intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kiến nghị giải pháp duy trì môi trường thu hút đầu tư FDI trong bối cảnh áp dụng Trụ cột 2

Chia sẻ: Phó Cửu Vân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

13
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Kiến nghị giải pháp duy trì môi trường thu hút đầu tư FDI trong bối cảnh áp dụng Trụ cột 2" trình bày về ảnh hưởng của thuế tối thiểu toàn cầu đến các công ty thành viên của tập đoàn đa quốc gia là đối tượng áp dụng Trụ cột 2 tại Việt Nam; đề xuất giải pháp cần thiết nghiên cứu thay đổi chính sách ưu đãi đầu tư thay thế chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp sang chính sách hỗ trợ đầu tư mang lại hiệu quả thực cho nhà đầu tư;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kiến nghị giải pháp duy trì môi trường thu hút đầu tư FDI trong bối cảnh áp dụng Trụ cột 2

  1. KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP DUY TRÌ MÔI TRƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ FDI TRONG BỐI CẢNH ÁP DỤNG TRỤ CỘT 2 Ông Choi Joo Ho - Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung tại Việt Nam 1. Ảnh hưởng của thuế tối thiểu toàn cầu đến các công ty thành viên của tập đoàn đa quốc gia là đối tượng áp dụng Trụ cột 2 tại Việt Nam Chính phủ Việt Nam đã và đang tạo dựng được môi trường đầu tư có những điểm riêng biệt hơn so với các quốc gia khác nhằm thu hút nhiều doanh nghiệp FDI. Đặc biệt, Chính phủ Việt Nam cũng đã thông qua các chính sách miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm cho các doanh nghiệp đang có mặt tại đây. Nhờ vậy, không chỉ có Samsung mà còn nhiều các doanh nghiệp khác có thể đồng hành cùng với Việt Nam trong suốt thời gian vừa qua. Tuy nhiên, trong bối cảnh thuế tối thiểu toàn cầu đang được triển khai áp dụng như hiện nay, chính sách miễn, giảm thuế của Việt Nam sẽ không còn phát huy tác dụng đối với các doanh nghiệp FDI nữa, mà còn đem lại ảnh hưởng tiêu cực cho môi trường đầu tư tại Việt Nam. Do các công ty đang được hưởng ưu đãi thuế của chính sách thu hút đầu tư tại Việt Nam phải nộp bổ sung lên mức thuế suất thuế tối thiểu toàn cầu 15% tại quốc gia có công ty mẹ tối cao. Điều này làm tăng gánh nặng tài chính về thuế cho Tập đoàn, làm ảnh hưởng đến việc hoạch định tài chính và chiến lược kinh doanh của các công ty, trực tiếp làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm sản xuất tại Việt Nam vốn đang có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường. Khó khăn đặc biệt lớn hơn đối với các tập đoàn đang đặt cứ điểm sản xuất của mình tại các nước thu hút đầu tư bằng ưu đãi thuế TNDN. Đối với những quốc gia đã và đang áp dụng đa dạng các chính sách thu hút đầu tư như ưu đãi thuế TNDN và ưu đãi dựa trên chi phí sẽ bị ảnh hưởng ít hơn. Trong bối cảnh tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, nếu không ứng phó triệt để với chính sách Thuế tối thiểu sẽ dẫn tới sự gia tăng khó khăn cho rất nhiều doanh nghiệp FDI, kéo theo là sự giảm sút trong năng lực cạnh tranh của chính những doanh nghiệp này. 2. Đề xuất giải pháp Theo chính sách thu hút đầu tư của Chính phủ Việt Nam, kể từ năm 2008 đến nay, Samsung đã liên tục triển khai các hoạt động đầu tư với con số lũy kế lên tới 20 33
  2. tỷ USD, quy mô xuất khẩu năm 2022 là 65 tỷ USD, đóng góp đáng kể cho nền kinh tế của Việt Nam. Cùng với sự tăng đầu tư của Samsung, hệ thống các công ty trong chuỗi cung ứng của Samsung và rất nhiều các tập đoàn lớn từ Hàn Quốc cũng đã tăng đầu tư vào Việt Nam. Hiện tại, Samsung có 06 pháp nhân sản xuất, 01 Trung tâm nghiên cứu phát triển, với tổng số vốn đầu tư là 20 tỷ USD, chiếm 50% tỷ trọng sản lượng điện thoại được sản xuất trên toàn thuế giới. Việt Nam được coi là cứ điểm sản xuất quan trọng của Tập đoàn Samsung. Tuy nhiên, với bối cảnh hiện nay dự kiến từ 2024, Samsung và nhiều công ty lớn khác sẽ chính thức trở thành doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp của Trụ cột 2. Trong bối cảnh hiện nay, Chính phủ Việt Nam cần đưa ra những quyết đoán trong quá trình ứng phó với Thuế tối thiểu toàn cầu này. Với tư cách là một doanh nghiệp, chúng tôi có một số kiến nghị về phương án hỗ trợ duy trì năng lực đầu tư của doanh nghiệp FDI và các chính sách ưu đãi có liên quan. Thứ nhất, Việt Nam cần xây dựng các hình thức hỗ trợ nhằm bù đắp cho các doanh nghiệp FDI bị ảnh hưởng do áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu. Phương án triển khai các hình thức hỗ trợ này sẽ tùy theo đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp để có các tiêu chuẩn áp dụng kèm theo. Thứ hai, để có được nguồn tài chính cho các hình thức hỗ trợ nêu trên, Việt Nam cần đảm bảo quyền đánh thuế bằng cách áp dụng cơ chế QDMTT. 2.1. Cần thiết nghiên cứu thay đổi chính sách ưu đãi đầu tư thay thế chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp sang chính sách hỗ trợ đầu tư mang lại hiệu quả thực cho nhà đầu tư Do ảnh hưởng của việc áp dụng quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu, chính sách ưu đãi thuế của Việt nam sẽ khiến cho số thuế phải đóng bổ sung này bị chuyển về quốc gia nơi đặt trụ sở công ty mẹ tối cao của các doanh nghiệp đa quốc gia. Nói cách khác, lợi nhuận của các công ty đa quốc gia có được tại Việt Nam sẽ bị cơ quan thuế của một quốc gia khác mà không phải Việt Nam thu về, thông qua việc thực hiện quyền thu thuế đối với số lợi nhuận này. Điều này khiến năng lực đầu tư của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam bị giảm sút. Chính phủ Việt Nam cần xây dựng những chính sách ưu đãi đầu tư mới nhằm hỗ trợ khôi phục khả năng cạnh tranh đã bị giảm sút đó. Nói cách khác, cần áp dụng chính sách hỗ trợ thay thế cho những ưu đãi về thuế TNDN đã bị ảnh hưởng 34
  3. bởi quy tắc của Trụ cột 2, qua đó duy trì năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, đồng thời giúp các doanh nghiệp này có thể tiếp tục hoạt động dự án của mình lâu dài hơn nữa. Chúng tôi đã có những nghiên cứu về vấn đề này và thấy rằng, hình thức hỗ trợ bằng tiền mặt trên cơ sở chi phí hoặc hình thức khấu trừ thuế hoàn lại đạt chuẩn (QRTC) là hình thức hỗ trợ hiệu quả và đem lại lợi ích thực sự cho nhà đầu tư. Các hình thức khác không đem lại lợi ích thực sự vì có thể làm giảm thuế suất hiệu quả theo các quy tắc Trụ cột 2 và dẫn đến việc doanh nghiệp phải nộp thuế bổ sung. Ngoài ra, chúng tôi thấy rằng việc hỗ trợ cũng nên được xem xét tùy thuộc vào mục tiêu thu hút đầu tư của Chính phủ Việt nam, đồng thời cũng tùy thuộc tình hình thực trạng và quy mô của từng dự án đầu tư để có hình thức và mức hỗ trợ phù hợp. Do đó, chúng tô kiến nghị áp dụng cơ chế ưu đãi khoản hỗ trợ bằng tiền đang được áp dụng phổ biến tại các quốc gia khác như Hoa Kỳ, Đức, Ấn Độ… Theo rà soát của chúng tôi về các hạng mục khoản hỗ trợ tiền mặt của các quốc gia khác nhau, thấy rằng có những hạng mục hỗ trợ bằng tiền mặt rất đa dạng như cho R&D, thiết bị sản xuất, xuất khẩu, sản phẩm sản xuất… Thực tế, Việt Nam chưa có luật về hỗ trợ khoản trợ cấp tiền mặt cho tới nay nên có thể thấy gánh nặng khi xây dựng pháp luật mới. Tuy nhiên, đây không phải là mô hình được triển khai đầu tiên tại Việt Nam mà đã được nhiều quốc gia khác đã và đang thực thi. Do đó, Bộ Tài chính nên nghiên cứu và xem xét kinh nghiệm và hình mẫu của các quốc gia khác để có thể triển khai sớm tại Việt Nam. Nếu chi trả khoản hỗ trợ bằng tiền, có thể Chính phủ sẽ lo ngại ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước (NSNN). Do đó, thiết kế chính sách nên theo phương thức doanh nghiệp nộp thuế bổ sung trước, sau đó Chính phủ thực hiện chi trả khoản hỗ trợ bằng tiền mặt cho doanh nghiệp để không tạo ra gánh nặng lên NSNN. Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ bằng tiền mặt phải phù hợp với quy định của OECD, luật quốc tế và không làm thâm hụt nguồn NSNN. Do đó, cần cân nhắc và xem xét kỹ lưỡng về đối tượng, điều kiện và tiêu chuẩn chi hỗ trợ, đồng thời phải được quy định rõ ràng trong luật. 2.2. Áp dụng QDMTT để bảo vệ quyền đánh thuế của Việt Nam Để có thể hỗ trợ trực tiếp bằng trợ cấp, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là làm thế nào để tạo ngân sách hỗ trợ. 35
  4. Với mục đích thực hiện quyền đánh thuế, Chính phủ có thể cân nhắc áp dụng QDMTT và cân nhắc nâng thuế suất thuế TNDN lên bằng mức tối thiểu hoặc áp dụng thuế tối thiểu nội địa chung không đạt chuẩn. Trường hợp Chính phủ Việt Nam lựa chọn phương án nâng thuế suất thuế TNDN lên 15% hoặc áp dụng thuế tối thiểu bổ sung nội địa không đạt chuẩn, cơ chế này sẽ được vận hành, tuy nhiên có một phần khác biệt với quy tắc của OECD, vì vậy chúng tôi kiến nghị Việt Nam nghiên cứu áp dụng thuế suất tối thiểu nội địa bổ sung đạt chuẩn QDMTT theo khuyến nghị của OECD. OECD đã công bố báo cáo, trong đó khuyến nghị các quốc gia đang phát triển áp dụng cơ chế QDMTT để giữ quyền đánh thuế bổ sung trên lợi nhuận tạo ra của các công ty tại Việt Nam. Ngoài ra, OECD cũng cung cấp các công thức tính toán như thuế suất hiệu quả, thuế bổ sung… để các quốc gia đang phát triển có thể dễ dàng áp dụng, vừa phòng tránh vấn đề đánh thuế hai lần, đặc biệt khi Việt Nam vận hành quản lý theo hệ thống thuế quốc tế, sẽ góp phần nâng cao tính minh bạch và độ tin cậy của hệ thống thuế Việt Nam. Không chỉ vậy, hiện tại các quốc gia Đông Nam Á khác như Singapore, Hồng Kông (Trung Quốc), Malaysia… cũng đang chuẩn bị để áp dụng QDMTT, vì vậy chúng tôi cho rằng Việt Nam cũng nên áp dụng. Ngược lại, nếu áp dụng phương án nâng thuế suất thuế TNDN lên 15% hoặc không đạt chuẩn sẽ gây ra phức tạp trong tính toán thuế bổ sung ở nước ngoài và phát sinh các bất đồng khi tính toán giữa các quốc gia, dẫn đến khả năng doanh nghiệp phải nộp nhiều hơn số thuế cần thiết phải nộp theo Quy tắc Trụ cột 2. QDMTT đạt chuẩn theo OECD sẽ cần cho tất cả các công ty thành viên thuộc tập đoàn trong cùng một quốc gia không phân biệt công ty đang hoạt động hay công ty mới cũng như không phân biệt công ty có dự án cũ hay có dự án mới. Tất cả các công ty thành viên đều nằm trong đối tượng bắt buộc để tính toán nộp thuế nội địa bổ sung tại Việt nam. Vì vậy, thông qua áp dụng QDMTT dựa trên quy định của OECD không những giúp Việt Nam duy trì quyền đánh thuế của mình, đồng thời có thể tạo ra nguồn thu từ thuế bổ sung để chuẩn bị ngân sách cho hỗ trợ doanh nghiệp FDI. 36
  5. Chúng tôi tin rằng, là quốc gia nhận nhiều đầu tư FDI như hiện nay, Chính Phủ đã nghiên cứu kỹ các khuyến nghị của OECD đối với các nước đang phát triển về QDMTT. Từ góc độ doanh nghiệp như Samsung, trong trường hợp Việt Nam áp dụng thuế tối thiểu nội địa đạt chuẩn QDMTT, sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp chúng tôi trong việc tuân thủ quy định. Là đối tượng điều chỉnh của Trụ cột 2, Samsung sẽ phải tuân thủ các quy tắc GloBE tại tất cả các vùng lãnh thổ mà Samsung có hoạt động kinh doanh. Nếu Việt Nam áp dụng QDMTT và các quy tắc đạt chuẩn thì doanh nghiệp chúng tôi sẽ đồng bộ quy trình tính toán và tuân thủ trên toàn cầu, vừa đảm bảo minh bạch và tiết kiệm được rất nhiều chi phí tuân thủ. Thêm vào đó, số thuế QDMTT nộp tại Việt Nam được trừ toàn bộ khi tính số thuế nộp bổ sung toàn cầu mà không cần tính toán lại. Điều này giúp chúng tôi tránh được khả năng bị nộp thuế trùng và dẫn đến các khiếu kiện không cần thiết khi có sự khác biệt trong tính toán giữa các quốc gia, trong khi việc xử lý các vấn đề khác biệt giữa các quốc gia thường mất rất nhiều thời gian và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. 3. Kết luận Chúng tôi tin tưởng Chính phủ và đặc biệt là Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu kịp thời và thấu đáo đưa ra các giải pháp tối ưu nhất để tạo ra vòng tuần hoàn tích cực cho nền kinh tế thông qua việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp FDI để duy trì đầu tư lâu dài và tăng đầu tư mới, duy trì nguồn thu từ thuế, cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam… Các chính sách Chính phủ ứng phó với thuế tối thiểu toàn cầu sẽ có tính quyết định đến năng lực cạnh tranh của các công ty thuộc tập đoàn đa quốc gia lớn đang hoạt động tại Việt Nam. Thậm chí có thể dẫn đến việc các doanh nghiệp đa quốc gia phải xem xét lại chiến lược vận hành cứ điểm sản xuất đầu tư của mình do năng lực cạnh tranh tại Việt Nam bị ảnh hưởng. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thu hút đầu tư mới và môi trường đầu tư của Việt Nam trong thời gian tới. Vì vậy, khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu doanh nghiệp không nộp thuế ở Việt Nam thì phải nộp thuế ở quốc gia khác. Cho nên vấn đề Chính phủ Việt Nam quan ngại không phải là rủi ro khiếu kiện bởi các nhà đầu tư áp dụng thuế tối thiểu nội địa bổ sung lên 15% mà là rủi ro về sự chuyển dịch đầu tư của các doanh nghiệp do năng lực cạnh tranh tại Việt Nam bị giảm sút. 37
  6. Các quốc gia cạnh tranh với Việt Nam như Ấn Độ, Thái Lan… cũng đang giảm thiểu tác động của thuế suất tối thiểu toàn cầu thông qua hình thức ưu đãi trợ cấp tiền mặt. Vì vậy, chúng tôi kiến nghị Chính phủ Việt Nam có những phương án chính sách hỗ trợ đầu tư phù hợp tương tự như các quốc gia khác. Kết luận: Với xuất phát điểm từ thực thi thuế tối thiểu toàn cầu, Chính phủ Việt Nam nên thay đổi chính sách hỗ trợ đầu tư để duy trì môi trường đầu tư hấp dẫn và năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng thông qua chính sách hỗ trợ dựa trên chi phí trực tiếp bằng tiền, đồng thời áp dụng cơ chế QDMTT theo khuyến nghị của OECD để giữ quyền đánh thuế đối với thu nhập có được tại Việt Nam. 38
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1