Bài giảng Giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ mầm non - Nguyễn Thị Hưng
lượt xem 122
download
Bài giảng Giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ mầm non giúp người học nắm được lĩnh vực giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội trongchương trình GDMN, cách tổ chức thực hiện nội dung giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội theo hướng tích hợp chủ đề, giáo dục kỹ năng sống trong chương trình giáo dục mầm non và cách tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong quá trình thực hiện Chương trình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ mầm non - Nguyễn Thị Hưng
- GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ MẦM NON Người thực hiện: Nguyễn Thị Hưng
- Mục tiêu Qua bài học học viên nắm được: - Lĩnh vực giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội trong chương trình GDMN. - Cách tổ chức thực hiện nội dung giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội theo hướng tích hợp chủ đề. - Giáo dục kỹ năng sống trong chương trình giáo dục mầm non và cách tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong quá trình thực hiện Chương trình.
- Hoạt động 1: Lĩnh vực giáo dục phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội trong Chương trình GDMN Thảo luận nhóm Dựa vào hiểu biết và kinh nghiệm của mình chị hãy tìm hiểu Vai trò của giáo dục phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội đối với sự phát triển toàn diện của trẻ mầm non Lĩnh vực giáo dục phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội trong Chương trình giáo dục mầm non.
- Vai trò của giáo dục tình cảm – kỹ năng xã hội đối với sự phát triển toàn diện của trẻ mầm non . -Ph¸t triÓn TC - KNXH lµ tiÒn ®Ò quan träng cho viÖc häc vµ ph¸t triÓn toµn diÖn cña trÎ. -GD ph¸t triÓn TC-KNXH h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn ë trÎ n¨ng lùc c¸ nh©n, trang bÞ cho trÎ kü n¨ng sèng ®Ó gióp trÎ hoµ nhËp vµo céng ®ång x· héi, lµ yÕu tè cÇn thiÕt gióp trÎ häc tËp tèt ë trêng phæ th«ng. -GD ph¸t triÓn TC-KNXH cho trÎ trong trưêng mÇm non cÇn ®îc tiÕn hµnh trong mét tæng thÓ bao gåm c¶ GD ph¸t triÓn thÓ chất, ph¸t triÓn ng«n ng÷, ph¸t triÓn nhËn thøc, thÈm mü.
- Vai trò của giáo dục tình cảm – kỹ năng xã hội đối với sự phát triển toàn diện của trẻ mầm non (Tiếp) Sự phát triển ngôn ngữ: Nếu trẻ thiếu tự tin, rụt rè, khó hợp tác trong quan hệ vớí bạn bè... sẽ ảnh hưởng tới khả năng giao tiếp, biểu đạt bằng ngôn ngữ. Sự phát triển nhận thức: Nếu trẻ gặp khó khăn trong sự phát triển tình cảm xã hội sẽ bị hạn chế trong các hoạt động nhận thức Sự phát triển thể chất: ở trẻ nhỏ, những cảm xúc tích cực có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển thể chất.
- Lĩnh vực giáo dục phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội trong Chương trình giáo dục mầm non -Nội dung giáo dục PT TC- KNXH được thiết kế xuất phát từ trẻ, gắn trẻ với cuộc sống hiện thực, hướng đến hình thành các phẩm chất và kĩ năng sống. -Nội dung giáo dục PT TC -KN XH được mở rộng dần theo nguyên tắc đồng tâm phát triển, từ gần đến xa, từ đơn giản đến phức tạp.
- Lĩnh vực giáo dục phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội trong Chương trình giáo dục mầm non (tiếp) Tổ chức các hoạt động của trẻ theo hướng tích hợp và tích hợp theo chủ đề Tăng cường tổ chức các hoạt động để trẻ được trải nghiệm, rèn luyện các kĩ năng sống cần thiết. GV có thể lựa chọn một cách linh hoạt các nội dung hoạt động, phương tiện, hình thức tổ chức để gây hứng thú đối với trẻ và giúp trẻ có cơ hội tìm hiểu, khám phá theo nhiều cách khác nhau, phù hợp với điều kiện cụ thể, sẵn có của trường lớp, của địa phương. Việc đánh giá thường xuyên các hoạt động dạy và học nhằm PT TC-KNXH ở trẻ dựa trên các mục tiêu, yêu cầu và kết quả mong đợi là việc làm được nhấn mạnh đối với chương trình này
- Giáo dục phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mỹ lứa tuổi nhà trẻ Mục tiêu: Giáo dục trẻ: Có ý thức về bản thân, mạnh dạn giao tiếp với những người gần gũi. Có khả năng cảm nhận và biểu lộ cảm xúc với con người, sự vật gần gũi. Thực hiện được một số quy định đơn giản trong sinh hoạt. Thích nghe hát, hát và vận động theo nhạc; thích vẽ, xé dán, xếp hình
- Giáo dục phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mỹ lứa tuổi nhà trẻ Nội dung chung: Phát triển tình cảm: + Ý thức về bản thân + Nhận biết và thể hiện một số trạng thái cảm xúc Phát triển kĩ năng xã hội: + Mối quan hệ tích cực với con người và sự vật gần gũi + Hành vi văn hóa và thực hiện các qui định đơn giản trong giao tiếp, sinh hoạt Phát triển cảm xúc thẩm mĩ: +Nghe hát và vận động đơn giản theo nhạc +Vẽ nặn. Xé dán, xếp hình, xem tranh
- Giáo dục Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội ở lứa tuổi mẫu giáo Mục tiêu: Giáo dục trẻ • Có ý thức về bản thân • Có khả năng nhận biết và thể hiện tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh • Có một số phẩm chất cá nhân : mạnh dạn, tự tin, tự lực. • Có một số kĩ năng sống: tôn trọng, hợp tác, thân thiện, quan tâm, chia sẻ • Thực hiện một số qui tắc, qui định trong sinh hoạt ở gia đình, trường lớp mầm non, cộng đồng gần gũi
- Giáo dục Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội ở lứa tuổi mẫu giáo Nội dung chung Phát triển tình cảm: + Ý thức về bản thân + Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người và hiện tượng xung quanh. Phát triển kĩ năng xã hội: + Hành vi và qui tắc ứng xử xã hội trong sinh hoạt ở gia đình, trường lớp mầm non, cộng đồng gần gũi + Quan tâm bảo vệ môi trường
- Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện nội dung phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội Thảo luận nhóm Những khó khăn của giáo viên khi thực hiện nội dung giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội? Nội dung phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội tích hợp trong chủ đề như thế nào? Các hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội trong quá trình GD trẻ ở trường mầm non.
- Tích hợp nội dung giáo dục phát triển TC-KNXH Nội dung giáo dục phát triển TC-XH cho trẻ được tích hợp trong các hoạt động chăm sóc hàng ngày, hoạt động giáo dục phát triển: các hoạt động chơi - tập, hoạt động học, hoạt động chơi, hoạt động sinh hoạt hàng ngày của trẻ và được tiến hành mọi lúc mọi nơi trong, mọi tình huống, mọi thời điểm thích hợp. Nội dung giáo dục phát triển TC-XH cho trẻ mẫu giáo có thể được tích hợp trong tất cả các chủ đề như: Bản thân, gia đình, trường/ lớp mầm non, nghề nghiệp, giao thông, động vật, thực vật...
- Tố chức hoạt động giáo dục phát triển TC-KNXH Khi tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển TC-XH giáo viên cần lưu ý một số điểm sau đây: - Thường xuyên trò chuyện thân thiện với trẻ. - Không nên đưa ra quá nhiều yêu cầu đối với trẻ. - Luôn chú ý lắng nghe để hiểu và kịp thời đáp ứng những nhu cầu của trẻ. - Kịp thời khen ngợi, động viên trẻ khi trẻ thể hiện những kĩ năng xã hội hợp lý - Làm gương cho trẻ bắt chước. - Tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm thông qua các trò chơi, xử lý các tình huống, tham quan tiếp xúc, quan sát môi trường xã hội gần gũi xung quanh,...
- Hoạt động 3: Thực hành xây dựng chủ đề tích hợp nội dung giáo dục phát triển TC -KNXH và các hoạt động cụ thể. Các nhóm thực hành xây dựng chủ đề tích hợp nội dung giáo dục PTTC – KNXH: - Lựa chọn chủ đề - Lựa chọn nội dung tích hợp - Lựa chọn hoạt động - Lựa chọn phương tiện, học liệu
- Những điểm cần lưu ý khi lựa chọn nội dung tích hợp Chủ đề có thể lựa chọn trong chương trình, xuất phát từ nhu cầu thực tế của địa phương hoặc từ sự hứng thú của trẻ trong lớp. Các nội dụng lựa chọn cho một chủ đề cần tính đến kinh nghiệm và khả năng của trẻ Các nội dung phải có mối liên hệ với nhau xoay quanh một chủ đề, tránh tình trạng rời rạc, khiên cưỡng, áp đặt. Không nên tích hợp quá nhiều nội dung trong chủ đề của một ngày Các hoạt động giáo dục tình cảm, kĩ năng xã hội cho trẻ cần đa dạng để tạo cơ hội cho trẻ được tích cực hoạt động, được thể hiện bản thân, được thực hành các kĩ năng sống cần thiết. Các phương tiện, học liệu được lựa chọn phù hợp với nội dung và mục đích của hoạt động, cố gắng sử dụng các nguyên liệu sẵn có của địa phương, vật liệu tái sử dụng,...
- Hoạt động 4: Một số vấn đề chung về Kỹ năng sống và Giáo dục kỹ năng sống Thảo luận nhóm: - Kĩ năng sống là gì? - Vì sao cần phải giáo dục kĩ năng sống cho trẻ? - Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ.
- Một số vấn đề chung về Kỹ năng sống - Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), KNS là khả năng để có hành vi thích ứng (adaptive) và tích cực (positive), giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày - Theo Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), KNS là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kỹ năng. - Theo UNESCO, KNS gắn với 4 trụ cột của GD, đó là: Học để biết, gồm các KN tư duy như: giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, ra quyết định, nhận thức được hậu quả,…; Học làm người gồm các KN cá nhân như: ứng phó với căng thẳng, cảm xúc, tự nhận thức, tự tin,…; Học để sống với người khác, gồm các KN xã hội như; giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông; Học để làm, gồm KN thực hiện công việc và các nhiệm vụ như KN đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm,…
- Một số định nghĩa về Kỹ năng sống Kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại… Kỹ năng sống đơn giản là tất cả điều cần thiết chúng ta phải biết để có được khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. Kỹ năng sống là kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp trẻ chuyển đổi những gì trẻ biết (nhận thức), những gì trẻ cảm nhận (thái độ) và những gì trẻ quan tâm (giá trị) thành những năng lực thực thụ giúp trẻ biết mình phải làm gì và làm như thế nào (hành vi) để giải quyết các tình huống khác nhau trong cuộc sống.
- MỘT SỐ KNS CỐT LÕI Kỹ năng tự nhận thức Tự trọng Thể hiện cảm thông Có trách nhiệm Ứng phó với sự căng thẳng Kiểm soát cảm xúc Giao tiếp hiệu quả Quan hệ của cá nhân với người khác Suy nghĩ sáng tạo Ra quyết định Giải quyết vấn đề
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Chương 2: Giáo dục và sự phát triển nhân cách
17 p | 692 | 67
-
Bài giảng Tâm lý học giáo dục: Chương 2 - GV. Nguyễn Thị Vân
16 p | 320 | 36
-
Bài giảng Tâm lý học giáo dục: Chương 3 - GV. Nguyễn Thị Vân
24 p | 319 | 29
-
Bài giảng Từ chiến lược phát triển giáo dục đến chính sách phát triển nguồn nhân lực
17 p | 216 | 19
-
Bài giảng Chuyên đề Phát triển các kĩ năng quản lí - Modun 1: Hiệu trưởng trường THPT với vấn đề giáo dục giá trị sống cho học sinh
39 p | 110 | 18
-
Bài giảng Phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ thông qua việc đọc sách
19 p | 134 | 16
-
Bài giảng môn Giáo dục học đại cương
42 p | 47 | 12
-
Bài giảng Chuyên đề Phát triển các kĩ năng quản lí - Modun 3: Kĩ năng giao tiếp ứng xử trong quản lí trường học
26 p | 92 | 11
-
Bài giảng Những thách thức trong sự phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục Đại học
17 p | 124 | 11
-
Bài giảng Quản lý phát triển chương trình giáo dục mầm non
65 p | 153 | 10
-
Bài giảng Giáo dục quốc phòng an ninh (Học phần 1) - Bài 6: Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh và đối ngoại
21 p | 126 | 9
-
Bài giảng Giáo dục và Phát triển - Châu Văn Thành
34 p | 99 | 8
-
Bài giảng học phần: Từ chiến lược phát triển giáo dục đến chính sách phát triển nguồn nhân lực
18 p | 106 | 6
-
Bài giảng Giáo dục quốc phòng an ninh (Học phần 1) - Bài 7: Nghệ thuật quân sự Việt Nam
20 p | 168 | 5
-
Bài giảng Chuyên đề Phát triển các kĩ năng quản lí - Modun 2: Hiệu trưởng trường THPT với vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
41 p | 121 | 4
-
Bài giảng Giáo dục quốc phòng an ninh (Học phần 1) - Bài 11: Những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội
23 p | 85 | 4
-
Đề cương bài giảng Giáo dục hòa nhập - Hỗ trợ trẻ khiếm thính trong trường mầm non hòa nhập
12 p | 41 | 4
-
Bài giảng Hoạt động giáo dục hướng nghiệp
21 p | 40 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn