intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kiến thức lớp 12 Mảnh trăng cuối rừng-Nguyễn Minh Châu-phần2

Chia sẻ: Motsach Tran | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

357
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn trưởng thành trong kháng chiến, sống và gắn bó với núi rừng Trường Sơn vào những năm tháng ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc .

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kiến thức lớp 12 Mảnh trăng cuối rừng-Nguyễn Minh Châu-phần2

  1. Kiến thức lớp 12 Mảnh trăng cuối rừng-Nguyễn Minh Châu-phần2 I . ĐẶT VẤN ĐỀ . Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn trưởng thành trong kháng chiến, sống và gắn bó với núi rừng Trường Sơn vào những năm tháng ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc . Người đọc biết đến một Nguyễn Minh Châu nồng nàn những xúc cảm về tâm tư người lính qua tập Cửa sông (1967) nhưng đến Dấu chân người lính (1972) mới định hình một phong cách , một vị trí trong nền văn chương cách mạng . Những cảm hứng Trường Sơn đã đem đến cho văn chương của ông một sinh mệnh đẹp đẽ , mà trong đó phần tiêu biểu nhất, trong sáng
  2. và thiết tha nhất là Mảnh trăng cuối rừng . II . GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ . Phạm Tiến Duật, nhà thơ trẻ trưởng thành từ những chuyến đường vận tải Trường Sơn đã viết: “Và vầng trăng, vầng trăng đất nước Vượt qua vầng lửa mọc lên cao” ( Vầng trăng và quầng lửa) Vầng trăng vẫn tỏa sáng đẹp dịu dàng ngay trong những ngày đạn bom khốc liệt. Thế hệ trẻ Việt Nam đi vào cuộc kháng chiến chống Mĩ không chỉ có nhiệt huyết tràn đầy của tuổi trẻ mà còn với vẻ đẹp lãng mạn trong tâm hồn mình. Với ý tưởng đó. Nguyễn Minh Châu đã viết “ Mảnh trăng cuối rừng” một truyện
  3. ngắn xuất sắc về chiến tranh. Trong tác phẩm này cảm hứng chủ đạo của nhà nước trước hết là cố gắng “ Tìm cái hạt ngọc ẩn giấu trong bể sâu tâm hồn con người” . Câu truyện tình mà tác giả kể lại trong tác phẩm này thấm đẫm tinh thần lãng mạn, giàu chất thơ và có sức rung động lòng người. Truyện ngẵn này lúc đầu được đặt tên là “ Mảnh trăng”, về sau tác giả thêm vào hai chữ “cuối rừng” làm cho hình ảnh mảnh trăng thêm cụ thể, gợi cảm và xác định rõ không gian của câu truyện. Đây là mảnh trăng thượng tuần, lúc ẩn, lúc hiện trên khu rừng già đại ngàn. Và đó chỉ là một mảnh trăng chứ không phải là một vầng trăng tròn đầy, viên mãn . Mảnh trăng cứ chập chờn ẩn hiện tưởng chừng như gần đấy mà lại như xa vời, cứ ẩn giấu hao khuyết, khuất lấp tạo sự khao khát kiếm tìm. Rõ ràng hình ảnh
