intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khơi dậy khả năng sáng tạo ở trẻ

Chia sẻ: Abcdef_5 Abcdef_5 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

88
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khơi dậy khả năng sáng tạo ở trẻ không chỉ kích thích quá trình tư duy mà còn khiến trẻ thích thú khi được tham gia các hoạt động vui chơi giải trí. Tính sáng tạo ở trẻ có thể do bẩm sinh, nhưng phần lớn là do cơ thể dựa trên môi trường sống xung quanh. Khi trẻ 3 -5 tuổi là khoảng thời gian tính sáng tạo bộc lộ rõ nhất. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần giúp trẻ phát huy và bồi dưỡng tài năng. Vốn tính hiếu động, cùng trí tưởng tượng phong phú,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khơi dậy khả năng sáng tạo ở trẻ

  1. Khơi dậy khả năng sáng tạo ở trẻ Khơi dậy khả năng sáng tạo ở trẻ không chỉ kích thích quá trình tư duy mà còn khiến trẻ thích thú khi được tham gia các hoạt động vui chơi giải trí. Tính sáng tạo ở trẻ có thể do bẩm sinh, nhưng phần lớn là do cơ thể dựa trên môi trường sống xung quanh. Khi trẻ 3 -5 tuổi là khoảng thời gian tính sáng tạo bộc lộ rõ nhất. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần giúp trẻ phát huy và bồi dưỡng tài năng. Vốn tính hiếu động, cùng trí tưởng tượng phong phú, trẻ có thể bôi vẽ lên tường, hay ghế sofa, đổ đầy nước ra nhà. Cảm giác lúc đấy của bạn thế nào? Chắc chắn sẽ khiến bạn rất cáu giận. Nhưng thay vì mắng mỏ chúng, bạn nên tạo cơ hội cho trẻ một khoảng không gian riêng trong nhà để trẻ được tự do vui chơi và thỏa sức sáng tạo. Trái lại, nếu bị cha mẹ cấm đoán, trẻ sẽ tỏ ra bướng bỉnh, không vâng lời.
  2. Khi trẻ đang làm một công việc gì đó như vẽ tranh hay ghép hình, bạn không nên thúc đẩy trẻ với những động cơ bên ngoài như “Nếu con làm tốt, mẹ /bố sẽ thưởng kẹo”. Bạn nên nhớ, trẻ đang nỗ lực với các tác phẩm và muốn bộc lộ cho mọi người thấy khả năng, sự khéo léo của mình. Vì vậy, lời khen của bạn là rất cần thiết. Bạn hãy quan tâm, khen ngợi và khuyến khích nỗ lực của trẻ. Hãy thể hiện niềm tự hào của bạn trong mỗi việc làm của trẻ, giúp trẻ có động lực và cảm giác vui vẻ trong quá trình sáng tạo của mình.
  3. Nếu bạn đang làm việc nhà hoặc sửa chữa đồ đạc trong nhà, hãy để cho trẻ tham gia. Giúp trẻ tham gia vào các hoạt động có tính sáng tạo, với các công cụ và các thao tác khác nhau để trẻ học hỏi, phát huy trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo. Khuyến khích trẻ sáng tạo trong các đồ chơi. Ví dụ: bạn có thể đưa cho trẻ một tờ giấy, hãy quan sát xem trẻ có thể làm gì? Hãy gợi ý cho trẻ, với nhiều phương pháp như tạo ra một cái nôi cho búp bê, gấp thành máy bay giấy đơn giản… Hãy để cho con bạn tiếp cận với các cuốn sách về nghệ thuật. Thường xuyên đưa trẻ đến các triển lãm nghệ thuật, xem các tài liệu liên quan đến nghệ thuật. Đó là khoảng thời gian giúp trẻ mở rộng khả năng sáng tạo. Với trẻ, mọi thứ xung quanh đều trở nên lạ lẫm, trẻ sẽ không ngừng hỏi bạn, đây là dấu hiệu bộ não đang phát triển liên tục. Trẻ sẽ giống như “miếng bọt biển ngâm trong nước”, sẽ không ngừng học hỏi và nâng cao
  4. kiến thức. Thay vì trả lời một cách kiên nhẫn, hãy khuyến khích trẻ đặt thêm nhiều câu hỏi. Nếu con bạn bắt đầu bộc lộ năng khiếu thực sự, bạn nên đưa trẻ đến các lớp học (nếu có thể) để phát huy khả năng, cho trẻ khoảng không gian để trẻ được thỏa sức khám phá. Tại các thành phố lớn, không gian vui chơi cho trẻ thường bị bó hẹp trong bốn bức tường, cha mẹ lo sợ trẻ sẽ chạy ra ngoài đường, nhiều nguy hiểm thường trực. Chính sự bó buộc đó lại khiến cho trẻ hạn chế khả năng sáng tạo, trẻ sẽ kém năng động. Vào dịp nghỉ hè, bạn có thể đưa trẻ về thăm ông bà ở quê, không gian yên tĩnh, lại rộng rãi, trẻ sẽ thỏa sức vui đùa lại có thể gần gũi ông bà nhiều hơn. Trẻ sẽ thực sự khỏe mạnh và thông minh nếu được cha mẹ chăm sóc đúng cách và đảm bảo đời sống tinh thần cho trẻ. Theo Socola
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2