intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN LUNG NGỌC HOÀNG

Chia sẻ: Nguyen Ho Ho | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

469
lượt xem
78
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng là di sản cuối cùng của hệ sinh thái tự nhiên nổi tiếng. Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng bao gồm phạm vi đất đai của Lâm trường Phương Ninh tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ (cũ).Nay thuộc xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang .

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN LUNG NGỌC HOÀNG

  1. TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẦN THƠ Khoa Kỹ Thuật Công Nghệ Lớp Khoa Học Môi TRường B- k32 BÀI BÁO CÁO KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN LUNG NGỌC HOÀNG Giáo Viên Hướng Dẫn:NGUYỄN THUỴ BẢO UYÊN Sinh Viên Thực Hiện Võ Thành Chiến Nguyễn Duy Đạt Nguyễn Tuấn Anh Vương Thị Tha Nguyễn Hồ Trần Thị Thuỳ Linh Nguyễn Lê Xuân Thi Nguyễn Trung Tín
  2. Đặng Hoàng Tấn Tước Nguyễn Quốc Trung KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN LUNG NGỌC HOÀNG I.GIỚI THIỆU 1.Vị Trí Địa Lý Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng là di sản cuối cùng của hệ sinh thái tự nhiên nổi tiếng. Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng bao gồm phạm vi đất đai của Lâm trường Phương Ninh tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ (cũ).Nay thuộc xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang .Phía Bắc giáp Phương Bình; phía Nam giáp xã Phương Phú; phía Đông giáp xã Tân Phuớc Hưng (thuộc huyện Phụng Hiệp); phía Tây giáp huyện Long Mỹ.Lung Ngọc Hoàng là khu bảo tồn thiên nhiên theo quy chế quản lý của 3 loại rừng của Việt Nam theo tiêu chuẩn của Công ước Ramsar. Với toạ độ điạ lý - Từ 09041’ đến 09045’ vĩ độ Bắc. - Từ 105039’ đến 105043’ kinh độ Đông 2. Quy mô diện tích và các phân khu chức năng: Tổng diện tích khu bảo tồn là: 2. 805, 37 ha Trong đó gồm : - Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt : 976, 28 ha - Phân khu phục hồi sinh thái : 963, 45 ha - Phân khu hành chính, dịch vụ, du lịch : 404, 61 ha - Khu thực nghiệm khoa học : 461, 03 ha Vùng đệm của Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng có diện tích 8.836, 07 ha, bao quanh Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng. Phía Bắc giáp kênh Lái Hiếu, phía Nam giáp kênh Quản Lộ-Phụng Hiệp, phía Đông giáp kênh Búng Tàu và kênh Xẻo Xu, phía Tây giáp kênh Cầu Nam. 3.Mục tiêu khu bảo tồn - Bảo tồn những sinh cảnh tự nhiên tiêu biểu, độc đáo, sự đa dạng sinh học, nơi khu trú của các loài sinh vật bản địa của hệ sinh thái đất ngập
