intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kiểm tra đánh giá ngoại ngữ phổ thông: Đâu là đích

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

12
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kiểm tra ngoại ngữ phổ thông trung học cần xác định rõ trình độ ngoại ngữ của học sinh ở giai đoạn phổ thông. Khi đã xác định được rõ mục tiêu của kiểm tra đánh giá (KTĐG), sẽ xác định được nội dung KTĐG và như vậy, dạng thức KTĐG không thực sự quan trọng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kiểm tra đánh giá ngoại ngữ phổ thông: Đâu là đích

  1. Hội thảo “Kiểm tra đánh giá để phát huy tính tích cực của học sinh ở bậc trung học” KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NGOẠI NGỮ PHỔ THÔNG: ĐÂU LÀ ĐÍCH? TS. Trần Thị Lan Đại học Ngoại ngữ Hà Nội Kiểm tra ngoại ngữ phổ thông trung học cần xác định rõ trình độ ngoại ngữ của học sinh ở giai đoạn phổ thông. Khi đã xác định được rõ mục tiêu của kiểm tra đánh giá (KTĐG), sẽ xác định được nội dung KTĐG và như vậy, dạng thức KTĐG không thực sự quan trọng. 1. Loại hình KTĐG phổ biến Kiểm tra đầu vào – Placement Tests - (KTĐV) - kiểm tra để xếp lớp theo trình độ phù hợp. Thường được ứng dụng như một hình thức bắt buộc với những chương trình đào tạo chuyên nghiệp. Khái niệm KTĐV không hàm chứa nội dung kiểm tra hay hình thức tổ chức kiểm tra mà chỉ chú trọng vào mục đích của kiểm tra. Tùy theo mục đích khóa học mà người ta có thể tiến hành các dạng thức bài kiểm tra hay qui trình kiểm tra khác nhau, thường với một khoá học ngoại ngữ sẽ bao gồm cả hai dạng là phỏng vấn và viết. Trong đó, viết có thể bao gồm cả trắc nghiệm khách quan và tự luận, hoặc riêng trắc nghiệm, hoặc riêng tự luận. Kiểm tra dự chuẩn - Diagnostic Tests - (KTDC) - kiểm tra ngay sau khi mỗi khóa được tiến hành để dự đoán bổ sung những kiến thức còn thiếu hay còn yếu, hay xác định trình độ thật của học sinh tại thời điểm đó, nhằm điều chỉnh một chương trình hợp lí hơn. Thường ấn định theo định hướng của một chương trình đã có. Kiểm tra tiến độ - progress tests – (KTTĐ) - thường tiến hành sau khi khóa học đã được tiến hành, nói cách khác là kiểm tra định kì ở giữa mỗi khóa học hoặc tùy theo yêu cầu của nhà quản lí hoặc người học. Nội dung kiểm tra theo chương trình đã đào tạo, nói cách khác: học gì thi nấy. KTTĐ có vẻ giống như KTKQ nhưng nội dung thường được giới hạn ở từng mục tiêu cụ thể hơn ví dụ như kiểm tra thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn trong tiếng Anh, hay kiểm tra khả năng sử dụng một số mẫu câu trong giao tiếp tình huống như hỏi giờ, hỏi đường v.v. Loại hình này thường do giáo viên giảng dạy thiết kế và thường chỉ có ý nghĩa đánh giá mức độ thành công của giáo viên trong quá trình giảng dạy, nhằm rút ra những điểm mạnh và yếu của người học (Richards et. al, 1993). Kiểm tra kết quả - Achievement tests – (KTKQ) - thường được tiến hành mỗi khi kết thúc khoá học, có thể có chứng chỉ cho một chương trình đã học. Có vẻ giống như kiểm tra tiến độ nhưng chỉ khác thời điểm kiểm tra. Mục đích cơ bản của 75 (138)
  2. Hội thảo “Kiểm tra đánh giá để phát huy tính tích cực của học sinh ở bậc trung học” KTKQ là để đánh giá kết quả học sinh đã đạt được sau một khóa học cụ thể, một chương trình cụ thể. Kiểm tra trình độ - Proficiency Tests – (KTTrĐ) - kiểm tra mức độ đạt chuẩn không phụ thuộc vào chương trình đã học hay tài liệu đã học. KTTrĐ thường đánh giá những gì người học đã học liên quan tới một mục tiêu cụ thể, ví dụ như để xác định xem người học có đủ ngoại ngữ để theo học bằng ngoại ngữ hay không ở đại học. 2. Mục đích KTĐG Có lẽ, mục đích chính của KTĐG phổ thông trung học (PTTH) là để xác định mức độ ngoại ngữ sau khi kết thúc một quá trình học. Nhờ đó, người học cần biết tiếp tục phải học gì, và người dạy kế nhiệm biết được trình độ người học đang ở đâu để thiết kế chương trình hợp lí. Ít nhất tạo được sự liên thông cần thiết, tiết kiệm được thời gian và tài chính, và người tuyển dụng có khái niệm rõ ràng về trình độ của người được tuyển dụng. KTĐG ngoại ngữ PTTH hiện nay dựa trên chương trình và sách giáo khoa phổ thông, có nghĩa là “học gì thi nấy”, vậy nên đây là kì KTKQ, không phải KTTrĐ. Như vậy, khi nhìn vào kết quả thi, một người xa lạ với chương trình PTTH hầu như không thể xác định được trình độ của người học. Xung quanh vấn đề này còn có một câu hỏi khác nảy sinh: liệu chương trình và tài liệu giảng dạy ngoại ngữ PTTH đã đủ tin cậy để có thể giúp xác định trình độ của học sinh? Thực sự rất khó có thể trả lời được câu hỏi này vì chưa có những nghiên cứu kiểm nghiệm hiệu quả của giáo trình này so với các giáo trình khác. Giả định KTĐG hết trình độ phổ thông trung học là KTTrĐ. Điều này dẫn tới hai vấn đề: 1. Học sinh phổ thông không nhất thiết phải học theo một bộ sách giáo khoa nhất định theo qui định của một cơ quan có thẩm quyền. 2. Học sinh phổ thông chỉ cần nắm vững những qui định ngôn ngữ trong chương trình đào tạo bậc phổ thông và có quyền lựa chọn cho mình một bộ sách giáo khoa phù hợp. Khi đó, nhiệm vụ chính của các nhà hoạch định chương trình ngoại ngữ PTTH là đưa ra được một bản chương trình về kiến thức học sinh cần có. Đồng thời đưa ra một danh mục các sách có thể tham khảo, không cần đưa ra một bộ sách giáo khoa bắt buộc đối với người học ngoại ngữ. 76 (138)
  3. Hội thảo “Kiểm tra đánh giá để phát huy tính tích cực của học sinh ở bậc trung học” Vậy trong chương trình của bậc phổ thông đã chỉ rõ được mức độ cụ thể học sinh phải đạt được trong từng giai đoạn hay chưa? Nếu chưa, việc này phải được tiến hành trước hết. Nếu vậy, cái đích cuối cùng mà người học ngoại ngữ bình thường nói chung, tiếng Anh nói riêng hướng tới là gì? Chắc chắn là: Giao tiếp thành thạo (cả hai cấp độ: nói và viết). Để làm được điều đó, đương nhiên người học cần phải giỏi hai kĩ năng đầu tiên: nghe và đọc. Như vậy, nghe, nói, đọc, viết là bốn kĩ năng không thể tách rời trong quá trình đào tạo. Người học ngoại ngữ cần phải nhận thức rõ một điều: mục tiêu cuối cùng của học ngoại ngữ là để sử dụng thành thạo một ngoại ngữ, nói cách khác là để giao tiếp thành thạo bằng ngoại ngữ đó và sự giao tiếp thành thạo này được hiển thị bằng năng lực nói và viết. Trong trường hợp chưa thể triển khai đồng bộ trên phạm vi cả nước về ngoại ngữ ở cả bốn kĩ năng thì cũng nên chọn lựa ưu tiên kĩ năng đào tạo, một kĩ năng cũng được, miễn sao kĩ năng này phải được tiến hành bài bản, hoàn chỉnh. Xa hơn, có thể đặt ra mục tiêu đào tạo hoàn chỉnh cả hai kĩ năng: đọc và viết. Cao hơn một chút và cũng là lí tưởng, cả bốn kĩ năng. Nhưng có thể thiết kế chương trình theo kiểu vòng tròn đồng tâm, từ nhỏ tới rộng hơn, nhưng kiến thức dàn trải cho hết các yêu cầu tối thiểu về ngôn ngữ mà một học sinh trung bình khi học ngoại ngữ phải có. Vậy, khi kiểm tra, hãy giúp người học xác định được trình độ của người học ở bậc phổ thông. Nói cách khác, họ cần phải được trả lời câu hỏi: sau khi thi tốt nghiệp ngoại ngữ phổ thông, tôi có thể làm được gì? Và tôi còn phải làm tiếp gì nữa để có thể giao tiếp thành thạo được bằng ngoại ngữ đó? Giao tiếp trong môi trường nào: giao tiếp học đường, hay giao tiếp xã hội? Giao tiếp dưới hình thức nào: Giao tiếp bằng lời? Hay giao tiếp bằng văn bản viết? Nếu các bài thi tốt nghiệp ngoại ngữ PTTH trả lời được câu hỏi trên thì đảm bảo được mục đích của kiểm tra đánh giá đạt yêu cầu. Tóm lại, đánh giá trình độ ngoại ngữ PTTH phải thuộc một bậc trong cả qui trình đánh giá trình độ ngoại ngữ của người học nói chung ở các bậc giáo dục mới đảm bảo được bức tranh toàn cảnh về tình hình đào tạo ngoại ngữ của Việt Nam. Trong khung đó, một người học trung bình ở bậc PTTH phải được định hướng tới mức nào? Thành thạo cả bốn kĩ năng? Thành thạo hai kĩ năng (Đọc và Viết)? Hay thành thạo một kĩ năng (Đọc)? ... Được biết kế hoạch tới 2020 học sinh Việt Nam phải thành thạo ngoại ngữ (Báo Vietnamnet.vn ngày 4.4.2006), trong đó học sinh PTTH phải đạt được trình độ 3/6 và dự án này đòi hỏi nhà nước chi phí tới 16000 tỉ đồng. Có vẻ như người ta đã nhận ra được sự bức thiết của việc đánh giá trình độ ngoại ngữ cho học sinh PTTH, nhưng có nhất thiết phải đi một con đường vòng và tốn kém như vậy 77 (138)
  4. Hội thảo “Kiểm tra đánh giá để phát huy tính tích cực của học sinh ở bậc trung học” không nhỉ? Xin hãy tham khảo bảng mô tả trình độ Anh ngữ của người nước ngoài của Hội đồng KTĐG Đại học tổng hợp Cambridge. (Phụ lục), có thể sẽ giúp tiết kiệm cho nhà nước nhiều tỉ đồng mà không cần phải nghĩ ra một chuẩn riêng cho Việt Nam. 3. Loại hình kiểm tra: trắc nghiệm hay tự luận? Một khi mục tiêu đã được xác định rõ ràng, nội dung KTĐG đã được định lượng cụ thể thì loại hình trắc nghiệm (TN) hay tự luận (TL) không còn quan trọng nữa. Thế giới hiện nay tồn tại các loại hình KTTrĐ ngoại ngữ phổ biến cho người nước ngoài: TOEFL và IELTS (Anh), DALF (Pháp), TRKI (Nga), HSK (Trung). Bỏ qua việc bình luận mức độ hay, dở của từng loại, chỉ cần biết ở các nước bản ngữ, người ta dùng các loại hình đó để đánh giá trình độ học sinh nước ngoài. Việt Nam hãy căn cứ theo những loại hình đó để định hướng cho người học mà không cần phải đắn đo, sáng tác thêm bất cứ loại hình nào khác. Để trả lời cho câu hỏi về ưu nhược điểm của hai loại hình kiểm tra TN hay TL, tôi xin lấy ví dụ minh hoạ thông qua hai loại hình thi phổ biến nhất thế giới hiện nay về kiểm tra trình độ Anh ngữ của học sinh nước ngoài. TOEFL (phiên bản cũ) là điển hình của mô hình kiểm tra trắc nghiệm tuyệt đối, trừ TWE (Viết luận). IELTS là điển hình của mô hình kiểm tra tổng hợp giữa TN và TL. Điểm chung của cả hai dạng thi này là: thi chung một đề cho tất cả các trình độ. Khi nhìn vào kết quả thi, người ta dễ dàng nhận biết được trình độ ngoại ngữ của người dự thi. TOEFL và IETLS như đã nói, chỉ thi chung một đề và xác định điểm số cho từng trình độ ngoại ngữ khác nhau. Điều đó có nghĩa là: dù người học chỉ qua một trình độ rất thấp nhưng cũng phải đảm bảo được học qua tất cả những vấn đề trong cái khung ngôn ngữ. Mức độ thành thạo về ngôn ngữ được thể hiện qua các tiêu chí đánh giá chi tiết cho từng trình độ (xem thêm Phụ lục). Chính bởi lí do đó mà khi nhìn vào kết quả một bài thi người ta dễ dàng xác định được người dự thi có khả năng làm được gì và chưa làm được gì và dễ dàng đề ra tiêu chuẩn điểm đối với từng mục tiêu nhập cảnh khác nhau. Trong khi đó, thi ngoại ngữ của Việt Nam hiện nay đang theo định hướng trình độ “nửa mùa”: Trình độ A: đề thi của riêng trình độ A, tương tự với B, C. Đánh giá theo kiểu Việt Nam, nhìn vào kết quả bài thi, rất khó để giúp cho một người bình thường hiểu được những kết quả đó phản ánh được điều gì cụ thể ngoài việc là đề thi của A dễ và dành cho người mới học ngoại ngữ. Đề B khó hơn một chút. Khó hơn bao nhiêu thì không ai có thể định lượng được. Đề C thì khó “vô cùng”, có 78 (138)
  5. Hội thảo “Kiểm tra đánh giá để phát huy tính tích cực của học sinh ở bậc trung học” nghĩa là không thể xác định được, tuỳ hứng của người ra đề và cơ sở ra đề với các mục tiêu khác nhau: C của các cơ sở đào tạo ngoại ngữ, C của các cơ sở đào tạo danh tiếng, C của Bộ Giáo dục và Đào tạo tuyển chọn học sinh du học nước ngoài. Nói chung, rất khó kiểm định mức độ khó và trình độ của người đã qua tuyển chọn từ các bài thi đó. Bài thi TN ở trình độ PTTH không nên lặp lại cái qui trình kiểm tra vô bổ theo trình độ A, B, C ở trên, nếu thực sự muốn có một sự đổi mới hiệu quả trong kì KTTrĐ ngoại ngữ bậc phổ thông. Quay trở lại câu hỏi đang được quan tâm: Trắc nghiệm hay Tự luận. Các dạng bài tập TN dưới đây được tổng hợp từ các loại hình bài kiểm tra của IELTS hoặc TOEFL. TN ở đây được hiểu là thí sinh không cần phải làm gì ngoài việc viết các con chữ như A, B, C, D hay khoanh tròn các câu trả lời. 1. Câu hỏi lựa chọn: đây là dạng phổ biến nhất của các dạng TN vì có thể thoải mái kiểm tra các vấn đề ngôn ngữ liên quan tới ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. 2. Điền từ: điền 1 từ vào ô trống (tùy theo dạng bài tập, có thể xoá bỏ ngẫu nhiên sau một số lượng từ nhất định, ví dụ, cứ cách 5 từ, xoá một từ), hay xóa bỏ có chủ ý (kiểm tra một hiện tượng ngữ pháp, từ vựng cụ thể nào đó) với các từ cần điền cho sẵn nhưng ở dạng lựa chọn như trên. 3. Chọn câu trả lời: đúng, sai (hoặc không có thông tin trong bài). 4. Chọn một số câu trả lời trong một danh mục cho trước gồm nhiều ý nhỏ. 5. Sắp xếp đoạn văn và tiêu đề 6. Sắp xếp tranh và nội dung mô tả 7. Sắp xếp người nói và thông điệp lời nói của các đối tượng khác nhau. 8. Sắp xếp qui trình 9. Sắp xếp thông điệp theo hệ hình: nguyên nhân, kết quả; hoặc vấn đề - giải pháp; hoặc vấn đề-hệ quả-giải pháp 10. Gắn nhãn mác cho một biểu đồ với các tên gọi đã cho trước Bài TL ở đây được hiểu là những phần trả lời do thí sinh viết ra. Cần phải bổ sung rằng tất cả các bài TL không có trong TOEFL mà chỉ có trong các bài thi của IETLS. Tuy nhiên, trong các kĩ năng thi IELTS (nghe, đọc), các bài TL cũng được định hướng hết sức khách quan, có nghĩa là thí sinh phải viết nhiều, nhưng câu trả lời được qui định hết sức nghiêm ngặt (ví dụ: điền 1, hoặc 2 từ hay các con số, hoặc không quá 3 từ). Các dạng bài tập TL phổ biến của IETLS (Đọc và Nghe) là: 1. Điền vào ô trống: một đoạn tóm tắt không có từ cho trước 2. Điền vào ô trống của một đoạn văn bản 3. Điền đơn từ, biểu bảng 4. Gắn nhãn mác cho một sơ đồ 79 (138)
  6. Hội thảo “Kiểm tra đánh giá để phát huy tính tích cực của học sinh ở bậc trung học” 5. Trả lời câu hỏi ngắn gọn (không quá 3 từ) 6. Bài viết (1 bài báo cáo về sơ đồ/ biểu bảng và một bài luận (IETLS), và TOEFL chỉ có một bài essay) và nói (hỏi, trả lời có hướng dẫn chi tiết, áp dụng với IETLS, không có ở TOEFL cũ). Các dạng bài tập TL trong thi IELTS không nhiều nhưng tần xuất sử dụng dàn trải khắp nơi khiến người ta có cảm giác thí sinh không thể nào dám tự tạo cho mình cảm giác “chơi xổ số” trong thi. Một nổi trội hơn hẳn của bài thi IELTS so với TOEFL là: IELTS nhắm vào mục tiêu kiểm tra tiếng Anh học đường (Academic English) và tất cả các bài thi của IELTS đều phục vụ cho mục tiêu này. Điều này thể hiện ngay ở cách ra đề. Nếu TOEFL ra chung một yêu cầu giống nhau cho tất cả các bài thi khiến cho thí sinh không cần phải nghe hay đọc hướng dẫn đề cũng có thể làm được thì IELTS buộc thí sinh phải nghe tất cả mọi yêu cầu chi tiết của đề thi vì chúng luôn thay đổi. Điều này tưởng vô vị nhưng thực ra vô cùng hữu ích: biết hiểu được yêu cầu của đề bài cũng giống như hiểu được yêu cầu của giáo viên trên lớp vậy. Đây có thể được coi là dạng bài “siêu kiểm tra”, có nghĩa là dùng một hình thức kiểm tra để đánh giá một khả năng khác của người học. Một điểm khác biệt nữa có thể thấy trên đề thi IELTS là: mặc dù các bài thi không để lộ rõ ra là kiểm tra năng lực ngôn ngữ của học sinh (thông qua các bài đọc tưởng như rất chuyên ngành về các chủ đề khác nhau) nhưng các tiêu chí đánh giá lại hoàn toàn dựa vào các kĩ năng ngôn ngữ: ngữ pháp, ngữ âm, từ vựng, liên kết văn bản v.v. Nếu thi TOEFL cũ, học viên được kiểm tra ngữ pháp riêng biệt thì ở IELTS ngữ pháp được mặc định như điều đương nhiên thí sinh phải biết. Vì vậy, các tiêu chí đánh giá của IELTS hoàn toàn dựa trên các yếu tố ngôn ngữ (Ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, liên kết văn bản). Và nếu bất cứ ai để ý, có thể thấy rõ các cách kiểm tra với mục tiêu học tập rõ ràng: chống đạo văn dàn trải khắp các kĩ năng thi được thể hiện qua việc khuyến khích dùng từ, ngữ pháp đa dạng, biến tấu (paraphrase) mà không máy móc copy vì bất kì hành vi tương tự nào như trên cũng đều bị “trả giá”. Ví dụ: khi viết bài, nếu copy nguyên văn từ đề bài sẽ bị trừ số từ đã viết trong bài. Hoặc khi nghe, nếu nghe được, ví dụ, “Earthquake under the seabed” mà thí sinh viết lại nguyên văn sẽ không được điểm vì qui định không quá ba từ. Thí sinh phải có khả năng chuyển kết cấu khi nghe từ cụm danh từ trên thành một cụm danh từ có cấu trúc khác: “under seabed earthquake”. Có thể nói, kĩ năng biến tấu - một trong những kĩ năng quen thuộc giúp học sinh tránh đạo văn – là điểm kiểm tra chủ đạo trong IELTS. Điều này giúp khẳng định thêm tầm quan trọng của mối liên hệ chặt chẽ giữa mục đích thi và nội dung thi. 80 (138)
  7. Hội thảo “Kiểm tra đánh giá để phát huy tính tích cực của học sinh ở bậc trung học” 4. Không nên đặt vấn đề về ưu điểm hay nhược điểm của các loại hình thi bởi mỗi loại hình đều có những ưu việt cũng như bất cập của nó Trong tình hình hiện nay, nên chú ý tới việc xác định mục tiêu KTĐG tốt nghiệp PTTH môn ngoại ngữ. Kể cả thi TN hay TL thì đều phải chú ý tới nội dung kiểm tra đánh giá, sao cho phản ánh được một trình độ cụ thể của người học hơn là đơn thuần công bố học sinh đỗ hay trượt bao nhiêu phần trăm. Kiểm tra đánh giá trình độ ngoại ngữ PTTH phải giúp cung cấp một thông tin cụ thể để khi nhìn vào kết quả người ta hoàn toàn có thể xác định được một học sinh trung bình đang đứng ở đâu trong cái khung ngôn ngữ: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Nếu kì thi tốt nghiệp THPT trả lời được các câu hỏi đó, chúng ta có thể đảm bảo đó là một kì thi thành công và mà không cần biết tới loại hình kiểm tra đánh giá nào đã được áp dụng bởi thực sự kết quả đó giúp cho người học, người dạy biết cần phải làm gì để có thể hoàn thiện ngoại ngữ trong thời gian ngắn nhất, hiệu quả nhất mà không phải mất công học hay đào tạo lại từ đầu. 81 (138)
  8. Hội thảo “Kiểm tra đánh giá để phát huy tính tích cực của học sinh ở bậc trung học” Tư liệu tham khảo 1. Handbooks về thi IETLS, TOEFL 2. Heaton, J. 1975. Writing English language tests. London: Longman 3. Hughes, A. 1989. Testing for language teachers. Cambridge: Cambridge University Press. 4. Richards, J. , Platts J. and Platt Heidi. 1993. Dictionary of language teaching and applied linguistics. Longman 5. Tran Thi Lan, 2005. Pronunciation in the Vietnamese context. Paper presented at British Council National VNTT Conference held in Hanoi December 2005 Phụ lục: Tiếng Anh học đường (IELTS): 9 cấp độ (IELTS handbook 2005) 1. Người chưa sử dụng được tiếng Anh: Về cơ bản chưa có khả năng sử dụng tiếng, chỉ biết một số từ cá lẻ. 2. Người biết sử dụng đôi chút: Biết sử dụng một số từ đơn lẻ hay những cấu trúc cơ bản trong một số tình huống phổ biến trong giao tiếp tối thiểu. Gặp rất nhiều khó khăn trong nói và viết. 3. Người biết sử dụng tiếng Anh ở mức độ cực kì hạn chế: Truyền tải và hiểu nghĩa phổ quát trong những tình huống phổ biến. Rất ngắc ngứ trong giao tiếp. 4. Người biết sử dụng ở mức độ hạn chế: Giao tiếp vẫn chỉ được giới hạn trong những tình huống phổ biến. Luôn gặp phải khó khăn trong vấn đề hiểu và sử dụng ngôn ngữ. Chưa có khả năng sử dụng ngôn ngữ phức tạp. 5. Người biết sử dụng ở mức độ khiêm tốn: Chưa nắm bắt hoàn chỉnh nghĩa tổng thể trong hầu hết các tình huống và còn nhiều lỗi. Đã có khả năng xử lí giao tiếp cơ bản trong một số lĩnh vực của mình. 6. Người sử dụng thành thạo: Nhìn chung đã có khả năng sử dụng ngôn ngữ hiệu quả mặc dù còn có một số lỗi, sử dụng ngôn ngữ có thể chưa thật phù hợp với cảnh huống và có thể có những lúc chưa hiểu hết nghĩa. Đã có khả năng hiểu những ngôn ngữ khá phức tạp nhất là trong các tình huống quen thuộc. 7. Người sử dụng tiếng tốt: Có khả năng sử dụng ngôn ngữ thực tế mặc dù đôi khi còn có một số lỗi, sử dụng ngôn ngữ chưa thật phù hợp trong một số tình huống. Nhìn chung đã có thể xử lí được ngôn ngữ ở mức độ phức tạp và có thể hiểu khá cặn kẽ. 8. Người sử dụng tiếng rất tốt: Hoàn toàn có khả năng sử dụng ngôn ngữ với một số ít lỗi nhưng những lỗi này không mang tính hệ thống. Cũng còn có thể có chút ít hiểu lầm trong một số tình huống không phổ biến. Có khả năng xử lí tốt các lập luận chi tiết, phức tạp. 9. Người sử dụng tiếng ở mức độ chuyên gia: Hoàn toàn có khả năng sử dụng ngôn ngữ chính xác, thành thạo và hiểu trọn vẹn các thông điệp giao tiếp. 82 (138)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2