intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kích thước cung răng vĩnh viễn hàm dưới ở trẻ 13 tuổi

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

51
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định các kích thước cung răng dưới ở trẻ 13 tuổi theo 3 chiều trong không gian và đánh giá sự thay các đổi kích thước này khi so sánh với cung răng vĩnh viễn ở người trưởng thành (20-25 tuổi).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kích thước cung răng vĩnh viễn hàm dưới ở trẻ 13 tuổi

Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br /> <br /> KÍCH THƯỚC CUNG RĂNG VĨNH VIỄN HÀM DƯỚI Ở TRẺ 13 TUỔI<br /> Nguyễn Thị Kim Anh*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu nghiên cứu: Xác định các kích thước cung răng dưới ở trẻ 13 tuổi theo 3 chiều trong không gian<br /> và đánh giá sự thay các đổi kích thước này khi so sánh với cung răng vĩnh viễn ở người trưởng thành (20-25<br /> tuổi).<br /> Phương pháp nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu gồm 100 trẻ 13 tuổi (52 nam và 48 nữ) có bộ răng lành mạnh<br /> và đầy đủ. Tọa độ các đỉnh múi và bờ cắn răng cửa được xác định theo 3 chiều trong không gian (qui về hệ trục<br /> tọa độ Descartes) dựa trên sự đo đạc các khoảng cách giữa các điểm mốc.<br /> Kết quả nghiên cứu: Cho thấy các kích thước cung răng (chiều dài, chiều rộng và các giá trị của đường<br /> cong Spee) của nam đều lớn hơn nữ, tuy nhiên chỉ có sự khác biệt ở chiều rộng vùng răng cối lớn thứ hai là có ý<br /> nghĩa thống kê. So sánh các kích thước cung răng của trẻ 13 tuổi với người trưởng thành (20-25 tuổi) cho thấy<br /> chiều dài và chiều rộng cung răng vĩnh viễn hàm dưới giảm có ý nghĩa theo tuổi; tuy nhiên, không có sự thay đổi<br /> có ý nghĩa về các giá trị của đường cong Spee giữa trẻ 13 tuổi và người trưởng thành.<br /> Từ khoá: Toạ độ, đỉnh múi, rìa cắn, đường cong Spee.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> DETERMINE THE 3D MEASUREMENTS OF LOWER DENTAL ARCH IN<br /> 13 YEAR-OLD-CHILDREN<br /> Nguyen Thi Kim Anh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 34 - 39<br /> Objective: The aim of this study is to determine the 3D measurements of lower dental arch in 13 year-oldchildren and to compare them with those in the adult (20-25 years old).<br /> Methods: The sample consists of 100 children (52 boys and 48 girls) having sound and complete dentition.<br /> The 3-dimensional coordinates of vestibular cusp tips and incisor edges were obtained using a measuring device<br /> and computer technology.<br /> Results: The width, length and values of curve of Spee of lower dental arch in male were all larger than in<br /> female, however only arch width in the second molar has got significant difference. The lower arch measurement<br /> decreased significantly from 13 to 25 years old. But there was no significant difference of the the values of the<br /> curve of Spee between 13 year-old-children and the adult.<br /> Keywords: Coordinate, cusp tip, incisor edge, curve of Spee.<br /> Để cho hoạt động của hệ thống nhai được<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> hiệu quả, các thành phần trong cung răng cần<br /> Hệ thống hàm mặt là một tổng thể hài hòa<br /> được sắp xếp một cách liên tục và theo những<br /> và thống nhất, bất kì sự xáo trộn nào của một<br /> nguyên tắc nhất định. Mỗi răng có vị trí và đặc<br /> thành phần cũng ảnh hưởng đến hoạt động<br /> điểm giải phẫu nhất định trong cung răng đảm<br /> chức năng của cả hệ thống. Do vậy bộ răng<br /> bảo cho sự hài hòa về giải phẫu và chức năng<br /> đóng góp một phần quan trọng trong sự hài hòa<br /> của toàn bộ cung răng.<br /> của hệ thống hàm mặt, trong các hoạt động ăn<br /> Cho đến nay, trên thế giới đã có nhiều<br /> nhai, phát âm và mặt thẩm mỹ của con người.<br /> * Khoa RHM, Đại học Y Dược TP.HCM<br /> Tác giả liên lạc: TS Nguyễn Thị Kim Anh ĐT: 0902206163<br /> <br /> 34<br /> <br /> Email: drkimanh@gmail.com<br /> <br /> Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br /> nghiên cứu về hình thái và đặc điểm cung răng<br /> vĩnh viễn cũng như cung răng sữa ở các lứa tuổi<br /> khác nhau như Van Der Linden(23), Burris(1),<br /> Harris(6), Ferrario(5), Kobayashi(11)… Các đặc điểm<br /> hình thái của cung răng tồn tại và thay đổi trong<br /> suốt đời sống cá thể đáp ứng cho sự thích nghi<br /> của hệ thống nhai trong quá trình hoạt động<br /> chức năng.<br /> Tại Việt Nam, nghiên cứu của Hoàng Tử<br /> Hùng và Nguyễn Thị Kim Anh lần đầu tiên cho<br /> số liệu đo đạc cụ thể về đặc điểm hình thái học<br /> của cung răng theo cả ba chiều trong không gian<br /> - trong đó có đường cong Spee trên bộ răng vĩnh<br /> viễn ở người trưởng thành (1994)(15) và bộ răng<br /> sữa ở trẻ từ 3 đến 5 tuổi (2007)(16). Kích thước và<br /> hình dạng cung răng thay đổi tùy theo từng độ<br /> tuổi giúp cho hệ thống nhai đáp ứng được một<br /> cách hiệu quả nhất với các hoạt động chức năng.<br /> Bộ răng sữa hay bộ răng vĩnh viễn không giữ<br /> nguyên trạng thái ban đầu mà luôn biến đổi<br /> theo hướng thích nghi. Nhằm tiếp nối những<br /> công trình nghiên cứu trên, góp phần hoàn<br /> thiện những thông số hình thái học của bộ răng,<br /> chúng tôi chọn cung răng vĩnh viễn hàm dưới ở<br /> trẻ 13 tuổi làm đối tượng nghiên cứu vì đây là<br /> giai đoạn các răng vĩnh viễn đã mọc tương đối<br /> đầy đủ trên cung răng.<br /> Đề tài “Kích thước cung răng vĩnh viễn<br /> hàm dưới ở trẻ 13 tuổi” được thực hiện với<br /> mục tiêu sau:<br /> Xác định các kích thước cung răng và tỉ số<br /> hình dạng của cung răng vĩnh viễn hàm dưới ở<br /> trẻ 13 tuổi.<br /> Xác định các thông số của đường cong Spee<br /> ở cung răng vĩnh viễn hàm dưới.<br /> So sánh các kích thước, tỉ số hình dạng và<br /> các thông số về đường cong Spee của cung răng<br /> vĩnh viễn dưới giữa trẻ 13 tuổi và người trưởng<br /> thành (20-25 tuổi) để đánh giá xu hướng thay<br /> đổi hình thái của cung răng vĩnh viễn.<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Mẫu nghiên cứu<br /> Gồm 100 mẫu hàm hàm dưới của trẻ 13 tuổi<br /> (52 nam, 48 nữ) được chọn từ 170 trẻ tham gia<br /> chương trình “Theo dõi và chăm sóc răng miệng<br /> đặc biệt trong 15 năm (1996-2010)” do Bộ Y tế<br /> quản lý được thực hiện tại khoa Răng Hàm Mặt,<br /> Đại học Y Dược TP.HCM. Đối tượng nghiên<br /> cứu được chọn theo các tiêu chuẩn sau:<br /> <br /> Tiêu chuẩn tổng quát<br /> Có trọng lượng bình thường khi sinh ra, tình<br /> trạng sức khoẻ bình thường.<br /> Không có dị tật bẩm sinh, dị hình do bệnh lý<br /> hoặc các thói quen xấu.<br /> Không có sự bất hài hoà của mặt.<br /> Không bị rối loạn trong hoạt động cơ- khớp<br /> thái dương hàm.<br /> Không đang hoặc đã điều trị chỉnh hình<br /> răng.<br /> <br /> Tiêu chuẩn về răng<br /> Có đủ 28 răng vĩnh viễn trên cung hàm.<br /> Các răng được chọn làm mốc không bị mẻ,<br /> gãy.<br /> Khớp cắn ANGLE hạng I.<br /> Mẫu hàm của trẻ được lấy dấu bằng<br /> Alginate và đổ bằng thạch cao cứng trong vòng<br /> 3 phút kể từ khi lấy dấu ra khỏi miệng.<br /> <br /> Tiêu chuẩn chọn lựa mẫu hàm<br /> Bộ răng có đầy đủ 28 răng vĩnh viễn (không<br /> tính răng cối lớn thứ III).<br /> Không bị thiếu hoặc thừa răng bẩm sinh.<br /> Ghi dấu rõ ràng và đầy đủ các chi tiết của<br /> răng và cung răng.<br /> Không bị bọt, không có khiếm khuyết.<br /> <br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> Thiết kế nghiên cứu<br /> Cắt ngang, mô tả.<br /> Dụng cụ<br /> Thước trượt điện tử có độ chính xác đến 0,01 mm.<br /> Mâm định hướng để điều chỉnh mặt phẳng<br /> <br /> Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br /> <br /> 35<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br /> <br /> chuẩn song song với sàn nhà.<br /> Song song kế hiệu Ney được gắn với đồng<br /> hồ đo độ cao có độ chính xác đến 0,01 mm.<br /> <br /> Kỹ thuật đo đạc: 3 bước<br /> Bước 1: Chọn và đánh dấu các điểm mốc.<br /> <br /> Tỉ số hình dạng<br /> Dài/ rộng răng cối lớn thứ hai.<br /> Rộng răng nanh/ rộng răng cối lớn thứ hai.<br /> <br /> Các thông số về đường cong Spee<br /> Độ sâu đường cong Spee.<br /> <br /> Các điểm mốc được chọn là góc cắn gần<br /> răng cửa giữa bên trái, các đỉnh múi răng nanh,<br /> các đỉnh múi gần ngoài răng cối lớn thứ nhất,<br /> các đỉnh múi xa ngoài răng cối lớn thứ hai.<br /> <br /> Độ dài dây chắn cung là khoảng cách từ<br /> đỉnh múi răng nanh đến đỉnh múi xa ngoài răng<br /> cối lớn thứ hai.<br /> <br /> Chọn 3 điểm mốc chuẩn: đỉnh múi răng<br /> nanh bên phải (R43), 2 đỉnh múi xa ngoài răng<br /> cối lớn thứ hai (R 37, 47) để xác định mặt phẳng<br /> chuẩn cho mỗi mẫu hàm.<br /> <br /> Xử lý số liệu<br /> <br /> Bán kính đường cong Spee.<br /> <br /> Bước 2: Định vị mặt phẳng chuẩn song song với sàn<br /> nhà.<br /> <br /> Các số liệu thu thập sau khi đo đạc được<br /> nhập vào máy tính bằng phần mềm EXCEL<br /> 2003, dùng công thức chuyển đổi để xác định<br /> tọa độ các điểm mốc trong không gian theo hệ<br /> trục tọa độ Descartes.<br /> <br /> Dùng mâm định hướng để điều chỉnh sao<br /> cho 3 điểm mốc chuẩn có cùng một độ cao (h)<br /> và chỉnh cho h = 0.<br /> <br /> Từ tọa độ các điểm mốc có thể tính toán các<br /> kích thước, sau đó chuyển dữ liệu vào phần<br /> mềm SPSS 16.0 để xử lý thống kê.<br /> <br /> Bước 3: Đo đạc các kích thước tại mỗi điểm mốc: ba<br /> kích thước.<br /> <br /> KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br /> <br /> Chiều cao: Từ điểm mốc đến mặt phẳng<br /> chuẩn(có thể âm hoặc dương).<br /> <br /> Các kích thước và tỉ số hình dạng cung<br /> răng vĩnh viễn dưới khi nhìn trên mặt<br /> phẳng ngang ở trẻ 13 tuổi<br /> <br /> Khoảng cách từ điểm mốc đến điểm mốc<br /> chuẩn phía sau bên phải.<br /> Khoảng cách từ điểm mốc đến điểm mốc<br /> chuẩn phía sau bên trái.<br /> Như vậy: Chúng tôi có được tọa độ tương<br /> đối của các điểm mốc so với 3 điểm mốc chuẩn,<br /> từ đó quy về hệ trục tọa độ Descartes (phương<br /> pháp này do Hoàng Tử Hùng đề nghị năm<br /> 1994).<br /> <br /> Các đặc điểm khảo sát ở cung răng vĩnh<br /> viễn hàm dưới<br /> Các kích thước cung răng<br /> Chiều rộng trước: khoảng cách giữa 2 đỉnh<br /> múi răng nanh.<br /> Chiều rộng sau: khoảng cách giữa 2 đỉnh<br /> múi xa ngoài răng cối lớn thứ hai.<br /> Chiều dài: khoảng cách từ góc cắn gần răng<br /> cửa giữa bên trái đến đường nối 2 đỉnh múi xa<br /> ngoài răng cối lớn thứ hai.<br /> <br /> 36<br /> <br /> Kết quả cho thấy tất cả các giá trị kích thước<br /> cung răng vĩnh viễn dưới ở trẻ 13 tuổi của nam<br /> đều lớn hơn nữ, tuy nhiên chỉ có sự khác biệt về<br /> chiều rộng vùng răng cối lớn thứ hai là có ý<br /> nghĩa thống kê (Bảng 1).<br /> Bảng 1: Kích thước cung răng vĩnh viễn dưới ở trẻ<br /> 13 tuổi, so sánh giữa nam và nữ.<br /> Biến số<br /> <br /> Chiều rộng<br /> RN<br /> RCL II<br /> Chiều dài<br /> <br /> Nam<br /> (n=52)<br /> TB ĐLC<br /> <br /> Nữ<br /> (n=48)<br /> TB ĐLC<br /> <br /> P<br /> <br /> 27,47 1,70 26,93 2,13 0,167<br /> 54,32 2,27 53,01 2,04 0,001<br /> 40,19 2,24 39,33 2,50 0,07<br /> <br /> Mức<br /> ý nghĩa<br /> <br /> NS<br /> **<br /> NS<br /> <br /> Bảng 2 trình bày các số liệu thống kê cơ bản<br /> về kích thước cung răng và tỉ số hình dạng cung<br /> răng vĩnh viễn dưới ở trẻ 13 tuổi. Kết quả cho<br /> thấy tỉ số rộng răng nanh / rộng răng cối là 0,51,<br /> tức là chiều rộng cung răng vùng răng cối lớn<br /> thứ hai lớn gần gấp 2 lần vùng răng nanh, cung<br /> <br /> Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br /> răng có dạng thuôn về phía trước rõ mà không<br /> phải là dạng chữ U.<br /> Bảng 2: Các kích thước và tỉ số hình dạng cung răng<br /> ở trẻ 13 tuổi, chung cho nam và nữ.<br /> Biến số<br /> <br /> Chiều rộng<br /> RN<br /> Chiều dài<br /> Tỉ số hình<br /> dạng<br /> Dài/rộng<br /> Rộng<br /> RN/Rộng<br /> RCLII<br /> <br /> TB<br /> ĐLC Sai số Hệ số Khoảng tin<br /> cậy 95%<br /> (mm) (mm) chuẩn biến<br /> thiên<br /> (mm)<br /> (mm)<br /> (%)<br /> 27,21 1,93 0,193 7,00<br /> 26,83 –<br /> 27,60<br /> 39,78<br /> <br /> 2,39<br /> <br /> 0,239<br /> <br /> 0,005<br /> <br /> 6,01<br /> <br /> 0,74<br /> <br /> 0,05<br /> <br /> 6,71<br /> <br /> 0,51<br /> <br /> 0,057 0,0058 11,18<br /> <br /> 39,30 –<br /> 40,25<br /> 0,729 –<br /> 0,750<br /> 0,500 –<br /> 0,523<br /> <br /> Theo nhiều tác giả, hình dạng cung răng<br /> giữa nam và nữ không khác nhau nhưng kích<br /> thước cung răng của nam đều lớn hơn của nữ.<br /> <br /> Về chiều rộng cung răng<br /> Shikwa Gakuho (1990)(21) qua nghiên cứu<br /> dọc sự thay đổi cung răng ở 127 trẻ từ 6 tháng<br /> đến 15 tuổi nhận thấy các chiều rộng cung răng<br /> của nam đều lớn hơn của nữ ngoại trừ chiều<br /> rộng giữa hai răng cối lớn thứ hai.<br /> Theo Gary A Carter (1998)(4), có sự khác biệt<br /> rõ ràng về kích thước cung răng giữa nam và nữ<br /> ở hàm trên, còn ở hàm dưới chỉ có sự khác biệt<br /> về chiều rộng vùng răng cối lớn thứ nhất là có ý<br /> nghĩa thống kê.<br /> Ross-Powell (2000)(20) nghiên cứu ở trẻ Mỹ<br /> da đen từ 3 đến 18 tuổi nhận thấy các kích thước<br /> cung răng dưới giữa nam và nữ giống nhau ở<br /> trẻ từ 3 đến 10 tuổi, sau đó khi bắt đầu giai đoạn<br /> dậy thì, sự khác biệt về các kích thước cung răng<br /> giữa nam và nữ mới có ý nghĩa thống kê.<br /> <br /> Về chiều dài cung răng<br /> Với nghiên cứu dọc sự thay đổi cung răng<br /> trong suốt giai đoạn từ 6 tháng đến 45 tuổi,<br /> Bishara (1997)(3) nhận thấy chiều dài cung răng<br /> của nam lớn hơn nữ có ý nghĩa thống kê.<br /> Theo Nguyễn Thị Kim Anh (1994)(15) và Lê<br /> Đức Lánh (2002)(13), có sự khác biệt về chiều dài<br /> cung răng giữa nam và nữ nhưng không có ý<br /> <br /> Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> nghĩa thống kê.<br /> <br /> Về tỉ số hình dạng<br /> Tỉ số rộng răng nanh/ rộng răng cối lớn thứ<br /> hai là 0,51, điều này cho thấy cung răng có dạng<br /> thuôn về phía trước hơn là dạng chữ U.<br /> Tỉ số dài/ rộng là 0,74, như vậy cung răng<br /> vĩnh viễn thuôn và dài hơn cung răng sữa.<br /> <br /> Các thông số về đường cong Spee ở trẻ 13<br /> tuổi<br /> Kết quả cho thấy không có sự khác biệt có ý<br /> nghĩa thống kê về các thông số của đường cong<br /> Spee giữa nam và nữ ở trẻ 13 tuổi. Các số liệu<br /> thống kê mô tả của đường cong Spee ở trẻ 13<br /> tuổi chung cho cả nam và nữ được trình bày<br /> trong Bảng 3, độ sâu đường cong Spee trong các<br /> kết quả nghiên cứu có độ biến thiên khá lớn<br /> (30%) so với độ biến thiên của các kích thước<br /> cung răng (từ 4,2% đến 11,8%).<br /> Bảng 3: Các thông số về đường cong Spee ở trẻ 13<br /> tuổi.<br /> Biến số Trung Độ lệch<br /> bình chuẩn<br /> (mm) (mm)<br /> S spee 2,02<br /> 0,62<br /> R spee 89,53 47,27<br /> L spee 34,62<br /> 2,03<br /> <br /> Sai số Hệ số Khoảng tin<br /> chuẩn<br /> biến<br /> cậy 95%<br /> (mm) thiên (%)<br /> (mm)<br /> 0,062<br /> 30,69<br /> 1,9 – 2,15<br /> 4,75<br /> 53,00 80,1 – 98,96<br /> 0,203<br /> 5,81 34,21 – 35,02<br /> <br /> Cho đến nay, các giá trị đặc trưng của đường<br /> cong cắn khớp khi nhìn từ phía bên có thay đổi<br /> theo giới tính hay không vẫn còn nhiều ý kiến<br /> trái ngược nhau.<br /> Kobayashi (1998)(11) nghiên cứu đường cong<br /> Spee qua 30 mẫu hàm ở người trưởng thành, kết<br /> quả cho thấy đường cong Spee ở nữ sâu hơn ở<br /> nam có ý nghĩa thống kê (p
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2