intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khởi nghiệp và rào cản khởi nghiệp theo định hướng doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

11
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của bài viết "Khởi nghiệp và rào cản khởi nghiệp theo định hướng doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam" là tổng quan về tình hình nghiên cứu của các nhà khoa học trong, ngoài nước với hai mảng lớn là ý định và rào cản khởi sự doanh nghiệp, đồng thời tìm ra những rào cản khởi nghiệp cho trường hợp cụ thể là doanh nghiệp xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khởi nghiệp và rào cản khởi nghiệp theo định hướng doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam

  1. KHỞI NGHIỆP VÀ RÀO CẢN KHỞI NGHIỆP THEO ĐỊNH HƯỚNG DOANH NGHIỆP XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM ThS. Hồ Trúc Vi1, ThS. Phan Trọng Nhân2 (1),(2) Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM Tóm tắt: Khởi nghiệp là cụm từ được nhắc nhiều ở nước ta trong thời gian gần đây, đặc biệt tại mốc 2016, năm quốc gia khởi nghiệp. Điểm mấu chốt của khởi nghiệp không chỉ là việc tự đứng ra kinh doanh, mà nó nằm ở quá trình hình thành, định hướng phát triển sáng tạo, bền vững cho doanh nghiệp và xã hội. Mục đích nghiên cứu của tác giả là tổng quan về tình hình nghiên cứu của các nhà khoa học trong, ngoài nước với hai mảng lớn là ý định và rào cản khởi sự doanh nghiệp, đồng thời tìm ra những rào cản khởi nghiệp cho trường hợp cụ thể là doanh nghiệp xã hội (DNXH). Đây là hướng nghiên cứu còn bỏ ngõ và chưa có nghiên cứu chính thức tại Việt Nam. Năm 2014 đánh dấu sự kiện DNXH được pháp luật Việt Nam chính thức công nhận, từ đó mở ra một giai đoạn mới cho loại hình doanh nghiệp này. Tuy nhiên, ở giai đoạn non trẻ ban đầu sẽ không tránh khỏi khó khăn trong quá trình hình thành và phát triển DNXH. Nếu vượt qua được những rào cản này, một thị trường ngách với hướng đi khác biệt sẽ rộng mở, giúp các dự án khởi nghiệp không những đạt mục tiêu kinh doanh mà còn đóng góp vào giá trị xã hội bền vững cho quốc gia, dân tộc. Từ khóa: Khởi nghiệp, Rào cản, Doanh nghiệp Xã hội, Việt Nam. 1. Tổng quan về khởi nghiệp Kinh doanh là lĩnh vực trực tiếp tạo ra thị trường cho nền kinh tế. Trong rất nhiều loại hình, dạng thức kinh doanh thì khởi nghiệp đang là vấn đề được rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Tác giả Sobel, R. S., & King, K. a. (2008) khi nghiên cứu về thái độ dẫn đến khởi nghiệp của sinh viên ở nhiều nước khác nhau đã khẳng định khởi nghiệp chính là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm cho mỗi quốc gia. Sau đó, Sobel, R. S., & King, K. a. (2008) cũng ủng hộ quan điểm khởi nghiệp là chìa khóa quan trọng để tăng trưởng kinh tế, chính vì vậy việc thúc đẩy giới trẻ khởi nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của các nhà chính sách. