intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự phát triển hình thái và kích thước cung răng từ 6,5 đến 13,5 tuổi (nghiên cứu dọc bằng phương pháp procruste)

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

53
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này nhằm góp thêm dữ liệu về những thay đổi hình thái và kích thước cung răng trẻ em Việt Nam trong giai đoạn bộ răng hỗn hợp - đầu bộ răng vĩnh viễn, là giai đoạn thường bắt đầu điều trị chỉnh hình. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm rõ nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự phát triển hình thái và kích thước cung răng từ 6,5 đến 13,5 tuổi (nghiên cứu dọc bằng phương pháp procruste)

Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br /> <br /> SỰ PHÁT TRIỂN HÌNH THÁI VÀ KÍCH THƯỚC CUNG RĂNG<br /> TỪ 6,5 ĐẾN 13,5 TUỔI (NGHIÊN CỨU DỌC<br /> BẰNG PHƯƠNG PHÁP PROCRUSTE)<br /> Phạm Lệ Quyên*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: nghiên cứu này nhằm góp thêm dữ liệu về những thay đổi hình thái và kích thước cung răng<br /> trẻ em Việt Nam trong giai đoạn bộ răng hỗn hợp - đầu bộ răng vĩnh viễn, là giai đoạn thường bắt đầu điều<br /> trị chỉnh hình.<br /> Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu dọc trên 258 mẫu hàm thạch cao của 20 trẻ theo dõi từ 6,5 tuổi đến<br /> 13,5 tuổi. Ảnh chụp theo một chuẩn thống nhất của các cặp mẫu hàm được xử lý bằng phần mềm Procluso và<br /> APS. Các kết quả được xử lý thống kê hỗ trợ với phần mềm SPSS 11.5.<br /> Kết quả: cung răng trên và dưới đổi từ dạng thuôn sang dạng trứng; dạng cung răng dưới ngắn lại và loe<br /> rộng về phí sau sau trong thời gian theo dõi. Khoảng cách gian răng nanh, răng cối lớn thứ nhất cũng như chu<br /> vi cung răng trên có xu hướng tăng từ 6 đến 12 tuổi rồi giảm trong khi chu vi cung răng dưới nhìn chung có xu<br /> hướng giảm gần như liên tục, phù hợp với các nghiên cứu trước đây dựa trên đo đạc thuần túy. Hình dạng<br /> cung răng người Việt khác với người Âu, người Hàn Quốc và Nhật Bản.<br /> Kết luận: cung răng người Việt từ 6,5-13,5 tuổi có dạng trứng, với cung răng dưới loe dần về phía sau theo<br /> thời gian và kích thước gian răng nanh được xác lập lúc 9-10 tuổi.<br /> Từ khóa: cung răng, phương pháp Procruste.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> EVOLUTION OF THE DENTAL ARCHES FROM 6.5 TO 13.5 YEARS OLD – A LONGITUDINAL<br /> STUDY USING PROCRUSTE METHOD<br /> Pham Le Quyen * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 56 - 62<br /> Objectives: The individualization of patients’arches is the prime concern of orthodontists. Therefore, the<br /> objectives of this study were to observe morphological and dimensional modifications of non-treated dental arches<br /> during mixed and early permanent dentition while determining possible relation between the morphology of<br /> dental arches and several predisposing factors.<br /> Materials and method: this longitudinal study was conducted on 20 Vietnamese children basing on<br /> plaster casts obtained biannually from 6.5 to 13.5 years-old. Photographs of 258 pairs of casts were taken in series<br /> with a same set-up system, then analysed with Procluso and their superimposition was done with APS.<br /> Statistical analysis was performed with SPSS version 11.5.<br /> Results: upper and lower arches changed from tapered form into ovoid one. The lower arch became<br /> gradually more divergent in its posterior part. Intercanine and intermolar widths as well as upper arch length<br /> increased from 6 to 12 years-old before decreasing thereafter. The lower arch showed a steady tendency to shorten<br /> during this period. Dental arches in Vietnamese were different in form with those of Caucasian, Korean and<br /> Japanese people. Dimensional modifications observed in our study were in accordance with previous studies<br /> <br /> *: Khoa RHM, Đại học Y Dược TPHCM<br /> Tác giả liên lạc: BS. Phạm Lệ Quyên<br /> <br /> 56<br /> <br /> ĐT: 0903716159;<br /> <br /> Email: plquyen@gmail.com<br /> <br /> Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> conducted on the same population using direct measurement methods.<br /> Conclusion: Vietnamese dental arches changed gradually to ovoid form from 6.5 to 13.5 years old with an<br /> increasing divergence in the posterior part of the lower arch and the intercanine width was already determined at<br /> 9-10 years-old.<br /> Key words: dental arches, Procruste method.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Hình dạng cung răng chứa đựng nhiều<br /> thông tin quan trọng nên từ xưa đã trở thành<br /> đề tài nghiên cứu của các chuyên ngành sinh<br /> học. Trước đây hình dạng cung răng được<br /> khảo sát trực tiếp trong miệng bệnh nhân hoặc<br /> thông qua đo đạc trên mẫu hàm thạch cao<br /> hoặc ảnh chụp mẫu hàm. Gần đây, mẫu hàm<br /> ảo 3 chiều và các phương tiện phân tích hiện<br /> đại ngày càng thông dụng hơn. Năm 1982,<br /> Bookstein đã giới thiệu một quan niệm mới về<br /> hình thái, “sinh trắc hình thái” phối hợp hình<br /> học và sinh học, hình dạng và kích thước, cho<br /> phép khảo sát tổng thể hình dạng của một vật<br /> thể(5). Phương pháp chồng hình Procruste<br /> thường được áp dụng trong sinh trắc hình<br /> thái. Đầu tiên là chọn điểm tham chiếu. Điểm<br /> này có thể là điểm giải phẫu, điểm quy định,<br /> hoặc điểm ảo, là điểm giữa các mốc giải phẫu<br /> hoặc giữa mốc giải phẫu với điểm quy định.<br /> Sau đó, khảo sát riêng phần hình dạng, bằng<br /> cách đem các đối tượng về cùng hệ quy chiếu<br /> (chồng hình tại tâm của các đối tượng), cùng<br /> thang đo và xoay về cùng hướng.<br /> Ngày nay, vẫn còn nhiều câu hỏi đặt ra<br /> trong thực hành chỉnh hình liên quan với hình<br /> dạng cung răng, chẳng hạn như: có tồn tại hay<br /> không một dạng cung răng chung cho mỗi dân<br /> số và những yếu tố nào quyết định hình dạng<br /> này? Dạng cung răng có thay đổi theo từng<br /> giai đoạn phát triển của cá thể hay không và<br /> trong quá trình điều trị chỉnh hình răng mặt<br /> nên giữ lại hình dạng nguyên thủy của cung<br /> răng hay có thể thay đổi nó trong mức độ cho<br /> phép nào đó?<br /> <br /> Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br /> <br /> Hình 1: Quy trình chồng hình theo phương pháp<br /> Procruste<br /> <br /> Mục tiêu nghiên cứu<br /> + Xác định hình dạng cung răng trung bình<br /> ở người Việt, ở giai đoạn bộ răng hỗn hợp và<br /> đầu bộ răng vĩnh viễn.<br /> + Quan sát biến đổi hình dạng cung răng từ<br /> khi răng cối lớn thứ nhất mọc lên cung hàm đến<br /> sau khi răng cối lớn thứ hai mọc hoàn toàn.<br /> + Phát hiện những biến đổi kích thước cung<br /> răng theo thời gian.<br /> + Liên hệ hình dạng cung răng với một số<br /> yếu tố như tuổi, giới tính, dạng mặt của đối<br /> tượng, khoảng cách gian răng nanh, giang răng<br /> cối và chu vi cung răng.<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Đối tượng nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu là mẫu hàm thạch cao<br /> đỗ từ dấu alginate, được thực hiện mỗi 6 tháng ở<br /> <br /> 57<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br /> <br /> 10 bé trai và 10 bé gái từ 6,5 đến 13,5 tuổi trích từ<br /> nhóm 100 đối tượng tham gia chương trình<br /> nghiên cứu dọc theo dõi từ 3 đến 18 tuổi của<br /> Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y dược Tp.Hồ<br /> Chí Minh, bắt đầu từ năm 1997.<br /> <br /> Tiêu chuẩn chọn mẫu<br /> + Cặp mẫu hàm 6,5 tuổi: có đầy đủ 4 răng cối<br /> lớn thứ nhất .<br /> + Khoảng không có răng tối đa ứng với 1<br /> răng, có thể xen kẽ nhiều khoảng trên 1<br /> cung răng.<br /> + Trên mẫu hàm 13,5 tuổi: không thiếu/ thừa<br /> răng, răng không xoay/ lệch nhiều; chen chúc tối<br /> đa 4mm, răng thưa hở kẽ tối đa 4mm; các răng<br /> vĩnh viễn đều hiện diện (trừ răng khôn).<br /> Các mẫu hàm được mài gọn gàng, phần đế<br /> song song với mặt phẳng nhai. Mỗi cá thể<br /> được chọn tham gia nghiên cứu phải có ít nhất<br /> 1 cặp mẫu hàm mỗi năm. Có tổng cộng 258<br /> <br /> Hình 2 : Hệ thống chụp hình chuẩn hóa<br /> <br /> cặp mẫu hàm đạt yêu cầu được chọn vào mẫu<br /> nghiên cứu.<br /> <br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> Thiết kế nghiên cứu dọc.<br /> <br /> Tiến hành nghiên cứu<br /> Mẫu hàm của mỗi cá thể được chụp hình<br /> từng cặp, theo trình tự thời gian với một hệ<br /> thống chuẩn hóa (Hình 3) gồm máy Canon EOS<br /> 30D, ống kính Tamron macro AF 90mm 1:2:8 và<br /> đèn flash Ringlite MR 14EX cố định trên một<br /> chân trượt sao cho mặt ống kính song song với<br /> bàn đặt mẫu hàm. Dùng thước thủy tĩnh để<br /> kiểm tra độ song song với sàn của mặt ống kính.<br /> Sau đó, ảnh chụp được xử lý bằng chương<br /> trình Procluso, chọn 14 điểm chuẩn cho mỗi<br /> mẫu hàm gồm đỉnh múi các răng sau và điểm<br /> giữa bờ cắn răng trước. Trường hợp răng không<br /> hiện diện, điểm chuẩn được chọn trên sóng hàm<br /> giữa 2 điểm chuẩn lân cận.<br /> <br /> 58<br /> <br /> Hình 3 : Hình cung răng sau xử lý bằng Procluso<br /> Sau đó dùng chương trình APS để chồng<br /> hình và thực hiện các phép thống kê đặc hiệu,<br /> phối hợp xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS<br /> phiên bản 11 và vẽ biểu đồ bằng Excel.<br /> APS là một chương trình do Xavier Penin<br /> tạo nên năm 1998 cùng với Procluso nhằm khảo<br /> sát hình thái cung răng. Chương trình APS dựa<br /> trên phép phân tích thành tố chính (Pricipal<br /> Component Analysis)(1) giúp đơn giản hóa các<br /> phép thống kê bằng cách gom các biến số ban<br /> <br /> Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> đầu thành nhóm biến số chính dựa trên những<br /> thành tố quan trọng chung. Ví dụ như trong<br /> hình 4, ta thấy có 2 biến số là trọng lượng và<br /> kích thước, trong đó thành tố 2 thể hiện lượng<br /> thông tin tối đa. Ngoài ra, APS còn thực hiện<br /> phép phân tích hồi qui, test Ficher(7).<br /> <br /> Cung răng dưới<br /> <br /> Hình 4: Phương pháp phân tích thành tố chính<br /> Để kiểm tra độ kiên định của người chọn<br /> điểm chuẩn, 10 hình mẫu hàm của 10 đối<br /> tượng khác nhau được chọn ngẫu nhiên để xử<br /> lý lại thêm hai lần, mỗi lần cách nhau 1 tháng<br /> để tính giá trị R theo phép kiểm GOODALL<br /> (1991)(7) đặc biệt dành cho phương pháp chồng<br /> hình Procruste, với giá trị R yêu cầu phải lớn<br /> hơn 0,992.<br /> Ngoài ra để phân tích liên quan giữa dạng<br /> mặt và hình dạng cung răng, phim sọ nghiêng<br /> của các đối tượng tại thời điểm 13,5 tuổi được vẽ<br /> nét để phân tích dạng mặt theo Steiner (dựa vào<br /> góc GoGn-SN).<br /> <br /> KẾT QUẢ<br /> Các kết quả đo được có độ kiên định cao với<br /> R= 0,999883.<br /> Hình 5 cho thấy cung răng trên và dưới,<br /> được biểu diễn bằng đường đen nối các điểm<br /> mốc, đều có dạng trứng (theo phân loại<br /> Ricketts)(3), với cung răng dưới bất đối xứng nhẹ.<br /> Các vector màu xanh lá biểu thị sự biến thiên vị<br /> trí của các điểm mốc trên từng cung răng.<br /> <br /> Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br /> <br /> Cung răng trên<br /> Hình 5: Hình dạng chung của cung răng<br /> Có mối liên hệ rõ giữa hình dạng cung dưới<br /> và tuổi: cung răng dưới loe rộng phía sau theo<br /> thời gian trong khi phần trước tương đối ổn<br /> định. Trong khi đó, những thay đổi diễn ra trên<br /> toàn bộ cung răng trên, không theo mẫu hình<br /> đặc biệt nào.<br /> Cung răng dưới ở nam dạng thuôn dài<br /> trong khi cung răng nữ dạng ngắn tròn. Cung<br /> răng trên không có sự khác biệt hình thái giữa<br /> hai giới.<br /> Hình dạng cung răng trên liên hệ chặt chẽ<br /> với khoảng cách gian răng nanh tương ứng. Ở<br /> cung răng dưới mối liên hệ này ít rõ hơn. Ngược<br /> lại, khoảng cách gian răng cối và chu vi cung<br /> răng liên hệ chặt chẽ với cung răng dưới hơn.<br /> Không có mối liên hệ giữa hình dạng cung răng<br /> và dạng mặt của cùng cá thể.<br /> <br /> 59<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br /> <br /> Cung răng dưới<br /> <br /> Cung răng trên<br /> <br /> Hình 6 : Sự thay đổi hình dạng cung răng theo thời gian (từ xanh thành đỏ)<br /> <br /> Cung răng dưới<br /> <br /> Cung răng trên<br /> <br /> Hình 7 : Sự khác biệt cung răng giữa nam và nữ (xanh: nam, đỏ: nữ)<br /> ở cả hai hàm. Kích thước gian răng nanh hàm<br /> dưới là 27,22mm được xác lập tương đối sớm,<br /> lúc 9 tuổi.<br /> 37.00<br /> 36.00<br /> 35.00<br /> 34.00<br /> 33.00<br /> Nam HT<br /> <br /> mm<br /> <br /> 32.00<br /> <br /> Nữ HT<br /> <br /> 31.00<br /> <br /> Nam HD<br /> Nữ HD<br /> <br /> 30.00<br /> 29.00<br /> 28.00<br /> 27.00<br /> 26.00<br /> 25.00<br /> 6,5<br /> <br /> Hình 8 : Liên hệ giữa hình dạng cung răng dưới và<br /> chu vi cung răng (xanh: chu vi lớn, đỏ: chu vi nhỏ)<br /> Khoảng cách gian răng nanh ở nam lớn hơn<br /> ở nữ nhưng khác biệt này không có ý nghĩa<br /> thống kê (p>0,5). Từ 6,5 đến 12 tuổi, khoảng cách<br /> này tăng mạnh ở hàm trên (2,3 ở nữ và 3,2mm ở<br /> nam) hơn ở hàm dưới (0,9-1,6mm) rồi giảm nhẹ<br /> <br /> 60<br /> <br /> 7<br /> <br /> 7,5<br /> <br /> 8<br /> <br /> 8,5<br /> <br /> 9<br /> <br /> 9,5<br /> <br /> 10 10,5 11 11,5 12 12,5 13 13,5<br /> Tuổi<br /> <br /> Biểu đồ 1: Khoảng cách gian răng nanh hàm trên và<br /> hàm dưới từ 6.5 đến 13.5 tuổi<br /> Khoảng cách gian răng cối lớn thứ nhất ở<br /> nam cũng lớn hơn ở nữ nhưng chỉ khác biệt có ý<br /> nghĩa tại thời điểm 10 tuổi (p
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2