  3. nước vùng đồng bằng ngập nước phía Tây sông Hậu Giang. Đồng thời góp phần bảo tồn các giá trị về văn hóa, lịch sử, nhân văn của vùng đồng bằng Nam Bộ. - Sử dụng và khai thác hợp lý tài nguyên tự nhiên và những tiềm năng của hệ sinh thái đất ngập nước phục vụ cuộc sống của nhân dân địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo và thực hiện các chương trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hậu Giang. - Góp phần duy trì sự cân bằng sinh thái và gia tăng độ che phủ rừng, đảm bảo an ninh môi trường và sự phát triển bền vững của đồng bằng sông Cửu Long. II.HỆ SINH THÁI CỦA KHU BẢO TỒN 1.Thực vật. Lung Ngọc Hoàng có hệ thực vật rất phong phú: gồm: 330 loài thực vật. Nhưng chủ yếu là 3 kiểu thảm thực vật chính: rừng tràm, đầm lầy và trảng cỏ. Rừng Tràm có diện tích lớn nhất, hầu hết diện tích này là rừng trồng Tràm thương mại, có giá trị đa dạng sinh học không cao. Diện tích còn lại là đầm lầy và trảng cỏ có giá trị về đa dạng sinh học cao hơn mặc dù nhiều nơi đang được trồng Tràm non. Khoảng 1/3 diện tích khu vực là đất canh tác lúa và mía (Buckton et al. 1999). Các trảng cỏ có diện tích lớn với loài cỏ Năng ngọt Eleocharis dulcis mọc hỗn giao với Cỏ chỉ Cynodon dactylon và rải rác có Tràm tái sinh. Có 3 loại hình trảng cỏ khác nhau trong khu vực là: các bãi Đưng Scleria poafearmis, gồm có cỏ Năng và các loài thuộc họ Cỏ Poaceae; bãi Cỏ mỡ Hymenachne acutigluma chiếm ưu thế ở các bờ kênh; và bãi Sậy Phragmites vallatoria xuất hiện thành từng đám cao và dày (Buckton et al. 1999). Quần xã thực vật thuỷ sinh ở các kênh đào chủ yếu là các loài Lục bình Eichhornia crassipes, Bèo cái Pistia stratiotes, Bèo ong (Bèo tai chuột) Salvinia cucullata, Rau muống Ipomoea aquatica, Rau mương Ludwidgia adscendens, Cỏ sước nước Centrostachys aquatica, Bèo dâu Azolla pinnata, Bèo trống Spirodela polyrrhiza và Bèo cám Lemna aequinoxialis (Buckton et al. 1999).Ngoài ra, hệ thực vật thuộc hệ sinh thái đất ngập nước là quần thể rất đa dạng, bao gồm các loài chiếm ưu thế như: dây choại, lác, sậy, bồng bông; thực vật thuộc hệ sinh thái trên cạn gồm trâm sắn, ngái lông, gáo trắng, gừa, đủng đỉnh, cây mua; thực vật thuộc hệ sinh thái dưới nước như: lục bình, bông súng, bông sen, các loại bèo...Bên cạnh đó,khu
  4. bảo tồn thiên đã có 1.461ha rừng tràm và một số ít xà cừ, keo tai tượng, keo lai. Lung Ngọc Hoàng hôm nay, ngoài những mảng xanh của cây cối, lúa, mía còn có màu xanh của bầu trời và một dải lụa biêng biếc của những dòng kinh và các lung bàu. Thực vật ở Lung Ngọc Hoàng 2.Động vật Khu bảo tồn còn là nơi quy tụ các loài sinh vật quý hiếm, phong phú, nhiều chủng loại gồm: 206 loài động vật quý, trong số đó có 9 loài chim quý hiếm là bạc má, cá đãy, cà cuốc, cò ốc, giang sen, cò lạo xám, Le khoang cổ, ác là… Các loài chim nước có kích thước lớn rất hiếm, chỉ có một số loài Cò, Diệc xuất hiện trong khu vực vào mùa khô. Tuy nhiên, trong mùa mưa cũng có một số lượng tương đối lớn các loài chim xuất hiện trong khu vực như: Gà lôi nước Ấn Độ Metopidius indicus và Cò đen Dupetor flavicollis. Khu hệ chim ở rừng Tràm trồng nghèo về thành phần loài, chỉ gặp các loài như: Rẻ quạt Rhipidura javanica, Hút mật họng tím Nectarinia jugularis và Vành khuyên Zosterops palpebrosa (Buckton et al. 1999). Có 5 loài thú quý hiếm là dơi chó, rái cá, rái móng, chồn mực, cáo mèo, 10 loài bò sát tiêu biểu là rắn mái gầm, rắn cạp nong (bungarus fasciatus), rùa nắp (Cuora amboinensis), Rùa vàng (Testudo elongata, và một loài ếch giun (lchthyophis glutinous) rất quý.Có có nhiều loại thú, chim, cá quý hiếm. Trong đó, phải kể đến rái cá lông mũi và rùa nắp (nằm trong Sách đỏ thế giới), càng đước, chồn đèn, cá thác lác cườm.Ngoài ra, có nhiều loài không chỉ được đưa vào sách đỏ Việt Nam, mà còn được
  5. đưa vào cả sách đỏ thế giới như: rắn, trăn, rái cá... Ngoài ra còn có 77 loài thuỷ sản, trong đó có 2 loài cá quý: cá Còm (Notopterus chilata) và cá Trê trắng (Clarias batrachus). Rái Cá Lông Mũi III.THÁCH THỨC MÀ LUNG NGỌC HOÀNG PHẢI GÁNH CHỊU Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định thành lập khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng. Sau đó tỉnh Cần Thơ thực hiện bằng việc sáp nhập Lâm trường Mùa Xuân với Lâm trường Phương Ninh. Ban giám đốc khu bảo tồn đã cho đào bới tại Lâm trường Mùa Xuân (cũ) để đào ao nuôi cá .Định lấy thêm 100ha nuôi cá . Tại khu vực Kênh Lệch (thị xã Ngã Bảy), nhiều tốp nhân công khẩn trương đưa xáng cạp, máy thổi đất đào xới ầm ầm. Có đến 18 ao đã đào hoàn thành, mỗi ao rộng hàng ngàn mét vuông. Đê bao cũng được đắp hoàn chỉnh chạy dài tít tắp, bao quanh hàng chục hecta.
  6. Một cán bộ có trách nhiệm của khu bảo tồn cho biết việc đào ao này có chủ trương của UBND tỉnh từ năm 2005 với diện tích cho phép khoảng 30ha. Tuy nhiên trong năm 2006 chỉ mới đào được ba ao, mỗi ao 5.000m2 để nuôi cá tra thử nghiệm. Năm nay, khi con cá tra bắt đầu sốt thì dự án này được triển khai nhanh hơn. Trong bước thực hiện dự án, một ý tưởng lấy thêm 100ha nữa để nuôi cá cũng đang được tính tới nhưng chưa có chủ trương của tỉnh. Biến khu bảo tồn thành khu bảo vệ .Ông Thọ, giám đốc khu bảo tồn, biện minh rằng khu vực đào ao biệt lập ấy trước đây chỉ toàn là mương, liếp trồng khóm, mía, không đem lại lợi ích gì. Vì vậy đào ao để ương cá giống phục vụ nhân dân. Tuy nhiên, chị Xuân, đang chặt cây rừng thuê cho một tay thầu phá rừng nơi đây, tiết lộ: “Gia đình tôi cùng đoàn nhân công khai thác trắng khoảng 20ha tràm ở Lâm trường Mùa Xuân cho thầu Dân. Phải tranh thủ đốn để kịp cho xáng cuốc vô đào ao”. Ông Năm Huynh, nguyên giám đốc Lâm trường Phương Ninh (cũ), bức xúc: “Rừng xác xơ hết rồi, từ năm 2003 đến nay ban giám đốc khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng đã đốn khoảng 1.300ha rừng tràm và đốn sạch 71ha rừng keo tai tượng, bạch đàn, tràm bông vàng...”. Ông Nguyễn Văn Đồng, giám đốc Sở NN & PTNT Hậu Giang, cho biết tỉnh có chủ trương cho đào ao khoảng 30ha, nhưng không phải đào trong rừng mà là trên đất mía; đồng thời phải thực hiện theo chức năng sản xuất nông - lâm - ngư kết hợp. Còn việc đào ao trên diện tích lớn và trong khu vực biệt lập như vậy có lập dự án và đánh giá tác động môi trường hay không thì ông Đồng nói chưa nhận được bất kỳ dự án nào về việc đào ao nuôi cá từ ban giám đốc khu bảo tồn. Mặc dù Chính phủ có quyết định và UBND tỉnh Hậu Giang kiên định với chủ trương biến Lung Ngọc Hoàng thành khu bảo tồn thiên nhiên, nhưng ban giám đốc khu bảo tồn lại có ý định chuyển sang xây dựng thành khu bảo vệ cảnh quan rừng đặc dụng với lý do diện tích rừng còn ít, động vật quí hiếm không còn... Trong khi đó, một nguồn tin cho biết kiểm lâm phát hiện có ba loài động vật nằm trong Sách đỏ đang còn trú ngụ trong khu rừng này. Thầu “được lòng” cán bộ Suốt những năm gần đây, việc khai thác rừng trong khu bảo tồn dường như được hợp thức hóa. Hằng ngày tàu ghe vào rừng chở gỗ ra ngoài ầm ầm. Qua tìm hiểu của chúng tôi, một số người dân vào đây làm ăn “được lòng” với cán bộ đã trở thành thầu khai thác gỗ. Cách đây năm năm, thầu Tùng quay về khu bảo tồn Lung Ngọc Hoàng đóng một chiếc ghe 10 tấn để hợp đồng khai thác cây hầm than. Chỉ trong vòng vài năm, trên 70ha bạch đàn, tràm bông vàng, keo tai tượng được trồng từ hàng
  7. chục năm trước ở các tuyến bờ bao, kênh lô, kênh khoảng và kể cả khu vực bảo vệ nghiêm ngặt trong khu bảo tồn cũng bị đốn hạ. Nhiều người dân trong khu bảo tồn thắc mắc không biết vì sao mà thầu Tùng được mua cây với giá rẻ không ngờ. Một cây khoảng 10 năm tuổi, khi khai thác bán lại cho dân cất nhà, thầu Tùng lấy 250.000 đồng; trong khi đó giá mua thực tế chỉ có 4.100 đồng. Mười năm trước, để trồng các cây này Nhà nước phải bỏ ra 1.100 đồng/cây. Chính nhờ sự độc quyền khai thác đối với những loại cây khai thác trắng mà thầu Tùng phất lên như “diều gặp gió” với hàng chục lò hầm than, lượng gỗ khai thác trong khu bảo tồn được thầu Tùng vận chuyển ra thị trường các tỉnh. Thầu Dân lúc đầu vào khu bảo tồn ươm cây giống bán lại cho lâm trường, nhưng từ khi có chủ trương “tỉa thưa” rừng thì ông đứng ra làm thầu. Bãi tập kết tràm “tỉa thưa” của thầu Dân nằm ngay trong khu bảo tồn nghiêm ngặt, trải dài theo kênh Long Phụng, lúc nào cũng tất bật tàu ghe vào chuyên chở. Nói là “tỉa thưa”nhưng khi vào rừng thấy cây nào to, đẹp là đội quân khoảng 40 người của tay thầu này tỉa trước. Chính vì thế bãi tràm của thầu Dân không lúc nào vơi. Ông Ba Thành, một cựu chiến binh sống ở đây, nói chua xót: “Đây là nơi được bảo vệ nghiêm ngặt, người lạ mặt rất khó vào, vậy mà toàn bộ diện tích cây trồng ven bờ bao đã bị đốn gần hết rồi. Họ nói là tỉa thưa nhưng chúng tôi thấy nhân công toàn hạ những cây tràm lớn, suông. Khai thác kiểu này chừng hai mùa nữa là rừng của khu bảo tồn Lung Ngọc Hoàng sẽ không còn tồn tại”. Đưa gỗ rừng ra thị trường IV.KẾT LUẬN Lung Ngọc Hoàng xưa nay vừa là khu vực có môi trường sinh thái ôn hòa thuận lợi cho các loài động vật hoang dã và cá nước ngọt trú ngụ vừa là căn cứ cách mạng lâu đời của Cần Thơ (cũ) và Khu ủy nên được
  8. coi là một vùng đất giàu tiềm năng du lịch. Nơi đây vốn là vùng đồng bằng ngập nước rộng lớn trải dài từ phía Tây của Sông Hậu tới tận U Minh và được đánh giá là một trong những điểm quan trọng trên bản đồ đất ngập nước của Việt Nam.Vì vậy, chúng ta hãy chung tay bảo vệ nó thành một khu bảo tồn thật sự.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2