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về khởi nghiệp cho rằng người khởi nghiệp được hiểu là người bắt đầu mở ra một doanh nghiệp nhỏ, mới và do mình làm chủ. Tuy nhiên, theo Drucker, P.F. (1985) cho rằng không phải mọi doanh nghiệp nhỏ mới đều đại diện cho tinh thần khởi nghiệp mà khởi nghiệp được công nhận là khi doanh nghiệp này phải tạo ra một mô hình mới thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Định nghĩa của Hisrich, R. D. M & Peters, P. (1995) sau đó đã kết hợp các quan điểm đa dạng ở trên trình bày “khởi nghiệp là một quá trình dành thời gian và tập trung mọi nổ lực để tạo ra giá trị cho doanh nghiệp, cho khách hàng bằng những định hướng mới mẻ”. Tuy nhiên, xem xét lại quá trình hình thành và phát triển của các loại hình doanh nghiệp thì mục tiêu và định hướng không chỉ tập trung duy nhất vào lợi nhuận. Bắt đầu từ năm 1965, xuất hiện đầu tiên tại London (Anh) những doanh nghiệp được thành lập với mục tiêu phục vụ cộng đồng, đặt nền móng cho khái niệm DNXH hình thành. Trong chiến lược phát triển DNXH năm 2002, Chính phủ Anh định nghĩa: “DNXH là một mô hình kinh doanh được thành lập nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội và sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư cho mục tiêu đó hoặc cho cộng đồng thay vì tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông hoặc chủ sở hữu”. Một dự án khởi nghiệp hoàn toàn có thể tiếp cận mô hình kinh doanh theo định hướng này. Tóm lại, thông qua các khái niệm cơ bản về khởi nghiệp, chúng ta thấy được rằng khởi nghiệp được nhìn nhận dưới góc độ khai thác thị trường để tạo ra mô hình kinh doanh , 308
  2. mới, trong đó có hai dạng thức cơ bản: khởi nghiệp kiến tạo lợi nhuận cho bản thân và khởi nghiệp kiến tạo giá trị xã hội bền vững. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về khởi nghiệp Các nghiên cứu hiện nay trên toàn cầu có khá nhiều hướng tiếp cận khác nhau liên quan đến khởi nghiệp, trong đó hai hướng chính mà các nhà nghiên cứu đã thực hiện: nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp và nghiên cứu về các rào cản khởi nghiệp.  Hướng nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp: Có rất nhiều tác giả trong và ngoài nước đã tìm hiểu với ba nhóm liên quan: giáo dục (Schwarz, E. J., et.al. (2009), Astebro, T., et.al. (2012), Hong, Z., et.al (2012), Rae, D., & Woodier-Harris, N. R. (2013), Huber, L. R., et.al. (2014), môi trường văn hóa xã hội (Pruett, M., et.al (2009), Chand, M., & Ghorbani, M. (2011), Pablo-Lerchundi, I., et.al. (2015) và đặc điểm cá nhân (Shane, S., et.al. (2003), Mathisen, J. E., & Arnulf, J. K. (2013), Maes, J., et.al. (2014), Obembe, E., et.al. (2014). Đây là hướng nghiên cứu đã được đào sâu khai thác khá cặn kẽ, thực nghiệm qua nhiều trường hợp, có sự so sánh giữa các khu vực, quốc gia, các nền văn hóa khác nhau, cũng như phân biệt giữa các lứa tuổi, giới tính…  Hướng nghiên cứu về rào cản khởi nghiệp: Đây là hướng nghiên cứu đang được quan tâm khai thác dưới nhiều góc độ. Bảng tóm tắt dưới đây chỉ ra các hướng tiếp cận liên quan đến những rào cản khởi sự doanh nghiệp của sinh viên. Bảng 1: Tổng hợp về các rào cản trong khởi nghiệp Rào cản Hướng nghiên cứu Tác giả nghiên cứu Khó thu hút vốn Giocamin, O., et.al. (2010) Ngân hàng không sẵn sàng hỗ trợ Robertson, M., et.al. (2003) Turker, D., & Selcuk, S. S. (2009) Tài chính Shinnar, R. S., et.al. (2009) Thiếu sự hỗ trợ của chính phủ Giocamin, O., et.al. (2010) Gia đình không ủng hộ Schmitt-Rodermund, E. & Vondracek, F.W. (2002) Gia đình không có truyền thống Menaghan, E.G. & Parcel, T.L. (1995) Gia đình kinh doanh Carsrud, A., et.al. (2007) Cân bằng cuộc sống gia đình và Jamali (2009) công việc ngoài xã hội Thiếu kiến thức về: Robertson, M., et.al. (2003) - Tài chính Pruett, M., et.al. (2009) - Quản lý Giocamin, O., et.al. (2010) Kiến thức - Thị trường Yaghoubi, J. (2010) - Kinh doanh Astebro, T., et.al. (2012) Ebewo, P. E. & Shambare, R. (2012) Makgosa, R. & Ongori, H. (2012) - Phương pháp giáo dục thiếu sự Strydom, R. & Adams, M. (2009) Giáo dục kích thích sáng tạo Massad, V. J. & Tucker, J. M. (2009) Ebewo, P. E. & Shambare, R. (2011) - Thiếu kỹ năng mềm Ebewo, P. E. & Shambare, R. (2012) Kỹ năng Anuar, A., et.al. (2013) Giocamin, O., et.al. (2010) , 309
  3. - Thiếu tự tin về bản thân Anuar, A., et.al. (2013) Niềm tin - Sợ thiếu kỹ năng giải quyết vấn đề - Sợ kinh doanh thất bại Pruett, M., et.al. (2009) - Sợ thu nhập không ổn định Giocamin, O., et.al. (2010) Lo sợ rủi ro - Sợ quá tải trong công việc - Sợ không thể quản lý nhân sự công ty - Không tìm thấy cơ hội khởi Sanz-Velasco, S.A. (2006) Động cơ nghiệp Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Đa phần các nghiên cứu được trình bày trong bảng tóm tắt trên đều tập trung vào đối tượng sinh viên, thế hệ trẻ của xã hội và xoay quanh các rào cản khởi sự một doanh nghiệp nhằm tìm kiếm thu nhập cho bản thân thay vì một công việc làm thuê. Tóm lại về tình hình nghiên cứu dưới góc độ khởi nghiệp hiện nay được rất nhiều tác giả ngoài nước quan tâm, tuy nhiên đa phần các tác giả đều nghiên cứu dưới dạng thức khởi nghiệp truyền thống, khởi sự kinh doanh theo định hướng tìm kiếm lợi nhuận còn riêng đối với dạng thức khởi nghiệp của DNXH còn bỏ ngõ. 3. Tổng quan về khởi nghiệp của doanh nghiệp xã hội Bên cạnh thực trạng về vấn đề việc làm và mục tiêu lợi nhuận cá nhân thì còn một vấn đề mà xã hội phải đối mặt và cần nhiều biện pháp giải quyết đó là an sinh xã hội (ASXH). ASXH là chính sách cốt lõi quyết định sự phát triển ổn định và bền vững của một quốc gia. Ở Việt Nam, ASXH còn là một trong những trụ cột cơ bản trong hệ thống chính sách xã hội được Đảng và Nhà nước quan tâm xây dựng. Tuy nhiên, nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước nhằm thực hiện ASXH còn hạn chế, chủ yếu dựa vào ngân sách công. Trên thực tế, các giải pháp ASXH trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện vẫn còn bị bỏ ngỏ (Nguyễn, D.S, 2011; Mai, N.A., 2009). Nguồn lực đầu tư của Nhà nước khó đáp ứng được yêu cầu ASXH ngày càng tăng. Hiện tại, với 24 triệu người chiếm 28% dân số thuộc diện đối tượng cần hỗ trợ bao gồm hộ nghèo và cận nghèo, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người mãn hạn tù, người nhiễm HIV/AIDS, người già neo đơn, đồng thời hàng loạt các vấn đề xã hội nảy sinh và chưa giải quyết được hết như bạo lực xã hội, lối sống không lành mạnh, stress của dân đô thị, giáo dục và y tế quá tải và bất hợp lý, thực phẩm an toàn, xử lý rác thải, ô nhiễm không khí, tiết kiệm năng lượng, bảo tồn văn hóa …. thì sự đồng hành của doanh nghiệp cùng với Chính phủ làm cho cộng đồng trở nên nhân văn hơn là một việc làm hết sức cấp thiết. Tuy nhiên, theo báo cáo Chỉ số kinh doanh toàn cầu của GEM năm 2015, Việt Nam có 1,12% người trưởng thành bắt đầu khởi nghiệp và tham gia vào các hoạt động xã hội, trong đó tỷ lệ khởi nghiệp chuyên về DNXH chỉ đạt 0,45%. Tỷ lệ người trưởng thành đang lãnh đạo, điều hành các hoạt động xã hội ở Việt Nam ở mức 0,65% so với trung bình 3,7% trên thế giới. Trong Báo cáo tình hình kinh tế và doanh nghiệp năm 2016 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Viện Phát triển Doanh nghiệp khi so sánh tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 11 tháng năm 2016 với cùng kỳ năm 2015 phân theo lĩnh vực hoạt động, ta dễ dàng nhận thấy loại hình Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tuy nằm trong nhóm có tỷ lệ tăng (55,8%) nhưng về số lượng (480) thì có sự chênh lệch rất lớn so với các loại hình doanh nghiệp khác. , 310
  4. Bảng 2: Tình hình doanh nghiệp thành lập mới trong 11 tháng đầu năm 2016 Số lượng doanh nghiệp So với cùng Lĩnh vực hoạt động đăng ký thành lập mới kỳ năm 2015 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 1.283 Giảm 26,6% Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 1.720 Giảm 13,8%. Bất động sản 2.825 Tăng 95,6% Giáo dục và đào tạo 2.574 Tăng 46,1% Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 480 Tăng 55,8% Hoạt động dịch vụ khác 960 Tăng 41,6% Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Vam - Viện Phát triển Doanh nghiệp Như đã trình bày ở khái niệm khởi nghiệp, điểm cốt yếu khi nói đến tinh thần khởi nghiệp là nói đến tư duy sáng tạo, sáng tạo không ngừng nghỉ của từng cá nhân nói riêng và cả đất nước nói chung. Vậy sáng tạo thế nào để cân bằng giữa lợi ích kinh tế, đảm bảo thu nhập mà vẫn có thể đóng góp cho an sinh – xã hội? Câu trả lời chính là mô hình khởi sự DNXH. Mô hình này có đặc trưng khác biệt gì? Theo đó, những rào cản nào xuất hiện? Thực tế tại Việt Nam, sự thiếu vắng và yếu kém của các doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động trợ giúp xã hội gần như đáng báo động. Đây cũng chính là vấn đề mà tác giả muốn đề cập như một khe hổng nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước có thể tiếp cận để phân tích, phát triển và tìm ra định hướng phù hợp. Tại Việt Nam, DNXH mới bắt đầu ở giai đoạn non trẻ, còn vấp phải nhiều vướng mắc trong giai đoạn hình thành và phát triển cả về mô hình kinh doanh lẫn hành lang pháp lý. Đến năm 2014, Luật Doanh nghiệp mới có những quy định chính thức cho loại hình kinh doanh này. Tuy nhiên, Luật không đưa ra định nghĩa về DNXH mà chỉ có các tiêu chí để xác định DNXH ở Điều 10. Tại đây, Luật quy định doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng ba tiêu chí: - Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này - Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng - Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký. Có một điểm chung giữa những khái niệm và quy định về DNXH ở nhiều quốc gia và tổ chức đó chính là xem DNXH là một tổ chức cân bằng được mục tiêu kinh doanh và mục tiêu xã hội. Thế nên về bản chất, DNXH rất được các quốc gia quan tâm và ủng hộ. 4. Rào cản khởi nghiệp của doanh nghiệp xã hội Theo xu thế chung, Việt Nam cũng có nhiều chính sách ưu đãi đối với DNXH. Nghị định 69/2008/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường quy định các tổ chức cung cấp dịch vụ công phục vụ lợi ích cộng đồng được hưởng nhiều ưu đãi về cơ sở hạ tầng, thuế, tín dụng... Tuy nhiên, một thực tế phải thừa nhận rằng tổ chức mang đặc tính hỗn hợp như DNXH cũng gây nên nhiều rào cản trong quá trình thành lập, vận hành và phát triển, cụ thể là:  Rào cản thành lập: Hành lang pháp lý cho DNXH ở Việt Nam chưa thực sự hoàn thiện, còn rất nhiều quy định chồng chéo gây khó khăn cho việc thành lập một tổ chức xã hội. Có nhiều loại hình tổ chức xã hội khác nhau với tên gọi khác nhau (hợp tác xã, trung tâm, công ty, hiệp hội, câu lạc bộ...) do các cơ quan chủ quản cấp phép khác nhau. Thành lập một tổ chức xã hội đa phần có quy trình phức tạp rườm rà về thủ tục, quy định về hội đồng sáng lập, hội đồng quản lý, số lượng thành viên, yêu cầu năng lực của ban sáng lập, địa bàn hoạt động... mà không phải đơn vị mới thành lập nào cũng có thể đáp ứng, nhất là đối với những sáng kiến xã hội của những dự án khởi nghiệp. , 311
