intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kiểm định và chuẩn đoán động cơ đốt trong

Chia sẻ: Lê Quý Thiệu | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:14

195
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu học tập và nghiên cứu, mời các bạn cùng tham khảo tài liệu "Kiểm định và chuẩn đoán động cơ đốt trong" dưới đây. Nội dung tài liệu cung cấp cho các bạn những câu hỏi bài tập có đáp án về: Động cơ đốt trong, quy trình kiểm tra khí thải động cơ xăng, quy trình kiểm tra khí thải động cơ diesel,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kiểm định và chuẩn đoán động cơ đốt trong

  1. CÂU 1)  kể tên và nhiệm vụ các trang thiết bị cơ bản trong qui trình kiểm định  một ô tô. Tên bài thực hành Tên thiết bị Chuẩn đoán Chẩn đoán kỹ thuật động cơ SOE 3000B – ĐỒNG HỒ ĐO Chẩn đoán hệ thống điện động cơ TIMINGLIGHT – VOM – X431 Chẩn đoán hệ thống nhiên liệu động cơ  CNC – 602 – X431 xăng Chẩn đoán hệ thống nhiên liệu động cơ   X341 , KIỂM TRA VÒI PHUN – BƠM  diesel CAO ÁP Chẩn đoán hệ thống bôi trơn & làm mát Kiểm định MILLER 8670; ĐĨA KIỂM TRA GÓC  Kiểm định hệ thống lái LÁI Kiểm định hệ thống treo – trượt ngang VIDEOLINE 2304 Kiểm định hệ thống phanh VIDEOLINE 2304 Kiểm định hệ thống khí thải KOEN KEG 500 , OP­ 120 Kiểm định công suất động cơ LPS 2020, P400  NHIỆM VỤ : ­ VIDEOLINE 2304:  Phát hiện những sai lệch trong lắp đặt  hay do sử dụng lâu  ngày đã có hư hỏng về độ chum hay độ mở của bánh xe, để đánh giá chất  lượng làm việc của xe. + kiểm tra lực phanh của hệ thống phanh trên ô tô. Trong quá trình sử dụng đã  có sự hao mòn hay hư hỏng.  ­ MILLER 8670 : là một thiết bị  đo các góc đặt của 4 bánh xe bằng công nghệ  cảm biến, tính toán xác định qua computer. + các góc được xác định : góc chụm, góc lệch các bánh xe dẫn hướng : góc  camber, góc caster, góc kingpin. ­ LPS 2020: kiểm tra công suất của ô tô và tính chuẩn xác của đồng hồ kiểm tra  tốc độ trên xe 1
  2. ­ KOEN KEG 500: xác định được nhiều thành phần khí khác nhau có trong khí  xả. ­ ĐĨA KIỂM TRA GÓC LÁI: xác định bán quay vòng, xác định góc lái,  CÂU 2) Trình bày nội dung và phương pháp chuẩn đoán trình trạng kỹ thuật  một động cơ đốt trong. a) Chẩn đoán động cơ theo công suất có ích (ne)  Phương pháp chuẩn đoán: - Phương pháp đo không phanh: đây là phương  pháp đơn giản vì không  phải tháo động cơ ra khỏi xe. - Đo công suất theo phương pháp gia tốc: dựa trên nguyên tắc sự thay  đổi tốc độ góc của động cơ phụ thuộc vào công suất động cơ, khi  công suất động cơ càng lớn thì gia tốc góc càng lớn. - Đo công suất bằng phanh thử công suất :đây là phương pháp đo chính  xác nhất nhưng phải tháo động cơ ra khỏi ô tô đặt lên phanh thử. b) Chẩn đoán động cơ theo thành phần khí thải:  Phương pháp chuẩn đoán: - Sử dụng các thiết bị phân tích khí thải để phân tích các thành phần  trong khí thải. khi CO tăng thì do hỗn hợp đậm. - Xác định vị trí tay ga ứng với chế độ làm việc của động cơ. Khi máy  chạy ổn định và nhiệt độ ổn định mới tiến hành đo. - Khi ở chế độ không tải: HC tăng và không tồn tại O2. + Tăng dần tải CO2 tăng, O2 giảm, CO giảm dần, - Khi toàn tải chủ yếu tồn tại CO. - ở chế độ tăng tốc và khởi động tồn tại HC. - ở chế độ tải trung bình thì các thành phần trên ổn định. Nếu không  bình thường thì các thành phần trên sẽ giao động rất lớn. 2
  3. c) Chẩn đoán động cơ theo hàm lượng mạt kim loại trong dầu bôi trơn  Phương pháp chuẩn đoán: - Mẫu dầu được lấy nhiều lần, thường trong các kỳ bảo dưỡng cấp  hai. Lấy mẫu dầu khoảng 100cc khi động cơ đang làm việc hoặc mới  ngưng làm việc. đưa mẫu lên máy phân tích để xác định lượng kim  loại thành phần. So sánh kết quả phân tích với mẫu dầu của động cơ  chuẩn. nếu giữa hai lần lấy mẫu có thay dầu thì phải cộng thêm kết  quả của lần trước. d) Chẩn đoán động cơ theo tiếng ồn, màu khói, mùi khói.  phương pháp chuẩn đoán: o Tiếng ồn cơ khí: do mài mòn, khe hở các chi tiết tăng lên gây ra va đập, đó  chính là nguyên nhân gây ồn. mỗi vùng có đặc trưng chi tiết khác nhau và xuất  hiện ở các chế độ khác nhau. - Tiếng ồn quá trình cháy:  do dao động âm thanh của các dòng khí tốc  độ cao khi thoát ra ngoài khí quyển. đối với động cơ xăng khi góc  đánh lửa sớm không đúng gây ra tiếng ổn khác nhau. Đánh lửa muộn  máy nóng, tiếng nổ êm đồng thời có tiếng nổ trong ống xả. đánh lửa  sớm quá nghe tiếng nổ ròn đanh. Nếu có kích nổ có tiếng rít rất chói  tai. o Màu khí xả : - động cơ diessel : + Màu nâu nhạt : máy làm việc tốt, quá trình cháy triệt để + Màu nâu sẫm chuyển sang đen : thừa nhiên liệu.  +Màu xanh nhạt : một vài xi lanh không làm việc.  + Màu trắng : thiếu nhiên liệu hay nhiên liệu lẫn nước, rò rỉ nước  vào buống đốt do các nguyên nhân khác nhau  +Màu xanh đen : dầu nhờn lọt vào buồng đốt. - động cơ xăng : 3
  4. + Không màu hay màu xanh nhạt : động cơ làm việc tốt. + Màu trắng : động cơ thiếu nhiên liệu hoặc thừa không khí. + màu không đen hay đen : dầu nhờn lọt vào buồng đốt. - màu động cơ xăng hai kỳ: + màu xanh đen: tỷ lệ dầu nhờn lớn quá quy định. + màu trắng nhạt : tỷ lệ dầu nhờn nhỏ quá quy định. o Mùi khí xả : - Mùi khét :do dầu nhờn rò rỉ bị cháy xung quanh động cơ. - Mùi nhiên liệu cháy không hết thải ra theo đường khí xả hoặc mùi  nhiên liệu thoát theo các thông áp của buồng trục khủy - Mùi khét đặc trưng từ vật liệu cách điện. - Mùi khét đặc trưng từ vật liệu bằng cao su hay nhựa cách điện. CÂU 3)  cho biết tiếng gõ và nguyên nhân trên các vùng tại một động cơ: o Vùng 1 : bao gồm tiếng gõ của xupap, con đội, trục cam, âm thanh phát ra nhỏ,  đặc biệt rõ khi động cơ ở chế độ không tải. - Nguyên nhân:  + khe hở giữa đuôi xupap và cam hay con đội. + ổ đỡ và trục cam có khe hở lớn. + mòn biên dạng cam 4
  5. o Vùng 2 : bao gồm tiếng gõ của séc măng, piston với xilanh, chốt đầu nhỏ, đầu  nhỏ và bạc đầu nhỏ thanh truyền, đặc biệt rõ khi động cơ chạy chế độ thay đổi  tải trọng. Vị trí tiếng gõ tương ứng với vị trí bố trí xi lanh. - Nguyên nhân:  + khe hở lớn giữa piston và sec măng, hay có thể đã bị gãy séc măng. + khe hở giữa piston và xi lanh lớn, có thể do mòn phần đấy dẫn  hướng piston. Mòn nhiều xi lanh. + khe hở giữa chốt đầu nhỏ, đầu nhỏ và bạc đầu nhỏ thanh truyền. o Vùng  3 : bao gồm  tiếng gõ của trục khuỷu với bạc đầu to, âm thanh phát ra  trầm , đặc biệt rõ khi động cơ chạy chế độ thay đổi tải trọng. - Nguyên nhân:  + hư hỏng bạc đầu to với trục khuỷu: mòn bạc, cháy bạc do thiếu  dầu bôi trơn.  + bị xoay định vị bạc biên, mòn, méo cổ trục. o Vùng 4 :bao gồm tiếng gõ của trục khuỷu với bạc cổ trục chính, âm thanh phát  ra  trầm nặng, nghe rõ ở mọi chỗ dọc theo chiều dài trục khuỷu, , đặc biệt rõ  khi động cơ chạy chế độ thay đổi tải trọng và cả khi số vòng quay lớn. - Nguyên nhân: + hử hỏng trong phần bạc cổ trục khuỷu với trục khuỷu : mòn bạc,  cháy bạc do thiếu dầu mòn. + bị xoay định vị bạc biên, mòn, méo cổ trục. + mòn căn dọc trục khuỷu. + lỏng ốc bắt bánh đà. o Vùng 5 :bao gồm tiếng gõ của các cặp bánh răng dẫn động trục cam, âm thanh  phát ra đều, nghe rõ ở mọi chế độ tải trọng động cơ. - Nguyên nhân: 5
  6. + mòn các cặp bánh răng cam + ổ đỡ trục bánh răng hỏng. CÂU 4) trình bày thiết bị và quy trình kiểm tra khí thải động cơ xăng.   Thiết bị đo khí xã động cơ xăng KEG – 500 CHUẨN BỊ: - Kiểm tra thiết bị với đầy đủ phụ kiện. - 1 xe ô tô hoặc động cơ AN TOÀN LAO ĐỘNG: - Đảm bảo khu vực làm việc có đủ không gian, môi trường không khí  không lẫn tạp chất. - Đảm bảo đúng các thao tác trong quá trình sử dụng thiết bị. luôn quan  sát và hiểu những thông báo của thiết bị đưa ra. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH: - Quy trình đo  tự động ( automatic processing): + nối thiết bị với nguồn điện AC – 220v,  + làm ấm máy ( 2­8 phút). + bật công tắc nguồn – ON.                        + hiệu chỉnh mức 0( 20  giây). + xử lí số liệu ban đầu ( 10 giây).               + chế độ chờ. + tự chẩn đoán.                                            + sẵn sáng đo. - Stand – By: +  trạng thái sẵn sáng khi thiết bị KEG­ 500 ở trạng thái dừng không  đo trong thời gian dài. ở trạng thái này, công tắc nguồn ON, trong khi  bơm hút ngắt. + ấn Stand – By sau khi đo hoặc chưc năng làm sạch và bơm sẽ  ngừng hút. 6
  7. + nếu trên màn hình hiện “ rdy mode”: có nghĩa ở trạng thái chế độ  chờ và dấu hiệu “ gAso” có nghĩa là nhiên liệu được lựa chọn để tính  giá trị lamda. - Làm sạch ( purge): + phương thức làm sạch của KEG ­500 khoảng 120 giây ở đầu đo;   quá trình làm sạch hệ thống bắt đầu và tự động thực hiện hiệu chỉnh  mức 0 trong 20 giây. + khi hiệu chỉnh mức 0 kết thúc, thiết bị tự động chuyển sang chế độ  Stand – By. - Hiệu chỉnh mức 0 ( zero – calibration): +  ấn phiếm PURGE để làm sạch hệ thống với khí sạch trước khi ấn  zero hiệu chỉnh. Thời gian hiệu chỉnh là 20 giây. + sau khi hiệu chỉnh thiết bị ở trạng thái sẵn sàng đo. - Đo measurement : + đặt  đầu đo trong không khí sạch để thực hiện hiệu chỉnh về 0. + đưa đầu đo sâu vào ống xả và thực hiện quá trình đo bằng nút  MEAS.  Để động cơ chạy chế độ không tải, ổn định giá trị hiển thị,  đọc kết quả đo.  Tăng tốc động cơ ở 2500rpm, ổn định giá trị hiển thị, đọc kết  quả đo.  Lấy đầu đo ra khỏi ống xả, thực hiện quá trình làm sạch cho  tới tất cả các số về 0.  ấn Stand – By để chuyển thiết bị về trạng thái chờ.  ấn ZERO, chuyển quá trình đo tiếp theo. - Hold: 7
  8. + chức năng dừng giá trị đo trên màn hình, chỉ hoạt động trong quá  trình đo, để  quay lại các giá trị đo ấn ESC. - Print: + thực hiện chế độ in kết quả, chỉ thực hiện trong quá trình đo. + nếu màn hình ở chế độ HOLD, ấn print hơn 1 lần, hiện thị đúng  chức năng nhập số xe kiểm tra. ấn PRINT để in ra kết quả đo. - Chức năng lựa chọn ( selection): + sử dụng phiếm SELECTION để thực hiện kiểm tra sự rò rỉ hệ  thống, hiện thị giá trị PEP, hiển thị phiên bản chương trình, hiệu  chỉnh khí ga tiêu chuẩn - Nhập các thông số đặc điểm của ô tô kiểm tra: + nhập biển số xe.                                   + góc đán lửa sớm.  + nhập hãng sản xuất.                          + nhiệt độ dầu bôi trơn, min. + nhập loại xe.                                      + tốc độ cầm chừng nhỏ nhất. + nhập số km đã đi được.                      + tốc độ cầm chừng lớn nhất. + góc ngậm điện.                                  + 1.1 giá trị nồng độ CO giới  hạn. - Bảo trì – bảo dưỡng thiết bị: +  khi thực hiện xong phép đo, phải lấy que cảm biến ra ngay, tránh  trình trạng để lâu trong ống xả, làm nhanh dơ que cảm biến. + lâu chùi que đo sau mỗi lần đo, treo lên thiết bị đúng vị trí. + thay lọc đường vào khí thải động cơ xăng nếu thấy quá dơ. + nếu đường dẫn khí quá dơ, tháo ống dẫn khí ra, làm sạch bằng khí  nén. 8
  9. + nếu trên thiết bị có dòng chữ “NO FLOW”  thì bắt buộc phải thay  lọc mới hoặc nếu nồng độc HC  khi đo thường xuyên dưới 20ppm  cũng phải thay lọc mới. CÂU 5) trình bày thiết bị và quy trình kiểm tra khí thải động cơ diesel.  Thiết bị đo khí xã động cơ diesel: - Hiển thị kết quả bằng màn hình LCD, độ phân giải 0.1%. - Nguyên lí đo Diot quang, nguồn sáng LED 563nm. - Dải đo : 0,0 – 100%. - Cổng com kết nối máy tính. CHUẨN BỊ: - Kiểm tra thiết bị với đầy đủ phụ kiện. - 1 xe ô tô hoặc động cơ AN TOÀN LAO ĐỘNG: - Đảm bảo khu vực làm việc có đủ không gian, môi trường không khí  không lẫn tạp chất. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH: - Cột 1 : chế độ cầm chừng với tôc độ 700 ­800 v/p  → save. - Cột 2 : tăng ga lên đến vị trí max → save. - Cột 3, cột 4, cột 5 … : chế độ tăng gia tốc  nhanh ( cần 2 người phải  phối hợp ăn ý với nhau) → star → save.  Làm tới khi nào chương trình báo hoàn thành là thành công. Câu 6 ) nêu nhiêm vụ và những hư hỏng của hệ thống nhiện liệu dẫn đến các  triệu chứng của động cơ điesel.   Nhiệm vụ :  9
  10. - Chứa nhiên liệu dự trữ, đảm bảo cho động cơ hoạt động liên tục  trong khoảng thời gian qui định. - Lọc sạch nước và tạp chất cơ học lẫn trong nhiên liệu. - Cung cấp nhiên liệu cần thiết cho mỗi chu trình ứng với chế độ làm  việc qui định của động cơ. - Cung cấp nhiên liệu đồng đều vào các xi lanh động cơ theo trình từ  làm việc qui định của động cơ. - Cung cấp nhiên liệu vào xi lanh động cơ đúng theo một quy luật đã  định. - Phun tơi và phân bố đều hơi nhiên liệu trong thể tích môi chất trong  buồng cháy.   Những triệu chứng:  1. Động cơ không khởi động được. a) Không có nhiên liệu vào xi lanh - Không có nhiên liệu trong bình chứa. - Lọc dầu bị tắt. - Khóa nhiên liệu không mở, đường ống tắt. - Lò xo của piston bị gãy. - Piston bị kẹt - Kim phun bị kẹt hoặc lỗ phun tắt - Van cao áp đóng không kín, bị kẹt - Trong đường ống có không khí. - Cặp piston – xi lanh bơm bị mòn nghiêm trọng b) Có nhiên liệu vào nhiều trong buồng cháy. - Vòi phun bị kẹt, mòn mặt côn đóng không kín. 10
  11. - Lò xo phun yếu, gãy. c) Có không khí trong đường ống cao áp d) Rò rỉ nhiên liệu ở đường ống cao áp. e) Trong nhiên liệu có nước. hoặc bị biến chất, f) Điều chỉnh thời điểm phun không đúng. 2. Động cơ khi nổ có khói đen hoặc xám. - Do nhiên liệu cháy không hết. - Thừa nhiên liệu : nhiên liệu phun muộn quá, động cơ bị quá tải,  lượng nhiên liệu không đồng đều trong các nhánh bơm. - Thiếu không khí: sức cản đường thải lớn, bị tắt ống thải, gây ra khí  sót nhiều. khe hở xupap lớn làm xupap mở không hết. - Chất lương phun tồi:  do vòi phun. Do nhiên liệu sai loại hoặc không  đúng phẩm chất. 3. Động cơ khi nổ có khối xanh. - Do lọt dầu bôi trơn vào buồng cháy. 4. Động cơ khi nổ có khói trắng. - Có thể có xi lanh không nổ. - Có nước trong nhiên liệu. 5. Động cơ không phát huy được công suất. - Cung cấp nhiên liệu vào động cơ không đủ :lọc, đường ống thấp áp  tắc,bơm chuyển bị yếu, piston bơm cao áp bị mòn, có rò rỉ nhiên liệu  trên đường cao áp, thân kim phun mòn nghiêm trọng… - Chất lượng phun nhiên liệu không đúng yêu cầu :không đảm bảo độ  phun tơi, phân bố hạt nhiên liệu không đúng trong không gian buồng  cháy. 11
  12. - Thời điểm phun không đúng :cặp piston – xi lanh mòn, đặt bơm không  đúng dấu,chỉnh góc lệch giữa các nhánh không đúng - Qui luật phun nhiên liệu sai: cặp piston – xi lanh mòn nhiều, chiều  cao con đội chỉnh sai, lỗ phun bị tắt, độ nâng kim phun không đúng,  dùm sai loại kim phun… 6. Động cơ làm việc không ổn định:  - Có hiện tượng bỏ máy hoặc nổ không đều: có xi lanh không được  cung cấp nhiên liệu, có không khí trong đường ống nhiên liệu, điều  kiện cháy không đảm bảo. - Hiện tượng máy rú liên hồi :piston bơm cao áp bị nghẹt, vít kẹp vành  răng bị lỏng, lò xo quả văng điều tốc không đều. - Tôc độ máy tăng cao quá: ốc hạn chế tốc độ chỉnh sai, thanh răng bị  kẹt, mức dầu trong bộ điều tốc cao. - Có tiếng gõ : do chinh sớm phun sớm Câu 7) nêu nhiêm vụ và những hư hỏng của hệ thống nhiện liệu dẫn đến các  triệu chứng của động cơ xăng:   Nhiệm vụ:  - Chuẩn bị và cung cấp hỗn hợp hơi xăng và không khí cho động cơ,  đảm bảo số lượng và thành phần của khí hỗn hợp luồn phù hợp chế  độ của động cơ   Những triệu chứng:  1) Động cơ khó hoặc không khởi động được: - Thao tác không đúng: lúc khởi động đóng bướm gió quá lâu gây sặc  xăng. - Không có hòa khí vào xi lanh - Thùng chứa hết xăng. - Van không khí ở nắp xăng bị kẹt 12
  13. - Tắt bình lọc xăng. - Van kim trong buồng phao bị nghẹt - Bầu lọc không khí bị tắt. 2) Tiêu thụ nhiều xăng: - Mức xăng trong buồng phao quá cao do: van  kim đóng ko kín, mòn  khuyết hay kẹt bẩn, phao bị thủng. - Gic lơ chính mòn lớn. - Van làm đậm đóng không kín. - Tốc độ không tải quá cao. - Lọc không khí bị tắt. 3) Động cơ mất công suất ở tốc độ cao xe không tăng tốc: - Bơm tăng tốc bị mòn,hỏng. - Mạch xăng chính bị nghẽn. - Van làm đậm không mở khi nhấn hết chân ga. - Mức xăng trong buồng phao quá thấp. - Lõi lọc bầu lọc không khí bị tắc. - Đường ống nạp phần sau Bộ Chế Hòa Khí hở. 4) Chạy không tải không ổn định: - Hiệu chỉnh các vít xăng, vít gió của mạch không đạt yêu cầu hoặc do  mạch xăng không tải bị tắc nghẽn. 13
  14. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2