intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kiến thức cơ bản về mạng - Phần 16: Kết nối mạng hệ điều hành Windows

Chia sẻ: Hoang Nhan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

309
lượt xem
100
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có một điều cần nói với các bạn, đó là mọi hệ điều hành đều thực hiện việc kết nối mạng theo cùng một cách đơn giản. Mặc dù hệ điều hành này có thể hiệu quả hơn hệ điều hành kia, nhưng kết quả cuối cùng cơ bản là giống nhau.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kiến thức cơ bản về mạng - Phần 16: Kết nối mạng hệ điều hành Windows

  1. Kiến thức cơ bản về mạng - Phần 16: Kết nối mạng hệ điều hành Windows Nguồn : quantrimang.com  Phần 1: Các thiết bị phần cứng mạng Phần 2: Router Phần 3: DNS Server Phần 4: Workstation và Server Phần 5: Domain Controller Phần 6: Windows Domain Phần 7: Giới thiệu về FSMO Role Phần 8: Tiếp tục về FSMO Role Phần 9: Thông tin về Active Directory Phần 10: Các tên phân biệt Phần 11: Active Directory Users và Computers Console Phần 12: Quản lý tài khoản người dùng Phần 13: Tạo các nhóm Phần 14: Các nhóm bảo mật Phần 15: Universal Groups & Group Nesting Brien M. Posey Thời gian vừa qua chúng tôi nhận được một số email của độc giả muốn biết tại sao hầu hết các bài trong loạt bài này chỉ tập trung vào Windows. Thực sự mà nói với mỗi cá nhân, có thể có những người thích Linux hơn Microsoft hoặc một hệ điều hành nào đó khác chẳng hạn, nhưng vẫn phân vân tại sao Windows lại cần thiết đến vậy. Điều này hoàn toàn là sự thực, vì việc kết nối mạng đã được nghiên cứu và thực hiện ngay từ trước khi có Windows. Chính vì vậy tôi muốn giới thiệu đến các bạn về role mà Windows giữ vai trò trong việc kết nối mạng. Có một điều cần nói với các bạn, đó là mọi hệ điều hành đều thực hiện việc kết nối mạng theo cùng một cách đơn giản. Mặc dù hệ điều hành này có thể hiệu quả hơn hệ điều hành kia, nhưng kết quả cuối cùng cơ bản là giống nhau. Windows, Macintosh, Linux và UNIX tất cả đều có thể truyền thông trên cùng một mạng Internet bằng các giao thức giống nhau. Chúng tôi chọn viết về Windows là vì nó là một hệ điều hành được sử dụng phổ dụng nhất trên toàn thế giới hiện nay, cũng với mục đích phục vụ được nhiều độc giả nhất.
  2. Windows đã làm những gì cho thế giới Bây giờ chúng ta hãy đi vào những cố gắng và thành công mà Windows mang lại cho thế giới công nghệ nói chung, và các doanh nghiệp nói riêng. Lý do Windows trở thành một hệ điều hành có ảnh hưởng lớn như vậy là vì nó đã giải quyết được hai vấn đề lớn mà lĩnh vực CNTT đòi hỏi. Đầu tiên đó là trước khi tạo ra Windows, các máy tính tương đối khó sử dụng. Trước Windows 3.x, hầu hết các máy tính chạy một hệ điều hành của Microsoft đó là MS-DOS. DOS là một thuật ngữ được viết tắt cho Disk Operating System. Hệ điều hành DOS quả thực đã làm việc khá tốt, nhưng nó đã còn có quá nhiều thiếu sót theo một chuẩn mực nào đó. Đây là hệ điều hành dựa trên văn bản. Điều đó có nghĩa rằng nếu muốn khởi chạy một ứng dụng thì bạn không thể kích chuột vào một biểu tượng nào đó trên màn hình như hiện hệ điều hành đang sử dụng bây giờ mà những gì bạn phải thực hiện vào thời điểm này là phải biết đến các tập lệnh cần thiết để khởi chạy ứng dụng. Nếu bạn muốn biết có bao nhiêu dung lượng không gian đĩa trống thì không thể sử dụng việc kích chuột phải vào biểu tượng đĩa mà phải sử dụng lệnh CHKDSK hay DIR. Đây quả là điều thực sự phức tạp đối với những người dùng không chuyên. Phần đông người dùng đã không thích điều này. Vì muốn sử dụng DOS thậm chí chỉ là cơ bản cũng cần phải học một số lệnh nào đó. Nhiều lệnh trong số đó có thể gây hỏng nặng đến dữ liệu nếu bạn vô tình sử dụng lệnh sai, và như vậy quả là một điều không ai mong muốn. Việc sử dụng máy tính đã dần dần trở thành phổ biến trước khi Microsoft giới thiệu một hệ điều hành bằng đồ họa, như vậy Windows đã giúp việc thao tác với các máy tính trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Điều thứ hai mà Windows đã thực hiện còn quan trọng hơn nhiều đó là cung cấp một thành phần cho phép các driver tách hoàn toàn với các ứng dụng. Ở thời điểm của DOS, nó là một ứng dụng mà các chuyên gia đã phát triển để gộp các driver thiết bị với tư cách là một phần của ứng dụng. Ví dụ, bộ xử lý từ trên thị trường tốt nhất vào thời đó là một sản phẩm mà bây giờ không còn tồn tại, tên trước kia của nó là PFS Write. Một trong những thứ mà đã biến PFS Write trở thành một sản phẩm tốt như vậy là nó đã hỗ trợ cho rất nhiều máy in.
  3. Hãy lưu ý rằng, ở thời điểm này không hề có việc hỗ trợ tới card video và âm thanh,… Cách mà các driver lệ thuộc với ứng dụng quả tồi tệ cho cả các chuyên gia phát triển ứng dụng lẫn khách hàng. Nó cũng không có lợi cho những chuyên gia phát triển ứng dụng, vì họ phải tốn nhiều thời gian vào việc viết một lượng vô cùng lớn các driver thiết bị, điều đó đã làm tăng giá thành cũng như thời gian để hoàn thành xong sản phẩm và đưa ra cung cấp cho thị trường. Chính vì ứng dụng chỉ có thể hỗ trợ một tập hạn chế phần cứng nào đó nên chuyên gia phát triển sẽ không thể hỗ trợ cho hết được các sản phẩm phần cứng mà khách hàng có. Việc các driver thiết bị gắn chặt với ứng dụng cũng gây khó khăn cho khách hàng. Điển hình, phần cứng cũ hơn sẽ không được hỗ trợ, thường thì phải bắt buộc khách hàng mua phần cứng mới cùng với ứng dụng mới của họ. Lúc đó góc độ phần cứng cũng không thường xuyên được hỗ trợ. Các chuyên gia phát triển ứng dụng đã phải tạo ra các driver phù hợp với phần đông số lượng người dùng, chính vì vậy thực sự hiếm có một ứng dụng nào có driver cho những phần cứng mới nhất. Thông thường phần cứng mới lại không tương thích với driver phần cứng cũ trước đó, nhưng sau đó một vài năm góc độ phần cứng đã được thay đổi. Khi Microsoft tạo ra Windows, họ đã tạo ra một môi trường mà trong đó, bất kỳ ứng dụng nào cũng có thể tương tác với bất kỳ phần cứng nào. Bảo đảm rằng, các ứng dụng vẫn có những yêu cầu phần cứng tối thiểu nhưng các model phần cứng cũng như các nhãn hiệu không thực sự quan trọng nhiều như trước kia. Ví dụ, nếu bạn muốn in tài liệu này, nó sẽ không cần biết loại máy in mà bạn có là gì miễn là có cài đặt driver trên máy tính rồi. Windows đã xây dựng trong nhiều lớp. Mỗi một ứng dụng Windows lại sinh một số công việc in ấn theo cùng một cách mà không tâm đến ứng dụng là gì, hoặc kiểu máy in mà công việc in ấn đang gửi đến là gì. Hệ điều hành Windows sử dụng driver in cụ thể để dịch công việc in ấn đó thành định dạng mà máy in có thể hiểu được. Quá trình thực sự phức tạp hơn nhiều nhưng ở đây tôi chỉ muốn giới thiệu ý tưởng cơ bản mà không đi vào những chi tiết trong kiến trúc. Điểm tuyệt vời nhất là các ứng dụng từ driver thiết bị giúp đỡ được nhiều đối tượng. Các chuyên gia phát triển ứng dụng không phải chịu gánh nặng đối với việc phải viết các driver thiết bị, và các khách hàng lúc này hoàn toàn có thể thoải mái sử dụng bất kỳ phần cứng nào mà họ muốn (miễn là có những chuẩn tối thiểu yêu cầu cho sự tương thích) mà không cần phải lo lắng xem nó có làm việc với ứng dụng nào đó của mình hay không. Kết luận
  4. Như những gì bạn đã biết, Microsoft đã có thể thiết kế Windows theo cách cho phép các ứng dụng có thể tách rời driver thiết bị. Trong phần tiếp theo của loạt bài này, chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu cho các bạn về cách kiến trúc này hỗ trợ cho việc kết nối mạng như thế nào.  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2