  5.  Rào cản tài chính: Vốn và nguồn tài chính là yếu tố quan trọng cơ bản đối với bất kỳ lĩnh vực kinh doanh của bất kỳ tổ chức nào. Riêng DNXH, nhu cầu này lại càng cấp thiết hơn nữa, bởi họ là người đi tiên phong, khai mở thị trường trong một lĩnh vực hoàn toàn mới đối với xã hội. Thiếu vốn và yếu kém trong khả năng tiếp cận các nguồn tài chính là rào cản thứ hai cho các cá nhân khởi sự doanh nghiệp theo hướng xã hội. Các DNXH ở Việt Nam còn khá non trẻ, được thành lập chủ yếu từ những ý tưởng mang tính cá nhân, có sứ mệnh phục vụ xã hội nên vốn đầu tư ban đầu đa phần là vốn tự đóng góp của các thành viên sáng lập với quy mô nhỏ. DNXH có đặc thù là không vì mục tiêu lợi nhuận, lại kinh doanh trên các thị trường có rủi ro cao, lợi suất tài chính thấp nên không hấp dẫn đối với các nhà đầu tư thương mại, do đó khó có khả năng tiếp cận huy động các nguồn vốn đầu tư thương mại. Kết quả khảo sát DNXH do CSIP - Hội đồng Anh Việt Nam thực hiện năm 2011cho thấy phần lớn nguồn vốn của DNXH là vốn tự có (chiếm 20.3%) và vốn tích lũy từ các hoạt động sản xuất kinh doanh (45.5%), một phần nhỏ tới từ tài trợ (5.3%). Vốn vay thương mại chỉ là một phần trong số các nguồn vốn khác (vốn vay ngân hàng, vốn vay gia đình bạn bè) với tổng số chiếm 28.8 %. Trong khi đối với các doanh nghiệp thương mại, vốn vay thương mại lại là nguồn vốn lưu động quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh thì thực tế đối với DNXH, nguồn tài chính này lại không chiếm tỉ trọng chi phối. Các DNXH rất khó huy động nguồn vốn vay ngân hàng vì một số lý do như: - Không có tài sản, nhà xưởng thế chấp do phần lớn DNXH hoạt động ở quy mô nhỏ - Lãi suất cho vay của ngân hàng cao hơn nhiều khả năng sinh lời của DNXH. - Thời gian hoàn vốn kéo dài hơn các dự án thông thường Năm 2015, Báo cáo về Chỉ số Khởi nghiệp của GEM cũng cũng thu được kết quả tương đồng khi thống kê về nguồn vốn khởi nghiệp theo các khu vực kinh tế. Các quốc gia khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, tỷ lệ tự bỏ vốn để khởi nghiệp (80%) cao hơn so với cả khu vực Tây Âu (75%), Đông Âu (64%) hay các nước phát triển như Úc, Mỹ (67%). Trong đó, tỷ lệ vốn tự có (63%) cũng cao xấp xỉ gấp hai lần so với các khu vực vừa nêu. Bảng 3: Nguồn tài chính cho các dự án khởi nghiệp theo các khu vực Đông Bắc Phi và Nam Tây Đông Mỹ La Tinh Úc và Nam Á Trung Đông Phi Âu Âu và Caribean Mỹ Cần vốn để 87% 82% 90% 91% 85% 87% 92% khởi nghiệp Tự bỏ vốn để 80% 70% 82% 75% 64% 72% 67% khởi nghiệp Tỷ lệ vốn tự có 63% 62% 29% 35% 48% 48% 38% Nguồn: Global Entrepreneurship Monitor 2015  Rào cản năng lực: Đa phần các DNXH Việt Nam, đặc biệt là các dự án khởi nghiệp đều là các tổ chức, doanh nghiệp trẻ. Xuất phát từ động cơ tạo ra lợi ích và xu hướng mới cho xã hội kết hợp với cơ hội kinh doanh từ những thị trường ngách còn bỏ ngỏ, người khởi sự DNXH cần kết hợp giữa kỹ năng quản lý kinh doanh với kỹ năng quản lý sứ mệnh xã hội thì mới có khả năng hình thành và phát triển doanh nghiệp một cách bền vững. Theo Báo cáo tình hình kinh tế và doanh nghiệp năm 2016 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Viện Phát triển Doanh nghiệp về tình hình doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong 11 tháng năm 2016 cho thấy lĩnh vực Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội có tỷ lệ tăng đáng báo động với 58 doanh nghiệp, tăng 100% so với cùng kỳ năm 2015. Theo , 312
  6. phân tích từ Cục Quản lý Đăng ký Kinh doanh, ngành Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội có lượng doanh nghiệp giải thể tăng cao một phần do ngành này đòi hỏi nguồn vốn lớn, mà nguồn vốn hiện tại chủ yếu là từ ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính Phủ, vốn ODA. Bên cạnh đó yếu tố mấu chốt chính là năng lực của các doanh nghiệp này. Ngoài đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, để điều hành và duy trì hoạt động của DNXH cần tầm nhìn chiến lược, năng lực nhận biết và khai thác cơ hội từ thị trường, quản lý tài chính hiệu quả, chiến lược marketing sáng tạo… bên cạnh khả năng, năng lực tổ chức làm việc hiệu quả với cộng đồng. Do đó, mặc dù nhu cầu đầu tư cho y tế và hoạt động trợ giúp xã hội lớn, lợi ích cao nhưng các doanh nghiệp khi đã hình thành vẫn không duy trì được hoạt động lâu dài. 5. Kết luận và hàm ý nghiên cứu Bên cạnh sự chủ động của mỗi cá nhân khi khởi nghiệp để giải quyết các vấn đề thu nhập, lợi nhuận thì việc định hướng làm sao lồng ghép được các vấn đề xã hội thông qua các mô hình kinh doanh sẽ góp phần thay đổi nhận thức về khởi sự doanh nghiệp, hướng đến tính nhân văn ngay từ khi hình thành ý tưởng kinh doanh. Quá trình đó cần nhiều nỗ lực để có thể vượt qua những rào cản trong môi trường hoạt động của loại hình DNXH đang còn mới mẻ và nhiều khó khăn như ở Việt Nam. Những rào cản này bắt nguồn từ khả năng hình thành, đến giai đoạn tiếp cận nguồn tài chính và năng lực quản lý, điều hành dự án khởi nghiệp DNXH sau đó. Về mặt thực tiễn, nhận thức rõ môi trường khởi sự doanh nghiệp xã hội có nhiều khác biệt với hướng đi mới mẻ vừa cân bằng được mục tiêu lợi nhuận vừa giúp quốc gia có những doanh nghiệp phục vụ lợi ích cộng đồng, chia sẻ vấn ASXH với Chính phủ, rất cần sự hỗ trợ toàn diện và đồng bộ từ các cơ quan ban ngành giúp các dự án khởi nghiệp này vượt qua những rào cản trước mắt để phát triển. Về mặt lý thuyết, nghiên cứu đưa ra cách hiểu rõ ràng khái niệm khởi nghiệp, phân biệt giữa doanh nghiệp vì mục tiêu lợi nhuận đơn thuần và doanh nghiệp xã hội đề cao lợi ích cộng đồng. Từ đó thấy được khe hổng lý thuyết trong nghiên cứu rào cản khởi nghiệp. Bên cạnh những rào cản phổ biến khi bắt đầu ý tưởng kinh doanh, mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau sẽ có những rào cản đặc thù cần xác định, kiểm chứng và tìm ra định hướng khắc phục. Đây sẽ là nền tảng cho các nghiên cứu thực nghiệm trong những tình huống khởi nghiệp cụ thể, đặc biệt là loại hình DNXH. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Astebro, T., Bazzazian, N., & Braguinsky, S. (2012). Startups by recent university graduates and their faculty: Implications for university entrepreneurship policy. Research Policy, 41(4), 663–677. 2. Anuar, A., Nasir, I.N.M., Rahman. F.A., & Sadek, D.M. (2013). Barriers to Start-Up the Business among Students at Tertiary Level: A Case Study in Northern States of Peninsular Malaysia. Asian Social Science, 9(11). ISSN 1911-2017 E-ISSN 1911-2025 3. Boissin, J.-P., Branchet, B., Emin, S., & Herbert, J. I. (2009). Students and Entrepreneurship: A Comparative Study of France and the United States. Journal of Small Business & Entrepreneurship, 22(2), 101–122. 4. Carsrud, A., Krueger, N., Brännback, M., Kickul, J., & Elfving, J. (2007). The Family Business Pipeline: Where Norms and Modeling Make a Difference. Paper presented at Academy of Management Conference. 5. Chand, M., & Ghorbani, M. (2011). National culture, networks and ethnic entrepreneurship: A comparison of the Indian and Chinese immigrants in the US. International Business Review, 20(6), 593–606. 6. Drucker, P.F., (1985). Innovation and Entrepreneurship: Practices and Principles. New York: Harper & Row. Publishers, 220-225. 7. Ebewo, P. E. & Shambare, R. (2012). The reason business plans of start-up ventures are rejected by South African financiers: evidence from SIFE-TUT Harmony Fashion Design Business Challenge. Emerging Markets Conference of the International Management Research Academy (IMRA). London, 17-18 May 2012, IMRA. 8. Ebewo, P. E. & Shambare, R. (2011). Using projects in teaching Introductory Business Statistics: the case of TUT Business School. African Journal of Business Management, 5(11), 4176-4184 9. Global Entrepreneurship Monitor. (2011). Global Entrepreneurial Monitor: South Africa 2011, GEM. , 313
  7. 10. Giocamin, O., Janssen, F., Pruett, M., Shinnar, S. R., Llopis, F., & Toney, B. (2010). Entrepreneurial intentions, motivations and barriers: Differences among American, Asian and European students. International, Entrepreneurship and Management Journal. 11. Hisrich, R. D. M., & Peters P. (1998). The Individual Entrepreneur in Entrepreneurship. McGraw Hill Publishing. 12. Hong, Z., Hong, T., Cui, Z., & Luzhuang, W. (2012). Entrepreneurship Quality of College Students Related to Entrepreneurial Education. Energy Procedia, 17, 1907–1913. 13. Huber, L. R., Sloof, R., & Van Praag, M. (2014). The effect of early entrepreneurship education: Evidence from a field experiment. European Economic Review, 72, 76–97. 14. Jamali (2009). Constraints and opportunities facing women entrepreneurs in developing countries: A relational perspective. Gender in Management: An International Journal, 24(4), 232-251. 15. Lee, S. M., Lim, S. B., Pathak, R. D., Chang, D., & Li, W. (2006). Influences on students attitudes toward entrepreneurship: A multi-country study. International Entrepreneurship and Management Journal, 2(3), 351–366. 16. Maes, J., Leroy, H., & Sels, L. (2014). Gender differences in entrepreneurial intentions: A TPB multi- group analysis at factor and indicator level. European Management Journal, 32(5), 784–794. 17. Mai, N.A. (2009). An sinh xã hội đối với nông dân trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam. Luận án tiến sỹ kinh tế. Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 18. Makgosa, R. & Ongori, H. (2012). Perceptions of Entrepreneurial Behaviour in Botswana. International Journal of Learning & Development, 2(3), 247-259. 19. Massad, V. J. & Tucker, J. M. (2009). Using student managed businesses to integrate the business curriculum. Journal of Instructional Pedagogies, 1, 17-29. 20. Mathisen, J. E., & Arnulf, J. K. (2013). Competing mindsets in entrepreneurship: The cost of doubt. International Journal of Management Education, 11(3), 132–141. 21. Menaghan, E.G. & Parcel, T.L. (1995). Social sources of change in children‟s home environment: the effects of parental occupational experience and family conditions. Journal of Marriage and Family, 57(1), 69–84. 22. Nguyễn, D.S. (2011). An sinh xã hội cho người nông dân. Tham luận tại Hội thảo khoahọc của Viện Khoa học xã hội Việt Nam và Viện KAS, Hà Nội. 23. Obembe, E., Otesile, O., & Ukpong, I. (2014). Understanding the students ’ perspectives towards entrepreneurship. Procedia - Social and Behavioral Sciences, 145, 5–11. 24. Pablo-Lerchundi, I., Morales-Alonso, G., & González-Tirados, R. M. (2015). Influences of parental occupation on occupational choices and professional values. Journal of Business Research. 25. Pruett, M., Shinnar, R., Toney, B., Llopis, F., & Fox, J. (2009). Explaining entrepreneurial intentions of university students: a cross-cultural study. International Journal of Entrepreneurial Behaviour & Research, 15(6), 571–594. 26. Rae, D., & Woodier-Harris, N. R. (2013). How does enterprise and entrepreneurship education influence postgraduate students’ career intentions in the New Era economy? Education + Training, 55(8/9), 926–948. 27. Robertson, M., Collins, A., Medeira, N., & Slater, J. (2003). Barriers to start up and their effect on aspirant entrepreneurs. Education and Training, 45(6), 308-316. 28. Sanz-Velasco, S.A. (2006). Opportunity development as a learning process for entrepreneurs. International Journal of Entrepreneurial Behaviour and Research, 12(5), 251-71. 29. Schmitt-Rodermund, E. & Vondracek, F.W. (2002). Occupational dreams, choices and aspirations: Adolescents’ entrepreneurial prospects and orientations. Journal of Adolescence, 25(1), 65–78. 30. Schwarz, E. J., Wdowiak, M. a., Almer-Jarz, D. a., & Breitenecker, R. J. (2009). The effects of attitudes and perceived environment conditions on students’ entrepreneurial intent: An Austrian perspective. Education + Training, 51(4), 272–291. 31. Shane, S., Locke, E. a., & Collins, C. J. (2003). Entrepreneurial motivation. Human Resource Management Review, 13(2), 257–279. 32. Shinnar, R. S., Pruett, M., & Toney, B. (2009). Entrepreneurship education: attitudes across campus. Journal of Education for Business, 84(3), 151–158. 33. Sobel, R. S., & King, K. a. (2008). Does school choice increase the rate of youth entrepreneurship? Economics of Education Review, 27(4), 429–438. 34. Strydom, R. & Adams, M. (2009). Evaluating the learning experience of undergraduate entrepreneurship students exposed to unconventional teaching approach: a South African case study. Southern African Journal of Entrepreneurship and Small Business Management, 2(1), 50-67. 35. Turker, D., & Selcuk, S. S. (2009). Which factors affect entrepreneurial intention of university students? Journal of European Industrial Training, 33(2), 142–159. 36. Yaghoubi, J. (2010). Study barriers to entrepreneurship promotion in agriculture higher education. Procedia Social and Behavioral Sciences, 2, 1901-1905. , 314
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2