Chương trình Sóng trẻ. Chủ đề : Sinh viên với việc tìm hiểu pháp luật
lượt xem 23
download
Số 11, phát ngày 13 tháng 3 năm 2011 1. 2. * MC: Nhạc hiệu, lời xướng: Dẫn mở đầu: - Xuân Thu và Hoàng Dương xin chào tất cả các bạn. *MC nam: - Một tuần nữa đã trôi qua rồi và hôm nay Xuân Thu và Hoàng Dương rấy vui khi được gặp lại quý vị và các bạn trong chương trình “Sóng trẻ” tuần này. *MC nữ: - Các bạn thân mến, chắc hẳn ai cũng biết pháp luật luôn đóng một vai trò rất quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống con người. Vậy hôm nay chúng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chương trình Sóng trẻ. Chủ đề : Sinh viên với việc tìm hiểu pháp luật
- Chương trình Sóng trẻ. Chủ đề : Sinh viên với việc tìm hiểu pháp luật Số 11, phát ngày 13 tháng 3 năm 2011 1. Nhạc hiệu, lời xướng: 2. Dẫn mở đầu: * MC : - Xuân Thu và Hoàng Dương xin chào tất cả các bạn. *MC nam: - Một tuần nữa đã trôi qua rồi và hôm nay Xuân Thu và Hoàng Dương rấy vui khi được gặp lại quý vị và các bạn trong chương trình “Sóng trẻ” tuần này. *MC nữ: - Các bạn thân mến, chắc hẳn ai cũng biết pháp luật luôn đóng một vai trò rất quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống con người. Vậy hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem sinh viên hiểu biết như thế nào về pháp luật nhé. * MC nam: - Mở đầu sẽ là “Bản tin Sóng trẻ” với nhiều sự kiện diễn ra trong tuần qua. * MC nữ:
- - “Diễn đàn Sóng trẻ” sẽ gửi tới các bạn cuộc tọa đàm với chủ đề “Sinh viên với việc tìm hiểu về pháp luật”. * MC nam: - Tiếp theo chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xem các bạn sinh viên chi tiêu như thế nào trong cảnh bão giá đầu năm. *MC nữ: - Chuyên mục “Đồng hành cùng bạn” sẽ giới thiệu đến các bạn sinh viên những địa chỉ tin cậy về pháp luật để mọi người có thể tham khảo hoặc tìm hiểu khi cần. Bây giờ là nội dung chi tiết: Nhạc cắt Bản tin Sóng trẻ: ( 2 MC đọc Bản tin 5’) 3. *MC nam: Vừa qua, trường học viện Kỹ thuật quân sự cho biết, năm 2011 nhà trường sẽ tuyển sinh khoảng hơn 350 chỉ tiêu hệ quân sự và 600 chỉ tiêu hệ dân sự. Phòng đào tạo nhà trường cho biết thêm , hệ kĩ sư quân sự đào tạo theo sự phân công của Quốc phòng, 100% sinh viên được bao cấp toàn bộ, sau khi tốt nghiệp sẽ theo sự phân công công tác của Bộ quốc phòng. Học viện sẽ đào tạo trên 40 chuyên ngành kĩ sư quân sự thuộc các ngành: Kĩ thuật cơ khí, điện - điện tử, xây dựng công trình, công nghệ thông tin, công nghệ hóa học, công nghệ vật liệu. Thời gian sơ tuyển của hệ quân sự sẽ bắt đầu từ ngày 10/3/2011 đến ngày 15/4/2011.
- *MC nữ: Từ ngày 3/3/2011 đến ngày 11/3/2011, Tổng đội thiếu sinh quân Ấn Độ (NNC) do trung tá Sanjay Pande làm trưởng đoàn đã có cuộc gặp gỡ, giao lưu với Trung ương hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tại Thành phố Hà Nội. Hai bên đã thông tin cho nhau những kết quả hoạt động của thời gian qua, đặc biệt là những hoạt động trong năm Thanh Niên, Tháng Thanh niên 2011 của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Nhân dịp này, trung ương hội cũng đã trao phần quà cho 12 thành viên của đoàn. Tổng đội thiếu sinh quân Ấn độ còn cho biết sẽ viếng thăm lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, đi thăm các di tích và thắng cảnh Hà Nội, thăm và tặng quà làng trẻ mồ côi Birla, giao l ưu, gặp gỡ, học tập mô hình ở một số tỉnh, thành Đoàn nơi Đoàn đến. *MC nam: Để tiếp nối chuỗi chương trình Tri thức đồng hành cùng sinh viên được khởi xướng từ năm 2009 từ ngày mồng 1 đến mồng 8 tháng 3 vừa qua, Nhà xuất bản Tri thức phối hợp với Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức: Tuần lễ Sách Tháng Ba cho sinh viên. Đây là chương trình giới thiệu và bày bán sách với chiết khấu ưu đãi cho sinh viên trong trường, nhằm khích lệ văn hoá đọc sách ở sinh viên, và hướng sinh viên tới lựa chọn các đầu sách tham khảo hữu ích cho việc học tập và nghiên cứu. Bạn Đinh Thị Thu Hiền, khoa thông tin thư viện, trường Đại học khoa học và xã hội nhân văn chia sẻ: (Băng : 16s) “Là một sinh viên của trường nhân văn tớ thấy việc giảm giá sách trong th áng 3 có ý nghĩa rất thiết thực đặc biệt đối với sinh viên chúng mình. Trong thời bão giá
- này thì mọi thứ đều đắt đỏ, việc khuyến mãi giá sách là một hoạt động để tạo điều kiện giúp cho sinh viên học tập tốt hơn”. *MC nữ: Vào ngày 16.3 sắp tới, Trường đại học sư phạm Hà nội sẽ tổ chức Lễ phát động và ngày hội tiếp nhận kỉ vật Hiến tặng đợt 1. Đây là một hoạt động nhằm hướng tới kỉ niệm 60 năm ngày thành lập trường ( 1951- 2011). Đối tượng tham gia là toàn thể cán bộ, sinh viên, học sinh, học viên các hệ đào tạo đã và đang công tác tại trường. Cuộc vận động nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống lịch sử xây dựng và phát triển của trường, góp phần nâng cao tình yêu nghề, yêu người, niềm tự hào về trường Đại học sư phạm Hà Nội trong toàn thể cán bộ, học sinh, sinh viên. Dự kiến cuộc vận động sẽ kết thúc vào ngày 30.8.2011. *MC nam: Tối ngày 12/3 vừa qua, đêm chung kết Front the most_cuộc thi tìm kiếm tài năng MC bằng tiếng Anh do câu lạc bộ Tiếng Anh đoàn truòng Đại học ngoại thương tổ chức đã diễn ra thành công tốt đẹp. Không chỉ đơn thuần là một cuộc thi thử thách khả năng diễn đạt tiếng Anh lưu loát trước đám đông, thu hút khán giả và làm chủ sân khấu, Front the most còn đem lại một sân chơi bổ ích cho các bạn sinh viên thể hiện bản thân, trau dồi vốn tiếng Anh và đặc biệt cuộc thi còn phát hiện và đào tạo thêm nhiều bạn trở thành các MC chuyên nghiệp trên các chương trình , các kênh truyền hình lớn như VTV4, VCTV…
- *MC nữ: Vào 20h30 phút tối ngày mồng 8.3 vừa qua, 13 thí sinh, sinh viên xinh đẹp của trường Đại học ngoại ngữ - Đại học quốc gia Hà Nội đã bước vào cuộc thi chung kết nữ sinh thanh lịch “MISS ULIS” năm 2011 do Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên tổ chức. Các thí sinh đã lần lượt xuất sắc bước qua các phần thi của mình. Phát biểu về ý nghĩa của hoạt động này, bạn Nguyễn Thị Quỳnh Châu, chủ tịch Hội sinh viên trường Đại học ngoại ngữ, ĐHQGHN cho biết: (Băng: 28s) “Rất may mắn là cuộc thi nữ sinh thanh lịch lần này được tổ chức trong bối cảnh có rất nhiều sự kiện, 80 năm thành lập Đoàn thanh niên CSHCM, 15 năm thành lập Đoàn trường ĐHQG Hà Nội, bên cạnh đó là chào mừng một ngày lễ rất quan trọng của chúng ta, của những người phụ nữ, đấy là ngày quốc tế phụ nữ 8.3 v à ngoài ra đây cũng là một hoạt động hưởng ứng để chào mừng đại hội Hội sinh viên của ĐHNN_ĐHQG Hà Nội lần thứ 11”. *MC nam: Chiều ngày 9 tháng 3 vừa qua Bộ Trưởng bộ giáo dục và đào tạo ông Phạm Vũ Luận đã công bố quyết định bổ nhiệm Giáo s ư Ngô Bảo Châu làm Giám đốc khoa học viện nghiên cứu cao cấp về toán. Mục tiêu nhằm đưa viện nghiên cứu cao cấp về toán trở thành một trung tâm Toán học xuất sắc, có môi trường làm việc tương đương với một số nước phát triển về Toán, để trao đổi học thuật nhằm nâng cao năng lực khoa học của các nhà nghiên cứu, giảng dạy và ứng dụng Toán học Việt Nam. Nhạc cắt
- 4.Chuyên mục Diễn dàn Sóng trẻ: (BTV dẫn, 15’) * MC nam: - Các bạn thân mến! Như đã giới thiệu ở phần đầu chương trình, trong chuyên mục Diễn đàn Sóng trẻ với chủ đề “Sinh viên với việc tìm hiểu pháp luật” hôm nay, chúng ta sẽ cùng trò chuyện với các bạn sinh viên tiêu biểu đến từ nhiều trường đại học, để cùng tìm hiểu xem họ đã hiểu như thế nào về tầm quan trọng của pháp luật trong cuộc sống. Chúng ta sẽ cùng gặp lại BTV Nguyễn Hiệp! Lời dẫn BTV: Qúi vị và các bạn thân mến. Vậy là tháng 3 – tháng thanh niên đã bắt đầu gõ cửa. Nhiều hoạt động sôi nổi diễn ra và nhận được sự ủng hộ rất lớn từ các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn sinh viên. Có thể nói sự nhiệt tình, sáng tạo tích cực đã làm nên sắc màu riêng đậm chất sinh viên. Nhưng bên cạnh đó trong thời gian gần đây, dư luận cũng đặt ra nhiều câu hỏi cho một bộ phận sinh viên sống không đẹp, sống 1 cách buông thả và đặc biệt là dẫn đến vi phạm pháp luật. Trên các diễn đàn sinh viên, các từ “sinh viên phạm luật” hay “sinh viên bị đình chỉ học do vi phạm quy chế” …. Vẫn là câu chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”!! Song câu hỏi đặt ra là có phải sinh viên của chúng ta được trang bị rất nhiều kiến thức song lại khuyết thiếu đi một mảng rất quan trọng đó là pháp luật.
- Và đây cũng là chủ để của chuyên mục diễn đàn tuần này: Sinh viên với việc tìm hiểu pháp luật. Tham dự diễn đàn ngày hôm nay, xin trân trọng giới thiệu: - Thầy Nguyễn Văn Hợi – giảng viên trường Luật HN. - Xin giới thiệu bạn Vương Hồng My- sinh viên trường ĐH Thương mại. - Xin giới thiệu bạn Nguyễn Hoàng Duy – sinh viên khoa Luật ĐHQG. Mở đầu diễn đàn mời quí vị thính giả cùng 3 vị khách mời theo dõi bài phản ánh do phóng viên Lê Hương An thực hiện. Xin mời! - BÀI PHẢN ÁNH(3’): Thực trạng hiểu biết của sinh viên về pháp luật Sáng chủ nhật, Nguyễn Thị Bích sinh viên năm cuối trường Cao Đẳng Công nghiệp chạy xe theo hướng Nguyễn Chí Thanh. Qua một ngã tư, Bích vội vã vượt đèn đỏ. Bích bị CSGT “chào” ngay tức khắc. Thế là bạn luống cuống rút tờ polyme đỏ, định nộp nóng chóng qua… Đang ngủ ngon lành trong phòng trọ, Nguyễn Minh Đức sinh viên ĐH KTQD nghe tiếng gọi cửa kiểm tra của Công an ph ường. Sau đó miệng thì làu bàu bực tức nhưng Minh vẫn phải chân nam đá chân si êu thất thểu lên phường làm đăng ký tạm trú. Thực ra, mấy hôm trước chủ nhà có nhắc nhưng Minh đã cố tình lờ đi. Trên đây là hai câu chuyện nhỏ, điển hình trong vô số những câu chuyện mà sinh viên là người có hành vi vi phạm pháp luật. Thực tế những gì đang diễn ra trong đời sống sinh viên chứng tỏ điều này. Sinh viên phạm tội, vi phạm pháp luật nh ư một luồng gió đen dẫn đến sa sút phẩm chất
- đạo đức. Không chỉ vượt đèn đỏ, đi xe trên vỉa hè…mà đánh bài, trộm cắp đôi khi gây nguy hiểm đến tính mạng của con người không còn là những chuyện xa lạ với sinh viên và thực sự đáng báo động. Điều gì đã làm cho những bạn trẻ sớm có hành vi vi phạm pháp luật. Câu trả lời của số đông vẫn là hạn chế về kiến thức pháp luật của sinh viên. Nhiều bạn cho rằng chỉ cần học tốt kiến thức chuyên ngành thôi là đủ. Và với họ việc tìm hiểu về pháp luật thực sự chưa cần thiết. (phát băng) Sau đây là những ý kiến của một số sinh viên được chúng tôi ghi lại: Ý kiến 1: Tôi là sinh viên trường ĐHTM, tôi rất ít khi tìm hiểu về pháp luật nhất là luật giao thông hay là những luật gần gũi với đời sống….Tôi chỉ biết một chút về luật kinh doanh – thuộc chuyên ngành mà tôi đang theo học. Ý kiến 2: Mình là Nam sinh viên trường ĐH Điện Lực, thực ra mình cũng rất ít khi tìm hiểu về pháp luật mình chỉ thường xem trên chương trình thời sự. Bọn mình vũng hay vui chơi, thỉnh thoảng cũng chơi ăn tiền nhưng mà bọn mình cũng không biết mức độ như thế nào là vi phạm pháp luật. Ý kiến 3: Mình là Quân mình đến từ trường Quốc tế Bắc Hà, mình thấy pháp luật rất quan trọng đối với mỗi ng ười nhất là với đời sống sinh viên. Chúng ta khi học xong ra trường hòa mình vào xã hội nên việc tìm hiểu về luật ngay từ bây giờ đối với sinh
- viên là rất cần thiết. Nhưng mình nhận thấy việc tìm hiểu về luật đối với sinh viên còn rất nhiều hạn chế. Ngay cả với bản thân mình còn rất là mơ hồ về luật. Hiện tình trạng sinh viên phạm tội đang có chiều hướng gia tăng. Nhất là trong thời gian gần đây nhiều clip nhạy cảm của các bạn trẻ được tung lên mạng. Nhưng chính người đưa lên cũng không biết rằng như thế là phạm luật.. Theo thống kê của cơ quan công an, mỗi năm ở các trường đại học ít nhất có hàng chục vụ sinh viên phạm pháp hình sự. Câu hỏi tại sao con số sinh viên phạm tội gia tăng cũng đồng nghĩa với câu hỏi tại sao sinh viên lại thờ ơ với việc tìm hiểu pháp luật? Mà thiết nghĩ việc tìm hiểu pháp luật là vô cùng cần thiết./ BTV: Có thể nói phóng sự trên đã cung cấp 1 phần nào đó về thông tin cũng như những suy nghĩ của các bạn trẻ về pháp luật. Với bản thân tôi, th ì tôi tin rằng đây không phải là số ít. Vậy với 2 bạn sinh viên đang có mặt trong phòng thu, các bạn có suy nghĩ gì khi theo dõi phóng sự trên. Xin mới Hồng My. KM 2 trả lời: Tôi nghĩ đây là vấn đề đáng quan tâm trong xã hội hiện nay, một vấn đề thực sự đáng báo động. Đã là sinh viên là những người tri thức, là những hạt nhân của xã hội nếu mà các bạn tiếp tục vi pham luật thì không biết xã hội chúng ta sẽ về đâu nữa. BTV: Còn với Duy thì sao? KM 3 trả lời: Theo tôi thì vấn đề vi phạm pháp luật này nó có một căn nguyên, là một vấn đề mang tính hệ thống chứ ko phải đơn lẻ mang tính đột phát thì vấn đề đó cần đến sự quan tâm của cả xã hội.
- BTV: Thưa thầy Hợi, nếu được nói 1 câu trong suy nghĩ của thầy về những tr ường hợp không vui trên thì thầy sẽ nói gì? KM 1 trả lời: Mình nghĩ là tình trạng sinh viên vi phạm pháp luật hiện nay không còn là 1 cái gì mới mẻ nữa mà rất phổ biến đa dạng dưới nhiều hình thức và nhiều dạng vi phạm khác nhau. BTV: Vâng dù biết hay không biết thì con số sinh viên vi phạm pháp luật hiện nay là không nhỏ. Vậy theo các vị khách mời thì đâu là nguyên nhân chủ yếu để sinh viên vi phạm pháp luật? KM 1 trả lời: Mình thấy nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vi phạm pháp luật của sinh viên, thứ nhất là vấn đề tuyên truyền. Hiện nay thì các cơ sở đào tạo luật ở VN thì rất nhiều. Có gần 30 cơ sở đào tạo luật. Thế nhưng mà ngay cả trong các cơ sở đào tạo luật cơ thì vấn đề tuyên truyền và vấn đề ý thức của sinh viên còn rất hạn chế. Hiện nay gần như hầu hết các trường đưa môn pháp luật vào. Trước đây mình có học qua một trường và có học pháp luật đại cương nhưng mình thấy nó còn lơ mơ và chưa thấy cái gì là thực tế cả. Nó chưa có hiệu quả cao. BTV: Còn với Hoàng Duy thì sao? KM 3 trả lời: Cũng giống như ý của thầy Hợi, em muốn bổ sung thêm là ở VN, trong môn cơ sở văn hóa và qua quan sát thực tế thì người VN có xu hướng vi phạm pháp luật. Ví dụ, một người vượt đèn đỏ, tức là vi phạm pháp luật, anh ta không bị công an bắt. Anh ta có thể nói với bạn anh ta rằng “tao vừa vượt đèn đỏ và ko bị công an bắt” giống như thành tích thay vì cảm thấy xấu hổ. BTV: Xin mời Hồng My.
- KM 2 trả lời: Theo mình nghĩ một nguyên nhân nữa là do cách sống của mỗi người muốn thể hiện mình. Như mình biết một câu chuyện là có bạn trai mời bạn gái đi chơi. Mặc dù biết là nếu ko đội mũ bảo hiểm thì sẽ bị Công An bắt nhưng bạn trai muốn thể hiện cho bạn gái và ko muốn bị ảnh hưởng đến cái đầu đẹp của mình. BTV: Đó là cách thể hiện mình đúng ko ạ. Thực hiện phóng sự này chúng tôi cũng nhận được nhiều ý kiến trái chiều nhau. Nhiều người cho rằng sinh viên chúng ta khuyết thiếu đi mảng kiến thức pháp luật. Vậy các vị khách mời nghĩ sao? KM 1 trả lời: Đấy chính là một nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật của sinh viên ngày càng nhiều. Thực ra vấn đề truyền thông phổ biến kiến thức pháp luật mình thấy nhà nước ta đầu tư rất nhiều. không chỉ trong giáo dục mà hiện nay trên tivi có chương trình Tòa tuyên án. Đấy cũng là một cách tuyên truyền vậy nhưng hiện tượng vi phạm PL vẫn cứ tăng. Mình nghĩ xuất phát từ ý thức mà thôi. BTV: Cảm ơn thầy. Một lần nữa chúng ta nhắc đến việc tìm hiểu pháp luật. Nhưng khi nói về luật hay học luật thì nhiều bạn cho rằng luật rất khó học, khô khan vì thế không gây hứng thú. Còn với Hông My bạn có suy nghĩ thế không? KM 2 trả lời: Theo quan điểm của mình thì quả thực môn luật rất khô khan, luật thì rất nhiều chương, nhiều điều và thay đổi rất nhiều. và như thế tạo nên sự khó khăn cho người học. Tuy nhiên thì theo mình đã là sinh viên thì phải học luật. BTV: Còn với Duy – hiện là sinh viên khoa Luật – ĐHQG bạn có đồng tình với quan điểm trên không? KM 3 trả lời: Cái vấn đề này rất là khó nói, có thể là hơi phản bác lại bạn một chút. Một số người bạn của tôi khi học Luật đại cương thì các bạn ấy nói rằng môn
- luật rất hay và cũng có bạn nói môn Luật khô khan, dài dòng. Khi mà nhận thức được pháp luật nó có vai trò, tầm quant rọng như thế nào thì sẽ thấy nó rất hay. BTV: Vâng, rất cảm ơn những chia sẻ của các bạn. Thưa quí vị thính giả! Theo TS Tâm lý học Ngô Đình Trung - người đã 5 năm nay cất công tìm hiểu về ứng xử của SV Việt Nam với pháp luật, nhận định: So với SV nước ngoài thì SV Việt Nam ít chịu học luật hơn hẳn. Điều này dẫn đến hệ quả là việc chấp hành pháp luật của SV Việt Nam rất kém. Thí dụ, khi nước Pháp mới ra bộ luật gì thì hầu như tất cả SV Pháp đều nắm được và họ tìm hiểu xem tác dụng của nó như thế nào, còn ở Việt Nam thì điều này nghe ra chỉ có SV trường Luật. Thưa thầy Hợi, xoay quanh vấn đề sinh viên tìm hiểu pháp luật có rất nhiều ý kiến khác nhau đưa ra. Người thì cho rằng hoàn toàn từ phía sinh viên. Nhưng cũng có người cho rằng điều kiện của sinh viên tiếp xúc với luật còn hạn chế. Vậy theo thầy lý do ở đây là gì? KM 1 trả lời: Mình nghĩ là không dùng từ hạn chế nhé. Mà vấn đề là luật pháp ngay cả những người ko học, người ta vẫn có thể biết được luật. Vì luật nó xoay quan các mối quan hệ diễn ra hàng ngày. Luật xuất phát từ cuộc sống chứ không phải ý chủ quan của giai cấp nào. Vậy không thể đổ lỗi cho việc tiếp xúc hạn chế mà mình có thể vi phạm. BTV: Còn với Hồng My và Hoàng Duy, là sinh viên các bạn có nhận thấy điều đấy ko? KM 2 trả lời: Vấn đề gì cũng có nguyên nhân chủ quan và khách quan. Và em đồng tình với nguyên nhân là do sinh viên mình không chịu tìm hiểu. Nhưng
- khách quan là ngay cả thư viện trường em có sách nhưng không biết chọn sách nào đọc cho phù hợp với chuyên ngành của mình nhất. KM 3 trả lời: Em có một suy nghĩ hơi trái ngược với thầy Hợi một chút là hệ thống pháp luật của VN còn rắc rối. Nhiều nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật thì nó lại không có nhiều và rõ ràng. Bản thân em là người học luật thì thấy mình có học, có tìm hiểu nhưng chưa thực sự nắm được hết. BTV: Vâng, xin được tiếp lời 3 vị khách mời. Theo Th.S Nguyễn Nh ư Trang thì bà cho rằng việc hiểu biết kiến thức pháp luật cơ bản một cách mơ hồ không hoàn toàn thuộc về lỗi SV. Một cán bộ của Vụ Giáo dục pháp lý và Phổ biến pháp luật (Bộ Tư pháp) cũng đồng tình khi cho rằng nhà trường (trừ các trường Luật, khoa Luật) có một phần trách nhiệm khi bố trí chương trình và chọn phương pháp giảng dạy các môn học về pháp luật chưa hợp lý. Tương tự, ở Truờng ĐH Ngoại thương, trong chương trình đào tạo cử nhân Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế đối ngoại, SV chỉ được học 3 đơn vị học trình môn Pháp luật trong hoạt động Kinh tế đối ngoại. Việc tìm hiểu về luật là rất quan trọng, vậy theo 3 vị khách mời có biện pháp nào để sinh viên có cái nhìn khác về luật và tiếp cận với các bộ luật dễ dàng hơn ko? KM 1 trả lời: Nếu nhìn ở góc độ người đã học luật và hiện tại là nghiên cứu và giảng dạy thì mình thấy cách sinh viên tiếp cận luật gần gũi hơn thì các các văn bản ban hành nhiều, các bạn cứ lên google. Tôi xin giới thiệu 1 trang nữa của thầy Nguyễn Hồng Hải là trang vô cùng tổng quát, lĩnh vực nào cũng có và đặc biệt là miễn phí tải về… KM 2 trả lời: Thực ra như mình đã nói là mình muốn không chỉ trường luật được học luật và chương trình học môn này cần phong phú đa dạng hơn
- KM 3 trả lời: Như đã nói đấy là vấn đề mang tính hệ thống. M ình muốn nhấn mạnh đến một điều là để sinh viên tiếp xúc và coi trọng pháp luật hơn thì cần nâng cao vai trò của pháp luật trong đời sống nhất là với sinh viên. Các bạn thấy được rằng việc nâng cao hiểu biết pháp luật sẽ có lợi ích như thế nào. BTV: Vâng xin cảm ơn 3 vị khách mời. Thưa quí vị và các bạn! rõ ràng việc trang bị những kiến thức về luật với mỗi bạn trẻ là rất quan trọng. Nó không những giúp SV điều chỉnh hành vi để tránh vi phạm hay trở nên cứng cáp hơn mỗi khi bị bắt nat. Quan trọng hơn, nó thể hiện một thái độ nhập cuộc đầy tích cực của những người trẻ có học thức, văn hóa trước xã hội và cộng đồng. Chuyên mục Diễn đàn sóng trẻ của chúng tôi tuần này xin được tạm dừng tại đây. Cảm ơn 3 vị khách mời đã dành thời gian tham gia. Cảm ơn quí vị thính giả đã lắng nghe. 4. Quà tặng âm nhạc (5’) * MC nữ: - Các bạn thân mến, món quà âm nhạc hôm nay sẽ là một ca khúc trữ tình , dịu êm và sâu lắng, ca khúc “Until you” do ca sĩ Shayne Ward thể hiện. Bài hát cũng chính là quà tặng của bạn gái có biệt danh “Trứng Rùa” gửi tới bạn Thái Khắc Đức, lớp D3, khoa Điều tra, Học viện cảnh sát nhân dân với lời nhắn: “Ngày mai là ngày Valentie trắng, em chúc anh sẽ thực hiện đ ược những điều anh muốn và luôn ở bên cạnh em anh nhé!” Chúng ta hãy cùng bạn Đức lắng nghe giai điệu ngọt ngào của ca khúc này nhé.
- *MC nam: - Thưa các bạn, trong một vài tháng gần đây, việc giá thực phẩm, giá xăng hay giá điện tăng đột ngột đã làm xáo trộn cuộc sống của người dân và hơn hết, nó cũng ảnh hướng khá nhiều đến đời sống sinh viên. Vậy để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này xin mời các bạn đến với chuyên mục “ Sinh viên lo chi tiêu với bão giá đầu năm ”. 5. Chuyên mục: SINH VIÊN LO CHI TIÊU VỚI BÃO GIÁ ĐẦU NĂM Cuộc sống xa nhà bắt buộc những sinh viên ngoại tỉnh trọ học ở Hà Nội phải thích nghi với nhiều thứ. Sẽ không còn là thời cô cậu học sinh được cha mẹ lo cho tất thảy để chú tâm vào chuyện học hành, không được cha mẹ úp sẵn mâm cơm, canh ngọt, để sau mỗi buổi tan trường nhanh chóng về nhà và sà vào bàn ăn, thỏa mãn sự “biểu tình” của cái bụng đói meo. Giờ đây, các bạn sinh viên phải tự lo cho cuộc sống của mình, tự quản lý chi tiêu làm sao cho phù hợp với hoàn cảnh gia đình, đảm bảo tốt nhất cho công việc học tập. Ai cũng vậy, để có thể ổn định cuộc sống trong thời buổi vật giá leo thang nh ư hiện nay đòi hỏi phải có bài toán chi tiêu hợp lý. Những ngày đầu năm sau Tết Tân Mão giá cả tất cả các mặt hàng đều tăng nhanh chóng, điều này không chỉ tác động đến người dân mà còn khiến cho nhiều bạn sinh viên đang trọ học ở Hà Nội phải đối mặt với khó khăn về “nguồn tài chính” vốn đã eo hẹp của mình. Sau kì nghỉ Tết, quay trở về với giảng đường đại học, nhiều bạn sinh viên không khỏi ngỡ ngàng vì giá phòng trọ tăng lên nhanh chóng.
- Viện cớ với nhiều lí do như điện tăng, xăng tăng, lương thực, thực phẩm tăng, các chủ nhà trọ đã đồng loạt tăng giá. Bạn Bùi Thị Oanh sinh viên năm thứ hai Đại Học Luật Hà Nội đã thẳng thắn chia sẻ với chúng tôi rằng: (Băng: 17s) “ Mình cùng với đứa bạn mình thuê phòng tr ọ gần trường với giá 1 triệu 3 trăm nghìn/tháng. Vậy mà đùng một cái bà chủ vừa rồi thông báo là tiền phòng tăng thêm 100.000đ/tháng nữa, mà bọn mình cũng phải đành chấp nhận thôi chứ bây giờ đi tìm được một phòng để còn gần cho cả 3 đứa thì cũng khó lắm”. Đâu chỉ tiền trọ, các bạn còn phải lo chi tiêu tiền ăn làm sao cho hợp lí. Đây cũng là một nỗi lo thường nhật của sinh viên trong cảnh bão giá này. Sau Tết vài hôm, ra chợ không ít cô cậu sinh viên ngạc nhiên khi hỏi giá của một số mặt hàng lương thực, thực phẩm. Hàng hóa tăng giá nhanh đến chóng mặt. Khách hàng thì vậy còn các chủ cửa hàng thì như thế nào? Lang thang ở các chợ Dịch Vọng, Nghĩa Tân(Cầu Giấy), chúng tôi đều nhận được những câu trả lời với nội dung như nhau: giá xăng, dầu lên việc chuyên chở thực phẩm đắt đỏ nên hàng hóa đắt hơn là chuyện đương nhiên. Bạn Bùi Thị Kim Tuyến sinh viên năm thứ hai khoa Tiếng Anh Thương mại Đại học Ngoại Thương tâm sự: (Băng: 40s) “Uhm. Mình thì thấy cái gì bây giờ cũng lên giá cả, thì bọn mình với chi tiêu bố mẹ gửi lên cho cũng cảm giác nó thiếu thốn về cái sinh hoạt. Một ng ày bây giờ bọn mình chỉ dám chi tiêu ba mươi nghìn thôi, nhưng mà với mức tiền như thế thì nó cũng không mang lại đủ cái dinh dưỡng mà mình cần, thường trước đây bọn
- mình mua rất là nhiều về dinh dưỡng như thịt cá, còn bây giờ có lẽ là phải mua nhiều rau hơn để cho nó no bụng trước còn về chất thì cũng cần phải xem xét”. Với những sinh viên hàng ngày đi học xa bằng xe máy giờ đây cũng trở nên khó khăn hơn khi giá xăng, dầu tăng lên. Một số giải pháp các bạn băn khoăn nghĩ đến như sẽ chỉ đi học và đi đâu thực sự cần thiết, hay chuyển sang đi bằng các phương tiện khác như xe đạp, xe bus cho rẻ, hoặc là tìm công việc làm thêm để chi cho khoản đi lại dễ dàng hơn? Các bạn thân mến, bão giá vẫn đang tiếp tục diễn ra trên thị trường không chỉ riêng với bất cứ loại hàng hóa nào, vậy nên các bạn hãy vạch ra cho mình một kế hoạch chi tiêu hợp lí nhé. *MC nam: - Để tìm hiểu rõ hơn về chủ đề của chương trình, xin mời các bạn đến với chuyên mục “ Đồng hành cùng bạn ”. 7. Chuyên mục Đồng hành cùng bạn: Sinh viên tìm hiểu pháp luật. Các bạn thân mến,thời gian gần đây chúng ta không khỏi giật mình vì những thông tin về các vụ án như: trộm cắp,đánh nhau, lừa tình, lừa tiền…thậm chí cả giết người được đưa trên các phương tiện truyền thông đại chúng, mà đối tượng vi phạm thuộc lứa tuổi học sinh, sinh viên(HS-SV). Một trong những nguyên nhân cơ bản là do các bạn thiếu hiểu biết về pháp luật dẫn đến nhiều hệ lụy đau l òng. Vậy một câu hỏi đặt ra là làm sao để nâng cao hiểu biết về pháp luật của sv hiện nay. Trong chuyên mục “Đồng hành cùng bạn”, chúng tôi sẽ cung cấp một số cách thức để các bạn có thể tiếp cận gần hơn với những kiến thức pháp luật.
- Điều quan trọng trước hết là các bạn nên học luật từ chính những tình huống có thực và đã diễn ra trong đời sống. Điều này sẽ giúp các bạn có thêm kinh nghiệm, rút ra bài học để rồi tìm hiểu luật và chấp hành luật nghiêm chỉnh hơn. Ngoài ra các phương tiện truyền thông đại chúng: sách, báo, radio,tv, internet cũng là một kênh thông tin cung cấp những kiến thức luật cụ thể và hữu ích với sv chúng ta. Các bạn có thể tham khảo những thông tin về luật pháp cần thiết cho sv và thanh niên trên các trang báo như: sinh viên việt nam, thanh niên, tuổi trẻ…với những thông tin cập nhật về pháp luật và các hoạt động đoàn, đội. Trên mạng internet còn có các diễn đàn với những thông tin bổ ích về pháp luật được chia sẻ rộng rãi. Các bạn có thể đặt câu hỏi, nhờ sự trợ giúp hoặc thảo luận về chủ đề pháp luật nào đó. Một số trang mạng dưới dạng diễn đàn mà sv hay lui tới phải kể đến như: diendanphapluat.vn, tuvanphapluat.vn, luathoc.vn, hay chuyên mục pháp luật phổ thông trong kenhsinhvien.net. Ngoài ra các bạn có thể truy cập váo các diễn đàn của sv ĐH Luật HN, sv khoa Luật ĐHQG HN, để cùng chia sẻ và học hỏi kiến thức pháp luật. Một thông tin mà chúng tôi muốn nhấn mạnh với các bạn đó là đừng thờ ơ với môn học pháp luật đại c ương có trong chương trình giảng dạy của nhà trường. Các bạn nên tham gia vào các cuộc thi tìm hiểu pháp luật do nhà trường và địa phương tổ chức. Như vậy không chỉ nâng cao được kiến thức pháp luật mà còn mang những kiến thức đó chia sẻ với mọi người xung quanh. Theo một nghiên cứu của nhóm giảng viên và sv trường Đại Học Lao Động Xã Hội: nguyên nhân của việc sv thờ ơ với pháp luật đó là: không có ý thức chấp hành pháp luật, không biết tìm hiểu những nội dung gì trong hệ thống những văn bản pháp luật, hơn nữa do tâm lí không cần hiểu để rồi có hành vi ứng xử với xã hội theo kiểu “kinh ngiệm dân gian và cảm tính”.
- Tuy nhiên chúng tôi hi vọng sau chuyên đề sinh viên với việc tìm hiểu pháp luật ngày hôm nay, các bạn sv sẽ nhìn nhận từ thực tế cuộc sống và có cách thức tốt nhất để trang bị cho mình một lượng kiến thức pháp luật vừa đủ cho hành trang cuộc sống. 8. Kết thúc: - MC nữ: Các bạn thân mến! Chúng ta đang đi đến những phút cuối của chương trình phát thanh Sóng trẻ. Chương trình hi vọng sẽ ngày càng dành được sự quan tâm, đóng góp, chia sẻ của quý vị thính giả nhiều hơn. Rất mong được gặp lại các bạn trong chương trình lần sau. Mọi ý kiến đóng góp xin được gửi về Ban biên tập chương trình phát thanh “Sóng trẻ”, khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện báo chí và tuyên truyền. Hòm thư: bbtsongtre@gmail.com . ( Trên nền nhạc) MC nam - Các bạn vừa nghe chương trình phát thanh Sóng trẻ MC nữ: - Kịch bản: Phạm Thúy, Lớp Phát thanh khóa 29, Khoa Phát thanh - Truyền hình, Học viện Báo chí và tuyên truyền. MC nam: - Dẫn chương trình: Hoàng Dương – Xuân Thu MC nữ: - Biên tập: Đinh Thu Hằng
- MC nam: - Chủ nhiệm chương trình: ….-Đức Dũng MC nữ: - Xin chào và hẹn gặp lại trong những chương trình sau! Nhóm Phát thanh Sóng trẻ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ mầm non - Nguyễn Thị Hưng
34 p | 2210 | 122
-
Kịch bản chương trình Sóng trẻ Chủ đề: Chào năm mới.
16 p | 1259 | 110
-
Kịch bản chương trình Sóng trẻ Chủ đề: “Thanh niên lập thân, lập nghiệp”
20 p | 1093 | 107
-
Chương trình Phát thanh Sóng trẻ - Sinh viên với Văn hóa giao thông Kịch bản chương trình Sóng trẻ Chủ đề: Sinh viên với văn hóa giao thông (
22 p | 703 | 88
-
Kịch bản chương trình Sóng trẻ Chủ đề: Chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3.
20 p | 803 | 87
-
Kịch bản chương trình Sóng trẻ Chủ đề: “Sinh viên với sức khỏe sinh sản” (
20 p | 1192 | 79
-
KỊCH BẢN CHƯƠNG TRÌNH SÓNG TRẺ Chủ đề “Sinh viên với Internet”
26 p | 1770 | 60
-
Kịch bản chương trình Sóng trẻ Chủ đề: Chào mừng Ngày gia đình Việt Nam 28/6
20 p | 1263 | 54
-
KỊCH BẢN CHƯƠNG TRÌNH SÓNG TRẺ CHỦ ĐỀ: Sinh viên với những hoạt động đầu năm
21 p | 231 | 48
-
Kịch bản chương trình Sóng trẻ Chủ đề: “Chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần XI”
20 p | 335 | 44
-
Kịch bản chương trình Sóng trẻ Chủ đề: “Sinh viên với việc bảo vệ di tích lịch sử”
23 p | 417 | 38
-
Kịch bản chương trình Sóng trẻ Chủ đề: “Chào mừng ngày Báo chí Việt Nam 21/6”
19 p | 428 | 36
-
KỊCH BẢN CHƯƠNG TRÌNH SÓNG TRẺ CHỦ ĐỀ: Sinh viên với những hoạt động văn hóa dân gian
22 p | 308 | 35
-
Chương trình Phát thanh Sóng trẻ số 19 Chủ đề: Hội chứng căng thẳng trong giới trẻ
22 p | 160 | 31
-
Chương trình sóng trẻ số 52 Chủ đề: Khởi động năm thanh niên
20 p | 192 | 27
-
CHUƠNG TRÌNH SÓNG TRẺ 16 Chủ đề: giới trẻ với việc thể hiện tình cảm nơi công cộng
19 p | 208 | 26
-
Chương trình phát thanh Sóng trẻ số 18 Chủ đề: “Sinh viên tham gia các hoạt động từ thiện”
21 p | 196 | 26
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn