Khu vực biển Đông trên bàn cân chiến lược của Ấn Độ
lượt xem 12
download
Nghiên cứu phân tích cụ thể lợi ích trực tiếp, gián tiếp ở biển Đông của Ấn Độ trên các khía cạnh chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa, xã hội. Xuất phát từ những lợi ích ấy, Ấn Độ đã nhanh chóng tiến hành các hoạt động thực tiễn tại khu vực; bài viết điểm qua các hoạt động trên, đồng thời ghi nhận các phản ứng, dấu hiệu ngoại giao…của các quốc gia, từ đó tìm cách lý giải thích hợp lợi ích hay quan điểm của các quốc gia trong việc can dự của Ấn Độ và cuối cùng nêu lên triển vọng hợp tác Việt Nam Ấn Độ tại khu vực biển Đông.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khu vực biển Đông trên bàn cân chiến lược của Ấn Độ
KHU VỰC BIỂN ĐÔNG TRÊN BÀN CÂN CHIẾN LƯỢC CỦA ẤN ĐỘ Tác giả : Vũ Quang Minh Tóm lược Nghiên cứu này phân tích cụ thể lợi ích trực tiếp, gián tiếp ở biển Đông của Ấn Độ trên các khía cạnh chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa, xã hội. Xuất phát từ những lợi ích ấy, Ấn Độ đã nhanh chóng tiến hành các hoạt động thực tiễn tại khu vực; bài viết điểm qua các hoạt động trên, đồng thời ghi nhận các phản ứng, dấu hiệu ngoại giao…của các quốc gia, từ đó tìm cách lý giải thích hợp lợi ích hay quan điểm của các quốc gia trong việc can dự của Ấn Độ và cuối cùng nêu lên triển vọng hợp tác Việt Nam Ấn Độ tại khu vực biển Đông. Giới thiệu Biển Đông là vùng biển nửa kín nằm trung tâm khu vực Đông Nam Á có tầm quan trọng chiến lược với các quốc gia trong khu vực và thế giới. Biển Đông hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển kinh tế với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc biệt là dầu khí và thủy hải sản, cùng vị trí chiến lược quan trọng với con đường giao thông thương mại huyết mạch từ Đông sang Tây, đồng thời tập chung nhiều eo biển, hải cảng quân sự xung yếu…Với vị trí và lợi ích đặc biệt như vậy khu vực biển Đông đã trở thành đối tượng tranh chấp của sáu quốc gia gồm Trung Quốc, Việt Nam, Philipines, Malaysia, Bruney và vùng lãnh thổ Đài Loan từ hơn nửa thế kỷ qua. Đầu thế kỉ XXI đánh dấu những diễn biến mới, với sự gia tăng căng thẳng tranh chấp song hành cùng tăng cường vũ trang của tất cả các quốc gia liên quan, đặc biệt sự can dự của các cường quốc lớn Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga và đáng chú ý của Ấn Độ tới khu vực. Ấn Độ với tương lai trở thành một cực mới trong cục diện đa cực của thế giới đang tìm cách gây dựng ảnh hưởng toàn cầu, đã thúc đẩy sự tiếp cận trực tiếp và gián tiếp vào vấn đề biển Đông, trong đó thước đo lợi ích sẽ quyết định tới chính sách và mức độ tiếp cận vấn đề biển Đông của nước này. Bài nghiên cứu tiếp cận cụ thể lợi ích Ấn Độ có thể khai thác ở biển Đông, tìm hiểu thực trạng và ảnh hưởng của chính sách đối với khu vực biển Đông và đặt trong các mối tương quan song phương, đa phương. Nghiên cứu cũng đánh giá vị trí, vai trò nhân tố Việt Nam trong việc thực hiện sách lược của Ấn Độ và từ đó đưa ra gợi ý chính sách phù hợp. Bài nghiên cứu có cấu trúc như sau: 1. Phân tích lợi ích trực tiếp, gián tiếp ở biển Đông với Ấn Độ trên các khía cạnh chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa, xã hội. 2. Điểm qua chính sách thực thi và hành động cụ thể của Ấn Độ qua các giai đoan trong lịch sử và tương quan Ấn Độ-Biển Đông trong quan hệ với các nước. 3. Vai trò của nhân tố Việt Nam trong thực thi các chính sách biển Đông của Ấn Độ và các biện pháp thúc đẩy sự hiện diện của Ấn Độ ở biển Đông 1 Bài nghiên cứu hy vọng đưa ra được cái nhìn tổng quan về lợi ích và sách lược của Ấn Độ, đồng thời đóng góp ý kiến vào việc xây dựng chính sách tích cực thúc đẩy hiện diện chiến lược của Ấn Độ ở biển Đông- phục vụ lợi ích cho Việt Nam cũng như toàn khu vực. I. Lợi ích chiến lược của biển Đông đối với Ấn Độ 1. Lợi ích trưc tiếp Ấn Độ là một quốc gia Nam Á với diện tích chiếm phần lớn bán đảo Ấn Độ, ước chừng 3,3 triệu km đứng thứ 7 thế giới, dân số khoảng 1,2 tỷ người với nền văn minh sông Ấn đã phát triển rực rỡ cách đây 5 nghìn năm. Nền văn minh Ấn Độ trong suốt thời kì lịch sử ấy không ngừng gây ảnh hưởng và mở rộng không gian phát triển ra các khu vực lân cận, trong đó có khu vực Đông Nam Á. Quá trình ảnh hưởng này phần nào bị gián đoạn trong thế kỉ XVIII và IXX khi Ấn Độ bị cai quản bởi Đế chế Anh Quốc thời bấy giờ… Với cuộc cải cách kinh tế tận gốc năm 1990 của thế kỉ trước, Ấn Độ đang trong quá trình phục hồi sức mạnh vốn có của mình để tăng cường ảnh hưởng tới khu vực châu Á và tiến tới toàn thế giới trong một vài thập niên tới của thế kỉ XXI. Khu vực biển Đông nói riêng và Đông Nam Á nói chung có vị trí chiến lược và vai trò quan trọng, đang trở thành mục tiêu tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc trong đó có Ấn Độ. 2 a. Lợi ích văn hóa, tôn giáo Thật vậy, mối quan hệ giữa Ấn Độ và biển đông nói riêng và khu vực ASEAN nói chung đã hình thành từ thời xa xưa. Người Ấn Độ trước đây đã học được cách đóng tầu lớn và kỹ thuật đi biển của Ba Tư, biết lợi dụng sức gió để chạy thuyền buồm chở 600-700 người để thực hiện những chuyến hải trình dài ngày trên biển. Sự phát triển của ngành hàng hải thúc đẩy nhanh chóng mối liên kết văn hóa, xã hội và lợi ích thương mại với các vùng đất mới, trong đó có các vương quốc ven biển Đông và các quốc gia hải đảo Đông Nam Á bao gồm vương quốc Phù Nam, Champa, Srivijaya ở Sumatra và một số vương quốc ở phía Đông và Nam Trung Quốc1. Lịch sử Biển đông đã tạo thuận lợi cho liên kết mậu dịch giúp hình thành hệ thống thương mại phức tạp và phát triển giữa Trung Quốc, Đông Nam Á và Ấn Độ. Lịch sử đã ghi chép lại sự kế tiếp các truyền thống thương mại giữa Trung Quốc, Ấn Độ, con đường thông thương giữa hai quốc gia là hải trình qua Phù Nam tới eo đất Kra, hàng hóa sau đó được bốc rỡ chuyển qua một dải đất hẹp rồi chuyển lại lên tàu Ấn Độ về các điểm phía tây2. Khoảng thế kỉ thứ VI, các nhà buôn bắt đầu đi thuyền tới Srivijaya (Bán đảo Malaixia ngày nay) nơi trung chuyển hàng hóa Ấn Độ, thế giới ARập và Trung Quốc, thời kỳ này do kỹ thuật còn hạn chế và gió ngược làm cho những con tàu không thể đi trực tiếp từ biển Ấn Độ đến Biển Đông. Tại vị trí dọc bờ biển Ta-min-Na-du người ta đã tìm ra tiền xu và đồ gốm Trung Quốc chứng minh hoạt động thương mại nhôn nhịp giữa Ấn Độ và Nam Trung Hoa nhờ con đường hàng hải huyết mạch đi qua biển Đông, hải trình sau này được mệnh danh là “Con đường tơ lụa trên biển” cùng với “Con đường gia vị” trở thành một trong những tuyến đường thương mại quan trọng nhất trong thế giới trung cổ và cận đại. 1 Xem thêm liên hệ lịch sử giữa Ấn Độ và biển Đông xem thêm bài viết “Lợi ích của Ấn Độ ở biển Đông”, tác giả Vijay Shakhuuja, bản tiếng Việt có tại http://nghiencuubiendong.vn/download/doc_details/451-ts-vijay-sakhuja-liich-ca-n---bin-ong2 Lynda Norene Shaffer, “Thời đại của phù nam từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 6”, 31/6/2013, http://www.gioo.com/NgoBacLyndaNShaffer.htm 2 Đối với tôn giáo, Ấn Độ là xuất phát điểm của hai trong bốn tôn giáo chính trên thế giới là Ấn Độ giáo (Hindu giáo) và Phật giáo. Theo kết quả của nhiều nghiên cứu, các nhà sử học thống nhất rằng tôn giáo và văn hóa Ấn Độ truyền vào Đông Nam Á từ trước công nguyên khi các thầy tu Balamon hay nhà sư được mời đi theo các đoàn thuyền buôn làm lễ cúng tế và chữa bệnh cho các thủy thủ đoàn. Dần dần các thầy tu được mời làm nhân vật trung gian giữa thần thánh trong những nghi lễ của cư dân nơi mà các lái thương đến buôn bán. Họ lập nghiệp định cư ở Đông Nam Á... đã tạo tiền đề để Hin Đu giáo trở thành tôn giáo cung đình tại một số vương quốc3. Quá trình truyền bá cũng tương tự với đạo Phật, các nhà sư đi đến những vùng đất xa xôi hơn, thông qua con đường thương mại huyết mạch từ Srilanka, Java, Phù Nam, Chăm Pa đến Đại Việt và Trung Quốc, các nhà sư Ấn Độ đã mang Phật giáo truyền bá vào Trung Quốc và chính tại đây Phật giáo mới phát triển rực rỡ và phát huy ảnh hưởng của đạo Phật ra khắp các châu lục. Cho đến ngày nay, Ấn Độ vẫn không ngừng truyền bá “sức mạnh mềm” trong đó thế mạnh vẫn là văn hóa ra thế giới. Với bối cảnh Ấn Độ đang cố gắng cạnh tranh với các “cường quốc văn hóa” hiện nay như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước biển Đông – ASEAN được xác định là thị trường tiềm năng, bao gồm hơn 500 triệu dân cùng một nền văn hóa mở dễ du nhập, đặc biệt đã có ảnh hưởng truyền thống từ văn hóa Ấn Độ. Có thể thấy Ấn Độ đã bắt đầu gặt hái thành quả qua hoạt động văn hóa của nước này. Ấn Độ đã thành lập nhiều Trung tâm văn hóa và tổ chức hoạt động giao lưu văn hóa ở các nước trong khu vực. Người Ấn đã xây dựng thành công thương hiệu điện ảnh thương mại Bollywood, hiện đang xuất khẩu ra nhiều nước. Trung tâm ASEAN-Ấn Độ (AIC) cũng được thành lập, có trụ sở tại New Dehil để tăng cường hợp tác giữa ASEAN và Ấn Độ, hướng tới xây dựng Cộng đồng văn hóa-xã hội ASEAN. Gần đây, có một sự kiện gây chú ý nhân kỷ niệm hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ với các nước khu vực Đông Nam Á, tàu hải quân Shudarshini đã tái hiện chuyến hải trình xa xưa của Ấn Độ đến Đông Nam Á bằng cách thăm hầu hết các cảng biển hiện có bao gồm cả những cảng mới xây dựng cho đến những cảng tồn tại từ lịch sử. 4 Hoạt động của con tàu mang tính văn hóa nhưng cũng có thể là dấu hiệu của sự quay trở lại và một thời kỳ Ấn Độ hiện diện tích cực trong khu vực sau nhiều năm vắng bóng, dựa trên nền tảng những lợi ích và chiến lược mới được xác định. b. Lợi ích kinh tế Nguyên nhân địa chiến lược và địa kinh tế của khu vực biển Đông đã định hình lợi ích kinh tế tự nhiên của Ấn Độ ở đây. Biển Đông là vùng biển tự nhiên tiếp giáp Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, nối liền Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo, kết nối một vùng rộng lớn các nền kinh tế năng động. Các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc bao gồm cả Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan đều là những nền kinh tế quan trọng trên thế giới; cũng là những đối tác kinh tế quan trọng của Ấn Độ. Có thể thấy, xu hướng kim ngạch thương mại của Ấn Độ với các quốc gia này đang gia tăng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch buôn bán của Ấn Độ với thế giới. 3 Nguyễn Thị Vân(2012),”Ảnh hưởng của Hindu giáo với kiến trúc và điêu khắc ở một số vương quốc cổ Đông Nam Á”, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 9/2012, trang 46 4 India-ASEAN naval cooperation: An important strategy, 7/7/2013, http://www.irgamag.com/analysis/terms-ofengagement/item/3624-india-asean-naval-cooperation-an-important-strategy 3 Về phía Ấn Độ, thị trường Đông Nam Á được xác định khoảng 650 triệu dân, tổng thu nhập 1700 tỷ USD, kim ngạch ngoại thương đạt 2300 tỷ USD, đầu tư đạt 144 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đây là thị trường rất quan trọng và đầy tiềm năng cho Ấn Độ. Hiện tại thương mại hai bên đạt 79 tỷ USD vào năm 2012 và dự kiến đạt 100 tỷ USD vào năm 2015, sau khi Ấn Độ và ASEAN ký thỏa thuận tự do kinh tế FTA. Mậu dịch hai chiều giữa Ấn Độ với Đài Loan, Hồng Kông cũng đạt giá trị lớn, riêng với Trung Quốc thương mại hai chiều đã vượt trên 100 tỷ USD... Ấn Độ cũng hưởng những lợi ích không nhỏ khi duy trì tuyến đường hàng hải qua biển đông đến Đông Bắc Á và Bắc Mỹ, theo ước tính sơ bộ 50 % hoạt động thương mại của Ấn Độ đi qua vùng biển này. Với lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, Ấn Độ được hưởng lợi nhiều khi tăng cường đầu tư với các nước trong khu vực. So với ASEAN, Trung Quốc hay Đài Loan, công nghệ sản xuất của Ấn Độ đi sau nên kêu gọi đầu tư kèm chuyển giao công nghệ sẽ giúp nâng cao mặt bằng công nghệ thấp của Ấn Độ. Trong khu vực có thể kể đến Singapore là một trong những nước đứng đầu về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Ấn Độ. Ngược lại, Ấn Độ cũng thu nhiều nguồn lợi từ đầu tư vào khu vực đang tăng trưởng nhanh, hàng hóa Ấn Độ có thể thâm nhập khu vực Đông Nam Á với đặc điểm gần gũi với các thị trường lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và cũng thuận lợi để vận chuyển đến khu vực Bắc Mỹ. Những năm gần đây Ấn Độ đang tích cực đẩy mạnh thương mại, đầu tư với các nước qua việc thi hành chính sách hướng Đông năm 1992, trong đó trọng tâm chính sách là thắt chặt mối quan hệ với các thành viên tổ chức ASEAN bởi các hoạt động liên kết vốn đầu tư và hợp tác thương mại giữa ASEAN và Ấn Độ. Khai thác hiệu quả nguồn lợi kinh tế từ khu vực là yếu tố quan trọng giúp Ấn Độ thực hiện các mục tiêu kinh tế chính bao gồm: cải cách nền kinh tế, duy trì phát triển nhanh, phát triển bền vững và hòa nhập vào nền kinh tế khu vực theo lời của thủ tướng Manmmohan Singh: “Thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của châu Á, Ấn Độ và Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế chính trong thế kỷ này”. c. Lợi ích chính trị Ấn Độ là một nước Nam Á nhưng từ lâu đã có những ảnh hưởng truyền thống tới khu vực Đông Nam Á, các mặt chính trị, lịch sử, văn hóa, tôn giáo... đều có dấu ấn của Ấn Độ. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Ấn Độ là nước dẫn đầu phong trào không liên kết, hạn chế tham gia các tổ chức chính trị, đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc thực dân, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Nền kinh tế tự cung tự cấp đủ cho những nhu cầu cơ bản của quốc gia, cùng sự ám ảnh về hình ảnh một đất nước nửa thuộc địa của Anh đã khiến Ấn Độ gần như đóng cửa nền kinh tế và khép mình với phương Tây5. Tuy dẫn đầu phong trào không liên kết thời kỳ này nhưng Ấn Độ lại có mối quan hệ khá gần gũi với Liên Xô cả về kinh tế và quân sự. Vì sự phụ thuộc vào phe Liên Xô, ủng hộ Việt Nam dân chủ cộng hòa và tồn tại mâu thuẫn trong vấn đề Campuchia nên nghi ngại giữa Ấn Độ và các nước ASEAN đã cản trở quá trình hợp tác và tìm hiểu lẫn nhau, đặc biệt sau khi Ấn Độ và Nga ký Hiệp định hợp tác hòa bình và hữu nghị. Cho đến năm 1991, quan hệ Ấn Độ - ASEAN mới có những dấu hiệu cải thiện khi Liên Xô sụp đổ, nền kinh tế Ấn Độ gặp nhiều khó khăn với khoản nợ nước ngoài 70 tỉ USD chiếm 23% GDP năm tài khóa 1990-1991, 6 đồng thời khi đó tình hình khu vực Nam Á nhiều bất ổn, biên giới Ấn Trung không ổn định… Ấn Độ đã nhanh chóng chuyển hướng sang khu vực Đông Nam Á. Năm 1992, chính phủ Ấn Độ 5 Phạm Thủy Nguyên(2012), “Vài nét về chính sách hướng Đông của Ấn Độ”, trích Thúc đẩy quan hệ Việt Nam- Ấn Độ trong bối cảnh mới, nxb Từ điển bách khoa, trang 195 6 Văn Ngọc Thành, Những thành tựu cải cách kinh tế Ấn Độ (1991 đến nay), Trích Nghiên cứu lịch sử , số 6-2011, 6/7/2013,http://user.hnue.edu.vn/index.php?page=news&uid=118&news_id=550 4 bắt đầu thực hiện chương trình hồi sinh kinh tế cùng ASEAN, với tinh thần hợp tác tích cực Ấn Độ đã dành nhiều thành quả. Tháng 3/1993 Ấn Độ trở thành đối tác khu vực, năm 1995 trở thành đối tác đối thoại toàn diện của ASEAN, năm 1996 trở thành thành viên của diễn đàn khu vực ASEAN(ARF). Năm 2003, hội nghị thượng đỉnh lần 2 tại Bali-Indonexia đánh dấu giai đoạn mới, mở rộng quan hệ kinh tế theo chiều sâu và hợp tác an ninh khu vực. Và cuối cùng năm 2009, Ấn Độ đã ký kết thành công với ASEAN hiệp định tự do thương mại FTA ASEAN- Ấn Độ mở ra cơ hội hợp tác mới cho cả hai phía. Bên cạnh kinh tế, quan hệ Ấn Độ-ASEAN cũng được mở rộng trên phương diện an ninh quốc phòng, khoa học kỹ thuật ở các cấp độ giữa Ấn Độ với từng thành viên và giữa Ấn Độ với ASEAN thống nhất, như hợp tác trong hoạt động quốc phòng với Việt Nam (2000), Singapore(2003) và tổ chức tập trận chung, huấn luyện sĩ quan giữa Ấn Độ và các thành viên ASEAN, khẳng định thành quả bước đầu trong hợp tác kinh tế và xây dựng lòng tin về hình ảnh hòa bình hữu nghị qua hợp tác quốc phòng, an ninh với các nước trong khu vực, đặc biệt Ấn Độ chú trọng khu vực biển Đông và eo Malacca. Tại khu vực biển đông sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, Mỹ rút quân khỏi căn cứ Subic của Philipines và Nga rút quân khỏi vịnh Cam Ranh của Việt Nam, không gian khu vực sau đó được nhiều nhà nghiên cứu gọi là một “khoảng trống quyền lực”, hai thế lực mạnh là Nhật Bản và Trung Quốc mong muốn thay thế cùng mở rộng ảnh hưởng của mình đến khu vực. Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ đều là các thế lực kinh tế lớn, bên cạnh xu hướng hợp tác chung hiện nay, luôn tồn tại sự cạnh tranh về lợi ích cũng như không gian chiến lược. Đặc biệt quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc khá phức tạp, việc Trung Quốc tiến tới xuống xuống phía Nam làm cho Ấn Độ rất quan ngại và phải tìm cách đối phó. Khu vực ASEAN hiện nay đang tiến tới xây dựng cộng đồng thống nhất về kinh tế, chính trị, an ninh, quân sự… với vị thế ngày càng gia tăng trên trường quốc tế. Toàn bộ khu vực ASEAN và rộng hơn đang đi theo xu hướng hợp tác và liên kết khu vực. Mọi vấn đề song phương hay đa phương cản trở quá trình này đều ảnh hưởng đến lợi ích của khu vực nói chung và của Ấn Độ nói riêng. Ấn Độ sau khi giành độc lập chưa hội tụ đủ sức mạnh và tập chung chiến lược vào khu vực Nam Á nên có phần “sao nhãng Đông Nam Á”. Nhưng tình hình nay đã có nhiều thay đổi khi Ấn Độ tăng cường chính sách “hướng Đông” sang “Đông tiến ” có phần mạnh mẽ hơn, đồng thời sự lớn mạnh nhanh chóng của Trung Quốc cả về kinh tế, chính trị đã dấy lên mối lo ngại về một số “căng thẳng chiến lược” của các nước Đông Nam Á, khiến vai trò của Ấn Độ trong khu vực được ủng hộ 7. Ở một mức độ nào đó Ấn Độ đã hội nhập thành công với khu vực và trở thành “đối trọng mềm” với Trung Quốc ở Đông Nam Á, đặc biệt sau khi gián tiếp tham gia vào vấn đề biển Đông qua khai thác dầu khí. Vấn đề biển Đông trong thời gian tới sẽ là cơ hội cho mối quan hệ ASEAN- Ấn Độ thêm gắn kết, tuy nhiên cũng đặt ra những thách thức to lớn cho lợi ích chính trị của Ấn Độ tại khu vực. Như vậy, có thể thấy Ấn Độ đã khẳng định vai trò và lợi ích chính trị của mình tại ASEAN- khu vực quan trọng của thế giới với một nền kinh tế tăng trưởng và địa vị chính trị ngày được công nhận rộng rãi trên trường quốc tế. Châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng hội tụ những điều kiện thuận lợi để Ấn Độ thể hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, thúc đẩy vai trò chính trị quốc tế, tham gia giải quyết các vấn đề khu vực và trên thế giới trước hết là khu vực biển Đông và Trung Á. Nếu làm tốt vai trò an ninh của mình, Ấn Độ hoàn toàn tranh thủ được sự ủng hộ của các quốc gia Đông Nam 7 Lê Sơn, “Sự trỗi dậy đồng thời của Trung Quốc, Ấn Độ và quan hệ Trung Ấn”, 8/7/2013, http://nghiencuubiendong.vn/quan-h-quc-t/3454-su-troi-day-dong-thoi-cua-trung-quoc-an-do-va-quan-he-trung-an 5
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY RA LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
14 p | 540 | 105
-
Chương trình khoa học cấp nhà nước - Hoạt động đối ngoại trên đất Thăng Long
525 p | 119 | 39
-
Hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người
5 p | 55 | 11
-
Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến biến động sử dụng đất nông nghiệp và đời sống của người dân trên địa bàn huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng
11 p | 23 | 9
-
Tình hình tội phạm mua bán người trên thế giới và trong khu vực Đông Nam Á
6 p | 58 | 9
-
Tài liệu bồi dưỡng công chức văn hóa – xã hội xã khu vực đồng bằng và ven biển - Quyển 2
211 p | 68 | 7
-
Tài liệu bồi dưỡng công chức văn hóa – xã hội xã khu vực đồng bằng và ven biển - Quyển 2 (tt)
225 p | 82 | 6
-
Hoàn thiện các quy định về lấn biển trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
3 p | 8 | 5
-
Ảnh hưởng của chính sách hỗ trợ lãi suất đối với hoạt động của các doanh nghiệp
39 p | 78 | 5
-
Vai trò công tác quản trị địa phương và một số biện pháp thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Bình Dương
6 p | 15 | 5
-
Quá trình hình thành tư liệu nghiên cứu một số biện pháp phát triển kinh tế tư bản tư nhân trong khu vực p8
6 p | 67 | 4
-
Biến đổi nhiệt độ và lượng mưa trong thế kỷ 21 trên khu vực Đông Nam Á theo dự tính đa mô hình SEACLID/CORDEX-SEA
11 p | 28 | 3
-
Đấu tranh phòng, chống hoạt động vi phạm quy chế khu vực biên giới của bộ đội biên phòng trên địa bàn tỉnh Hà Giang
6 p | 37 | 2
-
Đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều sang thị trường Trung Quốc qua địa bàn tỉnh Cao Bằng
9 p | 41 | 2
-
Một số giải pháp phát triển dịch vụ logistics tỉnh Bình Định trong xu thế hội nhập quốc tế
9 p | 38 | 2
-
Quy định về di dân tự do và công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự trên địa bàn thủ đô Hà Nội
7 p | 52 | 2
-
Quản lý nhà nước về đất đai, cơ sở thờ tự liên quan đến hoạt động của đạo Cao Đài trên địa bàn các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ
8 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn