Kịch bản chương trình Sóng trẻ Chủ đề: “Thanh niên lập thân, lập nghiệp”
lượt xem 107
download
Nhạc hiệu chương trình. Lời giới thiệu: -Xin chào quý vị và các bạn! Hoàng Dương và Thanh Quý rất vui được gặp lại quý vị và các bạn trong chương trình Sóng Trẻ hôm nay. *MC nam: - Các bạn thân mến, chúng ta đang hoà trong những ngày tháng 3 sôi nổi của tuổi trẻ, của tháng thanh niên và hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đoàn TN Cộng Sản HCM *MC nữ: - Phải nói rằng trong suốt 80 năm qua, đoàn TN CS Hồ Chí Minh đã luôn đồng hành cùng các bạn trẻ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kịch bản chương trình Sóng trẻ Chủ đề: “Thanh niên lập thân, lập nghiệp”
- Kịch bản chương trình Sóng trẻ Chủ đề: “Thanh niên lập thân, lập nghiệp” (Số 12, phát sóng ngày 20/3/2011) 1. Nhạc hiệu chương trình. 2. Lời giới thiệu: *MC nữ: -Xin chào quý vị và các bạn! Hoàng Dương và Thanh Quý rất vui được gặp lại quý vị và các bạn trong chương trình Sóng Trẻ hôm nay. *MC nam: - Các bạn thân mến, chúng ta đang hoà trong những ngày tháng 3 sôi nổi của tuổi trẻ, của tháng thanh niên và hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đoàn TN Cộng Sản HCM *MC nữ: - Phải nói rằng trong suốt 80 năm qua, đoàn TN CS Hồ Chí Minh đã luôn đồng hành cùng các bạn trẻ trên mọi chặng đường. *MC nam:
- Và một trong những nhiệm vụ cơ bản của TW Đoàn là đồng hành cùng thanh niên lập thân lập nghiệp *MC nữ:: Vâng, đó cũng chính là chủ đề của chương trình Sóng Trẻ ngày hôm nay: “Thanh niên lập thân lập nghiệp” *MC nam: - Trước hết, chúng ta sẽ đến với Bản tin để cập nhật những thông tin mới nhất diễn ra trong tuần qua. *MC nữ: - Tiếp nối chương trình là chuyên mục Diễn đàn Sóng trẻ với chủ đề: “Sinh viên lập nghiệp nơi quê nhà”. *MC nam: - “Tuổi trẻ lập nghiệp ” sẽ giới thiệu về gương mặt trẻ Nguyễn Lê Vân lập nghiệp ở Harvard *MC nữ - Và trong mục “Đồng hành cùng bạn” hôm nay, chúng ta sẽ cùng trải nghiệm với các bạn Sinh Viên trường cao đẳng sư phạm Hà Tây qua chuyến thăm các trẻ thiệt thòi. Sau đây là phần tin chi tiết. (Nhạc cắt)
- 3. Bản tin (4’) *MC nữ: Ngày hội tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp lớn nhất từ trước tới nay của Hà Nội đã được tổ chức vào 13/3 vừa qua tại ĐH Bách Khoa Hà Nội. Ngày hội có sự tham gia của gần 80 trường đại học và các cơ sở giáo dục trong cả nước. Và 5.000 học sinh lớp 12 của nhiều trường THPT ngoại thành Hà Nội được bố trí xe đưa đón đến tham gia chương trình. Thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Bùi Văn Ga khẳng định: “Tại đây các em có thể trao đổi thông tin thoải mái với người tư vấn, có thể xem triển lãm trưng bày hình ảnh hoạt động , tiếp xúc với người thực, việc thực ở các cơ sở đào tạo trong cả nước. Hầu hết thắc mắc của phụ huynh và các em học sinh về các những quy định về dự thi đều được các chuyên gia tư vấn tận tình giải đáp”.(24s) Ngoài những thông tin về tuyển sinh, các chuyên gia tư vấn cũng cung cấp thêm nhiều nội dung phong phú, chuyên sâu như tư vấn tâm lý, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe trong mùa thi vốn được phụ huynh và thí sinh hết sức quan tâm. *MC nữ: Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2011), triển lãm mang tên “Tuổi trẻ Anh hùng – Truyền thống vẻ vang” diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam từ ngày 15/3 - 5/2011. Triển lãm giới thiệu tới người xem khoảng 500 hình ảnh, tài liệu, hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật mới sưu tầm lần đầu tiên. Thông qua những hiện vật này, triển lãm muốn phản ánh những cống hiến của tuổi trẻ trong 80 năm
- *MC nữ:: Nhằm hưởng ứng cuộc phát động của Trung Ương Đoàn, hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và kỷ niệm 50 năm thành lập trường, ngày 26 tháng 3 tới đây, Ban Giám đốc Học Viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp với Đoàn trường tổ chức Hội trại cho sinh viên ngay tại trong khuôn viên Học viện. Hội trại năm nay được tổ chức với nhiều nét mới. Với quy mô lớn nhất từ trước đến nay, dự kiến trong Hội trại sẽ có tổng cộng 18 trại do các liên chi đoàn tự lập nên. Ban tổ chức sẽ có hỗ trợ về mặt chi phí cho việc dựng trại. Đây không chỉ là một dịp tốt để các sinh viên nâng cao kiến thức về lịch sử hình thành và phát triển Đoàn Thanh niên mà còn để phát huy tính sáng tạo trong việc trang trí và tổ chức hội trại của mình. Thầy Bùi Trung Thành, Chánh văn phòng Phòng công tác chính trị, Học viện Báo Chí và Tuyên truyền, thành viên Ban tổ chức Hội trại nói: “Hội trại giúp sinh viên có điều kiện được hiểu biết về các chuyên ngành khác ngoài chuyên ngành mình học. Các trại phải đăng k ý với ban tổ chức để đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ cho ăn uống vệ. Các hoạt động ban ngày diễn ra như trò chơi bịt mắt đánh trống, kéo co... thể hiện tính tôt chức kỷ luật và tính năng phôi shợp của sinh viên Không chỉ khuyến khích sinh viên thi đua sáng tạo, Ban tổ chức năm nay cũng huy động Liên chi Phát Thanh – Truyền hình thực hiện tường thuật trực tiếp về hoạt động diễn ra để giúp cho không khí Hội trại thêm sôi động. Kết quả chấm điểm Hội trại sẽ được công bố trong tối cùng ngày./. *MC nam:
- Ngày 15/3 vừa qua, tại Cung Thiếu nhi Hà Nội đã diễn ra lễ hội “Cánh chim trở về” của Viện Đại học Mở Hà Nội. Đây là hoạt động hướng tới kỷ niệm 80 năm thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và kỷ niệm 18 năm thành lập khoa Công nghệ tin học. Lễ hội kéo dài trong suốt một ngày với nhiều hoạt động nh ư mitting, cắm trại, hội thi âm thực và đêm giao lưu văn nghệ. Đặc biệt, trong khuôn khổ lễ kỷ niệm này, khoa Công nghệ thông tin đã cho ra mắt quỹ học bổng và hỗ trợ tài năng do chính các thầy cô giáo và Cựu sinh viên của trường đóng góp. Đây là một hoạt động có ý nghĩa thiết thực với ngôi trường từng được biết đến là “đại học công lập duy nhất không có chế độ học bổng” *MC nữ: Vừa qua, T.Ư Đoàn phối hợp với Bộ Tài nguyên - Môi trường tổ chức khởi động chương trình truyền thông “Không sử dụng túi nylon”. Lễ khởi động có sự tham gia của 1.000 sinh viên ĐH Kinh tế quốc dân và ĐH Giao thông vận tải với các hoạt động tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh, phát miễn phí túi thân thiện với môi trường cho sinh viên ở ký túc xá, các khu chợ dân sinh, ký cam kết không sử dụng túi nylon... Chương trình “nói không với túi nylon” kéo dài đến ngày 30.5, sẽ tiếp tục diễn ra tại các cụm tr ường CĐ, ĐH tại Hà Nội và tại Khu di tích Đền Hùng (Phú Thọ) *MC nam: Những ngày qua, cả thế giới dường như nín lặng trước những thảm họa mà người dân Nhật Bản phải gánh chịu. Rất nhiều bạn trẻ khắp thế giới, trong đó có thanh niên Việt Nam cũng chung tay vào một trang mạng xã hội mang tên “Pray for Japan” (Cầu nguyện cho Nhật Bản) để gởi những lời cầu nguyện đến đất nước mặt trời mọc. Trong đó một bạn trẻ Việt Nam đã thiết kế một bức tranh đồ hoạ với dòng chữ: “Hãy cầu nguyện cho Nhật Bản”. Trang cá nhân này đã thực
- sự tạo nên hiệu ứng cộng đồng và số lượng tham gia đã lên đến hàng trăm nghìn người. Nhạc cắt 4. Diễn đàn Sóng trẻ. (BTV dẫn) (15) *MC nam: Quý vị và các bạn thân mến! Như đã giới thiệu ở phần đầu chương trình, trong chuyên mục Diễn đàn Sóng trẻ với chủ đề “Sinh viên lập nghiệp nơi quê nhà” hôm nay, chúng ta sẽ cùng trò chuyện với các vị khách mời để tìm hiểu và giải đáp về những khó khăn khi các bạn sinh viên trở về quê lập nghiệp Chúng ta sẽ cùng gặp lại BTV Hồng Vân! Diễn đàn Sóng trẻ #Quý vị và các bạn thân mến! Mỗi năm có hàng chục nghìn bạn trẻ bước chân vào giảng đường đại học. Rất nhiều trong số họ mang theo khát vọng học hành thật tốt để sau này trở về xây dựng quê hương. Nhưng có một thực tế là, sau khi tốt nghiệp, đa số các bạn lại băn khoăn một câu hỏi nên về quê hay ở lại thành phố. Đâu là những khó khăn trở ngại khi sinh viên quay trở lại lập nghiệp trên chính mảnh đất quê hương mình? Đây không chỉ là băn khoăn của riêng các bạn sinh viên mà còn nỗi lo chung của Chính phủ và các bộ ngành. Cụ thể, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt dự án 600 tri thức trẻ sẽ được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân xã. Làm thế
- nào để những đề án, chính sách của Chính phủ chắp cánh đ ược cho những giấc mơ sinh viên về đóng góp được cho quê nhà là nội dung mà chúng tôi muốn nói tới trong cuộc toạ đàm với nhan đề: “Sinh viên lập nghiệp nơi quê nhà”. --------- Tham gia toạ đàm hôm nay, tôi xin trân trọng giới thiệu: -TS. Vũ Đăng Minh, quyền Vụ trưởng vụ công tác thanh niên, Bộ Nội vụ -Anh Đào Văn Thắng, Phó giám đốc công ty TNHH chế biến nông lâm sản xuất khẩu Đại Hoa, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. -Bạn Lê Mai Hương, Sinh viên năm thứ 4 ĐH Ngoại Thương Xin chân thành cảm ơn các vị khách mời đã dành thời gian đến tham dự chương trình. ------------- BTV: Quý vị và các bạn thân mến, Rời phố về làng lập nghiệp đã không còn là câu chuyện hiếm của các sinh viên mới ra trường. Với tuổi trẻ, tri thức và tình yêu quê hương, nhiều bạn đã xác định trở về cống hiến trên chính “nơi chôn nhau cắt rốn” của mình. Nhưng con đường ấy có thực sự thuận chiều? Mời quý vị nghe những tâm sự mà chúng tôi ghi nhận được từ các bạn sinh viên sắp ra trường: Phát chùm ý kiến: Băng(1phút) 1.“Mọi người cứ nghĩ sinh viên tụi mình ra trường chỉ thích ở lại thành phố. Sự thực không phải vậy. Mình và cả bạn bè, rất nhiều người đều muốn được trở về
- quê. Không đâu bằng quê mình. Nhưng nghĩ đến những khó khăn trước mắt, mà đầu tiên là khó khăn để có được một chỗ làm lại thấy nản” 2.“Mình có ý định là ra trường sẽ về quê xin việc. Nhưng mình có một số bất lợi đó là xin việc thì mình sẽ phải mất một khoản tiền rất lớn để có thể vào được cơ quan của huyện để làm. 3.“ Những kỳ thi tuyển hay thi công chức chỉ mang tính hình thức thôi. Đa số bạn bè mình, đứa nào trở về thì chắc chắn là có chỗ hết rồi. Nếu không, ở lại Hà Nội còn dễ dàng tìm được việc hơn về quê” 4. “Mình sinh ra và lớn lên ở vùng miền núi khó khăn. Quay về quê lập nghiệp vẫn là ý định nung nấu trong m ình. Nhưng nếu chỉ tay không cùng với một tấm bằng đại học, mình không biết có thể làm gì?” BTV: Quý thính giả thân mến, Có thể nói những khó khăn từ thực tiễn đời sống đã tác động không nhỏ đến quyết định của các bạn sinh viên khi chọn nơi lập nghiệp cho mình. Thưa bạn Lê Mai Hương, bạn có chia sẻ điều gì khi nghe những ý kiến vừa rồi của các bạn sinh viên? KM3 trả lời: Trước tiên mình xin được biểu tỏ nỗi đồng cảm rất lớn với những ý kiến vừa chia sẻ của các bạn thanh niên vừa rồi. Đó thật ra cũng là trăn trở của đa số các bạn sinh viên năm cuối hiện nay. Và trăn trở nên ở lại hay về quê. Nếu về quê cũng như một bạn sinh viên đã trao đổi là, các cuộc thi tuyển chỉ mang tính hình thức thôi, có rất nhiều bạn đã có sẵn chỗ ở các cơ quan nhà nước rồi. Vậy thì đâu là chỗ còn lại dành cho những sinh viên có tài năng và thực sự muốn cống hiến. Bản thân mình thì mình là người rất trăn trở với việc quê hương và mong
- muốn được mang những hiểu biết về cống hiến cho quê nhà. Vì dù sao quê h ương của mình thì đó cũng là nơi mình hiểu biết nhất. BTV: Vâng, xin cảm ơn bạn. Đó là những suy nghĩ, trăn trở của các bạn SV. Thưa anh Đào Văn Thắng, anh có thể chia sẻ những trải nghiệm thực tế của mình khi về lập nghiệp tại tỉnh Yên Bái? KM2 trả lời: Bản thân tôi cũng từng là sinh viên mới ra trường, đặt ra câu hỏi mình nên ở lại thành phố hay về quê. Với các nhân tôi cũng xác định là, mình mới ra trường, tay trắng nếu ở lại Hà Nội, cơ hội việc làm sẽ nhiều hơn nhưng bạn sẽ phải chịu những chi phí sinh hoạt trong khi thu nhập ban đầu rất thấp n ên việc ở lại Hà Nội cũng khó khăn. Khi tôi ra trường, tôi cũng mong muốn được trở về nơi mình sinh ra và lớn lên, mang tư tưởng hoài bão đó tôi đã về quê. Thời gian đầu, tôi cũng xin vào một cơ quan nhà nước. Đúng là có những khoản chi phí bất thành văn. Khi vào được đó rồi, tiếp cận công việc thực tế, lại phát sinh những khó khăn. Môi trường làm việc không thực sự năng động, không tạo động lực cho tôi cống hiến. Tôi chỉ gắn bó được với cơ quan nhà nước đúng 1 năm. Trong đầu tôi đã đưa ra ý tưởng là tại sao mình không phát triển ngành chè của tỉnh. Và tôi mở một xưởng sản xuất chè đen nhưng gặp rất nhiều khó khăn về vốn. BTV: Thưa TS Vũ Đăng Minh, chúng ta đã vừa nghe những vấn đề trong quá trình lập nghiệp của các bạn trẻ.Vậy theo ông những khó khăn đó l à do đâu? KM1 trả lời: Vâng. Tôi nghĩ khó khăn ở 3 phương diện. Thứ nhất là về cơ chế, chúng ta chưa thực sự có một chính sách, nghiên cứu một cách căn cơ, toàn diện, để nhắm vào đội ngũ thanh niên sau khi tốt nghiệp mới ra tr ương. Khi chúng tôi đi khảo sát thì thấy rằng một số chuyện ngành đào tạo ra rất khó xin việc, trong khi địa phương của chúng ta rất là cần. Như vậy là cung và cầu không gặp nhau.
- Nguyên nhân nữa là về phía sinh viên. Thanh niên có đầy sức trẻ, tâm huyết, nhiệt tình nhưng hạn chế là kinh nghiệm, phương pháp tiếp cận. Chúng ta muốn cống hiến, thay đổi một cái gì đó, nhưng phía cơ quan nhà nước lại muốn giữ một cái chuẩn mực. Làm người ta có cảm giác chúng ta muốn thay đổi thế giới. Thứ ba cũng là tại địa phương, kinh nghiệm, cách làm việc, lề lối của địa phương có những thứ ăn sâu vào nếp nghĩ rồi. Như vậy khi về sẽ rất khó hoà nhập. BTV: Vâng. Như vậy là trong thực tế đang tồn tại một mâu thuẫn: SV muốn về quê lập nghiệp nhưng gặp phải nhiều khó khăn >< còn địa phương thiếu nhân tài nhưng lại ko thu hút đc nhân tài. Xin hỏi bạn Lê Mai Hương, là một sinh viên đạt nhiều thành tích xuất sắc: Đoạt giải 3 cuộc thi viết tiếng anh nhân kỷ niệm 15 năm quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ, và trong quá trình học đã làm nhân viên cho FPT chi nhánh tại Mỹ, nhân viên marketting cho một công ty nước ngoài. Bạn có mong muốn trở về Thái Nguyên để lập nghiệp ko? KM2 trả lời : Từ nhỏ mình đã có mong muốn là thực hiện maketting cho sản phẩm chè của Thái Nguyên và trăn trở đó vẫn giữ cho đến hiện nay. Thế nhưng đứng trước cơ hội về quê lập nghiệp thì mình cũng có 3 mong mỏi là. Thứ nhất mình mong muốn có công việc phù hợp với khả năng, thế mạnh của mình.Thứ hai, mình muốn có cơ chế làm việc thông thoáng v à năng động. Từ những ý tưởng của mình có thể biến thành hiện thực để phát triển cây chè Thái Nguyên. Thứ ba, mình muốn có một môi trường làm việc có cơ hội để thăng tiến. BTV: Thưa TS Vũ Đăng Minh, trong thời gian vừa qua đã có những chính sách gì để thu hút nhân tài? KM1 trả lời: Như chúng ta đã biết Quốc hội đã thông qua luật cán bộ công chức, trong nội dung của luật thì đã có một chương quy định những chính sách thu hút,
- trọng dụng nhân tài .Trong thực tiễn, có nhiều địa phương cũng có những chính sách thu hút trọng dụng nhân tài như Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh , Hà Nội....và nhiều thành phố khác BTV: Những cơ chế, chính sách đó có đáp ứng được mong muốn như của bạn Hương vừa chia sẻ ko, thưa ông? KM1 trả lời: Vâng, như ý của bạn Hương, đây là câu hỏi không chỉ đặt ra cho các cơ quan nhà nước, các địa phương mà còn đặt ra suy nghĩ cho tất cả chúng ta. Chúng ta có cơ ch ế làm thế nào để trọng dụng được nhân tài. Như bạn Hương là một sinh viên xuất sắc ,vậy làm thế nào để bạn ấy phát huy được khả năng của bạn ấy là tiếng anh và kiến thức về ngoại thương BTV: Vâng, xin mời quý vị cùng nghe bài phản ánh sau đây do phóng viên chúng tôi thực hiện. Bài phản ánh Thu hút nhân tài- có phải chỉ là hô hào khẩu hiệu? Những năm gần đây các tỉnh, thành phố bắt đầu đưa ra nhiều chính sách thu hút nhân tài. Thành phố Đà Nẵng là địa phương tiêu biểu thành công từ chính sách đó. Tuy nhiên, không phải địa phương nào cũng đạt được hiệu quả như mong muốn Nghệ An là một trong những tỉnh thành đầu tiên của cả nước có chính sách thu hút nhân tài khi đã có những công văn về vấn đề này ra đời cách đây cả chục năm. Rồi đến năm 2007, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 30/2007 về một số chế độ, chính sách thu hút, hỗ trợ nguồn nhân lực chất lượng cao ở Nghệ An giai đoạn 2007 – 2010. Theo đó, mức trợ cấp một lần ban đầu sau khi tiếp nhận: giáo sư là
- 40 triệu đồng; phó giáo sư, tiến sỹ 30 triệu; thạc sỹ 20 triệu; sinh viên tốt nghiệp loại giỏi 15 triệu. (Thông tin trên Wed: vinhcity.gov.vn) Năm 2009, Nguyễn Thị Cảnh- một sinh viên giỏi của trường Đại học Kinh tế quốc dân, một Đảng viên trẻ- đã về Nghệ An theo tiếng gọi thu hút nhân tài. Nhưng đoạn trường xin việc của Cảnh cứ dài dằng dặc. Khi sở Nội Vụ thì giới thiệu Cảnh đến các cơ quan làm việc, xong tại các cơ quan đó thì lại khất lần hoặc từ chối bằng những lý do rất khó hiểu. Câu chuyện xin việc của Cảnh đ ã trở thành một trong những sự kiện được báo chí và dư luận quan tâm của năm 2009. Nhưng những bất cấp, không chỉ tồn tại ở khâu xin việc. Chị Trần Thuý Liễu, một người đã từng làm việc theo chính sách thu hút nhân tài của Nghệ An chia sẻ: “Mình sau khi tốt nghiệp cũng về quê làm việc một thời gian. Nhưng sau đó mình đã xin nghi. Lý do là mình thấy môi trường làm việc chưa có tính cạnh tranh, còn tồn tại những mối quan hệ con ông cháu cha, m à mình thì không phải một trong số đó. Thu nhập thì mang tính cào bằng”(31s) Và trong những nhân tài ấy, không phải ai cũng phát huy được khả năng mình có. Anh Trần Xuân Đức làm việc tại Tuyên Quang cho biết: “Sau gần 2 năm công tác trong cơ quan sự nghiệp hành chính tôi thấy hình như mình chưa làm được gì đáng kể vì với chuyên môn Điện tử Viễn thông ngoài việc hàng ngày tôi lại làm công việc soạn thảo công văn, xử lí giấy tờ...”(21s) “Rải thảm đỏ” thu hút nhân tài về quê là một chính sách rất đúng đắn. Nhưng làm thế nào để chính sách ấy không chỉ là hô hào khẩu hiệu? --------------
- BTV: Vâng, như vậy là vừa qua ở nhiều địa phương đã có những chính sách thu hút nhân tài. Nhưng không phải nơi nào cũng đạt được hiệu quả như mong muốn. Nhiều nhân tài khi trở về quê hương đã ko phát huy đc khả năng của mình. Và như thế hiệu quả cống hiến cũng không có. Thưa quý vị và các bạn, Với bản thân anh Thắng, là người đã và đang lập nghiệp tại quê nhà. Anh cảm thấy cần có những sự thay đổi gì? KM2 trả lời: Tôi vừa trải qua môi trường nhà nước, và hiện tại đang làm trong khu vực môi trường tư nhân. Trong cơ quan nhà nước tôi muốn có sự thay đổi, thứ nhất là cơ chế tuyển dụng cần thay đổi để chọn được đúng người tài. Thay đổi về lề lỗi, môi trường làm việc, chế độ đãi ngộ để tạo điều kiện khuyến khích cho họ được cạnh tranh lành mạnh, được cống hiến và đóng góp của họ phải được ghi nhận. Với người mà làm kinh doanh như tôi và nhất là lập nghiệp tại quê nhà thì điều mà tôi mong mỏi nhất là có một cái chính sách nào đó để tạo điều kiện những doanh nghiệp non trẻ như của tôi tiếp cận được với nguồn vốn. BTV: Thưa TS Vũ Đăng Minh, là một người tâm huyết với các vấn đề về thanh niên, ông nhận định cần phải có những thay đổi từ đâu và ở khâu nào để từ chính sách phát huy được hiệu quả trong thực tiễn? KM1 trả lời: Câu hỏi rất hay và thú vị. Với cá nhân tôi suy nghĩ phải bắt đầu từ nhận thức trong việc bố trí và sử dụng nguồn nhân lực trẻ. Từ đó chúng ta phỉa có chính sách phát hiện, về tuyển chọn, sử dụg đánh giá và đãi ngộ một cách xứng đáng. Chúng ta có cơ chế gì đây để các bạn được trải nghiệm mình. Khâu ở đâu, ở đây ý tôi nghĩ là bắt đầu từ nhận thức. Nhận thức của cấp uỷ, chính quyền địa ph ương cũng phải nhìn nhận thanh niên với cái nhìn cởi mở hơn. Có nhiều bạn có tài
- năng, tâm huyết và sẵn sàng chia sẻ những khó khăn gian khổ ở địa phương và sẵn sàng về địa phương như hai bạn trẻ đang ngồi đây. BTV: Vâng, xin cảm ơn ông! Tuổi trẻ là lứa tuổi của khát vọng cống hiến, của đam mê chinh phục thử thách và của những sáng tạo, tìm tòi. Sẽ thuận lợi hơn rất nhiều khi các bản trẻ lại được tạo điều kiện đem điều ấy để cống hiến cho chính quê hương của mình. Tuy nhiên cần có những cơ chế thông thoáng, chính sách thiết thực và tạo được một môi trường làm việc công minh, năng động. Có như vậy mới thực sự phát huy được hiệu quả. Rất cảm các vị khách mời đã dành thời gian đến tham dự chương trình của chúng tôi ngày hôm nay và đem đến những thông tin thực sự bổ ích. Thay mặt những người làm chương trình chúc các vị khách mời sức khoẻ và thành công trong cuộc sống. Cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý thính giả! Xin chào và hẹn gặp lại các bạn trong những chương trình lần sau. 5. Ca khúc: (2’) *MC nữ: Cùng chung trong không khí sôi nổi của tháng thanh niên, chúng tôi, những người làm chương trình xin gửi tặng quý vị vàc các bạn bài hát “Việt Nam”- một sáng tác của Mai Khôi. Đây cũng là ca khúc đoạt giải Bài hát Việt của năm 2010. 6.Tuổi trẻ lập nghiệp *MC nữ :
- Quý vị và các bạn thân mến. Với những người trẻ, khát vọng được cống hiến và khẳng định mình luôn luôn thường trực. Cho dù họ ở bất cứ nơi đâu trên mảnh đất quê hương mình hay ở nơi “đất khách quê người”. Và trong chuyên mục Tuổi trẻ lập nghiệp hôm nay, chúng ta sẽ cùng gặp gỡ với môt gương mặt trẻ như thế. Đó là bạn Nguyễn Lê Vân - niềm tự hào của người Việt ở Ba Lan. Nguyễn Lê Vân- Niềm tự hào của người Việt ở Ba Lan Người Hà Nội gốc, 5 tuổi theo gia đ ình sang định cư tại Ba Lan, 17 tuổi đoạt danh hiệu người đẹp thanh lịch cộng đồng Ba Lan, 19 tuổi thi đỗ vào ĐH Harvard với thứ hạng 8/500, 21 tuổi dành suất học bổng duy nhất của Harvard đi Nhật để theo khóa học về kinh tế lượng và toán ứng dụng. Đó chính là cô bạn Nguyễn Lê Vân- người đẹp vừa tài năng vừa học giỏi. Ngay từ nhỏ Vân đã tích cực tham gia vào các hoạt động cộng đồng của người Việt. Cô bạn học múa và có thể dàn dựng được những điệu múa dân tộc. Với Vân, câu chuyện về danh hiệu Người đẹp thanh lịch cộng đồng ở Ba Lan như một kỷ niệm vui. Nguyễn Lê Vân bảo: Băng: “Lâu lắm rồi. Lúc đó 17 lên 18 tuổi, khi đó Vân cũng chỉ muốn tham gia hoạt động cộng đồng thôi. Vui lắm vì chưa bao giờ lên sân khấu hay làm người mẫu như thế bao giờ. Từ nhỏ đến giờ Vân chỉ tham gia cùng cộng đồng trong đội múa truyền thống của thiếu nhi người Việt ở Ba Lan.”(20s) Không lâu sau ngày đó, báo chí rộn lên tin tức về Người đẹp thanh lịch ngày nào giành được học bổng của trường đại học danh tiếng Harvard, Mỹ. Vân trở thành niềm tự hào của người Việt ở Ba Lan. Ai cũng biết Vân thừa hưởng gen của một
- dòng họ có truyền thống học và có nhiều đóng góp trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật ở Việt Nam. Nhưng chuyện ít ai biết, đó là Vân đã phải vượt qua cả một hành trình gian khổ để hoà nhập ở nơi xứ người với những khác biệt về ngôn ngữ, văn hoá. Cô Kim Ánh, mẹ Vân kể lại một kỷ niệm: Băng: “Mới sang không biết tiếng Ba Lan, 2 mẹ con đôi khi phải đánh vật với quyển từ điển để dạy nhau. Đúng là cả 1 quá trình phấn đấu của gia đình. Có 1 câu chuyện rất thú vị là khi tôi đến đón Vân thì cô giáo bảo là cô kể chuyện cười cả lớp cười, có mỗi mình Lê Vân không c ười. Thực sự là tôi lo lắng lắm. Rồi dần dần khi vượt qua được khó khăn ban đầu thì Vân tiến bộ rất nhanh.”(30s) 12 năm học, Vân luôn đứng trong top đầu của trường nên cũng dễ hiểu khi cô bạn trở thành một trong những sinh viên xuất sắc của ĐH Harvard. Không những thế, Vân còn tích cực tham gia các hoạt động trong tr ường, đặc biệt là Hội sinh viên Việt Nam. Vân và bạn bè thường xuyên lên mạng, tìm kiếm những thông tin về Việt Nam để giới thiệu với bạn bè quốc tế. Cô bạn còn tổ chức cả những đêm biểu diễn văn nghệ dân gian Việt Nam. Vì như Vân nói: Mình rất tự hào là người Việt Nam và tự hào về văn hoá Việt Nam. Trong những chuyến về nhà của mình, Vân thường đến thăm các trại trẻ mồ côi, chụp ảnh, viết bài với hy vọng trở thành chiếc cầu nối sang các tổ chức từ thiện bên đó giúp đỡ. Thế nhưng khi hỏi về thành tích của mình, Vân luôn khiêm tốn: Băng: “Ở Havard không có sự so sánh th ành tích. Mỗi người học ngành riêng của họ nên thực sự ko có cách nào so sánh. Phần lớn học sinh học ngang bằng nhau”(12s) Ước mơ lớn nhất của Vân không phải chỉ thuần tuý là về làm việc ở Việt Nam mà là làm được một cái gì đó có ích liên quan đến Việt Nam. Như ở các tổ chức quốc tế lớn, Ngân hàng thế giới hay Quỹ tiền tệ quốc tế để giảm bớt khoảng cách giàu -
- nghèo. Và ước mơ đó sắp thành hiện thực, khi mới đây, cô bạn đã chính thức được nhận vào làm ở một ngân hàng hàng đầu thế giới khi mới chỉ đang là thực tập sinh. 7. Đồng hành cùng bạn: (3 phút) * MC nam: Vâng, có thể thấy là trong hành trình trình lập thân, lập nghiệp của các bạn trẻ, không thể thiếu những kỹ năng sống. Các bạn sinh viên đã tích luỹ điều đó bằng chính những trải nghiệm của mình trong các hoạt động vì cộng đồng. Trong chuyên mục “Đồng hành cùng bạn” hôm nay, chúng ta sẽ cùng theo bước chân tình nguyện của các bạn sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây: Trải nghiệm qua từng chuyến đi Tháng 3, tháng của thanh niên tự hào và trách nhiệm. Mặc cho cái lạnh của gió mùa đông bắc tràn về kèm theo những cơn mưa giông, các bạn sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây vẫn sải rộng bước chân tình nguyện. Họ thức dậy từ lúc 5 sáng để bắt đầu cho chuyến hành trình từ Xuân Mai đến thăm các trẻ em mồ côi làng Đơ, Hà Đông. Và chính lòng nhiệt huyết đã làm nóng bừng khán phòng của buổi giao lưu văn nghệ: (Âm nhạc)... Tiếng đàn, hát trong một buổi giao lưu văn nghệ với các trẻ em thiệt thòi. Tất cả niềm háo hức và sức trẻ được gửi gắm trong những lời ca, tiếng hát ấy. Như chính bạn Đinh Phượng Ly đã chia sẻ trên chặng hành trình:
- “ Khi được nghe nhà trường phát động phong trào thăm trẻ em nghèo khó khăn, em rất vui và ngày qua ngày cứ chờ đợi. Cả đêm qua em cũng không ngủ được nhiều lắm vì háo hức. Sáng nay em đã dậy từ rất sớm để kịp chuyến đi” (10) Đến với những trẻ em mồ côi làng Đơ, các bạn sinh viên trẻ đã mang theo những món quà là bánh kẹo, vật dụng cần thiết cho việc học tập và số tiền 5 triệu đồng mà mình đã tích cóp được để tặng cho các em. Nhưng lớn hơn cả, đó chính là tấm lòng của những người trẻ muốn sẻ chia với những số phận thiệt thòi. Bích Thuỷ chia sẻ suy nghĩ của mình: “Mỗi em đều có một ước mơ thật đẹp. Như Lộc thì muốn trở thành bác sỹ, Tú Anh trở thành cảnh sát..., thật nhiều, thật nhiều ước mơ. Em hy vọng rằng mỗi người trong cộng đồng hãy chung tay để những ước mơ đó được bay cao”(19s) Mỗi em nhỏ mồ côi ở đây có một số phận riêng, có những em khép mình không trò chuyện, có những em 13,14 tuổi mà trông như mới chỉ 7,8 tuổi. Sự khó tiếp xúc đó đã làm các bạn sinh viên thoáng lúc đầu tỏ ra lúng túng. Nhưng bằng những tình cảm chân thành và cả những kỹ năng sư phạm đã biến giây phút ấy trôi qua nhanh chóng. Chính sự hoà nhập vào thế giới trẻ thơ rất đặc biệt này đã trở thành những trải nghiệm đáng quý với những người thầy, cô giáo tương lai: “Với một sv sư phạm, những chuyến đi như thế này, củng cố cho e thêm, được tiếp xúc với các em hiểu hơn về tâm lý các em, cho mình kinh nghiệm gần gũi với các em hơn, củng cố thêm nghiệp vụ sư phạm cho mình sau này”(11s) “ Điều đầu tiên mang đến cho em là bài học làm người. Giáo viên là 1 trong những nghề cao quý nhất để dạy dỗ đ ược, cần phải trau dồi bản thân, không chỉ về kiến thức mà còn là đạo đức.”(14s)
- “Thực sự cuộc sống của em còn rất nhiều may mắn, càng đi như thế này, càng nhận thấy trách nhiệm của thanh niên rất lớn lao. Em sẽ dành tất cả thời gian rảnh rỗi của mình để tham gia vào các hoạt động vì cộng đồng”(19s) Hành trình của mỗi bạn trẻ sẽ còn rất dài ở phía trước. Nhưng tin rằng mang theo không khí và tinh thần của ngày hôm nay, thì những bước chân ấy sẽ vượt qua được mọi chặng đường. (Âm nhạc) “Đi lên thanh niên/ chớ ngại ngần chi/ đi lên thanh niên làm theo lời Bác/. Không có việc gì khó/ chỉ sợ lòng không bền/ đào núi và lấp biển quyết chí ắt làm nên” 7. Chào kết thúc: *MC nữ : - Các bạn thân mến, chương trình Sóng trẻ với chủ đề “Thanh niên lập thân, lập nghiệp” xin kết thúc tại đây. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi chương trình. Chúng tôi mong rằng trong thời gian tới sẽ tiếp tục nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn. MC nam: - Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về Văn phòng khoa Phát thanh-truyền hình, Học viện Báo chí và tuyên truyền, 36 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội. Các bạn cũng có thể gửi email về địa chỉ: - bbtsongtre@gmail.com
- ( Trên nền nhạc) MC nữ: - Các bạn vừa nghe chương trình phát thanh Sóng trẻ MC nam: - Kịch bản: Hồng Vân, Lớp Phát thanh khóa 27, Khoa Phát thanh - Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. MC nữ: - Dẫn chương trình:: Hoàng Dương – Thanh Quý MC nam: - Biên tập: Pham Thanh Tịnh MC nữ: - Chủ nhiệm chương trình: Đức Dũng MC nam: - Xin chào và hẹn gặp lại ! Nhóm Phát thanh Sóng trẻ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kịch bản chương trình Sóng trẻ Chủ đề: Chào năm mới.
16 p | 1259 | 110
-
Kịch bản chương trình Sóng trẻ Chủ đề: Chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3.
20 p | 803 | 87
-
Kịch bản chương trình Sóng trẻ Chủ đề: “Sinh viên với sức khỏe sinh sản” (
20 p | 1192 | 79
-
Kịch bản chương trình Sóng trẻ Chủ đề: Chào mừng Ngày gia đình Việt Nam 28/6
20 p | 1263 | 54
-
Kịch bản chương trình Sóng trẻ Chủ đề: “Chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần XI”
20 p | 335 | 44
-
Kịch bản chương trình Sóng trẻ Chủ đề: “Chào mừng ngày Báo chí Việt Nam 21/6”
19 p | 428 | 36
-
Chương trình sóng trẻ số 52 Chủ đề: Khởi động năm thanh niên
20 p | 192 | 27
-
CHUƠNG TRÌNH SÓNG TRẺ 16 Chủ đề: giới trẻ với việc thể hiện tình cảm nơi công cộng
19 p | 208 | 26
-
Chương trình Sóng trẻ. Chủ đề : Sinh viên với việc tìm hiểu pháp luật
20 p | 153 | 23
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn