intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Luật tài chính công: Bài 1 - TS. Vũ Duy Nguyên

Chia sẻ: Hoa Anh đào | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

42
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Luật tài chính công: Bài 1 với mục tiêu giúp các bạn có thể trình bày được một số vấn đề cơ bản của tài chính công; tầm quan trọng của tài chính công trong nền tài chính quốc gia và cho sự phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia. Phân tích được bản chất của pháp luật tài chính công; vai trò của pháp luật tài chính công trong hệ thống pháp lý quốc gia và trong sự phát triển của hệ thống tài chính quốc gia.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Luật tài chính công: Bài 1 - TS. Vũ Duy Nguyên

  1. LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG Giảng viên: TS. Vũ Duy Nguyên 1 v1.0014110228
  2. BÀI 1 LÍ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH CÔNG VÀ PHÁP LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG Giảng viên: TS. Vũ Duy Nguyên 2 v1.0014110228
  3. MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày được một số vấn đề cơ bản của tài chính công; tầm quan trọng của tài chính công trong nền tài chính quốc gia và cho sự phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia. • Phân tích được bản chất của pháp luật tài chính công; vai trò của pháp luật tài chính công trong hệ thống pháp lý quốc gia và trong sự phát triển của hệ thống tài chính quốc gia. • Chỉ rõ các nhân tố tác động đến sự phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật tài chính công. • Mô tả được nội dung, các yếu tố cấu thành của hệ thống pháp luật tài chính công. 3 v1.0014110228
  4. CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ Để học được tốt môn học này, người học phải học xong các môn sau: • Lý luận nhà nước và pháp luật; • Luật Hiến pháp; • Luật Thương mại. 4 v1.0014110228
  5. HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc một số tài liệu tham khảo sau:  Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Pháp luật tài chính công, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2011.  Học viện Tài chính, Giáo trình Quản lý tài chính công, Nxb. Tài chính, Hà Nội, 2010.  Hiến pháp năm 2013.  Luật Ngân sách nhà nước năm 2002. • Thảo luận với giáo viên và các sinh viên khác về những vấn đề chưa nắm rõ. • Trả lời các câu hỏi ôn tập ở cuối bài. 5 v1.0014110228
  6. CẤU TRÚC NỘI DUNG 1.1 Một số vấn đề lý luận về tài chính công 1.2 Một số vấn đề lý luận về pháp luật tài chính công 1.3 Hệ thống pháp luật tài chính công 6 v1.0014110228
  7. 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH CÔNG 1.1.1. Khái niệm tài chính công 1.1.2. Phân loại nội dung tài 1.1.3. Vai trò của tài chính công chính công 7 v1.0014110228
  8. 1.1.1. KHÁI NIỆM TÀI CHÍNH CÔNG a. Khái niệm tài chính công • Tài công được hiểu là sự hợp thành của hai thuật ngữ: “tài chính” và “công”. • Tài chính công là tổng thể các hoạt động thu chi bằng tiền do Nhà nước tiến hành, nó phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ công nhằm phục vụ, thực hiện các chức năng của Nhà nước và đáp ứng nhu cầu, lợi ích chung của toàn xã hội. (Giáo trình Quản lý tài chính công – Học viện tài chính 2010) • Tài chính công là một lĩnh vực kinh tế học nghiên cứu các hoạt động của Chính phủ và các phương tiện thay thế trong việc tài trợ các chi tiêu chính phủ. (Giáo trình Tài chính công – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân năm 1994) • Tài chính công là tổng thể các hoạt động thu chi do Nhà nước tiến hành nhằm tập hợp các nguồn lực biểu hiện dưới hình thành giá trị thuộc sở hữu nhà nước, do Nhà nước điều hành, quản lý, kiểm soát trên cơ sở pháp luật để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình. 8 v1.0014110228
  9. 1.1.1. KHÁI NIỆM TÀI CHÍNH CÔNG (tiếp theo) b. Một số đặc điểm cơ bản của tài chính công • Chế độ sở hữu: Các nguồn tài chính công thuộc sở hữu công cộng, sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện sở hữu. Nhà nước là chủ thể duy nhất được sử dụng quỹ tài chính công. • Mục đích sử dụng: Các nguồn tiền tệ thuộc quỹ tài chính công được sử dụng để đảm bảo các lợi ích của cộng đồng xã hội, duy trì bộ máy nhà nước, đảm bảo chi tiêu của Nhà nước, đảm bảo an ninh, bình ổn quốc gia. • Cơ chế thực hiện:  Hoạt động tài chính công được thực hiện thông qua cơ chế quyền lực của Nhà nước. Các cơ quan công quyền nắm giữ quyền lực nhà nước, thay mặt Nhà nước, là chủ thể tiến hành tạo lập, quản lý, sử dụng các quỹ tài chính công.  Đây chính là hoạt động phân phối lại giá trị của cải của xã hội thông qua cơ chế quyền lực nhà nước. 9 v1.0014110228
  10. 1.1.1. KHÁI NIỆM TÀI CHÍNH CÔNG (tiếp theo) b. Một số đặc điểm cơ bản của tài chính công • Phương diện điều chỉnh: Các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tạo, quản lý, sử dụng các quỹ tài chính công được điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật công:  Luật Ngân sách nhà nước;  Luật Thuế;  Luật Quản lý nợ công;  Và các văn bản pháp luật khác liên quan. • Nguồn hình thành bao gồm:  Nguồn thu trong nước và nguồn thu ngoài nước;  Nguồn thu từ hoạt kinh tế, xã hội của quốc gia thông qua cơ chế: bắt buộc và tự nguyện, có hoàn trả hoặc không hoàn trả. 10 v1.0014110228
  11. 1.1.2. PHÂN LOẠI NỘI DUNG TÀI CHÍNH CÔNG Nội dung tài chính công được phân loại theo hai cách tiếp cận: •Theo chủ thể quản lý:  Tài chính công tổng hợp bao gồm hai bộ phận là quỹ ngân sách nhà nước và các quỹ tài chính công ngoài ngân sách.  Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp là chủ thể quản lý trực tiếp ngân sách nhà nước.  Chủ thể quản lý quỹ tài chính công ngoài ngân sách là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền riêng được giao nhiệm vụ tổ chức và quản lý các quỹ này.  Tài chính công của các cơ quan hành chính nhà nước.  Bao gồm các cơ quan trong bộ máy lập pháp, hành pháp và tư pháp. Các cơ quan này là công cụ để Nhà nước thực hiện quản lý xã hội, đồng thời cung cấp các dịch vụ hành chính công.  Hoạt động của các cơ quan này hoàn toàn dựa vào nguồn kinh phí là ngân sách nhà nước, hay tài chính công được sử dụng để duy trì sự tồn tại và đảm bảo hoạt động của bộ máy nhà nước. 11 v1.0014110228
  12. 1.1.2. PHÂN LOẠI NỘI DUNG TÀI CHÍNH CÔNG (tiếp theo)  Tài chính của các đơn vị sự nghiệp nhà nước:  Các đơn vị sự nghiệp nhà nước là các đơn vị thực hiện cung cấp các dịch vụ xã hội công cộng. Hoạt động của các đơn vị này chủ yếu trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.  Các đơn vị sự nghiệp có thể có nguồn thu hoặc cũng có thể không có nguồn thu hoặc nguồn thu không ổn định.  Quy chế quản lý tài chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước và các đơn vị sự nghiệp cũng có sự khác nhau. • Trên khía cạnh quản lý có thể phân loại tài chính công theo 3 bộ phận: Ngân sách nhà nước, Tín dụng nhà nước và Các quỹ tài chính ngoài ngân sách.  Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu chi của Nhà nước được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định được thực hiện trong 1 năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. (Theo Luật ngân sách nhà nước năm 2002)  Ngân sách nhà nước được hợp thành từ 2 bộ phận: Ngân sách trung ương và Ngân sách địa phương.  Ngân sách nhà nước gắn liền với sự tồn tại của bộ máy nhà nước bởi đây là v1.0014110228 nguồn tài chính phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. 12
  13. 1.1.2. PHÂN LOẠI NỘI DUNG TÀI CHÍNH CÔNG (tiếp theo) • . cho việc xử lý những biến động bất thường trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và để hỗ trợ thêm cho ngân sách nhà nước trong trường hợp khó khăn về nguồn lực tài chính. (Giáo trình Quản lý tài chính công - Học viện tài chính, 2010) 13 v1.0014110228
  14. 1.1.3. VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH CÔNG • Tài chính công được xem như là 1 công cụ hữu hiệu giúp Nhà nước điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Nhà nước với tư cách là chủ thể quản lý, điều hành, sử dụng tài chính công như 1 nguồn lực để phát triển kinh tế. • Tài chính công là công cụ giúp Nhà nước thực hiện các chính sách xã hội. Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ xã hội như: chế độ chính sách cho người nghèo, gia đình thương binh, liệt sỹ, trợ cấp khó khăn, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động… • Tài chính công có tác dụng điều tiết thu nhập giữa các bộ phận dân cư. Thông qua các loại thuế: thuế thu nhập, thuế tiêu dùng mà Nhà nước điều tiết thu nhập và tiêu dùng xã hội, đảm bảo công bằng tương đối giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội. • Tài chính công đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định và duy trì sự tồn tại cũng như vận hành của bộ máy nhà nước. • Tài chính công còn có những tác động đến các hệ thống tài chính khác trong nền Kinh tế Quốc dân. 14 v1.0014110228
  15. 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG 1.2.1. Khái niệm pháp luật tài 1.2.2. Quan hệ pháp luật tài chính công chính công 1.2.4. Các yếu tố tác động 1.2.3. Các bộ phận cấu thành đến hệ thống pháp luật tài cơ bản của pháp luật chính công 15 v1.0014110228
  16. 1.2.1. KHÁI NIỆM PHÁP LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG • Khái niệm: Pháp luật tài chính công là tập hợp các quy phạm pháp luật do cơ quan có thẩm quyền ban hành, điều chỉnh các quan hệ xã hội pháp sinh trong hoạt động tài chính của Nhà nước. • Phân biệt thuật ngữ luật tài chính công với một số thuật ngữ liên quan:  Luật tài chính công với tài chính công: tài chính công là đối tượng hướng tới các quan hệ tài chính, là cốt lõi của các quan hệ cần được điều chỉnh bởi pháp luật.  Pháp luật về tài chính công cũng không đồng nghĩa với pháp luật điều chỉnh kinh tế công.  Pháp luật điều chỉnh kinh tế công điều chỉnh tới cả các quan hệ kinh tế vĩ mô và vi mô thuộc phạm vi của các lĩnh vực quản lý kinh tế khác như: quy hoạch, đất đai, đô thị, lĩnh vực chính sách tiền tệ quốc gia.  Pháp luật tài chính khác với pháp luật về tài chính công. Hai khái niệm này có sự khác nhau về nội hàm.  Pháp luật tài chính là lĩnh vực pháp luật rộng, điều chỉnh các hoạt động tài chính của Nhà nước và hoạt động tài chính của công dân.  Luật tài chính công chỉ bó hẹp đối với chủ thể là Nhà nước và nguồn tài chính tiền tệ thuộc về sở hữu nhà nước. 16 v1.0014110228
  17. 1.2.2. QUAN HỆ PHÁP LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG • Pháp luật tài chính công điều chỉnh những nhóm quan hệ xã hội có những đặc tính chung:  Luôn có sự tham gia trực tiếp của Nhà nước hoặc các cơ quan đại diện cho Nhà nước. Với tư cách là chủ thể quyền lực công, Nhà nước tự cho phép mình tham gia vào các quan hệ nhà nước hình thành và sử dụng các nguồn tài chính công.  Các quan hệ luôn gắn với yếu tố tài sản. Mục tiêu của các quan hệ pháp luật về tài chính công là nhằm hướng tới sự chuyển giao các nguồn lực tài chính, kể cả các trường hợp các bên không giao ngay cho nhau lượng tài sản một cách trực tiếp như quan hệ trong phân cấp quản lý ngân sách. • Nguồn hình thành của các quỹ tài chính công xuất phát từ chính xã hội, thể hiện các quan hệ pháp luật về tài chính công thông qua các nhóm cơ bản sau:  Nhóm quan hệ tài chính công giữa cơ quan nhà nước ở Trung ương với cơ quan chính quyền địa phương.  Nhóm quan hệ tài chính giữa các cấp ngân sách với các đơn vị sử dụng ngân sách.  Nhóm quan hệ tài chính công giữa các cơ quan có thẩm quyền với các chủ thể có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan đến tài sản công. 17 v1.0014110228
  18. 1.2.3. CÁC BỘ PHẬN CẤU THÀNH CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT Pháp luật tài chính công bao gồm các bộ phận cụ thể sau: Pháp luật Pháp luật quy định hệ điều chỉnh Pháp luật Pháp luật thống tổ các quỹ tài về ngân về kiểm chức cơ chính của sách nhà soát nhà quan quản Nhà nước, nước nước lý tài chính ngoài ngân công sách nhà nước 18 v1.0014110228
  19. 1.2.4. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ TÀI CHÍNH CÔNG • Quan điểm, đường lối của hệ thống chính trị trong từng thời kỳ thể hiện ở hệ thống pháp luật về tài chính công của Việt Nam và của tất cả các quốc gia có chủ quyền. • Năng lực tài chính của xã hội và công dân: đây là vấn đề cơ bản để đảm bảo tính khả thi của pháp luật đặc biệt trong lĩnh vực pháp luật tài chính:  Về năng lực xã hội: xã hội cần vốn và tính hiệu quả trong sử dụng vốn của xã hội.  Về năng lực công dân: tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến quan hệ tài chính công từ đó tác động đến pháp luật về tài chính công. 19 v1.0014110228
  20. 1.3. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG 1.3.1. Pháp luật về hệ thống 1.3.2. Pháp luật về ngân sách tổ chức cơ quan quản lý nhà nhà nước nước về tài chính công 1.3.3. Pháp luật điều chỉnh 1.3.4. Pháp luật về kiểm toán hoạt động của các quỹ ngoài nhà nước ngân sách 20 v1.0014110228
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2