intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kiến thức lớp 10 Ca dao Việt Nam –chiếc cầu trong ca dao

Chia sẻ: Mi Hoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

117
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đất nước ta sông ngòi chằng chịt, văn hóa sông nước in đậm vào tư duy và sản phẩm nghệ thuật của người bình dân. Chiếc cầu là hình ảnh thân thuộc, gần gũi trong đời sống sinh hoạt, lao động, tình cảm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kiến thức lớp 10 Ca dao Việt Nam –chiếc cầu trong ca dao

  1. Kiến thức lớp 10 Ca dao Việt Nam –phần18 Chiếc cầu trong ca dao Đất nước ta sông ngòi chằng chịt, văn hóa sông nước in đậm vào tư duy và sản phẩm nghệ thuật của người bình dân. Chiếc cầu là hình ảnh thân thuộc, gần gũi trong đời sống sinh hoạt, lao động, tình cảm. Nó bắc qua con mương, cái lạch, dòng sông, nối liền đôi bờ, thành nơi gặp gỡ, hò hẹn, đón đưa. Bên cạnh chiếc cầu bình thường đó còn có chiếc cầu trừu tượng nối những tấm lòng, những trái tim. Chiếc cầu bình thường là phương tiện giao thông, là nơi cô gái đứng chờ mong người thương về:
  2. Thương thương, nhớ nhớ, sầu sầu Một ngày ba bận ra cầu đứng trông Thấy người nam, bắc, tây, đông Thấy người thiên hạ mà không thấy chàng. Từ chiếc cầu thực, tác giả dân gian sử dụng phương thức ẩn dụ, mượn chiếc cầu trừu tượng để giãi bày tình cảm của mình: Anh về xẻ ván cho dày, Bắc cầu sông Cái cho thầy mẹ sang Thầy mẹ sang em cũng theo sang Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo. Đây là cách nói bóng bẩy, và chàng trai đã bắc chiếc cầu tình yêu bền chặt từ trái tim chân thành của mình đến với cô gái. Qua đó ta thấy quan niệm của người bình dân xưa: Tình yêu gắn với hôn nhân.
  3. Chàng trai trong ca dao bắc chiếc cầu tình yêu ngỏ lời với người con gái: Hai ta cách một con sông, Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang. Hay là: Cô kia cắt cỏ bên sông, Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang. Chiếc cầu cành hồng chỉ có trong trí tưởng tượng, mang tính ước lệ. Chiếc cầu nên thơ này là sản phẩm của tư duy sáng tạo thẩm mỹ, giúp chàng trai tỏ tình, tán tỉnh cô gái. Lời tỏ tình thật đáng yêu, thổ lộ tấm lòng trân trọng nâng niu người con gái. Có khi chiếc cầu được bắc bởi cành trầm. Cách nhau có một con đầm,
  4. Muốn sang anh bẻ cành trầm cho sang Cành trầm lá dọc, lá ngang, Đố người bên ấy bước sang cành trầm. Một cách tỏ tình, tán tỉnh khác cũng dễ thương không kém, nhưng tinh nghịch hơn. Chàng trai bắc chiếc cầu “cành trầm lá dọc, lá ngang” để thử thách cô gái. Chàng trai mong đợi người con gái có bản lĩnh, mong đợi tấm chân tình bền vững. Nếu chàng trai bắc chiếc cầu cành hồng, cành trầm thì trong ca dao Nam Bộ, người con gái bắc cầu sợi chỉ giúp người yêu “giảm mối sầu tương tư”: Sông cách sông, thủy cách thủy, Em xe sợi chỉ, em bắc cây cầu, Để cho anh sang mà giảm mối sầu tương tư. Sợi chỉ là vật dụng thân quen gắn liền với đức tính chăm chỉ,
  5. khéo tay của người con gái. Cô ấy mượn sợi chỉ để bắc chiếc cầu tình cảm đáp lại tình yêu của chàng trai. Đó là tín hiệu yêu đương rất tinh tế của người con gái thuỳ mị nết na. Từ cây rau mồng tơi phổ biến ở nông thôn, các chàng trai bình dân xưa bắc chiếc cầu mồng tơi qua mời cô gái sang chơi. Lời đáp lại của cô gái hơn cả tuyệt vời: Gần đây mà chẳng sang chơi, Để anh ngắt ngọn mồng tơi bắc cầu Mồng tơi chả bắc được đâu, Em cởi dải yếm bắc cầu anh sang. Đây quả là chiếc cầu tình yêu gợi cảm nhất! Ước gì sông rộng một gang, Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi. Chiếc cầu tình yêu mà cô gái bắc qua mời chàng trai sang chơi, được làm bằng dải yếm. Đó là vật thân thiết, rất riêng tư của người con gái và cũng chỉ bắc cho một người duy nhất.
  6. Chiếc cầu dải yếm là hình tượng ẩn dụ để cô gái chủ động bày tỏ, bộc lộ tình yêu rạo rực, cháy bỏng nhưng đằm thắm, vượt qua khỏi sự chi phối của lễ giáo phong kiến khắt khe. Đó là tiếng nói tự do trong tình yêu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0