  4. mảnh trăng ở đây có một ý nghĩa biểu tượng. Nhân vật chính trong câu truyện này là Nguyệt, tên của cô cũng có nghĩa là trăng. Phải trăng sự trùng hợp này là một ý định của nhà văn : vẻ đẹp và phẩm chất cao quý của cô công nhân giao thông trên những tuyến đường ra trận ác liệt đâu phải dễ nhận ra được ngay. Nhìn rộng ra tên của thiên truyện còn góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm, vẻ đẹp tâm hồn như những hạt ngọc mà nhà văn suốt đời khao khát kiếm tìm, có lúc ông nhận ra ánh áng trong trẻo và rạng rỡ của nó ngay trên đường ra trận trong những năm đánh Mĩ. Vẻ đẹp lãng mạn của tác phẩm “ Mảnh trăng cuối rừng” trước hết thể hiện trong bức tranh thiên nhiên. Câu truyện xảy ra trong một đêm trăng. Trăng đầu tháng chỉ có một mảnh, “ánh sáng lè nhòe”. “ chập chờn lay động”, “rơi tõm xuống khoảng tối mịt mù của cánh
  5. rừng già”. Nhưng rồi “mảnh trăng khuyết ấy cũng lại sáng trong như một mảnh bạc” yên ả, dịu dàng. Và “khung cửa phía cô gái ngồi lồng đầy bóng trăng”, không phải “trăng lồng cổ thụ” hay “nguyệt lồng hoa” mà ở đấy tác giả cho ánh trăng lồng đầy “khung cửa xe phái cô gái ngồi” làm cho tóc cô “sáng lên” và “soi thẳng vào khuôn mặt cô gái làm cho khuôn mặt tươi mát lên và ngời lên đẹp lạ thường”. Mặt đường đầy ổ gà cũng “thếp từng mảng ánh trăng ! ”. Cả đoạn văn tràn ngập ánh trăng trong từng câu chữ, trong từng chi tiết sự vật được miêu tả . Ánh trăng lan tỏa bao phủ, bình yên và rất đỗi dịu dàng. Tưởng như không phải là vầng trăng trong chiến tranh khói lửa nữa, mà là vầng trăng của muôn đời. Trăng lúc ẩn lúc hiện như “chơi trò ú tim”, trăng là bạn đường chiến đấu. Trăng làm Nguyệt đẹp lạ thường khiến mắt Lãm “choáng ngợp”, “không giám nhìn”. Nó đẹp có phép biến hóa
  6. cả người Nguyệt và xáo động cả lòng Lãm, xui Lãm “không hiểu sao” cứ tin chắc Nguyệt đang ngồi cạnh chính là Nguyệt mà anh đang tìm thăm. Cái ánh trăng trên mặt Nguyệt, lúc Nguyệt từ dã rồi còn quay lại . Lãm vẫn còn thấy lộng lẫy, dù rằng trong lúc này trăng đã lặn từ lâu. Ánh trăng còn ấy còn “lặng lẽ soi đầy trên mái và đoạn đường đầy vết xe trước cửa trạm”, đưa Lãm vào giấc ngủ ngon lành. Cùng với ánh trăng là một bầu trời đêm mang một vẻ đẹp thăm thẳm “khoảng trời khuya trên các chỏm rừng, gió Tây Nam cuốn mây xám về một góc rồi thổi dạt đi.. Trên đầu chúng tôi khoảng trời đêm trên cao trở nên trong vắt lồng lộng, trong khoảng sâu thẳm nổi lên một tiếng chim mơ hồ”. Ở mặt đất con đường như chìm trong màn sương trắng làm cho chuyến xe như đang chạy
  7. trên một lớp sương bồng bềnh. Và cả hình ảnh đôi chim trống mái kêu ở góc rừng nữa. Hình như đó là tiếng chim gọi bạn, tiếng chim tìm bạn cũng như nhân vật Lãm đi tìm gặp người yêu chưa thấy mặt của anh vậy. Rồi Lãm và Nguyệt có nhận ra nhau không, điều đó tác giả để cho người đọc mặc sức nghĩ ngợi nhưng rõ ràng là đôi chim trống mái thì “đã tìm thấy nhau”. Đặt một ánh trăng êm dịu vào cạnh một cuộc đánh bom tọa độ tàn bạo của máy bay Mĩ và để chiếc xe lao đi trong đêm tối trên con đường núi hiểm trở với con mắt thuộc đường của một cô gái đẹp như một ảo ảnh, tác giả đã dựng lên một không gian nghệ thuật đặc biệt. Câu truyện được bao bọc trong một không gian riêng, một không khí riêng. Trong cái ánh sáng trong trẻo và huyền ảo, vẻ đẹp này càng mang tính lãng mạn khi nó hiện ra và
  8. vượt lên khỏi mọi sự tàn phá hủy diệt của chiến tranh. Vẻ đẹp lãng mạn của câu truyện còn toát ra từ nhân vật Nguyệt và câu truyện tình yêu của cô. Nguyệt và Lãm quen nhau qua một lời giới thiệu, nghe kể về nhau, đôi lời thăm hỏi cho nhau qua những bức thư… và họ chưa bao giờ gặp mặt nhau. Bẵng đi một thời gian , chàng trai thì quên mất nhưng cô gái vẫn cứ đinh ninh, thủy chung, son sắt. Và cứ thế cô gái thanh niên xung phong vẫn cứ vật lộn với những hiểm nguy trên chuyến xe ra trận “Tháng này sang tháng khác họ vẫn làm bạn với đường và trăng ” . Hai người đi tìm nhau, thăm nhau, ngẫu nhiên cùng trên một chiếc xe . Họ gặp nhau rồi đấy, gần nhau gang tấc trong ca bin, thế mà họ vẫn xa nhau, vẫn đi tìm nhau . Họ hiện ra bằng xương bằng thịt trước mắt nhau mà người này vẫn là ẩn số đối với người kia . Có lúc tưởng gần nhau tưởng mười mươi thì họ lại xa nhau … Cũng
  9. như mảnh trăng khi khuất khi hiện, không khác gì một trò ú tim . Cái ngẫu nhiên thật đầy ý vị . Câu chuyện được kể lại thật hấp dẫn . Lần đầu tiên chàng trai cho cô gái trẻ đi nhờ trên chiếc xe của mình mà không hề biết rằng đó là Nguyệt - người đang tìm anh theo một lời “mai mối” mà đối với người khác có thể nói và “vu vơ”, “hão huyền” . Không rõ mặt vì đêm tối , “ác cảm” vì sự vô nguyên tắc cuả anh lái phụ , hai người đi tìm nhau, ngồi bên nhau mà không hề biết giữa họ có một “sợi chỉ xanh óng ánh” đang dần buộc họ lại . Ngay từ đầu, nghe tiếng nói của cô gái vọng ra từ thùng xe . Lãm đã nhận thấy “tiếng nói trong lắm, cứng cỏi và bình tĩnh nữa là khác” . Cái bình tĩnh, cứng cỏi mới là cảm tưởng còn là tiếng nói trong trẻo được nghe từ chính tai mình đã báo với Lãm rằng đây là một cô gái
  10. thanh lịch . Lãm tò mò thăm hỏi cho vui là “cô đi thăm chồng hay thăm người yêu ?” . Thì nhận được một lời đối đáp bạo dạn khác thường, chẳng phải là giọng nói đùa : “em đi thăm người yêu ! ” . Câu trả lời làm cho Lãm phải hoảng lên, chắc không phải vì cái giọng mà vì anh cũng đang đi thăm người yêu . Khi xe dừng lại giữa đường, từ dưới gầm xe, lần đầu tiên Lãm nhìn thấy “một đôi gót chân bóng hồng, sạch sẽ …, gấu quần lụa đen chấm mắt cá” ở giữa một cung đường Trường Sơn đầy đất đá bị cày xới bởi bam đạn và vết bánh xe . Rồi tấm thân mảnh dẻ khác hẳn với nhiều cô gái công trường thường cô nào cũng thấp và đẫy đà . Và không chỉ một lần Lãm nhận thấy ở cô gái một vẻ đẹp giản dị mà mạnh mẽ như sương núi lan tỏa ra từ nét mặt, lời nói . Một vẻ đẹp trông như là ảo ảnh. Chưa đủ để hai bên không còn là ẩn số với nhau , nhưng đủ để anh lái xe mời cô gái lên ngồi ở cabin
  11. ngay cạnh mình, điều này hoàn tàon là đặc biệt vì xưa nay anh chưa bao giờ làm như thế. Thực ra chỉ cần một câu hỏi thôi, Lãm đã khám phá một cách chắc chắn cô gái ngồi bên cạnh mình có phải là người đang chờ đợi mình qua bao nhiêu bom đạn, thử thách. Nhưng dù là lái xe, điều khiển cỗ máy mấy tấn thì dẽ dàng còn điều khiển trái tim vẫn gay go, khó khăn . Đủ biết, với anh, đây cũng là mối tình rụt rè, chưa kịp định hình, chưa gọi thành lời và chính vì thế chàng lái xe đầy tinh tế và trong sáng kia không thể đường đột hỏi truyện cô gái . Trò ú tim này làm lòng Lãm “ rối như tơ vò”. Vẻ đẹp ngoại hình của Nguyệt hiện lên một cách tự nhiên như chính cái tình cờ đưa cô đến với Lãm trong cái đêm Trường Sơn mịt mù mưa bom bão đạn đó . Nhưng Nguyễn Minh Châu không
  12. chỉ dừng lại ở vẻ đẹp bề ngoài, dù nó giản dị , mát mẻ hay sáng ngời, lộng lẫy . Cái nhà văn đang dày công tìm kiếm chính là hạt ngọc ẩn dấu trong bề sâu tâm hồn con người . Và vẻ đẹp ấy đã hiện lên ngay trong sự bất ngờ của nhân vật Lãm . Trong đêm tối mịt mù của núi rừng, trên đoạn đường gập ghềnh , lởm chởm những đá và hố bom… “Có đoạn bánh trước sục xuống rãnh sâu quá, Nguyệt phải xuống xi nhan cho tôi kéo lên” . Hay đoạn vượt ngầm Đá Xanh mà nước lũ đang dâng cao trên mặt đá đến hơn một thước … Rồi máy bay ập đến , thả pháo sáng và bắn hai mươi li đỏ lừ, khi thì bay cao trút bom tọa độ … Trong hoàn cảnh như thế, một con người đẹp không thể là một người không dũng cảm . Nguyệt, cô gái ấy đã là một người dũng
  13. cảm . Sự dũng cảm của cô thanh niên xung phong ấy không chỉ biểu hiện ở những chi tiết ta vẫn thường quan thấy trong những tác phẩm lúc bấy giờ : dẫn đường, cứu xe, lội ngầm, biến thân mình thành cọc tiêu sống để xe đi : “Qua một quãng khó đi và tối quá, Nguyệt nhảy xuống đi trước . Tôi cứ nhắm cái bóng trắng nhờ nhờ của Nguyệt trước mặt mà lái theo” . Lòng dũng cảm của cô gái mềm mại, xinh đẹp ấy còn ở cái dáng ngồi thản nhiên trong xe giữa đoạn đường đầy nguy hiểm, ở giọng nói bao giờ cũng bình tĩnh, rành rọt như đếm, cứ như không hề có bom nổ, không hề có máy bay quây tròn trên đầu . Cái âm thanh trong trẻo của cô thanh nữ ấy như điểm thánh thót trên nền một bè nhạc trầm đục, nặng nề của tiếng máy bay và bom đạn, như những nốt nhạc về sự bất diệt của tuổi trẻ và của sự sống, và chiếc xe vượt qua được bom đạn là nhờ nó đã đi theo cái giọng nói trong trẻo
  14. đó hay sao ? Nhưng ấn tượng đẹp nhất về lòng dũng cảm của Nguyệt có lẽ là lúc cô bị thương : Nguyệt nhìn vết thương cười . Thế có nghĩa là cái đẹp không sợ cái bạo tàn, cái đẹp đã vượt lên trên vết thương . Hình ảnh cô Nguyệt bị thương là hình ảnh một cô gái kiên cường nhưng không mất đi nhan sắc đắm lòng người : Khuôn mặt cô hơi tái nhưng vẫn tươi tỉnh và xinh đẹp . Từ đầu đến chân co ta ướt như một con công vừa tắm . Phải như thế mới đúng là Nguyệt . Nụ cười tươi tỉnh ấy khiến Nguyệt càng đẹp hơn trong lúc bị thương, và không phải ngẫu nhiên tác giả đã chọn thời khắc này chứ không phải vào lúc bất kì nào khác để cho anh Lãm lái xe từng vào sinh ra tử thấy lòng mình “dấy lên một tình yêu Nguyệt gần như mê muội lẫn cảm phục” .
  15. Song Nguyệt không chỉ là người dũng cảm . Cô gái xinh đẹp ấy còn là người biết sống vì người khác, biết hi sinh vì người khác . Đây không còn là một đức tính cần đề cao nữa mà nó trở thành một nét của bản ngã cá nhân Nguyệt . Cái lời thanh minh ấy của cô càng thể hiện rõ hơn điều ấy . “Nhìn đoạn đường khó đi” Nguyệt nói như thanh minh với Lãm : “Chúng nó ném bom luôn, chúng em đã rải bao nhiêu đá mà đường sá còn ra thế !” . Câu nói tưởng như thừa, có gì đâu mà phải thanh minh, khi mọi sự đã rõ : tất cả là do bom đạn của kẻ thù . Nhưng xét ra, một lời nói như thế lại không thể thiếu để làm nên hình tượng Nguyệt . Bởi có lẽ một con người sẽ chưa đủ để trở nên tốt đẹp nếu còn chưa được như Nguyệt, biết áy náy trước việc mình đã không thể làm cho người mình quí mến đỡ phần khó nhọc, gian lao .
  16. Chính vì lòng vị tha đó mà Nguyệt đã ở lại bên Lãm trong giờ phút nguy hiểm nhất và cũng chính từ đó mà có chuyện đôi tai gái tranh giành nhau để được ở chỗ nguy hiểm hơn .Đến mức cuối cùng , Lãm phải bế thốc Nguyệt đặt vào hốc cây, nhưng hầu như sau đó ta lại thấy Nguyệt vùng lên chạy theo anh về nơi xe đỗ để cứu chiếc xe bén lửa . Song cái nét đẹp trong lòng Nguyệt là sức mạnh của tình yêu và sự thủy chung son sắt . Nguyễn Minh Châu hai lần phải thốt lên : “Thật kì lạ ! Qua bấy nhiêu năm sống giữa bom đạn và sự tàn phá, mà một người con gái vẫn giữ bên lòng hình ảnh của một người con trai chưa hề gặp và chưa hứa hẹn một điều gì ư ? Trong lòng cô ta cái sợi chỉ xanh nhỏ bé và óng ánh, qua thời
  17. gian và bom đạn vẫn không phai nhạt, không hề đứt ư ?”. Lời văn đẹp như thơ đó một lần nữa lại được thốt lên kết thúc câu chuyện , như cái còn lại sau cùng trong một cuộc sống đầy tàn phá và đổ vỡ, như một khúc khải hoàn dịu dàng mà kiêu hãnh của tình yêu . Có thể nói trong tác phẩm, Nguyễn Minh Châu đặt song hành hình tượng mảnh trăng với tình yêu của Nguyệt và Lãm để nhấn mạnh thêm một lần nữa vẻ đẹp trong tình yêu của họ, một tình yêu chưa trọn vẹn, chưa tròn đầy bởi họ chưa có thời gian gần gũi cũng như đất nước đang có chiến tranh, nhưng không vì thế mà mất đi vẻ đẹp lãng mạn . III . KẾT THÚC VẤN ĐỀ .
  18. Mảnh trăng cuối rừng là tác phẩm giầu chất thơ . Vẻ đẹp lãng mạn của câu chuyện không chỉ ở chỗ nó khẳng định sự bất khả chiến bại của cái đẹp trong tâm hồn mà nó còn gợi lên những khát khao kiếm tìm vươn tới để phát hiện và cảm nhận được chiều sâu vô tận của cái đẹp trong thế giới tâm hồn con người . Những con người như Nguyệt , Lãm dưới ngòi bút của Nguyễn Minh Châu cứ vằng vặc sáng, đẹp như một mảnh trăng huyền diệu cuối dải đại ngàn . Người ta có thể đi qua cái khốc liệt của một cuộc chiến tranh một phần quan trọng bởi vì biết rằng trên đời này còn có những con người như thế .
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2