intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

KĨ THUẬT MỞ BÀI, GIỚI THIỆU NGỮ LIỆU MỚI, LUYỆN TẬP NGỮ PHÁP

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

126
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Mở bài - Gây không khí học tập Để có được một giờ dạy thành công, ngay ở bước hoạt động đầu tiên của một giờ dạy là bước mở bài, giáo viên cần tạo ra được một không khí học tập thuận lợi về cả mặt tâm lý lẫn nội dung cho hoạt động dạy học tiếp theo đó. Những hoạt động gây không khí học tập này thường rất ngắn (5 -7 phút) nhưng vô cùng quan trọng. Vậy mở bài nên làm những gì và làm thế nào để có thể thực hiện được các mục...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: KĨ THUẬT MỞ BÀI, GIỚI THIỆU NGỮ LIỆU MỚI, LUYỆN TẬP NGỮ PHÁP

  1. KĨ THUẬT MỞ BÀI, GIỚI THIỆU NGỮ LIỆU MỚI, LUYỆN TẬP NGỮ PHÁP 1. Mở bài - Gây không khí học tập Để có được một giờ dạy thành công, ngay ở bước hoạt động đầu tiên của một giờ dạy là bước mở bài, giáo viên cần tạo ra được một không khí học tập thuận lợi về cả mặt tâm lý lẫn nội dung cho hoạt động dạy học tiếp theo đó. Những hoạt động gây không khí học tập này thường rất ngắn (5 -7 phút) nhưng vô cùng quan trọng. Vậy mở bài nên làm những gì và làm thế nào để có thể thực hiện được các mục đích đó. 1.1. Các hoạt động mở bài Các hoạt động mở bài nhằm một số mục đích sau: - Ổn định lớp, cho phép học sinh có một thời gian để thích nghi với bài học mới; - Tạo môi trường thuận lợi cho bài học mới; - Gây hứng thú cho bài học mới; - Giúp học sinh liên hệ những điều đã học với bài học mới; - Chuẩn bị về kiến thức cần cho bài học mới; - Tạo tình huống, tạo ngữ cảnh cho phần giới thiệu bài tiếp theo; - Tạo nhu cầu giao tiếp, hay tạo mục đích cho một hoạt động giao tiếp kế tiếp. 1.2. Các hình thức và thủ thuật vào bài
  2. Tuỳ theo mục đích và đặc thù của giờ dạy, đồng thời tuỳ theo đối tượng học sinh cụ thể của mình, giáo viên có thể lựa chọn những hoạt động hay thủ thuật vào bài cho phù hợp. Giáo viên có thể tham khảo một số gợi ý sau: 1.2.1. Tạo môi trường thuận lợi cho bài học a) Thiết lập không khí dễ chịu giữa thày và trò ngay giờ phút vào lớp: - Chào hỏi học sinh; - Tự giới thiệu về mình; - Hỏi chuyện thông thường tự nhiên; - Kể chuyện vui... b) Tạo thế chủ động, tự tin cho học sinh: - Thăm hỏi học sinh; - Tạo cơ hội cho học sinh được giới thiệu/nói về mình, hỏi các câu hỏi đáp lại c) ổn định lớp, tập trung sự chú ý, gây hứng thú bằng cách bắt đầu ngay bằng một hoạt động học tập nào đó liên quan đến bài học, ví dụ: · A short listening task; · Observing a picture then ask and answer about the picture; · A riddle · A language game (crosswords, noughts and crosses, etc) · A challenging task on vocabulary, 1.2.2. Chuẩn bị tâm lý và kiến thức cho bài học mới
  3. a) Khai thác kiến thức đã biết của học sinh bằng thủ thuật gợi mở (eliciting), hay nêu vấn đền để cả lớp đóng góp ý kiến (brainstorming). b) Liên hệ những vấn đề của bài cũ có liên quan đến bài mới, có thể bằng các hình thức khác nhau như: Hỏi các câu hỏi có liên quan; · Ra bài tập về các nội dung đã học có liên quan; · Sử dụng một trong những hoạt động gây hứng thú và ổn · định lớp (kể trên), dùng vốn kiến thức và nội dung bài cũ;
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2