Kiểm toán tài chính và kiểm toán hoạt động đầu tư
lượt xem 55
download
Kiểm toán tài chính và kiểm toán hoạt động đầu tư Kiểm toán hoạt động ( hay Kiểm toán hiệu quả đồng tiền). 1. Các phương pháp tiếp cận khác nhau đối với Kiểm toán nhà nước Kiểm toán tuân thủ là hình thức kiểm toán chủ yếu tập trung vào các giao dịch tài chính của một tổ chức nhằm đảm bảo các giao dịch này được ghi chép đúng, công quĩ được sử dụng và hạch toán một cách đúng đắn và các nghĩa vụ về mặt nghĩa vụ pháp lý được đáp ứng. Các biện pháp kiểm...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kiểm toán tài chính và kiểm toán hoạt động đầu tư
- Kiểm toán tài chính và kiểm toán hoạt động-đâu là lựa chọn ưu tiên ? Có 3 phương pháp tiếp cận tài chính đối với Kiểm toán nhà nước, đó là: Kiểm toán tuân thủ, Kiểm toán xác nhận ( Báo cáo tài chính) và Kiểm toán hoạt động ( hay Kiểm toán hiệu quả đồng tiền). 1. Các phương pháp tiếp cận khác nhau đối với Kiểm toán nhà nước Kiểm toán tuân thủ là hình thức kiểm toán chủ yếu tập trung vào các giao dịch tài chính của một tổ chức nhằm đảm bảo các giao dịch này được ghi chép đúng, công quĩ được sử dụng và hạch toán một cách đúng đắn và các nghĩa vụ về mặt nghĩa vụ pháp lý được đáp ứng. Các biện pháp kiểm tra được thực hiện để đảm bảo được rằng luật pháp và các qui định có lien quan được tuân thủ. Báo cáo kiểm toán tuân thủ thường là các báo cáo dài trong đó nêu lên chi tiết các điểm yếu và bất thường được phát hiện trong quá trình kiểm toán Phương pháp tiếp cận cơ bản là kiểm toán tuân thủ pháp luật-nhằm đưa ra những xác nhận rằng mỗi giao dịch và từng khoản thanh toán là hợp lệ và tuân thủ với ngân sách. Kiểm toán tuân thủ pháp luật dựa trên việc kiểm tra tất cả các giao dịch tài chính. Việc kiểm tra này có thể được tiến hành trước khi thực hiện thanh toán ( tiền kiểm) hoặc có thể diễn ra sau khi thanh toán( hậu kiểm). Kiểm toán tuân thủ pháp luật đôi khi được mở rộng để bao gồm cả việc xem xét tính đúng đắn. Kiểm toán xác nhận ( Báo cáo tài chính ) là một loại kiểm toán tuân thủ đang trở thành quan trọng hơn trong những năm gần đây. Là loại kiểm toán bao gồm công việc kiểm toán và việc trình bày ý kiến kiểm toán về các báo cáo tài chính của một tổ chức. Ý kiến kiểm tra thường ngắn gọn và theo một mẫu chuẩn. Kiểm toán xác nhận thường được thực hiện trên cơ sở hệ thống chọn mẫu. Điều này có nghĩa là chỉ có một mẫu nhỏ các giao dịch được kiểm tra hoặc soát xét . Hơn nữa, hệ thống kiểm soát nội bộ của bản than tổ chức và kết quả công việc của kiểm toán nội bộ( nếu có) cũng có thể cung cấp một mức độ tin cậy và đảm bảo nhất định. Kiểm toán hoạt động hay kiểm toán giá tri tiền tệ được một số cơ quan Kiểm toán nhà nước phát triển nhắm bổ sung cho các phương pháp kiểm toán khác. Hình thức kiểm toán này thường được gắn liền với sự nhấn mạnh tính hiệu quả trong các lĩnh vực công trong thời gian gần đây. Nó có thể được giới thiệu như là một phần của quá trình cải cách có tên gọi là Quản trị khu vực Công mới ( bao gồm tư nhân hoá, các thị trường và các cơ quan nội bộ). Kiểm toán hoạt động bao gồm nguyên lý 3 E: Economy – tính kinh tế, Efficiency- tính hiệu lực và Effectiveness –tính hiệu quả. Tính kinh tế có thể được định nghĩa là đạt được mục tiêu một cách rẻ hơn hay tiêu tốn ít hơn. Tính hiệu lực là thực hiện đúng công việc hoặc chi tiêu một cách tốt nhất. Mục đích là nhằm tăng sản lượng đầu ra trong khi vẫn duy trì hoặc giảm các yếu tố đầu vào. Tính hiệu quả là thực hiện đúng công việc hoặc chi tiêu một cách khôn ngoan nhất. Thường được đo lường bằng cách so sánh kết quả đạt được với kế hoạch. Kiểm toán hoạt động có thê bao gồm các phương pháp tiếp cận khác, đang được áp dụng tại một số quốc gia bao gồm: Kiểm toán kết quả, kiểm toán các chỉ số phi tài chính ( đang được xem xét tại Anh Quốc, hiện tại các hệ thong tin đang được đánh giá); đánh giá các giả định lập ngân sách( đang được áp dụng một số nội dung tại Anh Quốc và Đức), thường được thoả thuận thực hiện hang năm. Về vấn đề này, tuyên bố Lima của INTOSAI đã đề cập như sau: Việc cần có loại kiểm toán tuân thủ pháp luật thong thường đối với các vấn đề tài chính là điều không phải tranh cãi; tuy nhiên loại kiểm toán này có thể được bổ sung bằng loại kiểm toán hoạt động. 2. Kiểm toán tài chính, nội dung cốt lõi của Kiểm toán Nhà nước Tại hầu hết các quốc gia, các loại hình kiểm toán chủ yếu thường là kiểm toán tuân thủ và kiểm toán tài chính. Cơ quan Kiểm toán Quốc gia ( Anh quốc) và Cơ quan Kiểm toán chính phủ ( Hoa
- kỳ) thường sử dụng ba phần tư thời gian và nguồn lực mà họ có cho những loại hình kiểm toán này. Quy trình kiểm toán công cần phải đưa ra đảm bảo đối với cử tri rằng Chính phủ không tiêu quá tổng số tiền như đã cam kết trong ngân sách, số tiền đó được tiêu cho hang hoá và dịch vụ do Quốc hội quyết định. Qui trình kiểm toán cũng đưa ra đảm bảo rằng các cơ quan công quyền hoạt động một cách đúng đắn và tuân thủ pháp luật. Nếu chi tiêu của Chính phủ không hợp lệ thì các phương tiện thong tin đại chúng sẽ là phương tiện chủ yếu thong tin các báo cáo kiểm toán có quan điểm trái ngược cho cử tri và các nhóm có quan tâm khác. Do vậy mục tiêu chính của kiểm toán nhà nước là phải trả lời cho những câu hỏi sau: Báo cáo tài chính ( Báo cáo quyết toán) của chính phủ có được soạn lập, kiểm toán và phát hành trong vòng 9 tháng sau ngày kết thúc năm tài chính hay không? Có các hành động đáp ứng các chất vấn và kiến nghị của Kiểm toán nhà nước hay không? Hệ thống kiểm soát nội bộ có giảm thiểu được các sai sót và gian lận hay không? 3. Các vấn đề đối với kiểm toán hoạt động Trong khu vực công kiềm soát chi phí phải đi đôi với chất lượng của dịch vụ. Vì thế tồn tại một áp lực nhất định đối với tất cả các ý tưởng về hiệu quả đồng vốn. Điều đáng kể nhất là áp lực giữa khủng hoảng tài chính dẫn tới các câu hỏi về tính kinh tế, tính hiệu suất, kiểm soát chi phí, do đó dẫn tới các áp lực về tăng cường chất lượng dịch vụ hay tính hiệu quả. Kiểm toán viên được mong đợi hoặc chịu sức ép để thực hiện loại hình kiểm toán này. Tuy nhiên, cần có các kỹ năng khác nhau và kết quả là rất nhiều kiểm toán viên thực hiện kiểm toán hiệu quả đồng vốn bị kẹt giữa một bên là sự hạn chế về năng lực và một bên là yêu cầu cần phải thực hiện công việc có hiệu quả tốt hơn. Hơn nữa, tồn tại một rủi ro là bản than kiểm toán hoạt động sẽ không mang lại hiệu quả đồng vốn. Loại kiểm toán này phức tạp hơn, khó hơn, tốn kém hơn so với kiểm toán tài chính thong thường. Tại Anh Quốc, một cuộc kiểm toán hiệu quả đồng vốn quy mô trung bình sẽ làm cơ quan Kiểm toán Quốc gia tốn một phần tư triệu bảng Anh. 4. Áp dụng loại hình kiểm toán hoạt động-cần một phương pháp hợp lý Kết quả có thể là một ý tưởng tốt nếu chuyển đổi sang việc áp dụng kiểm toán một cách từ từ. Điều này để đảm bảo năng lực của nhân viên được dần dần nâng cao và để thực hiện công việc một cách thành công. Một cách tiếp cận là đào tạo một nhóm nhỏ các nhân viên có trình độ những người sẽ thu được kinh nghiệm và chuyên môn khi thực hiện cách tiếp cận này. Ý tưởng là để đảm bảo rằng mỗi một dự án kiểm toán hoạt động này sẽ thành công. Để bắt đầu, có lẽ chỉ cần thực hiện một vài dự án kiểm toán hoạt động mỗi năm và những cuộc kiểm toán này được dự đoán là dễ thực hiện và dễ thành công. Một cách tiếp cận như vậy có thể bao gồm: - Khuyến khích kiểm toán viên xác định các nội dung lien quan đến kiểm toán hoạt động hoặc hiệu quả của đồng vốn như là một nội dung của cuộc kiểm toán tài chính. - Thực hiện các khảo sát thị trường để giảm thiểu khả năng các hoá đơn bị tăng khống và việc mua sắm được thực hiện một cách hiệu quả. - So sánh giữa các tổ chức tương tự ví dụ như các trường học hoặc bệnh viện Các nội dung trên sẽ đảm bảo rằng cơ quan kiểm toán sẽ bồi dưỡng được các kỹ năng cần thiết và các kiểm toán viên có năng lực thực hiện loại công việc này có thể được phát hiện và được đào tạo chuyên sâu. 5. Kết luận - Kiểm toán tài chính luôn đóng vai trò quan trọng - Kiểm toán hoạt động có thể cải thiên ảnh hưởng của kiểm toán - Kiểm toán hoạt động phải chứng minh được hiệu quả của đồng vốn - Việc bắt đầu áp dụng kiểm toán hoạt động một cách thận trọng sẽ mang lại thành công.
- - Kiểm toán tài chính sẽ có thể vẫn là cách thức tốt nhất để cải thiện vai trò của kiểm toán hoạt động trong khu vực công. - Không nhất thiết phải sao chép cách thức mà các cơ quan kiểm toán quốc gia khác đang thực hiện, nhưng có thể sử dụng kinh nghiệm của các cơ quan này để tìm ra cách mà mỗi nước có thể tăng cường trong công tác quản lý, và đặc biệt là công tác quản lý tài chính của các tổ chức được kiểm toán. thutrangcat (Theo tác giả : Andy Wynne)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Công cụ kiểm toán sở hữu trí tuệ
101 p | 267 | 138
-
CÁC BỘ ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN KIỂM TOÁN
21 p | 326 | 96
-
HIỆP ĐỊNH VỀ VIỆC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ KIỂM DỊCH ĐỘNG THỰC VẬT
16 p | 233 | 71
-
Một số điều Luật về Kiểm toán nhà nước
65 p | 115 | 27
-
Tìm hiểu Luật kế toán, luật thống kê và các văn bản hướng dẫn thi hành: Phần 1
299 p | 114 | 19
-
Chính sách tiền tệ và lạm phát tại Việt Nam sau khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu 2008 - 2009
7 p | 125 | 14
-
Giáo trình Quản lý nhà nước về tài chính: Phần 2 - PGS. TS Trần Đình Ty
88 p | 29 | 10
-
Bài giảng Quản trị dự án đầu tư - Chương 3: Phân tích tài chính dự án đầu tư
18 p | 47 | 10
-
Kinh tế, tài chính - Ngân hàng và kế toán, kiểm toán trong bối cảnh chuyển đổi số 2022 - Hội thảo khoa học: Phần 1
410 p | 11 | 7
-
Nghiên cứu quản lý tài chính công: Phần 2
209 p | 8 | 6
-
Kinh tế, tài chính - Ngân hàng và kế toán, kiểm toán trong bối cảnh chuyển đổi số 2022 - Hội thảo khoa học: Phần 2
423 p | 9 | 6
-
Kiểm toán viên và chất lượng kiểm toán tại các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam
11 p | 37 | 6
-
Bộ sách về quản lý tài sản trí tuệ: Kiểm toán về sở hữu trí tuệ - Phần 1
48 p | 45 | 6
-
Nâng cao hiệu quả kiểm soát thanh toán vốn đầu tư tại Kho bạc Nhà nước Tiền Giang
8 p | 33 | 5
-
Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng kinh phí tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp
3 p | 78 | 3
-
Bài giảng Luật tài chính công: Bài 6 - TS. Vũ Duy Nguyên
34 p | 30 | 1
-
Vai trò quản lý của nhà nước đối với phát triển kinh tế Việt Nam
8 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn