intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khu vực, phạm vi và diện tích phân bố của hai loài cây tràm gió (Melaleuca cajuputi Powell) và chổi sể (Baeckea frutescens L.) ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

27
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Khu vực, phạm vi và diện tích phân bố của hai loài cây tràm gió (Melaleuca cajuputi Powell) và chổi sể (Baeckea frutescens L.) ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế trình bày nghiên cứu, khoanh vùng phân bố của hai loài cây tràm gió (Melaleuca cajuputi Powell) và chổi sể (Baeckea frutescens L.) ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khu vực, phạm vi và diện tích phân bố của hai loài cây tràm gió (Melaleuca cajuputi Powell) và chổi sể (Baeckea frutescens L.) ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

  1. KHU VỰC, PHẠM VI VÀ DIỆN TÍCH PHÂN BỐ CỦA HAI LOÀI CÂY TRÀM GIÓ (MELALEUCA CAJUPUTI POWELL) VÀ CHỔI SỂ (BAECKEA FRUTESCENS L.) Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRẦN THỊ THU HẰNG Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Tóm tắt: Tràm gió (Melaleuca cajuputi Powell) và Chổi sể (Baeckeafrutescens L.) là hai loài cây sản xuất tinh dầu từ lâu. Mặt khác, đây cũng là hai loài thực vật bản địa có giá trị phòng hộ và bảo vệ môi trường như: hạn chế xói mòn trong mùa mưa, cải tạo đất, giữ nước, hạn chế hiện tượng cát di động trong mùa khô… Tuy nhiên, các giá trị này không mang lại nguồn lợi trực tiếp cho người dân, đồng thời nguồn nguyên liệu khai thác làm tinh dầu là cây mọc tự nhiên, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, biến đổi khí hậu... dẫn đến sự suy giảm nguồn tài nguyên, kéo theo những tác động không nhỏ đến hệ sinh thái. Trên địa bàn toàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đã thống kê được 8 khu vực phân bố tập trung ở 5 xã: Phong Hiền, Phong Hòa, Phong Chương, Phong Bình, Điền Hương và thị trấn Phong Điền, với tổng diện tích điều tra được là 11,7500km2 (2016). Các khu vực được thống kê nằm trong vùng có chỉ số NDVI (Normalized Difference Vegetation Index) thấp dao động từ 0,05 - 0,3, đây là vùng có độ che phủ thấp nhưng chiếm đến 61,3 % tổng diện tích. Do vậy cần khoanh vùng bảo tồn vùng nguyên liệu góp phần làm tăng độ che phủ của vùng theo hướng phát triển bền vững. Từ khóa: Tràm gió (Melaleuca cajuputi Powell), Chổi sể (Baeckeafrutescens L.) 1. GIỚI THIỆU Huyện Phong Điền, nằm phía Bắc của tỉnh Thừa Thiên Huế, nơi đây có địa hình đa dạng tạo điều kiện hình thành nhiều hệ sinh thái khác nhau như ven biển, đầm phá và vùng cát hết sức đặc trưng. Là huyện còn diện tích tương đối lớn về nguồn tài nguyên cây cho tinh dầu tự nhiên, trong đó có hai loài phổ biến nhất là Tràm gió và Chổi sể. Mặt khác, với khả năng chống chịu tốt với mùa khô hạn thiếu nước nghiêm trọng, mùa mưa lại ngập úng, đất đai nghèo dinh dưỡng, chua phèn nên Tràm gió và Chổi sể được xem là loài cây có phổ sinh thái khá rộng[1,3,4,6], đóng vai trò quan trọng đối với hệ sinh thái nơi đây. Một trong những ưu thế khi sử dụng hai loài cây này để sản xuất tinh dầu ngoài sản phẩm có chất lượng tốt về mặt dược liệu thì còn phải kể đến khả năng cung cấp nguyên liệu cao, do đây là những cây gỗ nhỏ hay cây bụi lâu năm, tinh dầu được tách chiết và chưng cất được lấy từ lá nên cây có khả năng tái sinh và phục hồi cao. Tuy nhiên, sự phong phú này cũng chỉ có giới hạn vìnguyên liệu mà người dân khai thác là cây mọc tự nhiên chưa chú ý đến biện pháp gây trồng, bảo tồn vùng nguyên liệu; đồng thời ảnh hưởng của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại địa phương, biến đổi khí hậu... dẫn đến sự suy giảm về vùng phân bố, sản lượng và chất lượng nguồn tài nguyên, kéo theo những tác động không nhỏ đến hệ sinh thái. Do vậy, việc nghiên cứu, khoanh vùng phân bố hai loài cây này là rất có ý nghĩa về mặt thực tiễn. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp nghiên cứu và thu mẫu ngoài thực địa - Sử dụng GPS (Global Postioning System) để định vị tọa độ các phân vùng sinh thái trong khu vực nghiên cứu. Sau đó, xác định tọa độ và khoanh vùng nghiên cứu. 312
  2. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016 11/2016 - Dựa trên số liệu tọa độ đã có, tiến hành thiết lập hệ thống mạng lưới các ô tiêu chuẩn theo phương pháp thu mẫu hệ thống. - Tiến hành chọn các ô tiêu chuẩn một cách ngẫu nhiên và xác định tọa độ các ô nghiên cứu cho từng phân vùng sinh thái: vùng đồi, vùng đồng bằng, vùng cát. 2.2. Phương pháp xây dựng bản đồ phân bố - Sử dụng GPS để định vị tọa độ các phân vùng sinh thái trong khu vực nghiên cứu. Sau đó, xác định tọa độ và khoanh vùng nghiên cứu. - Dựa trên bản đồ hành chính và ảnh vệ tinh của huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng thêm lớp phân bố đối tượng nghiên cứu. - Áp dụng công nghệ GIS (Geographic Information System), phần mềm Mapinfo, Arcmap kết hợp với kết quả điều tra thực địa để xây dựng bản đồ vùng phân bố của loài Tràm gió và Chổi sể trong khu vực nghiên cứu. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khu vực phân bố của hai loài nghiên cứu trên địa bàn huyện Phong Điền - Phân bố theo địa lý Kết quả khảo sát và điều tra thực địa trên địa bàn của huyện Phong Điền cho thấy: Hai đối tượng nghiên cứu được tìm thấy trong 14/16 xã, thị trấn; 2 xã không tìm thấy đó là Phong Hải và Điền Hải, đây là hai xã có địa hình dạng dải dọc ven biển và phá Tam Giang. Trong 14 xã, cây phân bố với mật độ cao và diện tích còn khá lớn tập trung ở 5 xã đó là Phong Hiền, Phong Hòa, Phong Chương, Phong Bình, Điền Hương và thị trấn Phong Điền. Đối chiếu với kết quả nghiên cứu của Lê Văn Ninh (2013), huyện Phong Điền chỉ có 7 xã là Phong Mỹ, Phong Xuân, Phong Sơn, Phong Thu, Phong An, Phong Hiền, Phong Chương và thị trấn Phong Điền [5]. Xã ven biển Điền Hương, là xã còn diện tích khá lớn rú cát được khoanh vùng bảo vệ, ít bị tác động khai phá của con người trong đó có hai loài Tràm gió và Chổi sể mọc tập trung với mật độ cao, chất lượng quần thể tốt. - Phân bố sinh thái Tràm gió và Chổi sể là hai loài mọc hoang dại ở các vùng có điều kiện sinh thái khác nhau trên địa bàn huyện, căn cứ vào điều kiện tự nhiên, địa hình của địa phương và quá trình điều tra thực địa chúng tôi chia thành các vùng sinh thái như sau: + Vùng đồi; + Vùng đồng bằng; + Vùng cát. Trong đó, vùng đồng bằng không tìm thấy các đối tượng nghiên cứu vì đây là vùng chuyên canh sản xuất các loại cây trồng của con người từ lâu đời. Vùng đồi và vùng cát là các vùng sinh thái chủ yếu tìm thấy hai loài Tràm gió và Chổi sể. Trong vùng sinh thái cát, chúng tôi chia làm 3 tiểu vùng sinh thái đó là: đất cát khô, đất cát ẩm và đất cát ngập nước thường xuyên (vùng ngập nước hầu như quanh năm dọc các trằm và bàu trong nội địa). Tràm gió và Chổi sể là những loài cây hoang dại có phổ sinh thái rộng, trên địa bàn huyện Phong Điền, chúng được tìm thấy ở các tiểu vùng sinh thái khác nhau: đất ngập nước 313
  3. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016 11/2016 thường xuyên, đất ngập nước định kỳ, đất cát khô nóng, đất đồi hoang hóa, khu lăng mộ của dân sinh và kể cả mọc xen trong các vùng trồng cây lâm nghiệp, đặc biệt là vùng trồng keo lai. Trong vùng đất cát và đất đồi (đồi núi thấp có độ dốc vừa phải) được khai phá trồng cây lâm nghiệp dưới 10 năm, có thể tìm thấy Tràm gió và Chổi sể mọc dưới tán cây rừng với mật độ cao, đây là những cây con được tái sinh từ gốc đã bị chặt trước đó. Tuy Tràm gió và Chổi sể bị chặt sát gốc và bị đốt cháy để thay thế các loài cây khác khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhưng sau một thời gian chúng có thể tái sinh từ phần rễ hoặc thân còn nằm lại trong đất. Những điều này cho thấy rằng đây là hai loài có khả năng tái sinh rất mạnh, thích nghi tốt với các điều kiện bất lợi của môi trường. Bảng 1. Phân bố của hai loài Tràm gió và Chổi sể ở các vùng sinh thái STT Vùng sinh thái Địa phương (xã/ thị trấn) 1 Vùng đồi Phong Sơn, Phong Xuân, Phong Mỹ, PhongThu, Phong An Phong Hiền, Phong Hòa, Phong Chương, Phong Bình, Điền 2 Vùng cát Môn, Điền Hương, Điền Hòa, Điền Lộc và thị trấn Phong Điền Trong các điều kiện sinh thái khác nhau cây Tràm gió và Chổi sể có sự khác biệt về chiều cao, mật độ, phân bố trong quần xã và các thảm thực vật đi kèm. Nhưng nhìn chung chúng đều mọc ở các điều kiện lập địa có độ mùn thấp hoặc hầu như rất ít mùn được tích tụ. Một số loài thực vật trong quần xã tràm chổi điển hình: nắp ấm, sim, mua, cỏ dùi trống, hoàng đầu, chạc chìu, chanh lươn, mao tái… 3.2. Phạm vi và diện tích phân bố tập trung của hai loài nghiên cứu trên địa bàn huyện Phong Điền - Phạm vi phân bố Tràm gió và Chổi sể là hai loài cây có phạm vi phân bố rộng trên địa bàn huyện Phong Điền, tuy nhiên, ở các vùng sinh thái khác nhau thì có sự phân bố không đồng đều. Trong giới hạn đề tài, chúng tôi tiến hành thống kê phạm vi phân bố chủ yếu trên địa bàn huyện là vùng có mật độ hai loài tập trung cao. Những khu vực này đều thuộc vùng đất cát thuộc địa bàn 6 xã Phong Hiền, Phong Hòa, Phong Chương, Phong Bình, Điền Hương và thị trấn Phong Điền. So sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Minh Hoài (2002) [2] đã có sự thay đổi đáng kể, các xã Phong Mỹ, Phong Sơn và Phong Xuân không còn là nơi tập trung nhiều Tràm gió, Chổi sể, vùng đất đồi đã được khai phá để thay thế bằng keo lai, cao su và các loài cây công nghiệp khác. Trong vùng cát, phạm vi phân bố của hai loài cũng bị thu hẹp so với trước. Phạm vi tập trung với mật độ cao thuộc các rú cát được địa phương khoanh vùng bảo vệ và ven các trằm, bàu, nơi ngập nước thường xuyên, là các vùng khó có thể canh tác những loài cây khác. Do vậy, việc khoanh vùng bảo tồn những khu vực này là công tác cần thực hiện kịp thời. - Diện tích phân bố Trên địa bàn huyện có 6 xã còn diện tích lớn hai loài Tràm gió và Chổi sể mọc tập trung với mật độ khá cao được xác định như Bảng 2. 314
  4. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016 11/2016 Bảng 2. Diện tích các vùng mọc tập trung hai loài Tràm gió và Chổi sể Tên địa phương Diện tích Chu vi Vùng sinh STT Ghi chú (Xã/ thị trấn) (km2) (km) thái 1 Xã Phong Hiền 3,1614 14,066 Vùng cát Có 3 khu vực 2 Xã Phong Hòa 0,3866 6,940 Vùng cát 3 Xã Phong Chương 3,4700 10,000 Vùng cát 4 Xã Phong Bình 1,5250 5,816 Vùng cát 5 Xã Điền Hương 1,9870 6,891 Vùng cát 6 Thị trấn Phong Điền 1,2200 5,715 Vùng cát Tổng cộng 11,7500 49,428 Xác định được 8 khu vực với tổng diện tích là 11,7500 km2, trong đó ở xã Phong Hiền có 3 khu vực, các xã còn lại mỗi xã một khu vực. Các khu vực này đều thuộc vùng cát, khu vực có diện tích lớn nhất là ở xã Phong Chương với 3,4700 km2. Vùng có diện tích nhỏ nhất thuộc xã Phong Hòa, tuy nhiên đây là vùng có mật độ Tràm gió cao nhất thuộc vùng sinh thái đất cát ngập nước thường xuyên, trải dài theo bàu nước nằm trong vùng rú cát được chính quyền địa phương khoanh vùng bảo vệ. Điền Hương là xã có quần thể Tràm gió và Chổi sể sinh trưởng tốt, mật độ Chổi sể ở vùng này là cao nhất. - Bản đồ phân bố: Qua quá trình điều tra thực địa trên địa bàn toàn huyện chúng tôi sử dụng GPS để xác định tọa độ của các vùng có Tràm và Chổi mọc tập trung; lập ô tiêu chuẩn điều tra thực địa ở mỗi khu vực sinh thái đặc trưng. Sử dụng bản đồ hành chính ranh giới các xã, ảnh vệ tinh Lansat 8, áp dụng công nghệ GIS kết hợp với tọa độ từ kết quả điều tra và phần mềm Mapinfo, ArcMapxây dựng bản đồ vùng phân bố của loài Tràm gió, Chổi sể trong khu vực nghiên cứu như Hình 1. Chỉ số NDVI là một chỉ số thông dụng, phản ánh độ che phủ thực vật trên bề mặt đất. Giá trị chỉ số NDVI nằm trong khoảng từ -1 đến 1. Theo phân tích sự phản xạ khác nhau của thực vật thể hiện giữa kênh phổ thấy được và kênh phổ cận hồng ngoại, chúng tôi xác định giá trị NDVI tại 6 xã (thị trấn) dao động trong khoảng từ 0 - 0,5354. Trên bản đồ, các giải giá trị NDVI khác nhau được thể hiện bởi các màu khác nhau (Hình 1). Diện tích các vùng có giá trị NDVI phân theo các khoảng được xác định như Bảng 3. 315
  5. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016 11/2016 Hình 1. Bản đồ phân bố hai loài cây Tràm gió và Chổi sể ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế 316
  6. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016 11/2016 Bảng 3. Diện tích các giải giá trị NDVI STT Giải giá trị NDVI Diện tích (km2) Ghi chú 1 ≥ 0 3,142 Mặt nước 2 0 - 0,05 2,855 Đất cát ẩm ven mép nước 3 0,05 - 0,1 4,573 4 0,1 - 0,15 17,390 Đất cát phơi và đất bắt đầu có thực vật: 5 0,15 - 0,2 32,830 thảm cỏ, cây bụi nhỏ… 6 0,2 - 0,25 23,660 7 0,25 - 0,3 17,060 8 0,3 - 0,35 16,510 9 0,35 - 0, 4 20,250 Vùng trồng lúa, rau màu, cây lâm nghiệp… và vùng dân cư. 10 0,4 - 0,45 18,980 11 0,45 - 0,5354 3,304 Tổng cộng 160,554 Trên địa phận 6 xã được tiến hành lập bản đồ phân bố cho 2 loài nghiên cứu, đã xác định chỉ số NDVI trong 8 khu vực dao động từ 0,05 - 0,3; mà tổng diện tích các vùng có giải giá trị NDVI này là 98,368 km2 chiếm tỷ lệ 61,3% tổng diện tích 6 xã. Đây là vùng có độ che phủ thấp, có vùng cát phơi, nhạy cảm các tác động của con người và biến đổi khí hậu: Vào mùa mưa dễ xảy ra ngập úng, rửa trôi, đất cát có độ kết dính kém và nghèo dinh dưỡng; mùa khô sự bốc hơi nước diễn ra nhanh và mạnh, đất cát hấp thu nhiệt lớn lại giữ nước kém dẫn đến làm tăng nhiệt độ bề mặt lên nhiều lần nhất là vùng cát không có thực vật phủ. Do vậy, việc làm tăng độ che phủ cho vùng này là rất cần thiết để duy trì sự ổn định của hệ sinh thái vùng cát. Kết hợp với quá trình điều tra thực địa, chúng tôi nhận thấy rằng điều này là hoàn toàn có thể bởi vì vùng lõm của các đụn cát có các quần thể Chổi sể, Tràm gió và các loài thân thảo sống thích nghi với điều kiện khắc nghiệt. Sự có mặt của hai loài góp phần không nhỏ làm tăng độ che phủ ở vùng này. 4. KẾT LUẬN Trên địa bàn toàn huyện Phong Điền đã thống kê được 8 khu vực phân bố tập trung hai loài ở 6 xã (thị trấn) với tổng diện tích là 11,7500km2 . Những khu vực này thuộc vùng cát, có chỉ số NDVI tương đối thấp, dao động trong khoảng từ 0,05 - 0,3. Với giá trị thực tiễn về mặt kinh tế và giá trị sinh thái về lâu dài mà hai loài mang lại cần bảo tồn và mở rộng các khu vực này. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Joseph J. Brophy, Lyndley A. Craven and John C. Doran (2013), Melaleucas their botany, essential oils and uses, Melaleuca cajuputi, Australian Centre for International Agricultural Research, 104 - 105. [2] Nguyễn Minh Hoài (2002), Đánh giá tài nguyên cây Tràm (Melaleuca cajuputi) tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Khóa luận tốt nghiệp kỹ sư Lâm nghiệp, Đại học Nông lâm Huế, Đại học Huế. [3] Đào Trọng Hưng (1995), Nghiên cứu đặc điểm sinh thái, sinh học và tinh dầu của cây Tràm (Melaleuca cajuputi Powell (M. leucadendraauct. non (L.) L.)) ở vùng Bình Trị Thiên, Tóm tắt luận án PTS. Sinh thái học, Hà Nội, 1 - 24. 317
  7. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016 11/2016 [4] Lã Đình Mỡi (2001), Tài nguyên Thực vật có tinh dầu ở Việt Nam, Cây Tràm - Melaleuca cajuputi Powell, Tập I, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 274 – 285. [5] Lê Văn Ninh (2013), Nghiên cứu hiện trạng tài nguyên cây tinh dầu họ Sim (Myrtaceae), bước đầu đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển các loài chủ yếu ở khu vực Trung Trung Bộ, Luận văn thạc sĩ, Ngành Lâm học, Đại học Nông lâm - Đại học Huế. [6] Trần Huy Thái (2001), Tài nguyên Thực vật có tinh dầu ở Việt Nam, Cây Chổi xuể - Baeckeafrutescens L., Tập II, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 28 - 33. REGION, SCOPE AND AREA DISTRIBUTION OF TWO SPECIES CAJEPUT TREE (MELALEUCA CAJUPUTI POWELL) AND SHRUBBY BAECKEA (BAECKEA FRUTESCENS L.) IN PHONG DIEN DISTRICT, THUA THIEN HUE PROVINCE Abstract:Cajeput (Melaleuca cajuputi Powell) and shrubby baeckea (Baeckeafrutescens L.) are two species of oil production from the oldest. In addition, they are two native trees valuable protection and environmental protection such as preventing soil erosion during the rains, improvement land, retain water, limited drift sand phenomenon during the dry season... However, people are not benefited direct from these values, materials that exploit the naturally growing plants, conversion of land use purposes, the climate change... lead to declining natural resources, accompanied by significant impacts to ecosystems. Phong Dien district, Thua Thien Hue province have statistical region distribution concentrated in 5 ward: Phong Hien, Phong Hoa, Phong Chuong, Phong Binh, DienHuong and Phong Dien town, with the total area of 11.7500 km2. Statistical areas in the region have low NDVI (Normalized Difference Vegetation Index) indices ranged from 0.05 to 0.3, this is the low coverage areas but account for 61.3% of total area. Therefore should zoned conservation of materials contribute to the coverage of the region with requirements for sustainable development. Keywords:Cajeput (Melaleuca cajuputi Powell), shrubby baeckea (Baeckeafrutescens L.). TRẦN THỊ THU HẰNG Học viên Cao học; chuyên ngành Thực vật học, khóa 23 (2014-2016), Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế. Số điện thoại: 01225499915, Email: Tranhang3107@gmail.com 318
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2