intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kiến nghị và đề xuất việc chuyển đổi đào liên thông theo hệ thống tín chỉ ở trường Đại học Hà Tĩnh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Kiến nghị và đề xuất việc chuyển đổi đào liên thông theo hệ thống tín chỉ ở trường Đại học Hà Tĩnh trình bày những khó khăn trong chuyển đổi đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ; Đề nghị một số giải pháp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kiến nghị và đề xuất việc chuyển đổi đào liên thông theo hệ thống tín chỉ ở trường Đại học Hà Tĩnh

  1. BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT VIỆC CHUYỂN ĐỔI ĐÀO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH Bùi Văn Hạt1 Trường Đại học Hà Tĩnh 1. Mở đầu: Khác với đào tạo theo niên chế, hình thức đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các học viên. Học viên chủ động xây dựng kế hoạch học tập của mình sao cho thích hợp nhất chứ không ấn định một công thức cố định cho tất cả các học viên. Với việc được chủ động ghi tên học các học phần khác nhau, giúp cho HV dễ dàng thay đổi chuyên ngành, thay đổi môn học trong tiến trình học tập khi thấy cần thiết mà không phải học lại từ đầu. Đặc điểm của loại hình đào tạo này là chương trình đào tạo liên thông được thiết kế dựa trên việc so sánh các chương trình đào tạo trình độ đại học hiện hành của trường với chương trình đào tạo cao đẳng sư phạm của các ngành tương ứng. Tuy nhiên khi thực hiện việc đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ chúng ta cũng lại nhận thấy rất rõ mặt trái của việc đào tạo theo hình thức này tại thời điểm hiện nay. 2. Những khó khăn trong chuyển đổi đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ Theo chúng tôi, khi chuyển đổi đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ sẽ gặp nhiều khó khăn, lúng túng, khó đạt kết quả mong muốn vì các lý do chủ yếu sau: Thứ nhất về phía người học: Tính chủ động của học viên còn đang rất thấp. Họ chưa quen làm việc độc lập, vẫn giữ tư duy dựa vào đội ngũ giảng viên, đội ngũ cán bộ lớp để nắm bắt những thông tin của nhà trường. Vì vậy dẫn tới 1 Trưởng khoa Sư phạm Tự nhiên 176
  2. HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ tình trạng nhiều người không biết nhà trường sẽ tổ chức môn học nào trong mỗi học kỳ và kế hoạch học tập của họ sẽ ra sao? Học viên chưa có thói quen coi những giờ tự học, những buổi chuẩn bị là một phần của môn học. Thứ hai về phía người dạy: Để thực hiện đào tạo liên thông theo học chế tín chỉ, lịch giảng dạy phải thực hiện nghiêm ngặt, trong khi việc thực hiện đầy đủ các giờ lên lớp theo đúng lịch trình của từng tuần học hiện nay là chưa thể thực hiện được. Nguyên nhân của vấn đề này là do số lượng giảng viên giảng dạy một môn học còn hạn chế, thêm vào đó mỗi giảng viên lại phải cùng hoàn thành nhiều nhiệm vụ khác nhau trong cùng một khoảng thời gian. Ngoài ra còn phải nói tới một nguyên nhân nữa cũng từ phía người dạy là thầy chưa quen thiết kế những chương trình ngoài giờ lên lớp cho học viên. Giáo trình áp dụng cho học chế tín chỉ vẫn là những giáo trình cũ của chương trình niên chế. Thứ ba về việc quản lý đào tạo theo tín chỉ: Việc đăng ký học chưa được thực hiện bằng máy tính mà chủ yếu vẫn làm thủ công. Nếu số lượng tuyển sinh tăng lên với bậc sau đại học thì cơ sở vật chất, trang thiết bị, diện tích phòng học không đáp ứng được. Thứ tư là “quán tính” của việc dạy - học, kiểm tra đánh giá và quản lý đào tạo theo kiểu niên chế còn rất lớn. Do vậy, muốn đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ, trước hết cần có sự thống nhất quan điểm của mọi cấp, sự chấp nhận và ủng hộ của lãnh đạo trường, của đội ngũ giảng viên và học viên. Thứ năm về cơ sở vật chất chưa được chuẩn bị đầy đủ (thiếu phòng học, thiếu các phương tiện hỗ trợ dạy học như máy vi tính, máy chiếu đa năng, mạng internet yếu, giáo trình đạt chuẩn, tài liệu học tập, các phần mềm…). Thứ sáu, sự chuẩn bị của trường chưa đầy đủ, và đặc biệt là thiếu kinh nghiệm trong việc xây dựng khung chương trình, quản lý kế hoạch giảng dạy cũng như việc học tập của học viên trong đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ, do học viên được chọn giảng viên, nên việc quản lý học viên gặp nhiều khó khăn. 3. Đề nghị một số giải pháp Những khó khăn kể trên chỉ là tạm thời và hoàn toàn có thể khắc phục được trong khoảng thời gian không xa. 177
  3. BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM Thứ nhất, có kế hoạch đào tạo giảng viên, chuyên viên và cán bộ cố vấn học tập. - Các giảng viên phải hiểu biết đầy đủ về các phương pháp dạy - học, kiểm tra - đánh giá và có kỹ năng sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại. - Các chuyên viên của phòng Đào tạo đại học được trang bị kiến thức về phương pháp quản lý đào tạo trong đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ, về kỹ thuật xây dựng thời khoá biểu môn học theo đăng ký của người học và hệ thống phần mềm công nghệ thông tin đáp ứng công việc này. - Có đội ngũ cố vấn học tập nắm vững tâm tư, nguyện vọng và khả năng của học viên, tư vấn cho học viên những kiến thức cần thiết và bổ ích trong học tập; phản ánh ý kiến, nguyện vọng của học viên cho trường một cách thường xuyên và chính xác. Thứ hai, xây dựng lại chương trình đào tạo theo chuẩn của các trường đại học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, đáp ứng được yêu cầu đào tạo hiện tại và tương lai của đất nước, yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. Thứ ba, việc quản lý đào tạo. Việc đăng ký học được thực hiện bằng máy tính. Thường xuyên tổ chức tốt các buổi trao đổi phương pháp học và đào tạo ở các cấp độ khác nhau giúp học viên hiểu đúng và đầy đủ hơn về loại hình đào tạo này. Song song với việc này cần đưa các thông tin về đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ lên mạng internet giúp HV nắm được thông tin dù họ đang ở đâu, bởi vì học viên có quyền lựa chọn: học cái gì? học lúc nào? học ở đâu? học ai? Hình thành trung tâm tư vấn cho HV về các vấn đề học tập. Thứ tư, phải có chế độ thích hợp để khuyến khích giảng viên phấn đấu. Đối với giảng viên trẻ, cần phải có những yêu cầu thật cụ thể để họ phấn đấu. Ngược lại, trường cũng nên có chế độ chính sách hỗ trợ cho việc bồi dưỡng về chuyên môn, nhất là ngoại ngữ - một công cụ giúp giảng viên dễ dàng tiếp cận và hội nhập với sự phát triển của khu vực và thế giới. Thứ năm, có đủ điều kiện vật chất tối thiểu đảm bảo yêu cầu đào tạo. - Đủ thiết bị giảng dạy hiện đại giúp giảng viên đỡ tốn thời gian viết bảng hoặc trình bày, giảng giải trên lớp; 178
  4. HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ - Đủ phòng học, hội trường, phòng thí nghiệm, phòng đọc ở thư viện để bố trí lớp học theo yêu cầu đăng ký của học viên và tạo điều kiện cho học viên tự học ngoài giờ lên lớp; - Có hệ thống giáo trình đạt chuẩn, phần mềm, cơ sở dữ liệu quản lý học viên đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ v.v… - Có hệ thống mạng internet hoạt động ổn định giúp cho việc trao đổi thông tin giữa trường và học viên, giúp học viên tự học tập. Thứ sáu, đổi mới phương pháp dạy học. Khâu quan trọng nhất để rút ngắn quá trình chiếm lĩnh phương thức đào tạo mới này là khâu làm việc theo nhóm. Theo đó, đội ngũ trợ giảng, điều kiện phòng ốc, giảng đường, không gian giáo dục phải được chuẩn bị chu đáo. Làm việc theo nhóm là khâu quan trọng nhất vì nó tác động trước hết tới sinh viên và kéo theo các khâu khác như giảng dạy lí thuyết và học liệu cùng vận hành. Thứ bảy, quy mô đào tạo. Trong đào tạo liên thông theo theo hệ thống tín chỉ sẽ không còn câu hỏi bao nhiêu học viên trong một lớp nữa. Thay vào đó là bao nhiêu học viên học một môn học. Quy mô người học lớn có ảnh hưởng đến việc triển khai các công việc đào tạo? Chắc chắn có! Như thế, khó khăn về quy mô người học sẽ phải chấp nhận và được giải quyết bằng việc tổ chức học nhiều thời gian khác nhau cho một môn học và có nhiều giảng viên cùng giảng một môn học. Điều kiện cần có tiếp theo là hình thành nhóm các học viên cùng một môn học, trong đó có người điều phối chung và có đủ phòng học để sắp xếp. Điều kiện 1 không khó nhưng điều kiện 2 là một thách thức đối với trường ta ngay cả trong 5-10 năm nữa 4. Kết luận và kiến nghị Rõ ràng chúng ta không thể bàn lùi việc đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ được, những ưu điểm của loại hình đào tạo này và những thành công của nó ở các nước trên thế giới đã là một minh chứng cho thấy tính tất yếu của việc đào tạo theo hình thức này. Mục tiêu đã được xác định rõ, các bước tiến hành cũng đã được bắt đầu. Vấn đề chỉ còn là việc triển khai chuyển đổi mô hình đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ sẽ được làm như thế nào và đến đâu chỉ còn là thời gian để xác định hiệu quả cho việc thực hiện phương thức đào tạo này . 179
  5. BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM Để thực hiện tốt quá trình chuyển đổi phương thức đào tạo này cần tập trung thực hiện tốt các nội dung sau: - Có kế hoạch đào tạo giảng viên, chuyên viên và cán bộ cố vấn học tập, hình thành trung tâm tư vấn cho học viên về các vấn đề học tập; tập huấn đội ngũ cố vấn học tập làm sao để họ nắm vững tâm tư, nguyện vọng và khả năng của học viên, tư vấn cho học viên những kiến thức cần thiết và bổ ích trong việc học tập; phản ánh ý kiến, nguyện vọng của học viên cho trường một cách thường xuyên và chính xác. - Phải có chế độ thích hợp để khuyến khích giảng viên trẻ bồi dưỡng về chuyên môn và nhất là ngoại ngữ - một công cụ giúp giảng viên dễ dàng tiếp cận và hội nhập với sự phát triển của khu vực và thế giới. - Lựa chọn quy mô đào tạo hợp lý. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án phát triển GV THPT và TCCN (2009), Tài liệu Hội thảo - Tấp huấn: Mô hình đào tạo, chương trình đào tạo, quản lý đào tạo và biên soạn giáo trình trong đào tạo giảng viên, Hà Nội - 2009. [2] Biền Văn Minh (2009), Đổi mới việc biên soạn giáo trình môn học thích ứng với đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường ĐHSP –ĐH Huế. Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Đổi mới phương pháp dạy học đại học trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ”, Huế ngày 22/03/2009, tr: 195-199. [3] Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT...). [4] Một số trang Web. 180
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2