YOMEDIA
ADSENSE
Kịch Samuel Beckett ở Việt Nam
79
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết này nghiên cứu quá trình Samuel Beckett được tiếp nhận ở Việt Nam kể từ khi vở kịch đầu tiên của ông được dịch vào năm 1965. Samuel Beckett là một tác giả được nghiên cứu và giảng dạy trong các trường đại học. Ông sáng tác ở nhiều thể loại nhưng vẫn được biết đến nhiều hơn với vai trò là nhà viết kịch.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kịch Samuel Beckett ở Việt Nam
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Social Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 7, pp. 48-55<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0061<br />
<br />
KỊCH SAMUEL BECKETT Ở VIỆT NAM<br />
Lê Thúy Hằng<br />
<br />
Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
Tóm tắt. Bài viết này nghiên cứu quá trình Samuel Beckett được tiếp nhận ở Việt Nam<br />
kể từ khi vở kịch đầu tiên của ông được dịch vào năm 1965. Samuel Beckett là một tác<br />
giả được nghiên cứu và giảng dạy trong các trường đại học. Ông sáng tác ở nhiều thể loại<br />
nhưng vẫn được biết đến nhiều hơn với vai trò là nhà viết kịch. Vở Trong khi chờ Godot<br />
cũng là vở kịch nổi tiếng nhất. Trước 1986, chỉ có một vài nghiên cứu về Samuel Beckett.<br />
Tuy nhiên, từ năm 1990, có nhiều công trình phê bình về kịch phi lí và Samuel Beckett<br />
với các nhà nghiên cứu có tên tuổi được biết đến như Đặng Anh Đào, Phùng Văn Tửu,<br />
Lê Nguyên Cẩn, Nguyễn Văn Dân, Nguyễn Thùy Linh. . . Các công trình nghiên cứu về<br />
Beckett đã tạo nền tảng tri thức cho bạn đọc, những người quan tâm về nhà văn và tác phẩm<br />
của ông. Quá trình tiếp nhận Samuel Beckett ở Việt Nam đã trải qua hơn nửa thế kỉ và chắc<br />
hẳn trong tương lai sẽ có ngày càng nhiều nghiên cứu đối với tác giả tài năng này.<br />
Từ khóa: Samuel Beckett, tiếp nhận, kịch, Việt Nam.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Samuel Beckett (1906-1989) là nhà văn, nhà viết kịch Ireland, sáng tác bằng cả tiếng Anh<br />
và tiếng Pháp. Năm 1969, ông đoạt giải Nobel văn học. Giải thưởng danh giá này đánh dấu thành<br />
công lớn trong sự nghiệp của nhà văn. Năm 2006, tại Hội nghị kỉ niệm 100 năm ngày sinh của<br />
ông, Chủ tịch Hiệp hội Ngôn ngữ hiện đại Marijorie Perloff đã phát biểu như sau: “Năm nay đánh<br />
dấu một trăm năm ngày sinh Samuel Beckett và lễ kỉ niệm trên toàn thế giới đã được tổ chức như<br />
một điều kì diệu. Từ Buenos Aires đến Tokyo, từ Rio de Janeiro tới Sofia, từ Nam Phi đến New<br />
Zealand, từ Đại học Bang Florida, Tallahassee tới Đại học Reading, từ Nhà hát Barbican ở London<br />
đến Trung tâm Pompidou ở Paris, từ Hamburg và Kassel và Zurich tới Aix-en-Provence và Lille, từ<br />
St. Pertersburg đến Madrid đến Tel Aviv, và tất nhiên đáng chú ý nhất ở Dublin, năm 2006 là năm<br />
của Beckett. Ai thực sự là một nghệ sĩ của thế giới hơn Beckett?” [1, 3]. Nhận định của Marijorie<br />
Perloff đã cho chúng ta thấy vị trí quan trọng của Samuel Beckett trên văn đàn thế giới.<br />
Ở Việt Nam, Samuel Beckett là một tác giả được nghiên cứu và giảng dạy trong các trường<br />
đại học. Những năm gần đây, đã có một số công trình nghiên cứu về Samuel Beckett, phần nhiều<br />
tập trung vào kịch [20-23]. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ tìm hiểu quá trình tiếp nhận<br />
kịch Samuel Beckett ở Việt Nam.<br />
Ngày nhận bài: 15/1/2016. Ngày nhận đăng: 20/7/2017<br />
Liên hệ: Lê Thúy Hằng, e-mail: lthang@vnu.edu.vn<br />
<br />
48<br />
<br />
Kịch Samuel Beckett ở Việt Nam<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Tác phẩm<br />
<br />
Samuel Beckett sáng tác ở nhiều thể loại: phê bình tiểu luận, tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ<br />
và kịch. Nhưng ông vẫn được biết đến nhiều hơn với vai trò là nhà viết kịch. Ở Việt Nam, kịch của<br />
Samuel Beckett được biết đến lần đầu tiên ở Sài Gòn, vở Màn kịch không lời do Hoàng Ngọc Biên<br />
dịch và đăng trên Tạp chí Văn học, trang 70 – 73, năm 1965. Sau đó, vở kịch được đưa vào Tuyển<br />
tập các nhà văn Pháp hiện đại, Hoàng Ngọc Biên giới thiệu và dịch, Nxb Trình bầy, 1969.<br />
Vở En attendant Godot/ Waiting for Godot được dịch nhiều nhất. Năm 1969, Mai Vi Phúc<br />
dịch tác phẩm này với tên Trong khi chờ Godot, Nxb Kỷ Nguyên phát hành. Năm 1995, Đình<br />
Quang dịch với tên Chờ đợi Gô-đô (Nxb Thế giới). Năm 2006, bản dịch của Đình Quang được<br />
Nxb Sân khấu in trong bộ 100 kiệt tác sân khấu thế giới. Trong phần giới thiệu, dịch giả đã viết:<br />
“Nhiều nhà phê bình cho đây là một vở kịch có tính khái quát cao. Năm nhân vật đều tượng trưng<br />
cho một tầng lớp nhất định. Từng chi tiết, từng sự kiện đều gợi lên những biểu tượng cụ thể. Cuộc<br />
sống ở đây trống rỗng, vô nghĩa và lối thoát thì mơ hồ. Con người u u minh minh, sướng khổ không<br />
tự biết, muốn gì cũng không hay, dù có muốn giải thoát cũng lại không hành động. . . Vở kịch làm<br />
cho người xem phải giật mình, chiêm nghiệm lại cuộc sống và suy nghĩ lại cách sống của mình”<br />
[22;8]. Năm 1997, Vũ Đình Phòng dịch Trong khi chờ Godot in trên Tạp chí Văn học nước ngoài,<br />
số 3. Năm 2002, Nguyễn Văn Dân trong chuyên luận Văn học phi lí (Nxb Văn hóa Thông tin) đã<br />
in lại bản dịch này.<br />
Bên cạnh đó, một số vở kịch khác cũng được dịch và đăng tải trên trang tienve.org nhân dịp<br />
kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Samuel Beckett, tháng 3 – 2006. Đó là các vở: Màn kịch không<br />
lời I, II, Bước chân, Đoạn kịch nháp I, Phác thảo kịch truyền thanh do Hoàng Ngọc Biên dịch;<br />
Thở, Đại họa do Hoàng Ngọc Tuấn dịch; Độc thoại, Bài hát ru, Sao thế, ở đâu do Nguyễn Đăng<br />
Thường dịch.<br />
Như vậy, cho tới nay, trong số khoảng ba mươi vở kịch của Beckett, tác phẩm được dịch ở<br />
Việt Nam mới có một số ít. Vở Trong khi chờ Godot được nhiều người biết đến nhất.<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Tình hình nghiên cứu<br />
<br />
Kể từ khi vở kịch đầu tiên của Samuel Beckett được dịch đến nay, đã có nhiều nhà nghiên<br />
cứu tìm hiểu, giới thiệu ông đến độc giả. Phong Hiền trong cuốn Văn học hiện sinh ở Sài Gòn đã<br />
nói đến Beckett và văn học hiện sinh ở Sài Gòn những năm sáu mươi, bảy mươi của thế kỉ hai<br />
mươi. Tác giả phản ánh tâm trạng chán chường chiến tranh, cảm thấy cuộc sống trở nên vô nghĩa<br />
của một bộ phận thanh niên thời bấy giờ (dẫn theo [21;261]).<br />
Nghiên cứu về văn học hiện sinh và kịch phi lí, Đỗ Đức Hiểu trong công trình Phê phán<br />
văn học hiện sinh chủ nghĩa (Nxb Văn học, 1978) đã có những nhận định sâu sắc về kịch phi lí và<br />
Samuel Beckett. Ông viết: “Nói đi, nói cái gì đi, nói bất cứ cái gì, những lời tuyệt vọng ấy, những<br />
cử chỉ chán ngắt, lặp đi lặp lại ấy, thể hiện một thế giới câm lặng, bất động. Sân khấu mờ mờ, trừu<br />
tượng, với buổi hoàng hôn không phải đêm, không phải ngày, với một mặt trăng cô độc, lạnh lẽo,<br />
với một cái cây trơ trụi chỉ còn một chiếc lá, là một hình ảnh xơ xác, tiêu điều, hoang vu. Sân khấu<br />
Ionesco và sân khấu Beckett không vui, không buồn: nó vô nghĩa, vật vờ như một cái bóng, là sân<br />
khấu của sự trần trụi, của sự trống rỗng, của cuộc sống không động đậy, không nhúc nhích, không<br />
tên tuổi, không quá khứ, không tương lai, không lời than oán, là sân khấu của sự tan rã, của loài<br />
người tan rã, là sân khấu phi lí của cuộc sống phi lí – phi lí sự ra đời của con người, phi lí cuộc đời<br />
nhạt nhẽo, vô ích, phi lí cái chết – cái chết chứng minh hùng hồn cái phi lí của cuộc sống, cái chết<br />
49<br />
<br />
Lê Thúy Hằng<br />
<br />
phủ định ý nghĩa của sự sống” [15;142].<br />
Năm 1984, trong Từ điển văn học (Đỗ Đức Hiểu chủ biên), mục từ Samuel Beckett đã xuất<br />
hiện. Năm 2004, cuốn sách được in thành Từ điển văn học (Bộ mới) do Nxb Thế giới ấn hành,<br />
Phùng Văn Tửu soạn mục từ này. Ông viết: “Các tác phẩm của ông toát lên tính chất bi quan tuyệt<br />
vọng vô cùng ảm đạm về thân phận con người. Giọng điệu vừa hài hước vừa bi đát thấm vào các<br />
vở kịch. Trong khi chờ Godot được dư luận biết đến nhiều nhất” [18;101]. Phùng Văn Tửu cũng là<br />
người có nhiều đóng góp nghiên cứu về kịch phi lí. Trong cuốn Văn học phương Tây, khi so sánh<br />
phong cách của các nhà viết kịch phi lí trong đó có Beckett, Phùng Văn Tửu cho rằng: “. . . quan<br />
niệm về cuộc đời và con người ở Beckett bi đát hơn, tuyệt vọng một cách triệt để hơn Ionesco,<br />
thậm chí còn nhuốm cả sắc thái chua chát, trơ trẽn; các nhân vật đều là những kẻ bất thường,<br />
những con người giới hạn (êtres limites), nhưng ở Adamov đó là những phúng dụ, những bóng ma<br />
bí ẩn, những gã què cụt. . . và luôn luôn là những kẻ loạn thần kinh, ở Ionesco thường là những<br />
bù nhìn, những con rối, những nhân vật dở dở điên điên. . . , còn ở Beckett là những kẻ vô gia cư,<br />
những thằng hề, những người tàn tật hoặc những tên tra tấn”. . . [10;814].<br />
Đặng Anh Đào là một trong những người có công nghiên cứu và giới thiệu Samuel Beckett.<br />
Thông qua giáo trình Văn học Phương Tây (thế kỉ XX) (Phùng Văn Tửu chủ biên, Nxb Giáo dục,<br />
1992) và Lịch sử văn học Pháp thế kỉ XX (Đặng Thị Hạnh chủ biên, Nxb Thế giới, 1992), Samuel<br />
Beckett được đưa vào chương trình giảng dạy ở đại học. Những nhận định sâu sắc của nhà nghiên<br />
cứu về phong cách, nghệ thuật kịch Beckett sẽ là một trong những tiền đề để độc giả tìm hiểu nhà<br />
văn này.<br />
Trong cuốn Văn học phương Tây (thế kỉ XX), Đặng Anh Đào đi sâu tìm hiểu cuộc đời, tiểu<br />
sử, sự nghiệp văn học của Beckett, đồng thời phân tích một số tác phẩm tiêu biểu ở thể loại kịch,<br />
văn xuôi. Giáo trình này được tái bản nhiều lần phục vụ cho giảng dạy và học tập của sinh viên,<br />
học viên, nghiên cứu sinh. Nhận xét về vở kịch Trong khi chờ đợi Godot, tác giả đã chỉ ra: “Không<br />
gian trong vở kịch rất hạn hẹp” [26; 230] và “Mỗi nhân vật có cử động, nhưng không hành động<br />
thực sự theo ý nghĩa của kịch. Bởi lẽ đối thoại rời rạc, giống như “đối thoại của những người điếc”,<br />
còn nhân vật vừa nhúc nhắc chân tay xong lại đứng đợi, đúng như cái tên của vở kịch. Như vậy,<br />
không thể có tình huống kịch và sự phát triển của hành động căng thẳng dẫn tới thắt nút, cởi nút.<br />
Chẳng những thế, ngôn từ, đối thoại lại càng như trì động lại bởi những từ lặp, những sáo ngữ<br />
nhàm chán quen thuộc mà ngớ ngẩn” [26; 230].<br />
Trong phần Beckett in ở cuốn Lịch sử văn học Pháp thế kỉ XX, Đặng Anh Đào nhận định:<br />
“Về nghệ thuật, kịch Beckett là sự từ chối hiệu quả kịch thông thường. Cách dùng ngôn từ để phản<br />
lại ngôn từ, trạng thái khi thì lời dẫn giải của nhà viết kịch hoặc động tác nhân vật lấn át (như Động<br />
tác không lời), hoặc khi kịch chỉ còn là lời thoại (như vở Hài kịch), sự sa lầy của hành động kịch. . .<br />
đó là những biểu hiện khác lạ. Song những nét dị biệt về nghệ thuật ấy luôn gợi lên một ý nghĩa<br />
nội dung. Chính vì vậy sự khước từ hiệu quả kịch truyền thống ở đây chứa đựng một nghịch lí: nó<br />
trở về với kịch cội nguồn, nhằm huy động toàn bộ mọi yếu tố trong và ngoài sân khấu, gợi lên tự<br />
tỉnh táo cho người thưởng thức khi quan sát những cảnh tượng nhại lại sự bất lực trong kiếp sống<br />
và trong hoài vọng của họ. Bởi thế, người ta đã coi kịch Beckett là sự thể hiện bằng sâu khấu hài<br />
hiện đại những tư tưởng sâu xa của Pascal về thân phận con người” [14;180]. Những nghiên cứu<br />
của Đặng Anh Đào đã lí giải phần nào sự độc đáo về nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm của<br />
Samuel Beckett.<br />
Trong cuốn Việt Nam và phương Tây: tiếp nhận và giao thoa trong văn học (Nxb Giáo dục,<br />
2007), nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào cũng giới thiệu khái quát về Samuel Beckett và phân tích<br />
một số tác phẩm tiêu biểu của ông.<br />
50<br />
<br />
Kịch Samuel Beckett ở Việt Nam<br />
<br />
Năm 1995, Lê Phong Tuyết trong cuốn Alain Robbe-Grillet và sự đổi mới tiểu thuyết đã<br />
trích dẫn nhận định của nhà tiểu thuyết Mới Robbe-Grillet về nhân vật của Beckett: “Từ đầu đến<br />
cuối, đối thoại cứ chết dần, bị suy yếu và bị đặt một cách chắc chắn vào giữa vùng biên giới này<br />
của cơn hấp hối, ở đó tất cả các nhân vật của Beckett đang chuyển động và cũng chính từ đó, người<br />
ta chỉ có thể khẳng định rằng họ vẫn đang ở bên này cái chết của chúng” [25;163].<br />
Nghiên cứu chuyên sâu về văn học phi lí, Nguyễn Văn Dân cũng đã góp phần đem văn học<br />
phi lí nói chung và kịch phi lí trong đó có Beckett đến gần hơn với độc giả qua các bài viết của ông.<br />
Trong công trình Những vấn đề lí luận của văn học so sánh (Nxb Khoa học Xã hội, 1995), Nguyễn<br />
Văn Dân đề cập đến sự tồn tại của phong cách bi - hài có sử dụng yếu tố nghịch dị (grotesque).<br />
Ông cho rằng: “Cái nghịch dị ở đây thể hiện ở việc xây dựng tình huống, xây dựng hình tượng<br />
nhân vật và xây dựng ngôn ngữ nhân vật. Loại kịch này được phát triển ở phương Tây với những<br />
tên tuổi của Alfred Jarry, S. Beckett, Eug. Ionesco, J. Genet, Durrenmatt, M. Frisch. . . ” [5;148].<br />
Trong bài Kafka và cuộc chiến chống phi lí đăng trên Tạp chí Văn học nước ngoài, số<br />
4/1996, Nguyễn Văn Dân tìm hiểu về Kafka đồng thời so sánh với các nhà phi lí khác. Ông viết:<br />
“Nói Kafka là một hiện tượng văn học không lặp lại và không thể lặp lại không có nghĩa là người<br />
ta không thể rút ra được những bài học ở ông. Một mặt, cái phi lí của ông đã được chủ nghĩa hiện<br />
sinh phát triển thành thuyết phi lí. Mặt khác, nghệ thuật biểu đạt cái phi lí của ông đã được nhiều<br />
nhà văn sau này phát triển thành thủ pháp phi lí, tức là một công cụ nghệ thuật để mô tả đối tượng<br />
nhận thức nghệ thuật. Trường phái kịch phi lí của thế kỉ XX là một ví dụ điển hình. Kịch của S.<br />
Beckett và của E. Ionesco tràn ngập cái phi lí và nó thường được biểu đạt như một nhân vật vắng<br />
mặt (điển hình là trong vở kịch Đợi Godot của Beckett và Những chiếc ghế của Ionesco)” [6;184].<br />
Nguyễn Văn Dân đã nhận xét về không gian và thời gian trong kịch Beckett trong bài Văn<br />
học phi lí – Một đóng góp đáng ghi nhận cho lịch sử nhân loại in trong Tạp chí Văn học, số 4 –<br />
2000. Ông đưa ra kết luận: “Hai yếu tố phi xác định về thời gian và không gian chính là những đặc<br />
điểm đầu tiên của thủ pháp huyền thoại. Ở Beckett, sự phi xác định về thời gian được đẩy lên đến<br />
mức tuyệt đối. Thời gian biến thành thời gian tuyệt đối, không có quá khứ cũng không có tương<br />
lai, chỉ có hiện tại ngưng đọng. Và cái hiện tại ngưng đọng này còn bị đẩy tới chỗ cực đoan hơn<br />
nữa là đi đến chỗ bị triệt tiêu bằng không. (. . . ) Thời gian ngưng đọng tức là sự việc không phát<br />
triển, tức là thế giới ngừng hoạt động, tàn cuộc. Vậy mà con người vẫn phải sống. Sống trong sự<br />
ngừng hoạt động tức là chết. Đó là thông điệp của Beckett” [7;73-74].<br />
Trong bài Những bước tiến hóa của văn học phi lí, Tạp chí Văn học nước ngoài, số 2 – 2000,<br />
Nguyễn Văn Dân đã đưa ra nhận định: “Ở tác phẩm này, Beckett muốn mổ xẻ phân tích chính cái<br />
hành vi chờ đợi, biến nó thành nhân vật chính. Sự chờ đợi giống như một nhân vật vô hình. Tất cả<br />
đều không có gì khác ngoài việc chờ đợi” [8;191].<br />
Năm 2002, trong cuốn chuyên luận Văn học phi lí, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Dân đã<br />
nhận xét chung về kết cấu của vở kịch Trong khi chờ Godot: “Đợi Godot là một huyền thoại phi<br />
không gian, phi thời gian. Vở kịch cũng chỉ có năm nhân vật: Estragon, Vladimir, Pozzo, Lucky<br />
và đứa trẻ. Chuyện xảy ra tại một địa điểm không tên và một thời gian ngưng đọng. Estragon và<br />
Vladimir đợi Godot như đợi một cái phi lí. Đợi mà không biết Godot là ai (vì họ chưa thấy mặt<br />
ông ta bao giờ), đợi để làm gì và khi nào thì gặp, đó là sự chờ đợi vô nghĩa và vô vọng” [9;59].<br />
Vũ Đình Phòng bên cạnh dịch Trong khi chờ Godot, trong bài Kịch phi lí (tạp chí Văn học<br />
nước ngoài số 3, năm 1997) còn nhận định sâu sắc về kiểu nhân vật của Beckett: “Nhân vật của<br />
Beckett thường cặp đôi với nhau: một mù và một tê liệt, một hậu đậu và một bại liệt. . . Họ tạo nên<br />
hình ảnh về một xã hội loài người bệnh hoạn, tàn phế, vô dụng và chờ chết. Chất bi quan của ông<br />
đã đạt đến đỉnh điểm trong câu nói của nhân vật: chúng ta không phải sinh ra để chết mà chết ngay<br />
51<br />
<br />
Lê Thúy Hằng<br />
<br />
từ lúc mới sinh ra” [24;9].<br />
Năm 1997, trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc<br />
Phi chủ biên), ở mục từ Kịch phi lí, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra: “Đặc điểm chính của kịch phi<br />
lí là trình bày theo lối hài kịch nghịch dị những hình thức giả dối và vô nghĩa lí (kể cả ngôn ngữ)<br />
của sinh tồn con người. Kịch phi lí đoạn tuyệt với truyền thống, do đó, nó còn được gọi là “phản<br />
văn học”, “phản kịch”, “phản sân khấu”. Kịch phi lí không có cốt truyện, không có các tính cách,<br />
con người ở đây chỉ được xác định bởi các hành vi không có liên hệ nhân quả. Ngôn ngữ của con<br />
người trong kịch phi lí bị biến thành hình thức, không còn giữ được các khuôn nghĩa của ngôn<br />
ngữ, đối thoại cũng không còn khả năng làm phương tiện giao tiếp. (. . . ) Tiêu biểu cho kịch phi lí<br />
là các sáng tác của E. Ionesco, X. Beckett” [13;145-146].<br />
Năm 1999, trong cuốn Đổi mới đọc và bình văn (Nxb Hội nhà văn), phần Thi pháp kịch,<br />
nhà nghiên cứu Đỗ Đức Hiểu đã nêu sơ lược lịch sử của kịch Pháp trong đó có nhắc đến “phong<br />
trào Kịch mới (Nouveau Théâtre), mà các nhà phê bình gọi là Kịch phi lí, với những tên tuổi lừng<br />
lẫy như Beckett, Ionesco, Adamov. . . ” [16;19].<br />
Nhà nghiên cứu Lê Nguyên Cẩn cũng là người có nhiều đóng góp trong việc tìm hiểu kịch<br />
phi lí nói chung và Samuel Beckett nói riêng. Năm 2004, tác giả có bài Kịch phi lí và kịch truyền<br />
thống – từ cái nhìn so sánh (Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 5/2004). Sau<br />
đó, bài này được đăng trong cuốn Văn học so sánh – nghiên cứu và triển vọng. Lê Nguyên Cẩn đã<br />
nhận xét: “Nhân vật của Beckett thường là những kẻ vô gia cư, không nhà, không cửa, những tên<br />
hề lố lăng hay những kẻ tàn tật, kẻ hấp hối, hay những tên đao phủ. Các nhân vật này thể hiện một<br />
thế giới bệnh hoạn, thế giới của sự suy kiệt hay phân huỷ” [27;409].<br />
Đáng kể đến là công trình nghiên cứu chuyên biệt về kịch phi lí của nhà nghiên cứu Lê<br />
Nguyên Cẩn: Kịch phi lí trong văn học phương Tây thế kỉ XX (Đề tài cấp Bộ, trường Đại học Sư<br />
phạm Hà Nội, năm 2007). Công trình này đã đưa ra cái nhìn toàn cảnh về bối cảnh văn hóa xã hội<br />
kịch phi lí ra đời, đồng thời còn đi sâu phân tích trường hợp Beckett. Tác giả viết: “Cử chỉ và lời<br />
nói không tạo ra cái gì cả, bởi chúng chẳng thực hiện hành động cũng không thúc đẩy hành động,<br />
cũng không làm sâu sắc ý nghĩa của tác phẩm. Sự đình trệ không hành động cũng như tính cách<br />
không hề phát triển” [3;108]. Công trình của nhà nghiên cứu đã khái quát các đặc trưng của kịch<br />
phi lí.<br />
Nguyễn Thị Quyên trong bài Không gian, thời gian nghệ thuật hay nỗi ám ảnh đời người<br />
trong vở kịch “Những ngày tươi đẹp” của Samuel Beckett (đăng trên Tạp chí Khoa học và Công<br />
nghệ, số 4, tập 2, 2007) tiếp cận vở kịch từ kết cấu không gian, thời gian. Tác giả viết: “Đặc biệt,<br />
Những ngày tươi đẹp lại là vở kịch mở đầu thời kỳ chuyển tiếp từ những vở kịch còn ít nhiều phảng<br />
phất chất truyền thống sang những sáng tác phá vỡ hoàn toàn kết cấu kịch thông thường trong sáng<br />
tác của nhà văn. Không gian và thời gian của vở kịch, cũng như ngôn ngữ, trở thành một dạng thức<br />
hỗn độn, nhưng lại thể hiện một trật tự duy nhất, một trật tự của tồn tại thiết lập trên nền tảng của<br />
Hư vô” [23;8].<br />
Năm 2009, Đại sứ quán Ireland đã phối hợp với Thư viện Quốc gia Việt Nam, Viện Anh<br />
ngữ ELI Đà Nẵng và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh tổ<br />
chức triển lãm ảnh, hội thảo về Samuel Beckett và diễn trích đoạn kịch của ông ở ba địa điểm Hà<br />
Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh (theo trang vietnamplus.vn).<br />
Tiếp tục nghiên cứu về Beckett, Lê Nguyên Cẩn trong bài Đọc lại “En attendant Godot”<br />
của Samuel Beckett (Tạp chí Văn học nước ngoài, số 9, 2011) đã nhận xét về nhân vật của Beckett:<br />
“già nua, hấp hối, những nhân vật có độ tuổi khá cao hoặc không thể xác định được và có những<br />
khuyết tật về hình thể. . . Pozzo và Lucky thì một bị mù, một bị câm vĩnh viễn còn Vladimir thì thở<br />
52<br />
<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn