Kịch bản chương trình Sóng trẻ Chủ đề: Chào mừng Ngày gia đình Việt Nam 28/6
lượt xem 54
download
*MC nam: - Sóng trẻ xin kính chào quý vị và các bạn! - Thưa quý vị và các bạn! Gia đình luôn là chỗ dựa vững chắc cho mỗi người, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên sự phát triển của xã hội đã làm thay đổi mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Vậy quan điểm của những người trẻ tuổi về sự gắn kết trong gia đình hiện đại như thế nào? Hy vọng rằng câu hỏi này sẽ được giải đáp trong chương trình ngày hôm nay. *MC nữ: - Vâng! Nhân...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kịch bản chương trình Sóng trẻ Chủ đề: Chào mừng Ngày gia đình Việt Nam 28/6
- Kịch bản chương trình Sóng trẻ Chủ đề: Chào mừng Ngày gia đình Việt Nam 28/6 (Số 26, phát sóng ngày 26/06/2011) Nhạc hiệu chương trình 1. Lời giới thiệu: 2. *MC nam: - Sóng trẻ xin kính chào quý vị và các bạn! - Thưa quý vị và các bạn! Gia đình luôn là chỗ dựa vững chắc cho mỗi người, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên sự phát triển của xã hội đã làm thay đổi mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Vậy quan điểm của những người trẻ tuổi về sự gắn kết trong gia đình hiện đại như thế nào? Hy vọng rằng câu hỏi này sẽ được giải đáp trong chương trình ngày hôm nay. *MC nữ: - Vâng! Nhân “Ngày Gia đình Việt Nam”, chủ đề của chương trình lần này là “Chào mừng Ngày gia đình Việt Nam 28/6” - Mở đầu chương trình sẽ là “Bản tin” với những thông tin nổi bật về đời sống sinh viên. *MC nam: - “Diễn đàn sóng trẻ” sẽ mang tới cho quý vị thính giả ý kiến của các vị khách mời xung quanh chủ đề “Giới trẻ với việc tạo sự gắn kết trong gia đình hiện đại”.
- *MC nữ: - Chuyên mục “Tiếp sức mùa thi” sẽ tiếp tục cung cấp những thông tin hữu ích cho các thí sinh trong kỳ thi đại học, cao đẳng sắp tới. *MC nam: - Chúng ta sẽ cùng gặp gỡ với Tổ chức hoạt động xã hội “Hành trình xanh” trong chuyên mục “Đồng hành cùng bạn”. - Nhưng trước hết, mời quý vị và các bạn cùng đến với “Bản tin”. Nhạc cắt Bản tin ( 2 MC dẫn) (5’) 3. *MC nữ: - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành thông tư quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng. Theo đó, cơ cấu tổ chức của Hội đồng bao gồm Chủ tịch Hội đồng và các bộ phận giúp việc. Hội đồng Hiệu trưởng có chức năng tư vấn, phản biện các vấn đề liên quan đến chủ trương, chính sách phát triển giáo dục đại học. Bên cạnh đó, Hội đồng trực tiếp tham gia góp ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến giáo dục đại học. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 30/7/2011. *MC nam: - Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội sẽ xét tuyển đại học năm 2011 dựa trên quá trình học tập và nguyện vọng của thí sinh. Theo đó, thí sinh sẽ được
- tuyển chọn qua xét hồ sơ. Sau đó, một hội đồng giáo sư trong và ngoài nước sẽ phỏng vấn tuyển sinh trực tiếp. Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội là một trong bốn trường đại học công lập quốc tế trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, nằm trong lộ trình tiến lên đại học đẳng cấp quốc tế của Việt Nam. Trường đào tạo nhiều ngành như: công nghệ sinh học - dược học; năng lượng; công nghệ thông tin và truyền thông;…Hạn chót nộp hồ sơ xét tuyển đợt một là ngày 15/7. *MC nữ: - Khoa Báo chí, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn sẽ tổ chức khóa học “Tiếng Anh cho nhà báo”. Chương trình do đội ngũ các nhà báo, các chuyên gia bản ngữ chuyên nghiệp giảng dạy. Tham gia khóa học, học viên được học các kỹ năng chuyên ngành báo chí trong môi trường tiếng Anh 100%, như: giao tiếp cơ bản; xác định cấu trúc và xây dựng bài, viết và biên tập… Thời gian học 8 tuần. Mỗi tuần 2 buổi. Học phí là 4.500.000đ một khoá. Đặc biệt, nhân dịp kỷ niệm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6), giảm 20% học phí cho các phóng viên, biên tập viên và các sinh viên báo chí. Thời hạn đăng ký hưởng ưu đãi từ 21/6 đến 30/6. Học viên đăng kí học tại Trung tâm Nghiệp vụ Báo chí và Truyền thông, tầng 4 nhà H, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. *MC nam:
- - Từ 9 giờ đến 12 giờ ngày 26/6 tại khách sạn Horizon, 40 Cát Linh, Ba Đình, Hà Nội, trường Kaplan Singapore tổ chức chương trình giới thiệu học bổng. Trường sẽ tặng 39 suất học bổng từ 5.000 đến 10.000 đô la Singapore cho sinh vi ên giỏi. Sinh viên đăng ký nhập học sẽ được tặng vé máy bay, miễn phí hướng dẫn thủ tục nhập học, dịch hồ sơ, chuyển phát hồ sơ và đăng ký ký túc xá hoặc tìm nhà. Trường Kaplan trực thuộc Tập đoàn Giáo dục Kaplan của Mỹ, với 500 khu học xá ở 30 quốc gia toàn cầu.Kaplan giảng dạy chương trình từ chứng chỉ, cao đẳng, cử nhân đến thạc sĩ và MBA với nhiều ngành học như : tài chính, ngân hàng, quản trị du lịch khách sạn, truyền thông đại chúng… *MC nữ: Phiên giao dịch việc làm Trong phiên giao dịch kì 2 doTrung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội tổ chức có sự tham gia của hơn 100 doanh nghiệp lớn nhỏ với gần 5000 chỉ tiêu tuyển dụng và 400 chỉ tiêu tuyển sinh. Tại đây, các ứng viên đã tìm được cho mình một số công việc phù hợp từ nhiều lĩnh vực khác nhau nh ư thương mại dịch vụ, điện tử viễn thông hay giáo dục, y tế. Có mặt tại ngày hội việc làm, bạn Phạm Minh Trang – sinh viên năm thứ 3 trường Đại học Thương Mại, chia sẻ: Băng (17”): “Không khí rất là sôi nổi vì là có rất nhiều gian hàng, từ các ngành nghề thủ công cho đến các ngành nghề hiện đại. Lần này mình đến dự thì mình mong muốn là mình sẽ có cơ hội để tìm hiểu về thị trường việc làm hiện nay và những kỹ năng mà sinh viên cần có để có được một việc làm tốt.”
- Theo dự kiến, các phiên giao dịch việc làm sẽ được tiếp tục tổ chức vào các ngày 10, 20 và 28 hàng tháng nhằm tạo thêm cơ hội tìm kiếm việc làm cho sinh viên cũng như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo trực tiếp phỏng vấn tuyển dụng. Các bạn có thể tìm thêm thông tin chi tiết tại trang web: www.vieclamhanoi.net *MC nam: Đại diện 3 trường đại học Việt Nam tham dự giải đua ô tô “xanh” châu Á Theo công bố của Bộ Giáo dục và đào tạo, ba trường đại học của Việt Nam sẽ lần đầu tiên tham gia giải đua xe ô tô tiết kiệm nhi ên liệu Châu Á Shell Eco-Marathon 2011 diễn ra từ ngày 6 – 9/7 tới đây. Ba đội gồm ICE HUST của Đại học Bách khoa Hà Nội, BK AUTO 07 của Đại học Bách Khoa (Đại học Quốc gia, th ành phố Hồ Chí Minh) và Mechanical của Đại học Giao thông vận tải đã vượt qua vòng sơ loại do Ban Tổ chức Shell Eco-Marathon tổ chức vào cuối năm 2010 để giành quyền thi đấu chính thức tại giải. Cả ba đội sẽ cố gắng hết sức để giành được thành tích tốt trong lần tham dự đầu tiên này. Bạn Chu Khánh Hiệp, thành viên ban chấp hành Đoàn trường Bách Khoa bày tỏ: Băng (12”): “Có thể nói mình rất tự hào khi mà trường Bách Khoa đã trở thành một trong ba trường đại học tham dự cuộc thi này. Bởi vì việc tham gia cuộc thi thể hiện các bạn sinh viên Bách Khoa không chỉ khô khan về vấn đề kĩ thuật mà còn rất năng động, rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường.”
- Được biết, giải thưởng cao nhất của cuộc thi là 1000 đô la được trao tại 2 hạng mục Prototype dành cho xe 3 hoặc 4 bánh và UrbanConcept dành cho xe 4 bánh với hình dạng gần giống xe ô tô thường. Cả ba đội đua Việt Nam đều sẽ thi đấu ở hạng Prototype. Việt Nam sẽ tranh tài cùng các đội chơi đến từ Brunei, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản... thi đấu tại đường đua Sepang International Circuit tại thủ đô Kuala Lumpur – đường đua đã từng đăng cai nhiều chặng đua của giải Công thức 1 nổi tiếng thế giới. *MC nữ: - Quý vị và các bạn vừa nghe xong Bản tin. Sau đây sẽ là “Diễn đàn sóng trẻ” với chủ đề “Giới trẻ với việc tạo sự gắn kết trong gia đình hiện đại”. Chúng ta sẽ gặp lại BTV Thùy Linh ngay sau đây. Diễn đàn sóng trẻ (15’) 4. Chủ đề: Giới trẻ với việc tạo sự gắn kết trong gia đình hiện đại (BTV dẫn): - Thưa quý vị và các bạn! Ngày 28/6 hàng năm được chọn làm “Ngày gia đình Việt Nam”. Nhân dịp này, chúng tôi tổ chức diễn đàn bàn về mối quan hệ trong gia đình là “Giới trẻ với việc tạo sự gắn kết trong gia đình hiện đại”; những giải pháp để các bạn trẻ trở thành mối gắn kết trong gia đình, là nhân tố quan trọng để giúp cho mối quan hệ ấy thêm bền chặt.
- Chúng tôi xin được trân trọng giới thiệu các vị khách mời đến tham dự chương trình ngày hôm nay: Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Thị Trâm giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên - truyền, người đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa . Cô Bùi Thị Lan, ở số 71 Nguyễn An Ninh, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội có - có 2 người con hiện đang học cấp 2 và cấp 3. Bạn Đỗ Thị Hoa, sinh viên năm thứ nhất, khoa Việt Nam học, Đại học - Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Xin cảm ơn các vị khách mời đã dành thời gian đến tham dự buổi tọa đàm ngày hôm nay. Và để bắt đầu chương trình, xin mời các vị khách mời nghe bài phản ánh “Giới trẻ thiếu gắn bó với gia đình trong xã hội hiện đại” do phóng viên Linh Chi thực hiện. Bài phản ánh: Giới trẻ thiếu gắn bó với gia đình trong xã hội hiện đại. Xã hội hiện đại và ngày càng phát triển đã làm thay đổi ít nhiều những giá trị truyền thống. Cùng với điều đó, quan niệm của con người, đặc biệt là giới trẻ cũng thay đổi theo. Một trong số những thay đổi dễ nhận thấy là quan điểm của giới trẻ trong mối quan hệ với gia đình. Không phải là tất cả, nhưng một số không nhỏ các bạn trẻ không còn gắn bó nhiều với gia đình như trước nữa. Ngày nay các bạn trẻ dành ít thời gian cho gia đình. Họ gánh chịu áp lực của học tập, đỗ đạt và thành công. Họ phải đi học ở trường, đi học thêm ngoại ngữ, tham gia các câu lạc bộ và các công việc xã hội. Do vậy, thời gian ở nhà của các bạn trẻ
- là không nhiều. Nhưng ngay cả khi ở nhà, các bạn trẻ cũng không thực sự dành thời gian bên những người thân trong gia đình. Được trang bị đầy đủ các phương tiện giải trí hiện đại, các bạn trẻ tự nhốt mình trong phòng và sống với thế giới ảo. Nhưng nhiều bạn trẻ lại không coi đó là một việc đáng bận tâm. Bạn Bích Hằng, sinh viên Khoa Xuất bản - Phát hành, trường Đại học Văn hóa, Hà Nội chia sẻ: Băng (22”): “Mình thấy cũng bình thường thôi. Các bạn mình cũng ít khi ở nhà. Gia đình mình thì chỉ thường cùng ngồi ăn bữa tối và xem thời sự. Đôi khi mình đi học thêm tối mịt mới về cũng không nói chuyện được gì với bố mẹ. Mình nghĩ đây là một điều tất yếu khi xã hội phát triển. Không chỉ có mình mà ngay cả bố mẹ cũng rất bận rộn với công việc.” Không có nhiều thời gian dành cho gia đình vào ngày thường nhưng đến những dịp Tết, hay kỳ nghỉ hè nhiều bạn trẻ cũng không chọn ở nhà. Năng động và luôn thích khám phá nh ững điều mới mẻ, thanh niên hiện nay có xu hướng đi du lịch nhiều nơi. Không ở nhà vào Tết năm ngoái, bạn Nguyễn Hoàng Sơn, sinh viên năm thứ 3, Đại học Kinh doanh và công nghệ, đã đi “phượt”. Bạn chia sẻ: Băng (6”): “Mình nghĩ không nhất thiết Tết là phải ở nhà. Quan trọng là mình được vui vẻ. Tuy cha mẹ có phản đối nhưng mình thích trải nghiệm được nhiều điều.” Luôn muốn khẳng định cái tôi một cách mạnh mẽ, thích thể hiện cá tính của mình, thanh niên thường muốn làm theo những điều mình thích, tự quyết định những vấn đề của bản thân. Nhiều khi những quyết định đó là trái với ý kiến của bố mẹ. Điều
- này càng làm nảy sinh những mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái dẫn đến khoảng cách ngày càng lớn. Chính khoảng cách và những suy nghĩ khá khác biệt với cha mẹ mà các bạn trẻ ngày nay ít khi tâm sự những điều băn khoăn, những suy nghĩ cảm xúc riêng với cha mẹ của mình. Bạn Minh Phương, sinh viên lớp C35, Học viện Ngoại giao nói: Băng (8”): “Mình hay chia sẻ với các bạn. Các bạn có thể lắng nghe mình, không phản đối hay quát mắng mình hơn nữa lại có thể cho mình những lời khuyên nữa.” Vấn đề này khiến các bậc phụ huynh không khỏi phiền lòng. Bác Trần Thị Huệ, ngách 165B, ngõ Quỳnh, phường Thanh Nhàn, Hà Nội nói: Băng (12”): “Cái thời của bác thì con cái có gì hay nói với bố mẹ cho nên bố mẹ cũng yên tâm hơn. Bây giờ con bác rất ít khi ở nhà, nhiều lúc muốn hỏi cũng không có thời gian.” Thực trạng giới trẻ ngày càng xa rời gia đình là một vấn đề đáng báo động. Đã đến lúc các bạn trẻ phải nhận thức đầy đủ và trân trọng hơn nữa mối quan hệ gắn bó với các thành viên trong gia đình. Dù xã hội có thay đổi đến đâu thì gia đình mãi và sẽ luôn là chỗ dựa vững chắc. Hãy để cho sợi dây gắn kết giữa giới trẻ và gia đình luôn vững bền. BTV:Vâng! Quý vị khách mời vừa nghe xong bài phản ánh. Đầu tiên tôi xin được hỏi Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Thị Trâm ạ, cô có đánh giá như thế nào về thực trạng việc các bạn trẻ thiếu gắn kết với gia đình trong xã hội hiên nay ạ?
- KM 1 trả lời: Hiện nay có một xu h ướng là các bạn trẻ ít quan tâm tới gia đình. Không chỉ các bạn trẻ mà các thành viên trong gia đình cũng có mối quan hệ lỏng lẻo. Điều này đang trở thành một xu hướng phổ biến và hệ quả của nó tạo ra là rất lớn. Việc quản lý trong gia đình cũng trở nên khó khăn hơn. Cái th ứ hai là con người dễ trở nên vô cảm. Trẻ em và người già ít có được sự chăm sóc đầy đủ. BTV:Vâng, cảm ơn ý kiến của cô. Xin mời cô Lan ạ, cô có thể chia sẻ một chút về các con của cô được không ạ? Liệu những thành viên trẻ trong gia đình cô, họ đã thật sự gắn bó với những người thân chưa ạ? (gợi ý khách mời chia sẻ một câu chuyện cụ thể). KM 2 trả lời: Nhìn chung là thời buổi này các cháu cũng đi học suốt ngày. Mặc dù là cả ngày các cháu rất bận rộn nhưng bao giờ buổi tối gia đình tôi cũng tập trung con cái ăn cơm và nói chuyện với nhau. BTV: Vâng, cảm ơn cô đã chia sẻ với chương trình câu chuyện vừa rồi. Còn bạn Hoa thì sao, bạn là một người trẻ tuổi và có thể nói là một người trong cuộc thì bạn có nhận định như thế nào? KM 3 trả lời. Theo em việc gắn kết giới trẻ với gia đình hiện đại là vấn đề rất quan trọng. Hiện tại, các bạn trẻ rất ít quan tâm tới gia đ ình không chỉ ở thành phố mà còn ở nông thôn. BTV: Cảm ơn bạn. Vừa rồi thì trong bài phản ánh cũng đã đề cập đến một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng giới trẻ thiếu gắn kết với gia đình như là: họ phải dành nhiều cho thời gian học hơn, phải tạo dựng sự nghiệp, bên cạnh đó thì họ còn có nhiều lựa chọn cho việc giải trí mà lãng quên đi trách nhiệm gia đình của mình. Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Thị Trâm có suy nghĩ gì về vấn đề này ạ? KM 1 trả lời: Những lý do các bạn trình bày ở trên tôi thấy là đúng. Rõ ràng là có nguyên nhân do đặc điểm của xã hội hiện đại, xã hội phát triển rất nhanh. Cái thứ
- hai là ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường. Con người có điều kiện để sống tự do nâng cao chất lượng cuộc sống của mình. Nhưng đồng thời nó cũng có mặt trái. Cái thứ ba là có cách biệt rất lớn giữa các thế hệ. Những ng ười lớn tuổi và cha mẹ có thể chưa hiểu hết về con cái dẫn đến trẻ em, thanh niên xa cách ông bà cha mẹ. Cái thứ tư, con người thời đại hôm nay thay đổi hoàn toàn. Các bạn trẻ thích sống riêng cho mình. Gia đình gtruyền thống không còn thích hợp với họ nữa. BTV:Vâng, cảm ơn phó giáo sư! Là người mẹ của 2 người con cũng đã khá lớn rồi thì cô Lan chắc sẽ có những kinh nghiệm thực tế muốn chia sẻ, xin mời cô? KM 2 trả lời: Hai cháu nhà tôi rất bận rộn với việc học tập, buổi trưa lại ở lại trường, chiều tối lại đi học thêm mà không đi học thêm thì không thể theo được. Mặc dù là mệt tôi vẫn phải để cho các cháu theo chỉ có cố gắng bảo các cháu cố đi học nhưng về nhà vẫn phải ăn một bữa cơm với gia đình mặc dù nhiều khi các cháu không muốn. BTV: Vâng. Và bây giờ là ý kiến của bạn Hoa, xin mời bạn. KM 3 trả lời: Em hoàn toàn đồng ý với PGS.TS Trần Thị Trâm. Nguyên nhân dẫn đến việc giới trẻ xa gia đình có cả chủ quan lẫn khách quan. Xã hội càng hiện đại thì con người càng chạy theo cái hiện đại đó mà quên đi cái quan trọng nhất đối với mình là gia đình. BTV: Ngay sau đây xin mời các vị khách mời cũng quý thính giả lắng nghe một số quan điểm xung quanh vấn đề của gia đình hiện đại, qua đó để có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề mà chúng ta đang đề cập đến. Chùm ý kiến:
- - Xã hội ngày càng phát triển như này thì giữ được những nếp sinh hoạt nh ư ngày xưa chắc là rất khó. - Cái việc chăm lo cho con cái, chăm sóc gia đình thì là việc của người phụ nữ. Nhưng mà mình thấy nhiều khi bận bịu với công việc, phó mặc hết cho ng ười giúp việc, nên là không còn gần gũi với con cái như trước nữa. - Cá nhân mình thấy là hiện nay gia đình thì vẫn giữ được những truyền thống tốt đẹp như là ngồi quây quần bên nồi bánh chưng. Như thế rất là đáng quý. - Theo mình nhiều gia đình đã mất đi truyền thống rất là đơn giản. Như là trong bữa cơm nhiều khi là do xa nhà hay là đồng nghiệp, bạn bè rủ đi ăn hoặc ra hàng quán, không ăn ở nhà mấy. Thành ra là bữa cơm gia đình gần như không bao giờ đủ mọi người. BTV: Thưa cô Lan ạ, có ý kiến cho rằng việc tạo mối li ên kết, gắn bó trong gia đình là trách nhiệm của người mẹ hay những người lớn trong gia đình chứ không phải trách nhiệm của giới trẻ. Cô nghĩ sao về quan điểm trên ạ? KM 2 trả lời: Tạo mối liên kết gắn bó phải từ hai phía. Những ng ười lớn tuổi là một phần rất quan trọng nhưng các con cũng phải có trách nhiệm. Theo đuổi cuộc sống hiện đại nhưng vẫn phải có nền tảng của gia đình. BTV: Vâng, cảm ơn ý kiến của cô. Theo bạn Hoa, muốn cải thiện tình trạng giới trẻ thiếu gắn kết với gia đình chúng ta cần phải làm gì? KM 3 trả lời: Theo em để cải thiện tình trạng đó không phải từ một phía. Biện pháp khắc phục là chúng ta nên chia sẻ, quan tâm đến nhau nhiều hơn. BTV: Rất cảm ơn bạn. Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Thị Trâm nghĩ thế nào về giải pháp mà bạn Hoa vừa đưa ra ạ?
- KM 1 trả lời: Việc thanh niên thiếu gắn kết với gia đình có nguyên nhân xã hội và từ phía những người thân. BTV: Là một nhà nghiên cứu đã có nhiều đề tại nghiên cứu về văn hóa phó giáo sư có đề xuất thêm giải pháp nào không ạ? KM 1 trả lời: Tôi nghĩ tất cả các thành viên trong gia đ ình đều phải cố gắng phấn đấu. Nói về giải pháp rộng hơn tôi cho rằng thứ nhất phải tuy ên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò đặc biệt quan trọng cảu gia đình. Giải pháp khác nữa là chúng ta cần tập trung xây dựng một gia đình văn hóa thực sự. Và giải pháp nữa là song song với chính sách phát triển kinh tế là chính sách phát triển văn hóa bền vững, tạo môi trường văn hóa xã hội lành mạnh. Như thế mới giúp cho gia đình phát triển. BTV: Cảm ơn ý kiến của giáo sư ạ. Xin được hỏi cô Lan ạ. Ở gia đình cô thì cô có áp dụng những phương pháp mà giáo sư, tiến sĩ Trần Thị Trâm và bạn Hoa vừa nêu không? KM 2 trả lời: Có nhiều giải pháp của phó giáo s ư rất là đúng. Gia đình, xã hội ngày càng phát tri ển. Nhưng hiện đại đến mấy thì vẫn phải giữ được cái gốc của ngày xưa. Túc là vẫn phải có những bữa tối ông bà bố mẹ quây quần nói chuyện thì mới gọi là gia đình hạnh phúc. BTV: Rất cảm ơn ý kiến của các vị khách mời. Hy vọng rằng qua diễn đàn này, các bạn trẻ sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn, nhận định được vai trò và tầm quan trọng của bản thân trong việc gắn kết các thành viên trong gia đình. Từ đó các bạn sẽ có những cách xử sự phù hợp nhằm làm bền chặt hơn các mối quan hệ trong gia đình. Buổi tọa đàm hôm nay xin dừng lại ở đây. Một lần nữa xin cảm ơn các vị khách mời đã đến tham gia chương trình. Xin chúc các vị khách mời sức khỏe và có được sự thành công cũng như hạnh phúc trong gia đình.
- Xin cảm ơn quý thính giả đã lắng nghe chương trình! Chuyên mục “Tư vấn mùa thi” (3’30”) 5. *MC nữ: - Chuyên mục “Tư vấn mùa thi” ngay sau đây sẽ mang đến cho quý vị và các bạn những lời khuyên về dinh dưỡng dành cho các sĩ tử. Các bạn thân mến! Chúng ta sẽ đến với một số tình huống mà các sĩ tử thường gặp. Qua đó, chúng tôi sẽ đưa ra một vài gợi ý để các bạn có sự chuẩn bị tốt nhất cho kì thi đang cận kề. Trước tiên, chúng ta sẽ đến với câu hỏi của bạn Nguyễn Văn Hào, một thí sinh quê Nam Định đang ở trọ tại Đống Đa, Hà Nội: -“Xin chào chương trình Sóng trẻ! Em sắp thi Đại học. Về kiến thức thì em cũng đã nắm khá chắc rồi. Gần tới ngày thi, em muốn ngủ đúng giờ giấc cho đảm bảo sức khỏe. Nhưng trước đây, em thường dùng cà phê, lại 2, 3 giờ sáng mới ngủ, bây giờ thành quen nên em không thể ngủ sớm được mà không hiểu sao em cứ có cảm giác bồn chồn, lo lắng. Em có nên dùng thuốc ngủ hay thuốc an thần không ạ? Mong chương trình tư vấn giúp em.” Vâng! Bạn Văn Hào thân mến! Thuốc ngủ hay thuốc an thần cũng là một trong những giải pháp có hiệu quả nhưng chỉ nên dùng nếu thấy thật cần thiết và phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên y tế. Song đó chưa phải là giải pháp hay. Bạn hãy tập cho mình thói quen lên giường vào khoảng 23 giờ. Nhưng trước đó 30 phút, bạn không nên ngồi trước màn hình tivi, máy tính hay ăn uống quá no. Đặc biệt, không được dùng các loại chất kích thích như cà phê, rượu, bia… Để đảm bảo dinh dưỡng và giấc ngủ, bạn có thể dùng thêm canh hạt sen, long nhãn hay rau rút sau bữa tối để giúp ngủ ngon hơn. Chúc bạn thành công!
- Còn sau đây là tình huống của một vị phụ huynh có con sắp bước vào kì thi Đại học, Cao đẳng: -“ Tôi là Phạm Thành, ở Thanh Trì- Hà Nội. Tôi có con gái sắp thi vào trường Đại học. Thể chất cháu vốn yếu, hay bị ốm vặt. Tôi rất lo lắng. Tôi muốn nhờ chương trình tư vấn giúp tôi cách sắp xếp khẩu phần dinh d ưỡng hợp lí để giúp cháu có được sức khỏe tốt nhất bước vào kì thi sắp tới. Xin cảm ơn chương trình.” Để cơ thể nhận đủ năng lượng thì cần ăn đủ 3 bữa chính với đầy đủ các nhóm thực phẩm, đặc biệt để phát triển trí não thì có 5 chất dinh dưỡng sau đây: 1. Glucose có trong các loại ngũ cốc. Trong đó, sử dụng ngũ cốc nguyên hạt, đậu, khoai, rau củ sẽ tốt hơn đường tinh. 2. Các chất béo thiết yếu có trong các loại cá như cá basa, cá thu, cá ngừ, cá hồi, cá trích và các loại hạt nhiều dầu như hạt bí đỏ, hướng dương, mè. 3. Phospholipid có nhiều trong lòng đỏ trứng và thịt nội tạng. 4. Acid amin là thành phần tạo nên các chất dẫn truyền thần kinh nên hết sức cần thiết. Những acid amin này có nhiều trong thức ăn giàu đạm như thịt, cá, trứng, sữa, đậu nành và các loại đậu khác. 5. Vitamin và khoáng chất là một trong những yếu tố giúp các chất trên phát huy tác dụng. Đặc biệt là các vitamin nhóm B (có trong ngũ cốc nguyên hạt và các loại rau), vitamin C (có trong rau và trái cây), acid folic (có trong rau lá xanh đ ậm),… Nếu các bậc phụ huynh và các bạn trẻ có thắc mắc hay yêu cầu tư vấn xin hãy tiếp tục gửi thư về cho chương trình. “Tư vấn mùa thi” sẵn sàng giải đáp. Xin cảm ơn!
- 6. Ca khúc: (3’) *MC nam: - Vậy là đã đến thời gian dành cho ca khúc ngày hôm nay. Chúng ta sẽ đến với yêu cầu của bạn Nguyễn Minh Tâm, sinh viên năm thứ hai, trường Đại học Thương mại. Băng (10”): “Mùa hè này con bận tham gia tình nguyện và không thể về thăm bố mẹ được. Con hy vọng ràng bố mẹ thật khỏe mạnh để luôn luôn ở bên cạnh chúng con.” *MC nữ: - Chương trình xin dành tặng quý vị và các bạn bài hát “Bóng cả” với giọng hát của ca sĩ Mỹ Tâm. Phát ca khúc Tiết mục “Đồng hành cùng bạn” (3’15”) 7. ( Nhạc tiết mục) *MC nam: - Các hoạt động xã hội luôn được thanh niên, trong đó có sinh viên hưởng ứng rất nhiệt tình với nhiều hình thức. Trong đó, phải kể đến các cuộc hành trình tình nguyện. “Đồng hành cùng bạn” hôm nay xin giới thiệu một tổ chức chuyên tiến hành các cuộc hành trình xuyên Việt thu hút nhiều bạn trẻ trên mọi miền đất nước. Đó là tổ chức “Hành trình xanh”.
- Tổ chức hoạt động xã hội “Hành trình xanh” Tuy mới được thành lập từ tháng 5 năm 2008 nhưng tổ chức hoạt động xã hội phi lợi nhuận “Hành trình xanh ” đã nhanh chóng để lại dấu ấn đối với đông đảo các bạn sinh viên nói riêng cũng như không ít bạn trẻ nói chung. Khởi nguồn từ cuộc hành trình đầu tiên “Hành trình xanh đạp xe xuyên Việt – Đến với những nỗi đau” với hơn 300 tình nguyện viên đến từ Hà Nội. Đến nay, tổ chức đã thu hút hàng nghìn tình nguyện viên từ khắp mọi miền đất nước. Tiếp nối thành công của những năm trước, “Hành trình xanh xuyên Việt 2011 – Từ làng Sen đến bến Nhà Rồng” bắt đầu từ ngày 1 tháng 7 đến 12 tháng 8 năm nay thực sự sẽ là một trải nghiệm mới mẻ. Các thành viên sẽ được khám phá những miền đất mới, phát huy tiềm lực bản thân cũng như tự trang bị cho mình các kỹ năng cần thiết. Các bạn sinh viên tham gia chương trình không chỉ học hỏi thêm nhiều kiến thức bổ ích mà còn tự trau dồi cho bản thân rất nhiều kĩ năng sống. Bạn Nguyễn Thị Ngân, một thành viên của tổ chức chia sẻ: Băng (30”): -“ Hành trình Xanh đã tạo được môi trường cho mình rèn luyện. Thứ nhất là về thể lực, ý chí, nghị lực và hơn hết là rất nhiều kĩ năng. Đơn thuần như kĩ năng xử lí văn bản, hay là kĩ năng giao tiếp, kĩ năng liên lạc. Và hơn hết thì mình có những người anh em và đồng đội. Ở đây thì mọi người sống rất là thật và luôn động viên nhau hướng tới những điều tốt đẹp nhất. Và không chỉ chia sẻ với những thành viên trong đoàn mà chúng mình còn chia sẻ với tất cả những đối tượng mà chúng mình hướng đến như trẻ em khuyết tật hay là người già neo đơn, những gia đình có công với cách mạng.”
- Để có các thông tin chi tiết hơn về hành trình thú vị này, phóng viên chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn với bạn Vương Bá Tuấn, Chủ tịch tổ chức “Hành trình Xanh” khu vực Hà Nội. Băng (57”): -Chào bạn, đầu tiên bạn có thể giới thiệu cho mình cũng như mọi người cùng biết về Hành trình Xanh xuyên Việt năm nay được không? -Thì năm nay là năm thứ 4 bọn mình tổ chức đi xuyên Việt và chương trình năm nay là xuyên Việt từ làng Sen đến bến Nhà Rồng để kỉ niệm 100 năm Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. -Vậy Hành trình Xanh xuyên Vi ệt năm nay có gì khác biệt so với những năm trước được tổ chức? -Mình đã tổ chức 3 năm đi xuyên Việt bằng xe đạp và năm nay thì có một đột phá mới là đi bộ xuyên Việt. -Vậy ngoài đi bộ xuyên Việt, hành trình Xanh có tổ chức thêm một số hoạt động khác cho mọi người cùng tham gia không? -Năm nay bọn mình có phối hợp với các đơn vị tài trợ, hỗ trợ bọn mình trong việc tổ chức thêm các hoạt động kèm theo khi đi xuyên Việt. Ví dụ như bọn mình sự định là sẽ phổ cập tin học này, tuyên truyền ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam hoặc tuyên truyền văn nghệ các thứ cũng rất là nhiều. Hy vọng sau khi nghe những chia sẻ vừa rồi sẽ có thêm nhiều bạn trẻ hơn nữa tham gia các hoạt động của “Hành trình xanh, nhằm hướng đến một xã hội văn minh và phát triển lành mạnh, đúng như mục tiêu của tổ chức là “Đoàn kết cộng đồng, chia sẻ nỗi đau, giúp đỡ người nghèo, bảo vệ môi trường và thắp sáng niềm
- tin”. Để biết thêm thông tin cụ thể về các hoạt động của “H ành trình xanh” cũng như đăng kí tham gia, các bạn có thể truy cập trang web www.hanhtrinhxanh.vn. Chào kết thúc: 8. *MC nữ : - Quý vị và các bạn thân mến! Hy vọng những phút vừa qua của chương trình đã mang lại cho quý vị và các bạn những thông tin thú vị. Xin cám ơn sự chú ý lắng nghe của quý vị và các bạn! *MC nam: - Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về Văn phòng khoa Phát thanh-truyền hình, Học viện Báo chí và tuyên truyền, 36 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội. - Các bạn cũng có thể gửi email về địa chỉ: bbtsongtre@gmail.com ( Trên nền nhạc) *MC nữ: - Các bạn vừa nghe chương trình phát thanh Sóng trẻ *MC nam: - Kịch bản: Đặng Linh Chi, Lớp Phát thanh khóa 28, Khoa Phát thanh - Truyền hình, Học viện Báo chí và tuyên truyền. *MC nữ: - Dẫn chương trình: Sơn Hà – Thanh Quý *MC nam: - Biên tập: Đức Dũng *MC nữ: - Chủ nhiệm chương trình: Đức Dũng *MC nam: - Xin chào và hẹn gặp lại trong những chương trình sau!
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kịch bản chương trình Sóng trẻ Chủ đề: Chào năm mới.
16 p | 1259 | 110
-
Kịch bản chương trình Sóng trẻ Chủ đề: “Thanh niên lập thân, lập nghiệp”
20 p | 1089 | 107
-
Chương trình Phát thanh Sóng trẻ - Sinh viên với Văn hóa giao thông Kịch bản chương trình Sóng trẻ Chủ đề: Sinh viên với văn hóa giao thông (
22 p | 702 | 88
-
Kịch bản chương trình Sóng trẻ Chủ đề: Chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3.
20 p | 803 | 87
-
Kịch bản chương trình Sóng trẻ Chủ đề: “Sinh viên với sức khỏe sinh sản” (
20 p | 1189 | 79
-
KỊCH BẢN CHƯƠNG TRÌNH SÓNG TRẺ Chủ đề “Sinh viên với Internet”
26 p | 1769 | 60
-
KỊCH BẢN CHƯƠNG TRÌNH SÓNG TRẺ CHỦ ĐỀ: Sinh viên với những hoạt động đầu năm
21 p | 231 | 48
-
Kịch bản chương trình Sóng trẻ Chủ đề: “Chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần XI”
20 p | 335 | 44
-
Kịch bản chương trình Sóng trẻ Chủ đề: “Sinh viên với việc bảo vệ di tích lịch sử”
23 p | 417 | 38
-
Kịch bản chương trình Sóng trẻ Chủ đề: “Chào mừng ngày Báo chí Việt Nam 21/6”
19 p | 428 | 36
-
KỊCH BẢN CHƯƠNG TRÌNH SÓNG TRẺ CHỦ ĐỀ: Sinh viên với những hoạt động văn hóa dân gian
22 p | 308 | 35
-
Chương trình Phát thanh Sóng trẻ số 19 Chủ đề: Hội chứng căng thẳng trong giới trẻ
22 p | 160 | 31
-
Chương trình Phát thanh Sóng trẻ - Sinh viên với hoạt động bảo vệ môi trường Chương trình phát thanh
24 p | 222 | 28
-
Chương trình sóng trẻ số 52 Chủ đề: Khởi động năm thanh niên
20 p | 191 | 27
-
CHUƠNG TRÌNH SÓNG TRẺ 16 Chủ đề: giới trẻ với việc thể hiện tình cảm nơi công cộng
19 p | 207 | 26
-
Chương trình phát thanh Sóng trẻ số 18 Chủ đề: “Sinh viên tham gia các hoạt động từ thiện”
21 p | 196 | 26
-
Chương trình Sóng trẻ. Chủ đề : Sinh viên với việc tìm hiểu pháp luật
20 p | 151 | 23
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn