp tích cực nhằm hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức của Việt Nam. Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vấn đề việc làm cho người lao động ngày càng trở nên cần thiết và cấp bách. Việc làm cho người lao động luôn gắn liền với ổn định kinh tế xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo đà cho phát triển kinh tế đất nước trong tương lai. Ngày nay, việc nhận thức quan niệm về việc làm và chủ trương giải quyết viêc làm cho người lao động đã được thay đổi một cách cơ bản. Nếu như trước năm 1986, xã hội thường quan niệm chỉ có làm việc trong khu vực quốc doanh và tập thể thì ngày nay “Mọi hoạt động tạo ra thu nhập và không bị pháp luật ngăn cấm đều được thừa nhận là việc làm”. Quan niệm này đã giúp xóa dần quan niệm cũ, thúc đẩy tinh thần tích cực, chủ động của người lao động và người sử dụng lao động. Người lao động đã đứng vào vị trí trung tâm, năng động và chủ động tự tạo việc làm cho mình và cho người khác trong các thành phần kinh tế; không thụ động, trông chờ vào sự bố trí việc làm của Nhà nước. Người sử dụng lao động được khuyến kích đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tạo mở việc làm. Nhà nước tập trung ban hành luật pháp, cơ chế, chính sách, tạo môi trường và cơ hội thuận lợi để mọi người tự tạo việc làm cho mình và cho xã hội. Thị trường lao động tự do được hình thành, được bảo hộ bằng Bộ Luật Lao động. Người lao động sở hữu và toàn quyền định đoạt việc sử dụng sức lao động của mình. Người sử dụng lao động có toàn quyền thuê mướn, tăng giảm số lao động theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Sự bảo hộ về mặt luật pháp được thể hiện “Người lao động có quyền làm việc cho bất cứ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ chỗ nào mà pháp
- 7 luật không ngăn cấm”, “Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức giới thiệu việc làm để tuyển chọn lao động, có quyền tăng giảm lao động phù hợp với nhu cầu của sản xuất kinh doanh theo qui định của pháp luật”. Với chủ trương phát triển nền kinh tế hang hóa nhiều thành phần, tự do phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng kinh tế tư nhân, thừa nhận quyền tự do tạo việc làm. Thừa nhận quyền tự do lựa chọn nơi làm việc, tự do tuyển lao động phù hợp với qui định của Bộ luật lao động đã tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của thị trường lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn. Những năm đầu của thời kì đổi mới do tác động tích cực của nhiều chính sách, chương trình và giải pháp về kinh tế xã hội; sự gia tăng nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước với qui mô lớn và tốc độ nhanh ở nhiều ngành kinh tế, nhiều khu vực thành phần kinh tế trên phạm vi cả nước, đặt biệt là ở các khu vực kinh tế trọng điểm, đã tạo ra được nhiều yếu tố kinh tế xã hội mang tính động lực thúc đẩy thị trường lao động, phát triển việc làm cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Chuyển sang giai đoạn mới - giai đoạn tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát huy nội lực để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hơn bao giờ hết, Đảng, Nhà nước, các cơ quan chức năng, các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ trong nước quốc tế cũng như bản thân người lao động rất cần những thông tin kịp thời, chính xác và đầy đủ về thị trường lao động. Hay nói một cách khác, việc cung cấp các thông tin giúp cho người lao động có cơ hội, khả năng tìm kiếm việc làm một cách nhanh chóng và hiệu quả. Để thực hiện công việc này, cần phải xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm, nó sẽ góp phần quan trọng trong việc định hướng tạo việc làm một cách có hiệu quả các cơ quan quản lý vĩ mô và xây dựng chính sách cho Chính phủ, để làm giảm được tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn. Điều đó cũng có nghĩa là việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm là một hướng nghiên cứu phù hợp với thực tiễn của đời sống kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Một mặt,
- 8 đáp ứng với điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển trong nước, mà còn tạo tiền đề từng bước hội nhập với quốc tế về thị trường lao động. Lực lượng lao động nói chung (bao gồm trong độ tuổi và trên độ tuổi lao động) của Việt Nam từ 2005-2010 tốc độ tăng bình quân hàng năm là 2,33%, LLLĐ năm 2006 có tốc độ tăng so với năm trước là cao nhất 2,97%, tốc độ tăng của LLLĐ của năm 2007 là thấp nhất 1,99%. Với tốc độ tăng LLLĐ hàng năm như đã phân tích, cộng thêm với số mất việc làm trong cơ chế thị trường, số lao động dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, số bộ đội xuất ngũ… càng làm tăng thêm nhu cầu giải quyết việc làm hàng năm. Khu vực nông thôn không chỉ có hiện tượng thiếu việc làm mà còn tiềm ẩn nguy cơ thất nghiệp. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất phục vụ cho quá trình đô thị hóa và phát triển các khu công nghiệp tập trung, trong khi người lao động sống ở vùng này chưa kịp đào tạo để chuyển đổi nghề và tạo việc làm khác đã dẫn đến tình trạng thiếu việc làm ngày càng tăng. Lao động tự do di chuyển tự phát đến các vùng đô thị đang là vấn đề nóng, chưa hoàn toàn quản lý được. Điều này đặt vấn đề sử dụng tài nguyên lao động, phân công lao động và ổn định xã hội, vì con người là chủ thể, là động lực cũng là mục đích của phát triển kinh tế. Xuất phát từ hiện thực đó, dưới góc độ của các cơ quan quản lý lao động, để nắm bắt tinh hình phân bố LLLĐ nhằm tham mưu cho chính phủ đề ra các chính sách về lao động định hướng trên bình diện vĩ mô. Tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Mô hình Logistic tính toán sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm ở Việt Nam”. Từ đó giúp cho việc đánh giá và định hướng khả năng làm việc ở Việt Nam. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm: Thứ nhất, hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về nguồn lao động, LLLĐ, việc làm, thất nghiệp và phương pháp tính các chỉ tiêu này.
- 9 Thứ hai, phân tích thực trạng lao động - việc làm ở Việt Nam từ năm 2005-2010. Thứ ba, từ mô hình thực nghiệm chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm ở Việt Nam. Thứ tư, khuyến khích chính sách và kết luận. 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài tập trung nghiên cứu Mô hình xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm của nhóm đối tượng tham gia LLLĐ. Nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở số liệu gốc về điều tra lao động việc làm ngày 1/7/2010 trên phạm vi cả nước. 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn sử dụng các phương pháp chuyên gia, phương pháp tổng hợp, phân tích thống kê và đặc biệt sử dụng phương pháp luận của Kinh tế lượng để phân tích, xây dựng mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm. 5. NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 2 chương: Chương 1: Một số vấn đề chung về cơ sở lý luận, phương pháp luận phân tích, đánh giá các chỉ tiêu lao động việc làm. Chương 2: Phân tích thực trạng lao động - việc làm ở Việt Nam. Mô hình logistic tính toán sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm ở Việt Nam Kết luận.
- 10 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHƢƠNG PHÁP LUẬN PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ TIÊU LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM 1.1 KHÁI NIỆM VỀ NGUỒN LAO ĐỘNG - Theo từ điển thuật ngữ trong lĩnh vực lao động của Liên Xô cũ (Matxcơva 1997- Bản tiếng Nga): Nguồn Lao động là toàn bộ những nguời lao động dưới dạng tích cực (đang tham gia lao động) và tiềm tàng (có khả năng lao động nhưng chưa tham gia lao động). - Theo từ điển thuật ngữ lao động Pháp (1997-1985- Bản tiếng Pháp) nguồn lao động không gồm những người có khả năng lao động nhưng không có nhu cầu làm việc. Theo quan điểm này phạm vi dân số được tính vào nguồn lao động theo nghĩa hẹp hơn so với quan điểm nêu trong từ điển thuật ngữ về lao động của Liên Xô cũ. - Theo giáo trình kinh tế lao động của trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội: nguồn lao động là toàn bộ dân số trong độ tuổi lao động (trừ những người tàn tật, mất sức lao động loại nặng) và những người ngoài độ tuổi lao động nhưng thực tế có làm việc.
- 11 1.2 LỰC LƢỢNG LAO ĐỘNG - Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO): Lực lượng lao động (LLLĐ) là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định thực tế đang có việc làm và những người thất nghiệp. - Ở Việt Nam: LLLĐ là những người từ đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và không có việc làm (dân số hoạt động kinh tế). Các quan niệm nêu trên về LLLĐ mới chỉ làm rõ được phần nào về mặt định tính hoặc định lượng của chỉ tiêu LLLĐ, không thể dùng lầm căn cứ đánh giá thống kê về quy mô LLLĐ. Khái niệm về LLLĐ được sử dụng trong cuộc điều tra lao động việc làm ở Việt Nam năm 2010: - LLLĐ (tương đương với khái niệm dân số hoạt động kinh tế) bao gồm toàn bộ những người từ đủ 15 tuổi trở lên đang có việc làm hoặc không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc. - LLLĐ trong độ tuổi lao động (tương đương với khái niệm dân số hoạt động kinh tế trong độ tuổi lao động) bao gồm những người trong độ tuổi lao động (nam từ đủ 15 tuổi đến hết 60 tuổi và nữ từ đủ 15 tuổi đến hết 55 tuổi) đang có việc làm hoặc không có việc làm nhưng nhu cầu làm việc và sẵn sàng làm việc. Khái niệm này về cơ bản thống nhất với quan điểm của ILO và quy định hiện hành của Tổng cục Thống kê về LLLĐ (LLLĐ đồng nghĩa với dân số hoạt động kinh tế), chỉ có cụ thể hơn nhóm thứ hai của LLLĐ là những người thất nghiệp, chứ không nói chung chung là không có việc làm. Nó được sử dụng làm căn cứ khi tính toán thống kê LLLĐ ở Việt Nam hiện nay.
- 12 LLLĐ tuy là một bộ phận của nguồn lao động nhưng không đồng nhất với nguồn lao động. LLLĐ không bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng không tham gia hoạt động kinh tế như: đang đi học, đang làm nội trợ cho gia đình hoặc chưa có nhu cầu làm việc. Do vậy, ngoài các đặc trưng về nhân khẩu, về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kĩ thuật như đã nêu trên, LLLĐ còn bao hàm các đặc trưng về trình độ, cơ cấu, kĩ năng nghề nghiệp, cấu trúc đào tạo, tác phong kĩ luật lao động, đạo đức làm nghề, sự hiểu biết về luật pháp, khả năng đáp ứng được yêu cầu phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khả năng hội nhập với thị trường lao động trong khu vực và trên thế giới. Để có thể tính toán thống kê quy mô LLLĐ ở một thời điểm nào đó cần xác định rõ khái niệm việc làm, người có việc làm và người thất nghiệp. 1.2.1 Việc làm Việc làm luôn là những vấn đề có tính thời sự và là mối quan tâm không chỉ của mọi người mà còn là của mọi Chính phủ và mọi tổ chức trong xã hội. Nhìn chung, trong các lý thuyết về việc làm các học giả đều thống nhất rằng mọi hoạt động được coi là việc làm khi đáp ứng được hai tiêu chuẩn sau đây: Thứ nhất, đó là các hoạt động không bị pháp luật ngăn cấm Thứ hai, hoạt động đó phải đem lại thu nhập cho người lao động hoặc tạo điều kiện cho người lao động tham gia để tạo thu nhập hoặc giảm chi phí trong gia đình. Bộ luật Lao động Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX thông qua ngày 23 tháng 6 năm 1994 và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 tại điều 13 đã quy định: “Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là
- 13 việc làm”. Hoạt động đem lại thu nhập có thể được lượng hóa dưới các dạng như: Người lao động nhận được tiền công, tiền lương bằng tiền hoặc hiện vật từ người sử dụng lao động; tự đem lại thu nhập cho bản thân thông qua các hoạt động kinh tế mà bản thân người lao động làm chủ; đem lại thu nhập cho hộ gia đình mà bản thân người thực hiện công việc đó là thành viên của hộ gia đình quản lý, tất nhiên các hoạt động này đều là được pháp luật thừa nhận. Tuy nhiên, trên thực tế nếu chỉ căn cứ vào hai tiêu thức là tính hợp pháp và thu nhập để xác định một hoạt động được có được coi là việc làm hay không thì có những hoạt động khó có thể xác định chính xác được và lại càng khó khan hơn trong việc đánh giá về vấn đề việc làm. Nếu chỉ căn cứ vào tính hợp pháp của hoạt động thì việc làm phụ thuộc vào pháp luật của từng quốc gia, thậm chí ngay trong cùng một quốc gia có những hoạt động ở thời kỳ này được coi là việc làm nhưng ở thời kì khác lại không được coi là việc làm. Mặt khác, nếu căn cứ vào thu nhập đem lại cho người lao động thì có nhiều loại hoạt động có ích cho xã hội, gia đình, cộng đồng nhưng lại không tạo ra thu nhập hoặc góp phần tạo ra thu nhập cá nhân hoặc xã hội. Như vậy, có thể thấy với cách tiếp cận này khái niệm việc làm chưa thể khái quát được bản chất việc làm. Vì vậy, cần phải có một cách tiếp cận khác trong việc nghiên cứu về việc làm đó là: Có thể hiểu việc làm như một đơn vị hiểu là một phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất hoặc những phương tiện để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Theo quan điểm này việc làm có các đặc trưng sau: Một là, việc làm là sự biểu hiện quan hệ của hai yếu tố sức lao động và tư liệu sản xuất. Hai là, mang lại lợi ích (vật chất và tinh thần) cho xã hội. Ba là, việc làm đó là trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất hoặc những phương tiện mà họ sử dụng để thực hiện để thực hiện hoạt động. Sự phù hợp này phải được thể hiện ở cả hai mặt chất lượng và số lượng.
- 14 Như vậy, chỉ khi ở đâu có sự phù hợp về số lượng của hai yếu tố sức lao động và tư liệu sản xuất (hoặc phương tiện sản xuất) thì ở đó có việc làm. Từ mối quan hệ này cho thấy tỷ lệ một đơn vị sức lao động có thể vận hành bao nhiêu đơn vị tư liệu sản xuất (thường biểu hiện ở chỉ tiêu xuất đầu tư cho một chổ làm việc). Tỷ lệ này phụ thuộc vào từng nghành nghề, từng nơi làm việc. Mặt khác,trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất chỉ có tính chất tương đối và thường xuyên thay đổi do tiến bộ khoa học kĩ thuật hay trình độ phát triển của quan hệ sản xuất, theo hướng một đơn vị lao động sẽ vận hành ngày càng nhiều hơn số đơn vị lao động vật hóa. Khi chuyển hóa từ trạng thái phù hợp này sang trạng thái phù hợp khác, thông thường sẽ giảm bớt chi phí lao động, từ đó dẫn đến tình trạng thất nghiệp hoặc thiếu việc làm. Căn cứ vào thời gian thực tế làm việc, chế độ làm việc và nhu cầu làm thêm của người được xác định là có việc làm trong tuần lễ trước điều tra, người có việc làm lại chia thành 2 nhóm: người đủ việc làm và người thiếu việc làm. 1.2.1.1 Đủ việc làm “Việc làm đầy đủ” là sự thỏa mãn đầy đủ nhu cầu về việc làm của các thành viên có khả năng lao động, nói cách khác là mỗi người có khả năng lao động, muốn làm việc đều có thể tìm được việc làm trong thời gian ngắn. ”Việc làm đầy đủ” mới chỉ đề cập về mặt số lượng, chưa tính đến yếu tố nguyện vọng, năng khiếu, sở trường, tức là tính đến yếu tố hợp lý của việc làm. Theo điều tra lao động việc làm thì người đủ việc làm là người có số giờ làm việc trong tuần lễ tham khảo lớn hơn hoặc bằng 35 giờ, hoặc những người có số giờ làm việc nhỏ hơn 35 giờ nhưng không có nhu cầu làm thêm, hoặc những người có số giờ làm việc nhỏ hơn 35 giờ nhưng bằng hoặc lớn hơn giờ chế độ quy định đối độc hại.
- 15 1.2.1.2 Thiếu việc làm “Thiếu việc làm” là tình trạng có việc làm nhưng thời gian làm việc thấp hơn thời gian quy định và có nhu cầu làm thêm. Thiếu việc làm còn thể hiện dưới dạng làm việc có năng suất và thu nhập dưới mức thu nhập tối thiểu. Hiện nay, tình trạng thiếu việc làm còn phổ biến ở khu vực nông thôn. Thiếu việc làm là vấn đề được xem xét phức tạp hơn đôi chút. Nguyên nghĩa của từ này trong tiếng Anh là underemployment-tức là chưa sử dụng hết, sử dụng dưới khả năng của người lao động. Thiếu việc làm được xem xét dưới hai góc độ là thiếu việc làm hữu hình (nhìn thấy) và thiếu việc làm vô hình (không nhìn thấy). Thiếu việc làm vô hình là tình trạng người lao động có chuyên môn, có trình độ, được đào tạo nhưng trong công việc không sử dụng hết năng lực của mình. Thí dụ tình trạng các cử nhân đại học chỉ được sắp xếp làm các công việc của thư ký văn phòng; những người có bằng dược sĩ chỉ làm việc tiếp thị thuốc; những người học cao đẳng, trung cấp chỉ làm các công việc đơn giản của người chỉ cần đào tạo ngắn hạn 3-6 tháng, v.v…Đánh giá tình hình thiếu việc làm nên vô hình là một việc khó khăn, song nhìn vào thực trạng sử dụng lao động hiện nay ở Việt Nam, tình trạng này không phải là hiếm mà có thể nói là khá phổ biến. Thiếu việc làm hữu hình là tình trạng người lao động không có đủ công việc để làm, do đó không sử dụng hết thời gian lao động mà họ có và mong muốn được làm. Có thể do tình trạng thiếu việc làm bằng hai chỉ tiêu: tỷ lệ người thiếu việc làm lao động, bao nhiêu người không sử dụng hết thời gian lao động. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động cho biết bình quân người lao động sử dụng bao nhiêu phần trăm quỹ thời gian làm việc của mình cho công việc. Tình trạng chia việc để làm, dừng việc, nghỉ việc…chính là bức tranh của thiếu việc làm hiện nay.
- 16 Theo điều tra lao động việc làm thì người thiếu việc là người có số giờ làm việc trong tuần lễ tham khảo dưới 35 giờ, hoặc ít hơn giờ chế độ quy định đối với người làm các công việc nặng nhọc, độc hại, có nhu cầu làm thêm giờ và sẵn sang làm việc khi có việc. Ngoài ra, còn có khái niệm về “Việc làm hợp lý” là sự phù hợp về mặt số lượng và chất lượng của các yếu tố con người và vật chất của sản xuất, là bước phát triển cao hơn của việc làm đầy đủ, “việc làm hợp lý” có năng suất lao động và hiệu quả kinh tế xã hội cao hơn. Hiện nay, còn nhiều người còn chưa có việc làm, nên chúng ta đang tập trung giải quyết việc làm đầy đủ cho người lao động, mà chưa chú ý tới “việc làm hợp lý”, nhưng về lâu dài vẫn phải tính đến giải quyết “việc làm hợp lý” để đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội ngày càng cao hơn. 1.2.2 Thất nghiệp Người thất ngiệp theo điều tra lao động việc làm là người đủ 15 tuổi trở lên thuộc nhóm dân số hoạt động kinh tế mà trong tuần lễ tham khảo không có việc làm, nhưng có nhu cầu làm việc và sẵn sang làm việc nhưng chưa tìm được việc. “Người chưa có việc làm” là người có nhu cầu làm việc,hiện tại chưa tìm được việc làm, hoặc trước đây đã từng có việc làm, đã có nghề nghiệp nhất định nhưng hiện do điều kiện, hoàn cảnh nào đó chưa tìm được việc làm. Trong số này chủ yếu là số công nhân dư ra do sự sắp xếp lại của các doanh nghiệp Nhà nước, những người hết hạn hợp đồng làm việc, học sinh ra trường chuyên nghiệp và dạy nghề ra trường chưa tìm được việc làm, người lao động ở nước ngoài trở về… Thực chất “người thất nghiệp” và “người chưa có việc làm” là cùng một bản chất, chỉ khác nhau về cách phân chia có tính chất chi tiết của cùng một chỉ tiêu. Do đó, có
- 17 thể gọi chung “người thất nghiệp là người có nhu cầu làm việc nhưng không có việc làm, đang đi tìm việc làm”. Trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, do sự tác động của cung - cầu về lao động, đặc biệt là do quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hiện tượng có “người thất nghiệp” là không tránh khỏi, nó phản ánh một thực tế của quá trình sắp xếp lại của một cấu trúc kinh tế - xã hội mới. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta không chỉ có thất nghiệp tạm thời do thay đổi cơ cấu, mà còn có thất nghiệp tiềm ẩn, thất nghiệp không hoàn toàn (do hiệu suất sử dụng thời gian lao động còn thấp, nhất là ở nông thôn) chiếm tỷ trọng lớn cùng với tỷ lệ tăng cao hàng năm của nguồn lao động càng làm cho tình hình thất nghiệp càng gay gắt. Thực tế đang đòi hỏi phải có chính sách, giải pháp đồng bộ để hạn chế tỷ lệ người thất nghiệp. Tất cả các nền kinh tế dù phát triển, hay đang phát triền đều phải đối mặt với vấn đề thất nghiệp, nhưng vấn đề này có thể trở nên đặc biệt gay gắt trong các xã hội đang trải qua thời kỳ quá độ, khó khăn từ một nền kinh tế tập trung chịu sự kiểm soát của Chính phủ sang một nền kinh tế thị trường. Mặc dù việc Chính phủ dở bỏ kiểm soát giá cả đã cho phép cung và cầu – hai hoạt động lực chính của tất cả các nền kinh tế thị trường – có thể thực hiện chức năng của chúng mà không bị cản trở, nhưng điều này cũng đồng thời gây ra tình trạng thất nghiệp ngắn hạn. Do không còn kiểm soát giá cả, chính cầu tiêu dung chứ không phải quyết định của Chính phủ sẽ tạo ra tính đa dạng của hàng hóa chào bán. Khi ngọn gió cạnh tranh bắt đầu thổi khắp nền kinh tế, chúng khiến cho các doanh nghiệp không hiệu quả phải đóng cửa hoặc cắt giảm nhân công để có thể tồn tại. Kết quả là thất nghiệp tăng lên do các công ty phải cố gắng để hạn chế chi phí của họ. Do trợ cấp của Chính phủ bị cắt giảm, nên nhiều doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp lớn của Nhà nước vốn thuê rất nhiều nhân công phải điều chỉnh chính sách lao động.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ: Phân tích phản ứng trên da nghiêm trọng ghi nhận từ cơ sở dữ liệu báo cáo ADR tại Việt Nam giai đoạn 2013 - 2015
0 p | 276 | 79
-
Khóa luận tốt nghiệp: Xây dựng hệ thống quản lý bảo mật trên Android Smartphones
105 p | 260 | 66
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phương pháp chứng minh không tiết lộ thông tin và ứng dụng trong giao dịch trên mạng máy tính
55 p | 291 | 65
-
Khóa luận tốt nghiệp: Vành phân thức hữu tỷ và ứng dụng
64 p | 191 | 42
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam vào hệ thống Logistics toàn cầu (2010)
97 p | 220 | 40
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng hoạt động marketing trong kinh doanh xuất bản phẩm tại Công ty Cổ phần sách Alpha giai đoạn 2010 - 2013
7 p | 261 | 38
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Thực trạng kiến thức, thực hành tiêm vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung và một số yếu tố liên quan của sinh viên nữ trường Đại học Võ Trường Toản năm 2021
125 p | 32 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện chiến lược khách hàng tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế
87 p | 137 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp Mạng máy tính và truyền thông: Xây dựng ứng dụng phát hiện lửa dựa trên mô hình học sâu trên Jetson Nano
94 p | 63 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát hiệu ứng trùng phùng tổng trong đo phổ Gamam
74 p | 92 | 12
-
Khoá luận tốt nghiệp: Ứng dụng phần mềm ecodial thiết kế hệ thống điện cho phân xưởng sửa chữa cơ khí
110 p | 39 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Kỹ sư hạt nhân: Tính toán hệ số cường độ ứng suất tại đỉnh vết nứt xảy ra trên ống trao đổi nhiệt của bình sinh hơi nhà máy điện hạt nhân VVER-1000
81 p | 25 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình mô phỏng vận chuyển Photon Electron bằng phương pháp Monte Carlo
71 p | 92 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình hiệu chỉnh trùng phùng cho hệ phổ kế gamma
69 p | 104 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản đồ địa chính số 57 tỉ lệ 1/1000 tại xã Đắk Sắk, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông
84 p | 42 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác đo đạc chỉnh lý, bổ sung bản đồ địa chính tờ bản đồ số 40 tỷ lệ 1:1000 xã Bá Xuyên, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên
76 p | 49 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Vật lý: So sánh tốc độ hội tụ của sơ đồ lý thuyết nhiễu loạn và sơ đồ vòng lặp trong ứng dụng phương pháp toán tử cho bài toán nguyên tử Hyđro
56 p | 100 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn